Thông-Thiên-Học vốn dịch chữ Théosophie của pháp mà chữ Théosophie của pháp lại do chữ Hi-Lạp mà ra.
Chiết tự chữ Théosophie thì:
Théos: Dieu: Thượng-Ðế
Sophia: Sagesse: Minh-Triết.
Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine
Minh-Triết của Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.
AI ÐẶT RA DANH TỪ THÉOSOPHIA? _ KHÔNG AI BIẾT CẢ.
AI DÙNG DANH TỪ THÉOSOPHIA ÐẦU TIÊN?
Con người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà Ðại Hiền Triết Hi-Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas ( Cuối thế kỷ thứ hai Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie ( Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin. Longin, và Origene.
Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương, chớ không phải bà Blavatsky đặt ra chữ Théosophia.
DANH TỪ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG ÐÃ CÓ TỪ NGÀN XƯA
Tuy nhiên danh từ Minh Triết Thiêng-liêng đã có từ ngàn xưa bên Ấn-độ.
Trong những kinh Ưu-bà-ni-sa-đà và Phệ Ðà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya.
Chiết tự ra thì:
Brahma : Dieu : Thượng-Ðế.
Vidya: Sagesse : Minh-Triết.
Brahma Vidya : Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.
Brahma Vidya là Minh Triết của Ðức Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.
Tới đây chắc chắn quí bạn đã thấy mặc dầu danh từ Théosophia của Hi-Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn-Ðộ song nó sanh ra sau lâu lắm, sau cả chục ngàn năm. Bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh rằng: Chơn lý vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đã đắc đạo. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông-thiên-học là một sự miễn cưỡng, mặc dầu Thông-thiên-học có nghĩa là thông suốt lẽ trời.
Gọi nó là Ðạo, đúng hơn.