Phần 16: NHỮNG CỘNG ĐỒNG CÓ CHỦ Ý

0
182

NHỮNG CỘNG ĐỒNG CÓ CHỦ Ý

 

Dẫn nhập

Có trên 1000 cộng đồng trên khắp thế giới thích hợp với định nghĩa của chúng tôi về “cộng đồng có chủ ý” (intentional community). Chúng tôi không kể đến các thành phố và các thị trấn mọc lên mà không có một chủ ý cụ thể, nhưng sau đó trở nên thống nhất hoặc liên kết lại nhờ những cố gắng của các thành viên. Có hàng trăm nghìn cộng đồng gắn kết chặt chẽ, nhưng chúng không được thành lập một cách có chủ ý với tâm trí của tất cả các thành viên. Khả năng của các cộng đồng này để chuyển đổi thành một cộng đồng có chủ ý là có thể bởi vì chúng có thuận lợi là đã sẵn có một mức độ gắn kết nào đó.

Chúng tôi cũng không kể đến hàng trăm nghìn những gia đình mở rộng chia sẻ một hoặc hai ngôi nhà trên một mảnh đất nhỏ, nhưng không được tổ chức gắn kết với các buổi gặp mặt đều đặn và với các chức năng và nhiệm vụ đã được cấu trúc.

Một loại khác chúng tôi đã bỏ qua là nhà ở hợp tác (cooperative housing), hay eco-housing (co-housing) – cái về bản chất là một hiệp hội chủ nhà hay một dự án hợp tác xây dựng nhỏ có thể bao gồm một tòa nhà riêng lẻ hoặc một số các tòa nhà. Trong đó, chúng tôi đã bao gồm “làng sinh thái” (ecovillage), một bước tiến bộ hơn của loại hình này là nhà ở tập thể (co-housing) vì đã tập trung trực tiếp vào cộng đồng, hơn là đơn giản chia sẻ tài sản.

Bên dưới, chúng tôi đã phác họa các cộng đồng có chủ ý thành 3 loại chính:

Các ngôi làng sinh thái (Ecovillages)

Mô hình gần gũi nhất để biến một thị trấn đang tồn tại hay một thành phố đang tồn tại thành một cộng đồng có chủ ý là làng sinh thái. Ý tưởng ở đây là tất cả mọi người trong làng đều quy tụ vào nơi ở riêng và một hay nhiều các trung tâm cộng đồng được điều hành trực tiếp bởi các chủ nhà riêng rẽ. Mỗi một chủ nhà là một phần của một đoàn thể, nhưng thực sự là của người dân, do người dân và vì người dân, và không được thiết lập bởi chỉ một bộ phận của cộng đồng.

Mỗi thành viên trưởng thành của một làng sinh thái có một mức độ chia sẻ như nhau trong hoạt động của cộng đồng. Làng có một bản hiến chương, đặt ra các mục tiêu, các hướng đi và các mục đích, và sống theo các các lý tưởng đã được đồng thuận bởi các thành viên của nó. Một số làng sinh thái có thể có mục tiêu chính của họ là có đủ chỗ ở, hoặc giữ được tính sinh thái. Có lẽ họ đồng sở hữu một trạm phát năng lượng, hay tất cả đồng thuận lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái tất cả các ngôi nhà.

Những thuận lợi của làng sinh thái là nó cung cấp một mức độ riêng tư cao, trong khi đó đồng thời vẫn mang mọi người đến cùng một tư tưởng như nhau, những người mà muốn sáng tạo một cách tập thể một lối sống khác hay một cách sống khác. Một ví dụ về dạng cộng đồng này là làng sinh thái tại Ithaca, New York.

Các cộng đồng tâm linh (Spiritual Communities)

Có hai loại cộng đồng tâm linh – những cộng đồng với một vị đạo sư hoặc một nhà lãnh đạo trung tâm và những cộng đồng không có người lãnh đạo. Với những cộng đồng có một nhà lãnh đạo, có một số cộng đồng với một vị Thầy năng động, đang còn sống và một số cộng đồng dựa trên những lời dạy của một vị thánh hay một vị Thầy giác ngộ đã qua đời.

Loại cộng đồng tâm linh khác có thể sử dụng những lời dạy của một số các vị Thầy khác nhau, nhưng không bị giới hạn bởi bất cứ tín điều nào hay học thuyết nào của họ. Các thành viên của một cộng đồng cụ thể có thể bắt chước theo lối sống của một vị thánh, một bậc đạo sư hay một nhà hiền triết cụ thể, nhưng các linh hồn được tự do khám phá những lời dạy khác vào bất kỳ lúc nào, bao lâu những nguyên tắc này còn hòa hợp với những nguyên lý cơ bản của nhóm.

Một ví dụ về loại thứ nhất của cộng đồng tâm linh là Làng Ananda (Ananda Village) ở thành phố Nevada, California, được dựa trên những lời dạy của Paramahansa Yogananda, đã được dạy bởi một trong các học trò của anh ấy, Swami Kriyananda.

Một ví dụ về loại thứ hai của cộng đồng tâm linh có thể là một trong một số những cộng đồng dựa theo cuốn sách “A Course In Miracle” (ACIM), một cuốn sách được mang đến vào cuối những năm 1970 bởi một phụ nữ đã kết nối với Chúa Sananda, linh hồn tối cao của Jesus. Các thành viên của các cộng đồng ACIM về cơ bản quan tâm tới các lời dạy tâm linh khác cũng như các lời dạy của Chúa Sananda.

Sự thuận lợi của các cộng đồng tâm linh là chúng giữ các thành viên tập trung vào sự tiến bộ tâm linh. Nếu người lãnh đạo hoặc người thầy khá giác ngộ, thì những lời dạy sẽ khuyến khích sự trao quyền cá nhân và sự tự do cá nhân, hơn là việc bám chặt vào các luật lệ và các quy tắc. Những cộng đồng phụ thuộc nặng nề vào người lãnh đạo và khuyến khích các thành viên từ bỏ trách nhiệm cá nhân thì đang có nguy cơ trở thành một thứ tà phái tiêu cực.

Các tà phái (cults) được định nghĩa như các cộng đồng tôn giáo hay các cộng đồng tâm linh nơi mà hầu hết quyền lực hoặc tất cả quyền lực cá nhân được trao cho người lãnh đạo, một cách có chủ ý hoặc không chủ ý, công khai hoặc âm thầm. Người lãnh đạo tà phái tích lũy quyền lực cá nhân bằng sự trả giá của các thành viên. Niềm tin cốt lõi tiêu cực đóng góp cho sự thành công của các tà phái là ý tưởng một người nào đó (người lãnh đạo) là tốt hơn, có khả năng tâm linh cao hơn các thành viên cá thể khác, và do đó các thành viên không thể đạt được sự giác ngộ mà không có sự “ban ơn của người thầy”.

Các bạn có thể quan sát sự làm việc của một cộng đồng để xác định xem có hay không quyền lực được tập trung vào người lãnh đạo trung tâm, hay quyền lực được phân bố ra khắp cộng đồng. Các cộng đồng tâm linh lành mạnh bao gồm các thành viên được tự do rời đi, tự do yêu cầu các giá trị của người lãnh đạo, tham gia đối thoại với các thành viên của các cộng đồng khác có các nhà lãnh đạo khác, nắm lấy nhiều con đường tâm linh, và tập trung vào sự tự trao quyền lực cho mình (self-empowerment).

Các công xã (Communes)

Các công xã về cơ bản được thành lập với một lượng tối thiểu tự do cá nhân và một tầm quan trọng đối với vị thế của nhóm như một tổng thể. Bất chấp tầm quan trọng thấp bé của tự do cá nhân, một số công xã có thể xuất hiện tình trạng vô chính phủ, hay người dân tham gia vào các ứng xử phản kháng khác nhau, thường với sự tự do thái quá một cách hoang dại. Đó chỉ là những sự phản kháng chống lại thực trạng và tình trạng có ít tự do thực sự.

Loại lành mạnh nhất của công xã là một gia đình mở rộng, và thường bao gồm các cá nhân đa tình (những người với nhiều bạn tình) những người đơn giản là quyết định sống cùng với nhau và góp chung các nguồn lực. Không phải tất cả các nhóm người công xã là những người đa tình (amorous), nhưng sự mật thiết và bản chất chia sẻ các nguồn lực của cộng đồng thường nâng lên cao hơn một số dạng của lối sống quần hôn.

Các thành viên công xã về cơ bản không sở hữu bất kỳ tài sản nào, ngoại trừ các đồ dùng cá nhân, như là trang sức hay quần áo. Tất cả những tài sản lớn được chia sẻ giữa các thành viên của công xã, bao gồm ô tô, ngựa, đất và các món nợ. Có thể có một thành viên trung tâm – người có trách nhiệm trông coi tài sản, hoặc tên mỗi thành viên có thể xuất hiện trên các văn bản hoặc các hợp đồng.

Sự thuận lợi của các công xã khi họ là các ví dụ sinh động về Sự Nhất Thể của các sinh mệnh con người. Sự bất tiện là có rất ít tự do cá nhân, và thường rất ít sự riêng tư. Các công xã thành công nhất là những công xã được điều hành bởi những người đã trải qua các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ mật thiết của họ, công xã đó cũng không phải là một nhóm nhiều người. Thông thường, những người đa tình đã đơn giản đè nén các vấn đề tình cảm của họ và đã tự thuyết phục mình rằng họ có thể giữ lối sống của họ mà không làm tổn thương bản thân và những người khác, cho dù họ có thể có rất nhiều vấn đề đang ở trong tình trạng bị từ chối. Một vài người đa tình có thể thực sự vượt qua được các niềm tin và các tình cảm giới hạn liên quan đến sự mật thiết (là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa người nam và người nữ, bao gồm cả tình yêu và tình dục – ghi chú của người dịch), nhưng họ là phần rất thiểu số.

Các cấu trúc cộng đồng khác

Có các cộng đồng kết hợp một số các khía cạnh khác nhau của làng sinh thái, cộng đồng tâm linh và công xã vào một sự tổng hợp của cách sống giá ngộ. Ví dụ, một số cộng đồng có thể có một nhà lãnh đạo hoặc một vị thầy không thiên về tâm linh, nhưng có kiến thức đặc biệt về sinh thái học, sinh tồn, làm vườn, trồng trọt, hay một số năng khiếu hoặc kỹ năng khác. Trong khi mỗi thành viên có thể có vị đạo sư hoặc tôn giáo riêng của họ, họ chia sẻ một sự thích thú đi kèm với năng khiếu hoặc kỹ năng của người lãnh đạo.

Với một vài ngoại lệ, tình trạng hỗn loạn đã không được nhận biết đầy đủ trong tất cả các cộng đồng trên Trái Đất mà chúng tôi biết. Có một số cá nhân có đất đồng sở hữu, hay sống trên những mảnh đất được ủy quyền, và về cơ bản tự làm cho mình, nhưng làm một cách độ lượng và với một thái độ thân thiện với những người khác. Họ có thể làm một số quyết định như một nhóm, nhưng nói chung họ để kệ các thành viên, bao lâu cô ta hay anh ta không xâm phạm đến những quyền lợi của các thành viên khác.

Thông thường, những cộng đồng vô chính phủ một nửa này không phải là tự cung tự cấp. Các thành viên có thể làm việc bên ngoài cộng đồng, làm cho cộng đồng này khá hơn một chút là không chỉ ở cùng nhau.

Một vài cộng đồng có sự gắn bó và có tổ chức, nhưng không có một người lãnh đạo trung tâm, thường bao gồm những cá nhân đã làm việc nhiều năm cùng với nhau. Họ là những nhà trị liệu điển hình, những nhà hàn gắn và những nhà tư vấn giúp tăng trưởng cá nhân, và họ ít nhiều đang thử nghiệm các lối sống và những sự sắp đặt cuộc sống khác nhau. Sự thành công của họ phụ thuộc phần lớn vào những buổi gặp mặt thường xuyên, nơi họ giải quyết những sự khác biệt và đồng lòng chia sẻ những mục tiêu và những viễn cảnh. Một ví dụ về loại cộng đồng này là Hummingbird Ranch, gần Mora, New Mexico, Hoa Kỳ.

Nhằm giúp một cộng đồng thịnh vượng mà không cần một người lãnh đạo tốt, người dân cần nhận lấy nhiều trách nhiệm đối với những cảm xúc, những suy nghĩ, và những hành động của chính họ. Thông thường, số lượng thành viên trong một cộng đồng như vậy bị hạn chế cao. Các thành viên phải nhất trí bầu cử, và thường sau rất nhiều cân nhắc, trước khi nhận những thành viên mới. Bất kỳ ai trở nên phụ thuộc quá mức vào những người khác, hoặc không muốn chia sẻ những nhiệm vụ và những công việc vặt, hoặc lối sống của họ quá khác biệt, sẽ không được nhận vào cộng đồng.

Đây không phải là việc phán xét các thành viên, hay phần nào làm hại họ, hay trở thành một nhóm đặc quyền, hay phân biệt đối xử. Đó là một vấn đề của mỗi thành viên đang tồn tại, đang đi cùng sự hướng dẫn bên trong và đang kiểm tra điều đó cùng với các thành viên khác. Liệu có thực sự đúng đắn để nhận thành viên này vào cộng đồng hay không? Liệu người này có thực sự phù hợp với cấu trúc của cộng đồng? Liệu người này sẽ có một cơ hội tốt để được hạnh phúc và trở nên thích hợp trong cộng đồng này?

Một số cộng đồng thất bại bởi vì họ đã cho phép bất kỳ ai cũng được gia nhập, bất chấp tầng thứ tiến hóa của những người đó. Các thành viên của các cộng đồng đang tồn tại có quyền tự do ý chí để lựa chọn ai được gia nhập và ai thì bị từ chối. Lời khuyên của chúng tôi về vấn đề này tương tự như lời khuyên của chúng tôi cho các mối quan hệ cá nhân của các bạn: Gửi tình yêu và tình thương cho tất cả các linh hồn trong cuộc đời của các bạn, những người không phù hợp với các bạn, và sau đó trả họ về với con đường của họ trong hòa bình.

Điều quan trọng là buông bỏ nhận thức về bổn phận mà các bạn có thể có đối với những sinh mệnh con người vốn được xem là bè bạn của các bạn. Các bạn không cần phải nói “Có” với tất cả mọi người để được xem là yêu và thương. Đôi khi điều này là vô giá trị khi phải đầu tư thời gian và năng lượng của các bạn cho một ai đó – người mà không có sự mong muốn tăng trưởng và thay đổi theo hướng tích cực. Đây là cái mà Chúa Sananda đã ngụ ý bằng thành ngữ: “Đừng quăng chuỗi ngọc của các bạn cho lợn”. Tương tự như vậy, trong các cộng đồng, quyền và là trách nhiệm của các bạn là làm ra các quyết định thực sự mang lại lợi ích cho các thành viên của cộng đồng và cho thế giới ở tầm vĩ mô, thậm chí nếu cần phải nói “Không” để bảo vệ các thành viên.

Khi lựa chọn để trở thành một phần của một cộng đồng có chủ ý đang tồn tại, hoặc khi nhận những thành viên mới vào một cộng đồng mà các bạn đã đang tham gia, hãy nhớ rằng một trạng thái cao của tư tưởng sẽ hấp dẫn những người khác đang ở một tầng thứ rung động tương tự – hầu như là vậy. Sẽ có các ngoại lệ, đặc biệt khi có các bài học linh hồn chưa được giải quyết. Ví dụ, một thành viên bất hòa có thể xuất hiện để dạy các bạn bài học linh hồn của sự sáng suốt và bài học về việc tạo ra những đường biên vững chắc bằng cách nói “Không”. Thành viên này cũng có thể cần học một bài học linh hồn về sự hợp nhất, hay sự làm sạch hành vi bên trong trước khi chờ đợi để gia nhập vào một cộng đồng hòa hợp.

Tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng. Những linh hồn đang là các thành viên của một cộng đồng đang nhận một người phá phách và phá hoại các mục đích của cộng đồng có một bài học linh hồn về việc thiết lập các đường biên vững chắc (tức là học cách nói “Không”) Thành viên phá phách được nhận vào cộng đồng cũng có một bài học linh hồn cần phải học. Anh ta có thể hấp dẫn những người yêu, thương vào cuộc đời để dạy anh ta về tình yêu và tình thương. Ngay khi một linh hồn như vậy là một phần của một cộng đồng và tất cả những người liên quan quyết định là họ sẽ phải làm việc với nhau, bài học linh hồn quan trọng hơn cả là học cách chấp nhận cái là như vậy, và khám phá các cách thức mới của việc trao và nhận tình yêu và tình thương giữa các thành viên mới và các thành viên cũ của cộng đồng.

Tất nhiên, không phải luôn luôn cần thiết phải biết, từ một góc nhìn trí tuệ, bất cứ bài học linh hồn nào trong tất cả các hoàn cảnh có thể phát sinh liên quan đến các cộng đồng có chủ ý (hay bất kỳ khía cạnh nào khác của cuộc đời). Một số linh hồn trên Trái Đất sẽ tìm kiếm một bài học sâu sắc mỗi khi sự không hoàn hảo, hay những phút lầm lạc thể hiện ra trong đời sống gần như hoàn hảo của họ (từ nhận thức của họ). Ví dụ, nếu các bạn dẫm lên một cục đá và làm bầm tím chân của mình, thì liệu đó có phải là các bạn có nghiệp tiêu cực? Có lẽ bài học linh hồn lúc này là đơn giản hơn nhiều: Hãy nhìn xuống nơi mà các bạn đang đi!

Làm thế nào để thành lập một cộng đồng

Thành lập một cộng đồng có chủ ý liên quan đến một lượng nào đó của việc thử và sai. Đó là vì các bạn không thể biết, với sự chắc chắn, về tất cả mọi quyết định của tự do ý chí mà các thành viên thường trực và các thành viên tiềm năng sẽ làm. Các bạn có thể dự báo, hiểu biết và nhận thức các năng lượng của những người khác và làm ra những quyết định tương đối sáng suốt cùng với nhau, nhưng sẽ luôn luôn có những sự thay đổi không mong muốn trong thiên tiểu thuyết đang diễn ra (hay vở kịch) của việc sống cùng với nhau.

Trong bất kỳ cố gắng nào về vấn đề này, điều quan trọng là các bạn và những người đang cùng thành lập nên cộng đồng với các bạn đến cùng nhau và tuyên bố một cách ngắn gọn mục đích của việc ở cùng với nhau, các bạn hy vọng hoàn thành cái gì, và một số cấu trúc cơ bản để thực hiện điều đó. Chúng tôi đề nghị các bạn nghiên cứu về các cộng đồng đang tồn tại và tìm hiểu xem cái gì đang hoạt động và cái gì thì không đối với mỗi cộng đồng. Tự hỏi mình một số câu hỏi cơ bản: “Mọi người có hạnh phúc không? Họ có đang tăng trưởng và đang tiến hóa cùng nhau không? Liệu họ có phần nào tạo ra một sự khác biệt tích cực trên thế giới? Những nhu cầu vật lý cơ bản của họ có được đáp ứng? Họ có những biểu hiện tình cảm lành mạnh không? Họ có được khuyến khích để là con người, cũng như là Thần Thánh? Các thành viên có nhận thức được về sự tự trao quyền cho mình không hay lại phụ thuộc quá nặng nề vào nhà lãnh đạo của họ?”

Cho dù là các bạn đang cùng tạo lập một cộng đồng mới hay đang gia nhập một cộng đồng đang tồn tại, hãy tự hỏi mình: “Cấu trúc tiền tệ và tài chính có đang làm việc? Liệu các cá nhân có quyền lên tiếng về cái xảy ra trong các ủy ban và có quyền góp ý với những nhà lãnh đạo? Mối quan hệ của cộng đồng với các chính quyền thị xã, quận, huyện hay tỉnh địa phương là gì? Các thành viên xử lý xung đột với nhau và với thế giới ở tầm vĩ mô như thế nào?”

Hầu hết những cộng đồng “thành công” có một số loại hội viên tạm thời dự phòng để cho phép các linh hồn đang đến sống thử ở cộng đồng, và trao cho các thành viên hiện tại một cơ hội để hiểu biết nhiều hơn về các thành viên tương lai.

Một số cộng đồng có vài tầng lớp, hay vài tầng thứ hội viên, biến đổi từ cư dân tạm thời, đến cộng tác viên, đến thành viên thường trực, vv.., với mỗi tầng thứ kế tiếp nhau sẽ được trao cho trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn.

Điều quan trọng là nên có những thỏa thuận rõ ràng, ngắn gọn, bằng văn bản cũng như bằng lời nói, giữa các thành viên. Điều này sẽ giảm thiểu những sự bất ngờ. Ví dụ, nếu những quy định của cộng đồng tuyên bố là mỗi thành viên phải đóng góp ít nhất 10 giờ mỗi tuần để phục vụ cho cộng đồng, điều này cần được truyền đạt trước đến các thành viên mới trong tương lai. Sẽ cần có một thời khóa biểu làm việc hoặc phương thức khác thay thế chỉ ra những nhiệm vụ và những trách nhiệm khác nhau, tức là công việc phải được thực hiện.

Những nhóm và những hội đồng lãnh đạo nên linh động và đánh giá lại các công việc một cách định kỳ để đảm bảo những quyền ưu tiên được thực thi. Sau hết, việc lựa chọn giải pháp 20 người mỗi người sử dụng 10 giờ một tuần để làm việc trong vườn trong lúc có quá ít người so với lượng công việc thì đó chắc chắn là một sự phân phối nguồn lực con người không sáng suốt.

Nói thêm về các hội đồng

Mục này không được thiết kế để trở nên một luận văn thấu đáo về cách làm thế nào vận hành một cộng đồng có chủ ý. Có rất nhiều cuốn sách tốt hơn về chủ đề này. Chúng tôi đề xuất các bạn tìm hiểu thêm trên Internet và làm một số nghiên cứu. Tuy thế mà, chúng tôi sẽ làm một vài điểm tóm tắt bên dưới.

Mục tiêu của một tổ chức lãnh đạo của cộng đồng là tạo ra sự thuận lợi hơn cho tiến trình ra quyết định của một nhóm các linh hồn. Nếu cộng đồng của các bạn bao gồm 12 người, các bạn có thể muốn mỗi người sẽ là một thành viên hội đồng. Sau đó tất cả các bạn gặp nhau thường xuyên, hoặc một lần một tuần, để thảo luận các vấn đề thông thường đối với tất cả các bạn, và, quan trọng là, cung cấp sự ủng hộ cho nhau về mặt vật lý và tình cảm.

Các bạn có thể bắt đầu buổi gặp mặt bằng cách quan tâm đến các công việc phải làm. Một con mương cần phải đào, hay một cái giếng cần phải khoan, hay những tấm pin mặt trời cần phải lắp đặt. Các bạn cần quyết định có nên hay không nên nhận một thành viên mới muốn gia nhập cộng đồng. Các bạn cần thảo luận về cán cân tài chính.

Tiếp theo, các thành viên sẽ giải quyết đến các nhu cầu cá nhân. Nên có một không gian để chia sẻ những hiểu biết tâm linh và những viễn cảnh tâm linh cho cộng đồng, hay chỉ là những trải nghiệm bên trong. Những nguyên tắc cơ bản nào đó phải có hiệu lực để chống lại việc một số linh hồn muốn giữ độc quyền năng lượng hoặc độc quyền thảo luận, và để khuyến khích những thành viên nhút nhát hơn thể hiện mình và đóng góp cho cộng đồng.

Những thỏa thuận nào đó là cần thiết để giữ các buổi họp mặt hội đồng ngắn gọn và tập trung. Tất cả mọi người phải được tôn trọng. Các bạn có thể sử dụng cách tiếp cận “talking stick”, có nghĩa là một người với cây gậy hay một vật nào đó được gửi đi vòng quanh và khi vật này đến tay ai thì người đó được quyền nói và tất cả mọi người đơn giản lắng nghe cho đến khi bắt đầu một giai đoạn bình luận. Hầu hết các bạn nhanh chóng phản ứng lại với điều được nói mà trước hết không lắng nghe một cách đầy đủ, với tất cả những khả năng nhận thức của mình. “Cây gậy nói” giúp các bạn hòa nhịp vào người đang nói với toàn bộ sinh mệnh của các bạn. Các bạn sẽ cần lập lên một số loại quy định hoặc quy trình nào đó, như là có hay không những quyết định đã được làm ra bởi sự nhất trí, bởi số đông, hay bởi một số cách thức khác. Đó có thể là vấn đề tâm lý cơ bản, nhưng các thành viên cần được nhắc nhở rằng: “cách ứng xử không xác định một con người”. Nói cách khác, các bạn có thể không đồng ý với ứng xử của một thành viên khác nhưng vẫn xem người đó như một người con đẹp đẽ, vô tư của Thượng Đế.

Trở lại với sự cân bằng của tự nhiên

Các cộng đồng có chủ ý của các bạn sẽ bao gồm các thành viên mật độ 4 và mật độ 5. Hầu hết các bạn sẽ rung động ở mật độ 4, nhưng một vài người trong các bạn sẽ đi vào một tư tưởng trội của những rung động mật độ 5. Khi các bạn tăng trưởng và tiến hóa, các bạn sẽ biết Mẹ Trái Đất như một sinh mệnh sống đầy sinh lực. Các bạn sẽ kết nối một cách sâu sắc và mật thiết với cô ấy.

Khi các bạn làm sạch các vấn đề tình cảm và tâm lý, các bạn sẽ càng ngày càng thu hẹp và tập trung lại các cách thức lắng nghe Mẹ Trái Đất khi cô ấy chia sẻ sự sáng suốt của cô ấy với các bạn. Không phải tất cả các bạn trong cộng đồng sẽ có cùng một tầng thứ và cùng sự kết nối với Trái Đất. Một trong những chủ đề mà tất yếu sẽ được mang đến cho hội đồng đó là vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để đối xử với Mẹ Trái Đất với sự tôn trọng và làm thế nào để sống một cách hòa hợp với cô ấy.

Chúng tôi đã quan sát thấy có các làng sinh thái là quá nghiêm ngặt khi nó phục hồi, tái sử dụng, cải tạo và tôn trọng Trái Đất đến mức mà niềm vui rời khỏi cuộc sống. Mặt khác, có rất nhiều những cộng đồng có thiện ý đã không thành thật đối với trách nhiệm quản lý Trái Đất và các nguồn lực của cô ấy. Cho đến khi các hệ thống truyền tải năng lượng thay thế của các bạn được hoàn thiện, các bạn có thể, ví dụ, sử dụng năng lượng mặt trời, gió và thủy năng để vận hành cộng đồng của các bạn, nhưng vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch để lái xe tới cửa hàng cách xa 30 km. Trong trường hợp đó, các bạn có thể có một trong các mục tiêu của mình là giữ một đội xe ô tô con chạy được cả bằng nhiên liệu hóa thạch và cả bằng điện.

Điều quan trọng là đặt ra các mục tiêu thực tế và đạt được một điểm cân bằng giữa các thái cực. Điều này có thể bao gồm việc cho phép lượng khí thải nhà kính ít nhất có thể, trong khi vẫn mang lại nhiều niềm vui và sự đa dạng.

Khi các bạn trở thành Một với tất cả mọi thực thể sống, những sự quan tâm này sẽ tự nó phát triển với cố gắng tối thiểu. Nó sẽ đơn giản cảm thấy tốt để tái tạo, hơn là cưỡng bức tất cả mọi người phải theo điều đó. Việc từ bỏ thịt sẽ xảy ra một cách tự nhiên, hơn là cảm giác giống một sự hy sinh. Không có ai sẽ phán xét về những thứ này, mà họ sẽ đơn giản hợp nhất vào đó như những hoạt động thông thường.

Trong khoảng trên 30 năm nữa, các công nghệ mới sẽ được giới thiệu đến các linh hồn mật độ 4 để cho phép họ tẩy sạch sự ô nhiễm môi trường theo sau việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và những cách thức khai thác tài nguyên khác. Những chiếc xe điện sẽ thay thế những động cơ đốt trong. Những cục pin hydrogen sẽ được sản xuất một cách an toàn và rẻ. Cuối cùng, năng lượng điểm không sẽ được khai thác trên diện rộng.

Tại một thời điểm, những linh hồn mật độ 4 sẽ sẵn sàng quay lại thế giới mật độ 3 để phục hồi lại vẻ đẹp và sự điều hòa của những công trình đã hết tuổi thọ hay những công trình đã sụp đổ, những đống rác thải, những mảnh đất ô nhiễm, hay những di sản mục nát và suy tàn của một xã hội tiêu thụ mà sẽ tự phá hủy vào lúc nào đó từ bây giờ đến năm 2030.

Sẽ mất một khoảng thời gian trước khi những linh hồn mật độ 4 thực sự sẵn sàng đi lại bất cứ nơi nào trên Trái Đất mà không trở thành đối tượng của sự tiêu cực. Khi rung động của Trái Đất tiếp tục tăng lên, quá trình làm sạch sự tiêu cực sẽ trở nên nhanh hơn và hiệu quả hơn. Một ngày sẽ đến, các Nhà Tạo Hóa yêu dấu, khi mà các bạn thực sự trải nghiệm Thiên Đàng trên Trái Đất, điều mà tất cả các bạn đã được hứa hẹn.

Sống trong Thiên Đàng

Thiên Đàng là một trạng thái của tư tưởng. Nó có thể khác nhau đối với mỗi linh hồn. Một số sẽ xem nó là Thiên Đàng khi ở ngoài thành phố, trong khi đó những người khác không gọi nó là Thiên Đàng cho đến khi cộng đồng của họ đã ổn định trong 10 hay 20 năm.

Một viễn ảnh thế giới không tưởng không phải là cái mà chúng tôi đang ủng hộ ở đây, mà chúng tôi nhìn thấy một khoảng thời gian khi tất cả những sinh mệnh con người trên Trái Đất sẽ tiến hóa vượt trên nhu cầu kiểm soát và thao túng thế giới và thao túng những linh hồn khác. Đây là thời gian khi sự hợp tác thực sự ngự trị, khi các linh hồn nhận ra Thượng Đế trong mỗi người và cả việc họ nói đi đôi với làm như những vị Thầy trên Trái Đất.

Những người Anh và những người Chị của các bạn từ các vì sao sẽ đi lại giữa các bạn một lần nữa. Họ sẽ chào mừng các bạn trở lại với gia đình Vũ Trụ vĩ đại. Trái Đất sẽ trở lại là Vườn Eden như nó đã luôn luôn là như vậy trong một chiều kích khác. Tầng thứ thực tại đó sẽ hạ xuống một cách nhẹ nhàng vào tất cả tư tưởng của các cư dân trên Trái Đất, và tất cả sẽ là Một.

Cho đến lúc đó, có rất nhiều việc cần phải làm. Bên dưới là một danh sách những nơi tốt nhất để hình thành các cộng đồng ánh sáng thay thế. Đây không phải là một danh sách đầy đủ. Một số cộng đồng sẽ thịnh vượng ở những vùng khác, đặc biệt nếu họ đã có một tầng thứ cao của tư tưởng và có thể vượt qua những sự cực đoan của thời tiết hoặc sự gần kề với các thành phố mật độ 3. Trong một số trường hợp, những bộ máy chính phủ áp bức sẽ vẫn gây khó khăn cho việc thành lập các cộng đồng, nhưng theo thời gian, những chính phủ này sẽ chuyển đổi sang một trạng thái giác ngộ hơn.

Những nơi tốt nhất để thành lập hoặc gia nhập một cộng đồng

Tây Canada

Tây Bắc Hoa Kỳ

Tây Nam Hoa Kỳ

Đông Nam Hoa Kỳ

Tây Nam Mexico

Costa Rica

Tây Brazil

Bắc Argentina

Trung Uruguay

Bắc Anh Quốc

Nam Pháp

Bắc Tây Ban Nha

Cực Nam Hà Lan

Những phần của Bỉ

Tây Nam Đức

Những phần của Thụy Sĩ

Cực Bắc Italy

Tây Bắc Romania

Nam trung Thổ Nhĩ Kỳ

Những phần phía Đông Ethiopia

Những phần Madagascar

Cực Bắc Nam Phi

Những phần khác nhau của Congo

Tây và Trung Nga ở dãy núi Ural

Tây Bắc Trung Quốc

Nam Siberia

Những phần khác nhau của Malaysia

Tây Bắc các đảo của Hawaii

Đông Australia (Nam Queenland / Bắc New South Wales)

Những phần của đảo Nam New Zealand

Tây Nam của đảo Bắc New Zealand

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

 

 

 

 

 

 

 

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here