CÁC THỰC TẠI KINH TẾ
Nền kinh tế nhị nguyên (tính hai mặt)
Vào lúc các bạn đọc cuốn sách này, một điều khá rõ ràng là cấu trúc tài chính của các bạn đang sụp đổ. Không, nó sẽ không xảy ra cùng một lúc. Đã có rất nhiều biện pháp bảo vệ được thiết lập nhằm để ngăn chặn điều đó. Nhưng dù cho giới truyền thông có tốn bao nhiêu giấy mực đi nữa, thì câu ngạn ngữ: “Vị vua không mặc đồ” (the Emperor has no clothes on), lại khá phù hợp với hoàn cảnh của các bạn. (“Vị vua không mặc đồ” là một câu ngạn ngữ xuất phát từ một câu chuyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch – Anderxen, ngụ ý của nó thường áp dụng trong các hoàn cảnh liên quan đến xã hội hay chính trị nói về một sự thật nào đó đang hiển hiện ngay trước mắt nhưng phần đông mọi người vẫn cố tình không thừa nhận, đặc biệt là trong một số các tuyên bố của chính phủ trước người dân – ghi chú của người dịch).
Như chúng tôi đã từng nêu ra trước đây, hệ thống kinh tế của các bạn không chỉ mất cân bằng với các nguồn năng lượng cho sự thăng lên của Trái Đất, mà các nguyên tắc của nó hầu như trái ngược với mô hình của Trái Đất mới. Những con người mật độ 4 luôn chăm lo đến phúc lợi cho người dân. Trái ngược với điều này là có một nhóm nhỏ được ưu tiên, sống xa hoa hưởng thụ trong khi những người khác phải sống dưới sự kiểm soát và thao túng.
Niềm tin vào việc “có” và “không có” xuất phát từ việc bị đồng hóa với thế giới vật chất và sự lãng quên bản chất tâm linh vốn có của các bạn. Khi các linh hồn theo chủ nghĩa vật chất chứng kiến các định luật “Đấu tranh sinh tồn” chi phối các thế giới thấp hơn, họ trở nên lo sợ rằng họ cũng sẽ bị hủy hoại và chết, trở nên bất lực khi đối mặt với thiên nhiên. Vì thế, bắt nguồn từ cảm giác bất lực ẩn sâu bên trong bản thân mình, họ dựng nên mọi loại cấu trúc ảo tưởng để có được cái cảm giác kiểm soát.
Bản ngã của những người đứng về phía bóng tối thực sự tin rằng họ là “những người được chọn” và xứng đáng với các địa vị đặc biệt. Thái độ của họ đối với những người khác có thể khác nhau từ cảm giác thương hại cho đến cảm giác từ bi giả tạo đối với những người bị bóc lột, cho đến các cảm xúc hoàn toàn ghê tởm và khinh bỉ đối với những người thuộc “giai cấp thấp hơn”.
Hiểu được những ảo tưởng đang chi phối những người vốn được xem là ưu tú mới có thể giúp các bạn – những Lightworker có được tình yêu thương thực sự dành cho họ.
Các hệ thống của các thế giới thấp hơn không được thiết kế để có thể duy trì mãi mãi. Chúng chỉ là những “bản nháp” của Tạo Hóa, một sân chơi tạm thời dành để huấn luyện các vị thần, tương tự như cách dàn dựng một bộ phim. Khi sản phẩm được hoàn thành, thì phông cảnh cũng được tháo dỡ. Khi linh hồn đã học xong các bài học, thì cũng không cần đến sự hóa trang, hay sân khấu nữa, nơi mà họ từng đóng các vai diễn của người đàn áp hay người bị đàn áp, nạn nhân hay kẻ trừng phạt, người tốt hay người xấu, v.v.
Khi các bài học linh hồn thay đổi, các hoạt cảnh mới sẽ được dàn dựng thích hợp với môi trường học hỏi đặt ra. Trong trường hợp các thế giới bên ngoài ngày càng trở nên bạo lực, thì có lẽ chúng sẽ duy trì vừa đủ lâu để giúp cho các nhóm linh hồn trẻ có khát khao trải nghiệm các thử thách của chiến tranh, sự nghèo đói, bất hạnh, đau khổ và những điều tương tự. Những thế giới như vậy sẽ đón nhận những người hiếu chiến – những người rời Trái Đất trong chu kỳ Chuyển Đổi Thiên Hà.
Dĩ nhiên, các thế giới thấp hơn vẫn chứa đựng những vẻ đẹp lớn lao và điều đó hiển nhiên là một phần không thể thiếu trong các bài học linh hồn của nhiều người – để họ nhận ra rằng không chỉ có vẻ đẹp bên ngoài mà còn có vẻ đẹp bên trong. Nên trong cùng một thời điểm, thế giới sẽ đóng vai trò như một ngôi nhà đối với các linh hồn đang học bài học về tình yêu thương và lòng trắc ẩn, cũng như với những ai đang chịu đau khổ từ sự đồng hóa với bản ngã.
Một bài học linh hồn quan trọng trên Trái Đất là bạn có thể tạo ra Thiên Đàng hay Địa Ngục, phụ thuộc vào tình trạng ý thức của mỗi cá nhân và ý thức chung của tập thể.
Nguyên nhân gốc rễ của sự kiểm soát và đàn áp
Việc đồng hóa với cái Tôi có thể chết ở mật độ 3 dẫn đến hậu quả không thể tránh khỏi là sự phát sinh ràng buộc với bản ngã, bởi vì bản ngã là đồng nghĩa với sự đồng hóa và ràng buộc với tính vật chất (đặc biệt là bên trong các thế giới “đấu tranh sinh tồn” thấp hơn chiều kích 4). Bản ngã là sự tự cấu trúc được thiết kế đặc biệt để vượt qua nhận thức của linh hồn về sự bất lực và bơ vơ khi đối mặt với những nguy hiểm chưa xác định đang lẩn khuất bên trong một Vũ Trụ lạnh lùng và khắc nghiệt.
Cảm giác về sự nhỏ bé này xuất phát từ các vấn đề thuộc Nguyên Nhân Nguyên Thủy mà linh hồn đảm nhận khi hạ xuống các thế giới thấp hơn (một chủ đề mà chúng tôi thường lặp đi lặp lại). Trải nghiệm về thể chất, bắt đầu bằng quá trình sinh ra, đã diễn ra mãnh liệt đến nỗi linh hồn quên mất rằng nó được kết nối với Thượng Đế Toàn Năng.
Bản ngã trở thành đồng minh với phần trí năng của tâm trí, đó là một phần của cái Tôi mà luôn không ngừng cố gắng giải thích các câu hỏi làm thế nào và tại sao của Tạo Hóa. Phần trí năng, một khi đã dung hòa với khoa học ở các thế giới thấp hơn, thì không thể lĩnh hội được các thực tại cao hơn và do đó tất cả những gì mà nó thấy được là một chu kỳ ngắn ngủi của sự sống kéo theo sau là một cái chết không thể tránh khỏi. Không có khả năng thấy được bản chất bất diệt của linh hồn, bản ngã sống trong nỗi sợ hãi liên tục về cái chết của cơ thể, và đồng thời, cũng là cái kết của chính nó.
Bản ngã, một khi đã đồng hóa với thể xác, sẽ làm tất cả những gì cần làm để duy trì chính nó trong nỗ lực vô ích để đảm bảo sự an toàn (dựa trên định nghĩa của nó về sự an toàn) hay đẹp đẽ (theo cách mà nó định nghĩa về cái đẹp). Trong khi đó, nó sống dựa trên nỗi sợ hãi không ngừng rằng những nếp nhăn sẽ dần dần thay thế cho làn da mềm mại, và thiệt hại do sự lão hóa mang lại cuối cùng rồi cũng kết liễu luôn người bạn đáng tin cậy của nó, phần tâm trí.
Khi bị lệ thuộc vào thế giới vật chất, một người sẽ trở nên nghiện với việc thu thập nhiều và nhiều hơn nữa các “món đồ”. Các bạn còn có hẳn một câu khẩu hiệu: “Người nào sỡ hữu nhiều đồ chơi nhất là người thắng cuộc”. Giá trị bản thân của các bạn trở thành tổng “giá trị tài sản”. Thay vì việc xem tiền bạc đơn thuần là một vật trung gian, một sự trao đổi hay một thứ dùng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ thuận tiện và hiệu quả hơn, thì tiền bạc lại trở nên một biểu tượng của quyền lực và địa vị.
Ngay cả đối với những người mà nghĩ rằng họ đã tiến hóa đủ đến ngưỡng vượt qua ý tưởng trên hầu như vẫn còn những dấu vết trong thể tâm trí từ những đời sống quá khứ đối với vấn đề “có” và “không có”. Sau cùng thì, hầu hết các bạn đều đã từng sống “như một gã ăn mày và một vị vua” (like a pauper and a king), trích từ lời một bài hát trong số những bài hát phổ biến của các bạn. Do đó ẩn sâu bên trong tiềm thức, phần vật chất vẫn có được sự kiểm soát của nó đối với nhiều người trên Trái Đất.
Vấn đề đối với việc buông bỏ vật chất
Các tôn giáo dường như đi khá xa sang phần cực đoan khi họ dán nhãn cho vật chất là tội lỗi và thúc giục con người phải kìm nén các ham muốn của cải, khoái cảm và sự truy cầu thoải mái. Một số người trong các bạn đã có nhiều kiếp sống trong các tu viện, hay ngôi chùa nào đó nơi mà các bạn buông bỏ mọi thứ và trở thành các thầy tu khổ hạnh. Trong khi điều này có thể mang lại giá trị tạm thời trong việc kéo bạn thoát ra khỏi sự bám víu vào vật chất, nhưng hầu như phần vật chất trong bạn chỉ đơn giản là bị kìm nén, khóa kín và bị che khuất khỏi tầm nhìn của ý thức. Chỉ có một vài linh hồn giác ngộ là có đủ khả năng xoay sở để giải phóng họ thoát khỏi cảm giác của cái Tôi về sự thiếu thốn và mất mát luôn song hành với việc buông bỏ, nhưng hầu hết phần đông các linh hồn khác đều đơn thuần là đẩy các ham muốn của họ xuống bên dưới.
Hầu hết các bạn đều bị mắc kẹt giữa việc cố gắng đạt được của cải vật chất và đồng thời lại chối từ nó. Điều này làm nảy sinh trong tâm trí một câu thành ngữ khác khá được ưa thích của các bạn: “Những gì bạn chối từ vẫn luôn còn đó” (What you resist persists). Trước khi bạn hoàn toàn yêu thương và chấp nhận tất cả các khía cạnh của chính mình, thì sẽ luôn có một cuộc nội chiến bên trong giữa một phần muốn tận hưởng các tiện nghi vật chất và một phần cảm thấy điều nên làm mà không cần đến chúng khi cho rằng đó là một biểu hiện của sự suy đồi.
Hoặc bạn có thể hợp lý hóa bằng cách cho rằng mình đã vượt lên trên các nhu cầu về của cải vật chất, và rồi lại nguyền rủa thế giới khi nó phản ánh lại cho bạn một cảm nhận bên trong về sự thiếu thốn. Bạn có thể cố gắng trở thành một người tốt và nhân ái. Từ khóa chính ở đây là “cố gắng”. Bất cứ khi nào bạn “cố gắng” trở thành điều gì đó, thì có nghĩa là hoặc bạn tin rằng bạn không thể có nó và bằng nỗ lực vô ích nào đó bạn sẽ có được những điều mà bạn không thể có, hoặc là bạn đã không chấp nhận chính mình như người mà bạn đang là.
Lòng nhân ái đến một cách tự nhiên khi có một tình yêu thương thực sự bên trong trái tim bạn. Nó không cần phải luyện tập hay duy trì. Dĩ nhiên, bạn sẽ cần nhìn ra những nơi mà bạn vẫn còn có sự bám víu vào những thứ mà bạn có một nỗi sợ hãi rằng sẽ bị mất chúng, nhưng bạn cũng cần nhận thấy sự cho đi của bạn là chân thành và điều này xuất phát từ một nhận thức về sự dư giả không ngừng tuôn chảy đến với bạn, hay là bạn đang cố chứng tỏ điều gì đó của mình với những người khác.
Vậy làm cách nào mà một linh hồn có thể bước ra khỏi trò chơi đu đưa giữa điều trần tục này và điều trần tục khác? Làm cách nào để đối phó với cái phần bản ngã luôn ham muốn nhiều hơn một cách vô độ? (Nhiều món đồ hơn, nhiều giác ngộ hơn, luôn muốn hơn và hơn nữa). Bạn có thể bắt đầu bằng cách đơn giản là có sự nhận biết đối với “cái Tôi nhỏ bé luôn cảm thấy túng thiếu”, như trích dẫn từ lời một vị Thầy. Đơn giản là quan sát cách thức mà cái Tôi nhỏ bé này cố gắng vượt qua các cảm nhận thiếu sót của nó bằng cách vẽ ra những bức tranh về người mà nó nghĩ là bạn, hoặc người mà bạn nên là. Chỉ cần xem cái cách mà nó thêu dệt nên các ảo tưởng bắt nguồn từ cảm giác trống rỗng sâu sắc bên trong đã khiến cho nó khổ sở.
Một cách khá hiệu quả để vượt qua sự bám víu đối với vật chất là trân trọng và biết ơn những gì mà mình có. Tiền bạc là trung lập. Nó phụ thuộc vào ý nghĩa mà bạn gán cho nó. Nếu bạn thực sự tin rằng mình giàu có, thì không có vấn đề gì đối với số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn, bởi vì bạn sẽ thực sự luôn luôn có được mọi thứ mà bạn cần. Bạn có thể tạo ra vẻ đẹp lớn lao bên trong và xung quanh mình chỉ bằng cách đơn giản là cảm thấy biết ơn.
Việc tạo ra vẻ đẹp, sự thịnh vượng và hài hòa xung quanh mình là điều hết sức bình thường và tự nhiên. Nó là một phần trong Bản Thể của bạn. Bạn không cần phải cố gắng để tạo ra cái đẹp. Bạn chỉ cần để nó tự biểu lộ một cách hoàn toàn tự nhiên, cho dù đó là hội họa, âm nhạc, thơ văn, các lời giáo huấn, hay bất cứ thứ gì làm bạn rung động.
Ý tưởng rằng bạn phải đấu tranh để vượt qua định luật “đấu tranh sinh tồn”, sự hoại diệt và cái chết, hàm ý rằng có một lực lượng đáng sợ nào đó cần phải vượt qua, chinh phục và phải bị hủy diệt. Bạn, vì thế, đã tạo ra một sự ngăn cách giữa bạn và thứ cần phải chinh phục. Dĩ nhiên, điều duy nhất mà thực sự cần phải vượt qua là sự ràng buộc của bạn với ý tưởng phải vượt qua, vì cho rằng, có như vậy thì ý thức thuần khiết mới đi vào bên trong bạn.
Hãy trở nên nhận biết về tất cả những cách mà bạn bị ràng buộc vào thế giới vật chất, mà không có sự phán xét, phê phán hay tránh né, đây chính là chìa khóa.
Chúng tôi sẽ không liệt kê ra một bản danh sách dài các hậu quả từ việc bám víu vào vật chất. Bạn có thể nhận ra điều đó bằng cách nhìn vào thế giới. Thay vào đó, mục tiêu của chúng tôi là cho bạn thấy rằng bạn là một sinh thể tâm linh vĩ đại, đầy sáng tạo, và bạn không cần phải dựa vào các lực lượng bên ngoài mới có thể sáng tạo ra kiểu thế giới mà linh hồn các bạn muốn trải nghiệm.
Để tổng kết lại, hoàn toàn không có gì sai với vật chất. Chỉ có sự đồng hóa và bám víu của bạn với nó mới chính là vấn đề. Chúng tôi đã từng nói điều này trước đây và chúng tôi rất có thể sẽ lặp lại điều đó lần nữa.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn một cách sơ lược vào các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng tồn tại trên thế giới giữa những điều “có” và “không có”, hãy để chúng tôi đưa ra một vài dự đoán về nền kinh tế tương lai của các bạn.
Sự suy thoái của các quốc gia phương Tây
Nền kinh tế phương Tây đang bị suy thoái, không phải vì ai đó cần phải gánh chịu sự trừng phạt của Thượng Đế, hay bởi vì ai đó xấu xa hay sai trái. Không ai trong các bạn cần phải chịu đau khổ như là một kết quả đến từ sự sụp đổ của thế giới cũ. Thật ra, đó là lý do để lấy làm hân hoan bởi vì nó mang lại cho bạn cơ hội tạo ra một nền kinh tế Trái Đất mới dựa trên các nguyên tắc tâm linh.
Bạn càng lệ thuộc vào hệ thống hiện nay, thì càng khó cho bạn ôm trọn Trái Đất Mới bởi vì bạn sẽ than khóc cho sự ra đi của những thứ mà bạn đã từng lệ thuộc vào, như các tài khoản ngân hàng, nhà cửa, xe cộ, các bộ quần áo đắt tiền, các ảo tưởng về quyền lực và sự kiểm soát mà những thứ đó mang lại.
Mọi thứ, bên trong và về chính chúng, là mang tính trung lập. Chúng mang các đặc tính phụ thuộc vào những ai sử dụng chúng. Một ví dụ hoàn hảo cho điều này là nguồn năng lượng vật lý. Nó có thể được sử dụng để sáng tạo hay hủy diệt, dựa trên tình trạng ý thức đang sử dụng nó.
Biết ơn những gì bạn có, và học cách làm mọi thứ mà không bị lệ thuộc nhiều vào vật chất, là những phẩm chất tốt cần có. Điều này không giống như sự hy sinh, bởi vì bạn không thật sự phải đánh đổi thứ gì đó lớn lao và lâu dài chỉ để có được sự bình an trong tâm hồn. Bạn chỉ đơn thuần là từ bỏ sự bám víu của mình với thế giới bên ngoài.
Những thứ trong thế giới này có thể trở thành những công cụ hữu ích để hoàn thành nhiệm vụ và mục đích của bạn khi bạn còn ở đây. Chúng tôi không bao giờ ngụ ý rằng bạn phải làm điều đó mà không có được các nhu cầu thiết yếu cơ bản. Thực ra, một khi bạn nhận ra mình giàu có bên trong đến mức vượt qua mọi giới hạn, thì lúc đó bạn sẽ trở thành một người quản gia khôn ngoan, một guồng máy cho việc vận dụng hữu hiệu các công cụ của thế giới vật chất. Như Chúa Sananda đã từng nói: “Hãy tìm kiếm Nước Trời trước và sau đó mọi thứ sẽ được cấp cho bạn.” Điều đó có nghĩa là hãy đặt các ưu tiên của bạn lên hàng đầu. Bạn ở đây là để giúp thức tỉnh nhân loại và cùng đưa họ đến Trái Đất Mới. Bất cứ các cấp độ vật chất bên ngoài nào mà bạn cần để hoàn thành mục đích này cũng đều sẽ được cấp cho bạn bởi chính linh hồn của các bạn hợp tác với các linh hồn hướng dẫn, các vị Thầy thăng lên và Thượng Đế.
Bạn có thể sẽ không hiểu làm cách nào mà bạn có được những thứ mà bạn cần, nhưng mà bạn lại có được nó. Bạn cũng sẽ có được sự hướng dẫn cần thiết đối với những thứ mà bạn thực sự cần và những thứ mà bạn nên buông bỏ.
Nền kinh tế phương Tây đang sụp đổ bởi vì nó hiển nhiên đã trở nên quá mất cân bằng đối với Trái Đất Mới đang hình thành. Đây là điều tuyệt vời, nhưng nó sẽ không có vẻ gì là tuyệt vời đối với những người mà vẫn còn tin rằng niềm hạnh phúc của họ đến từ thu nhập, tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng. Nó sẽ có vẻ như là điều tàn nhẫn và một hình phạt bất thường đối với những ai đã đầu tư cả cuộc đời của họ vào một hệ thống dựa trên quyền lực và kiểm soát thay vì tình yêu thương và hợp tác.
Các dấu hiệu của sự sụp đổ
Các bạn hẳn nhiên đều biết các nền kinh tế của thế giới phương Tây là dựa trên cái mà thường được gọi là “sắc lệnh tiền tệ” hay “pháp lệnh tiền tệ”, tiền được phát hành và được ấn định giá trị một cách chuyên quyền bởi một ngân hàng trung tâm. Nếu các nhà giao dịch đồng ý với giá trị này, thì tiền tệ sẽ giúp cho nền kinh tế được thịnh vượng – về lý thuyết mà nói.
Tuy nhiên, do yếu tố lãi kép (compound interest) và ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ (fractional reserve banking), các phương án đã được lập nên để làm giàu cho các nhóm tinh hoa trong giới ngân hàng dựa trên chi phí của tầng lớp lao động, hệ thống này dần dần phình to và nổ tung bởi các khoản nợ phi mã gây ra bởi chính các phương án này.
Vấn đề nhìn chung không phải đến từ các khoản cho vay, mà do cơ cấu của chúng. Nếu một ai đó có tiền cho một người khác vay với dự kiến là số tiền đó sẽ được hoàn lại, và thu thêm một khoản phí nhỏ cho dịch vụ, như là lãi suất 10%, thì hoàn toàn không có vấn đề gì. Ông Jones mượn 1.000$ và sau một khoảng thời gian nhất định, trả lại 1.100$. Hay theo như các con số bất động sản, thì ông ấy mua một căn hộ với giá 200.000$ rồi trả lại 220.000$. Điều này nằm trong khả năng của nhiều người.
Nhưng với lãi kép, nếu ông Jones càng chờ lâu để trả khoản vay của mình thì lãi suất càng tích lũy. Sau 10 hay 15 năm, lãi suất của khoản nợ 200.000$ giờ đã nhiều gần bằng khoản nợ gốc, nghĩa là ông ấy sẽ mắc nợ 400.000$ dựa trên khoản vay gốc.
Lãi suất kép cũng được áp dụng trên nhiều quốc gia, cũng như với người dân và các tổ chức. Rất nhiều các quốc gia hiện nay đang nợ tiền các quốc gia khác nhiều đến mức mà họ sẽ không bao giờ trả nổi bởi vì hệ quả chồng chất của lãi kép.
Nhưng hãy khoan, mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nữa. Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu về ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ (fractional reserve banking). Điều này có nghĩa là ngân hàng cho phép vay tiền dựa trên một tỉ lệ phần chia rất nhỏ về những gì mà họ nhận được từ người gửi (hay người vay đang trả các khoản vay của họ). Giả sử như ông Jones đặt 10.000$ vào tài khoản tiền tiết kiệm. Nếu ngân hàng được cấp 10% tỉ lệ dự trữ, điều đó có nghĩa là nó có thể khiến khoản vay tăng lên 100.000$ dựa trên 10.000$ mà nó có từ tài sản hữu hình.
Vậy số tiền này từ đâu mà đến? Về thực chất, nó được tạo ra trên sổ cái trong máy tính, hay nói trắng ra, nó đến từ không khí. Một cách hữu hiệu, nó mang lại nhiều tiền hơn để lưu hành, và đây có vẻ là một điều tốt, ngoại trừ chẳng có dịch vụ thật nào được cung cấp cùng với số tiền này (thay vì thuê một kế toán viên chuyên theo dõi tất cả chẳng hạn). Điều chắc chắn là, nó đáp ứng được một mục đích tạm thời, cho phép ai đó mượn được nhiều tiền hơn, và lại được phân chia lần nữa để trở thành tổng số tiền lớn hơn, rồi để cho vay thêm nữa.
Nếu các bạn cảm thấy điều này có vẻ giống như một loại mô hình kim tự tháp, thì các bạn hoàn toàn đúng. Về mặt lý thuyết, bạn có thể giữ cho tiền được in ra mãi mãi (miễn là bạn có đủ mực để giữ cho quá trình in ấn hoạt động), nhưng một điều kỳ lạ xảy ra.
Khối lượng dịch vụ mà có giá trị thực dần dần trở nên ít hơn nhiều so với số lượng tiền lưu hành, do đó tạo ra sự lạm phát, một tình trạng mà một số tiền nhất định, theo thời gian, ngày càng mua được ít hơn các sản phẩm và dịch vụ mà có giá trị thực tế.
Tài sản thực bao gồm các sản phẩm và dịch vụ có giá trị rõ rệt như là thực phẩm, quần áo, các loại hàng hóa lâu bền v.v. Nó cũng bao gồm các loại dịch vụ, như là dạy cho ai đó một kỹ năng, tư vấn, và các loại hình nghệ thuật – âm nhạc, thơ văn, v.v. Trong một nền kinh tế có sự lạm phát leo thang, các bạn sẽ không tránh khỏi các khoản nợ leo thang, vì lãi suất tiếp tục tích lũy và ngày càng mất nhiều tiền hơn để chi trả, đây chính là những gì đang diễn ra ở các quốc gia phương Tây trong vài thập kỷ gần đây.
Sự kết hợp giữa nợ và lạm phát đồng nghĩa với việc hạ thấp tiêu chuẩn sống của nhiều người theo thời gian, trong khi đó các ngân hàng và một vài cá nhân khôn khéo lại ngày càng giàu có. Dần dần, giá trị tiền tệ không còn có được sự yểm trợ từ những người muốn giữ cho hệ thống hoạt động, nó sẽ xảy ra một trong hai kịch bản sau: (1) siêu lạm phát, hoặc (2) suy thoái.
Trong siêu lạm phát, tiền không ngừng được in ra để che lấp các khoản nợ của một ngân hàng trung tâm, như là Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve Bank of the United States), hay Ngân Hàng Anh Quốc (Bank of England). Quốc gia mà nợ tiền sẽ không ngừng in tiền để đáp ứng các khoản nợ, do đó làm phá giá tiền tệ. Sự phá giá xảy ra bởi vì bây giờ có nhiều tiền lưu hành mà không có thêm bất cứ sản phẩm hay dịch vụ bổ sung nào có giá trị thực được thêm vào.
Còn trong suy thoái kinh tế, các sự kiểm soát được áp đặt để nhằm giới hạn số lượng tiền được in ra, dẫn đến việc làm khô hạn các nguồn cung ứng tiền. Trong kịch bản như vậy, các doanh nghiệp và các cá nhân sẽ không thể mượn tiền được nữa và không thể đầu tư vào các sản phẩm và các dịch vụ mới, dẫn đến sự sa thải hàng loạt nhân viên và tạo ra tỉ lệ thất nghiệp cao.
Vào thời điểm hiện tại, các quốc gia phương Tây (đặc biệt là Mỹ và các quốc gia thuộc khối liên hiệp Anh) đang có một khoản nợ khổng lồ vào khoảng 20 nghìn tỷ đôla Mỹ (tức 15 nghìn tỷ bảng Anh). Khối EU đang đối mặt với một tình huống tương tự và một số quốc gia thuộc Khối đồng tiền chung Châu Âu (European cartel) cũng đang đứng trên bờ vực buộc phải nhảy ra khỏi hệ thống và sử dụng các loại tiền tệ riêng của mình. Vào thời điểm cuốn sách này được viết ra, Hy Lạp và Ai-Len đang mất dần khả năng chi trả và đang dựa trên sự hỗ trợ từ phía EU và các thế lực ngân hàng. Nhiều người trong các quốc gia đó đang gây sức ép lên phía chính phủ của họ để tuyên bố phá sản trước EU và bắt đầu in đồng tiền riêng cho mình.
Bên cạnh các khoản nợ chồng chất gây ra bởi lãi kép và ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ, rất nhiều các quốc gia còn có các khoản đầu cơ (speculative invesments), hay được gọi bằng các tên gọi khác nhau bao gồm như chứng khoán phái sinh (derivatives) hay các quyền chọn mua (options), v.v. Giá trị (trên giấy) của chứng khoán có số tiền lên tới hơn 600 nghìn tỷ đôla Mỹ (tức 450 nghìn tỷ bảng Anh) vào thời điểm giữa năm 2011. Nếu chỉ 10% các nhà đầu tư được gọi thực hiện các cuộc giao dịch của họ (tiền trong các khoản đầu tư) vào cùng một lúc, thì hệ thống nhanh chóng bị phá sản, vì 60 nghìn tỷ là nhiều hơn tổng số GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) của các nước đang phát triển cộng lại. Không có một ngân hàng nào có số tiền mặt trong quỹ (cash-on-hand) thực sự đạt đến ngưỡng số tiền ấy, điều này gây ra bởi hệ thống dự trữ theo tỷ lệ (fractional reserve system).
Chúng tôi sẽ không đưa ra một bài học cụ thể nào về nền kinh tế, nhưng chúng tôi muốn chỉ ra một vài nguyên lý vận hành của hệ thống đang mục nát hiện nay để cho các bạn thấy được vì sao nó đang chết dần chết mòn. Lý do thực sự, một lần nữa, là nó không dựa trên những nguyên tắc của một Trái Đất mật độ 4, và đó cũng chính là rung động hiện nay của Trái Đất khi cô ấy sắp di chuyển qua các cánh cổng.
Luật hấp dẫn ngụ ý rằng những linh hồn giác ngộ là những người kế thừa Trái Đất Mới sẽ tạo ra (hay thu hút) một hệ thống kinh tế giác ngộ, nơi mỗi người đều phụng sự cho mọi người chứ không phải là một nhóm tinh hoa trong giới ngân hàng. Bạn có thể đóng góp phần của mình bằng cách hình dung và biết rằng bạn đang sống trong trong một Vũ Trụ giàu có và tự do không giới hạn nơi mà bạn thực sự có được các lợi ích thiết thực (mặc cho cái mà hệ thống hiện nay đã dạy bạn).
Sự sụp đổ của nền kinh tế phương Đông
Thế giới phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong sự giải thể của nền kinh tế thế giới cũ và sự trỗi dậy của Thế Giới Mới. Ở một số mặt nào đó, nền kinh tế của phương Đông và phương Tây là có những nét tương đồng, nhưng cũng có một vài điểm khác nhau.
Quy trình sản xuất, vốn tồn tại chủ yếu tại phương Tây, giờ cũng đã dịch chuyển sang phương Đông. Điều này là do nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố về nguồn nhân công rẻ hơn và tinh thần làm việc mạnh mẽ hơn ở các nước phương Đông, nhưng nó cũng tạo ra một viễn cảnh khá thú vị, bởi vì các quốc gia phương Đông, khi trở thành các trung tâm sản xuất, lại lệ thuộc vào các quốc gia phương Tây để mua các sản phẩm của họ.
Khi các quốc gia phương Tây bị phá sản (như tình trạng hiện nay), họ sẽ không còn đủ tiền để tiếp tục mua hàng hóa được sản xuất từ các quốc gia phương Đông nữa. Do đó, các nhà máy sản xuất sẽ tiếp tục bị đóng cửa vì thiếu nhu cầu, khiến cho hàng triệu công nhân phải trở về quê nhà. Điều này xảy ra đặc biệt khốc liệt ở phương Đông, nơi mà nhu cầu làm việc khá mạnh mẽ.
Xa hơn mà nói, đây lại là điều hết sức tốt bởi vì nó buộc các linh hồn phải suy nghĩ lại về ý nghĩa thực sự của tính hiệu quả, nói ngắn gọn thì điều này khá chấn động với họ. Sự bùng nổ sản xuất tại Trung Quốc (và các quốc gia phương Đông khác) sẽ là đỉnh điểm của các cấp độ ô nhiễm cao diễn ra tại các nơi đó. Vào thời điểm cuốn sách này được viết ra, thành phố Bắc Kinh tại Trung Quốc bị coi là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
Tiền tệ của các quốc gia phương Đông bị gắn chặt với tiền tệ thuộc các quốc gia phương Tây. Nếu phương Đông chia rẽ với phương Tây và gạt bỏ tiền tệ của các quốc gia phương Tây, thì điều này sẽ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rớt giá tiền tệ và đẩy các quốc gia phương Tây vào tình trạng siêu lạm phát đến mức nghiêm trọng, hay suy thoái sâu sắc (dựa trên cách mà các chính phủ phương Tây và các ngân hàng đối phó với khủng hoảng), kéo theo sự cạn kiệt thêm về nguồn cung cấp hàng hóa đến từ phương Đông.
Lịch trình sự sụp đổ
Bởi vì vấn đề thuộc về tự do ý chí, nên khó để có thể tiên đoán chính xác khi nào thì các sự kiện kinh tế cụ thể diễn ra. Rất nhiều linh hồn vẫn đang không ngừng bám víu vào hệ thống cũ và đến một mức độ giới hạn nào đó, điều này vẽ ra tiến trình của sự thay đổi, đẩy lùi lại ngày kết thúc dự kiến của nền kinh tế hiện nay. Các cổng chuyển đổi sẽ đóng vai trò như các chất xúc tác. Theo sự hiểu biết của chúng tôi thì tiền tệ của Mỹ và Châu Âu sẽ trượt giá đáng kể vào khoảng thời gian từ 2012 đến 2015, kết quả dẫn đến lạm phát nghiêm trọng hay đại suy thoái, dựa trên cách mà các ngân hàng trung tâm đối phó với những cuộc khủng hoảng sâu sắc. Cùng lúc đó, giá trị của các hàng hóa thực (bao gồm vàng, bạc và các mặt hàng nông nghiệp) sẽ tăng lên một cách đáng kể.
Bất động sản sẽ siêu lạm phát trong nhiều năm do tình trạng đầu cơ. Năm 2006 bong bóng bất động sản nổ tung và nó bắt đầu trượt dốc kể từ thời điểm đó. Chúng tôi dự đoán nó sẽ tiếp tục rớt giá và sau đó tạm ổn được một lúc rồi dần dần tăng lên, bởi vì đất đai và cao ốc là những tài sản thực. Tuy nhiên, có vẻ như vào lúc nó được đánh giá cao về mặt giá trị thì nó chỉ sẵn có cho những ai có đủ vàng, bạc hay các kim loại quý khác để trao đổi như các tài sản thế chấp.
Chỉ một vài cá nhân giàu có mới có thể trả tiền cho bất động sản (sử dụng bằng đồng tiền lạm phát), nhưng hầu hết số đông sẽ cần dựa vào các khoản vay ngân hàng, thứ mà đơn giản là không sẵn có đối với họ.
Điều khuyến khích là các bạn nên dự trù trước cho sự sụp đổ bằng cách ưu tiên các khoản đầu tư của mình như sau: (1) mua đất và trồng các loại thực phẩm cho riêng mình khi bạn vẫn còn có khả năng; (2) mua vàng, bạc hay các kim loại quý khác (hãy giữ chúng ở những nơi an toàn); (3) giữ tiền mặt thay vì gửi vào các ngân hàng; (4) giữ các tài sản ngắn hạn, như các tài khoản giao dịch và các loại thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ; và cuối cùng, (5) đầu tư vào các công ty tiên phong trong khả năng điều hành xuất sắc và đóng góp vào sự khỏe mạnh của nhân loại (như là các nguồn năng lượng sạch thay thế hay các công ty làm sạch môi trường).
Hãy nhớ là, đây là sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Nếu bạn có đủ tiền cho những thứ này, thì hãy đảm bảo là lựa chọn (1) và (2) nên được ưu tiên đặt lên trước.
Các giải pháp được đưa ra bởi giới cầm quyền tinh hoa
Hầu hết các ngân hàng và các cá nhân cực kỳ giàu có không hề ngốc chút nào. Họ biết rằng không thể giữ cho mô hình kim tự tháp của mình duy trì mãi mãi. Không sớm thì muộn họ cũng sẽ cạn kiệt nguồn lực để mua và bán, hay các khoản nợ trở thành một gánh nặng quá lớn khiến khách hàng của họ (những người vay tiền) sẽ không có đủ khả năng chi trả cho các khoản vay. Do đó, họ đã mơ đến những cách thức mới để củng cố ảo tưởng về quyền lực của mình.
Một trong những chiến thuật của họ là giới thiệu các loại tiền tệ mới mà cùng chia sẻ bởi một số quốc gia nằm trong một khu vực địa lý nào đó. Đồng Euro là một trong những ví dụ của chiến lược này. Ý tưởng là để có được nhiều sự kiểm soát hơn lên các quốc gia bằng cách vào vai một ngân hàng trung tâm để chi phối đồng tiền mới, do đó thế chỗ cho các ngân hàng đơn lẻ thuộc các quốc gia thành viên.
Một chiến lược tương tự đã được lập kế hoạch cho vùng Bắc Mỹ, với một đồng tiền mới được đặt tên là “Amero”. Đồng tiền này sẽ thay thế cho đồng đô la Canada, đô la Mỹ và đồng peso của Mê-xi-cô. Một ngân hàng trung tâm Bắc Mỹ sẽ được tạo ra để quản lý các tài sản này (và dĩ nhiên, tiền được in ra từ không khí).
Giới cầm quyền tinh hoa có thể sẽ cố gắng thuyết phục mọi người rằng việc tạo ra một đồng tiền chung sẽ đoàn kết họ lại và khiến cho việc du lịch được dễ dàng. Trong khi điều này đúng ở một mức độ nào đó, nhưng nó không phải là động cơ chính để có một đồng tiền chung trong khu vực. Lý do thực sự là để phá vỡ các rào chắn mậu dịch và khiến cho việc lũng đoạn thị trường dễ dàng hơn trên nhiều mặt hàng. Một hiệp định thương mại mới được gọi là Hiệp Hội Bắc Mỹ (North American Union – NAU) đang tiến triển khá tốt vượt qua các giới hạn của NAFTA, sẽ được soạn thảo cùng với Amero. Hiện Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ (Free Trade Area of the Americas (FTAA)) đang trong thời kỳ hình thành phôi thai của nó.
Một trong những lợi ích đối với giới tinh hoa là một cấu trúc như vậy sẽ phá vỡ các rào chắn giữa các quốc gia dẫn đến việc chuẩn hóa mức lương (khiến chúng thấp hơn một cách đáng kể ở Canada và Mỹ, trong khi nâng lên một chút ở Mê-xi-cô). Kết quả cuối cùng là tạo ra một nguồn lao động rẻ và mang lại nhiều lợi nhuận hơn dành cho các tập đoàn quốc tế cũng như các ngân hàng thuộc khối sử dụng đồng tiền chung.
Các giải pháp khai sáng đối với sự sụp đổ của nền kinh tế
Trong một thế giới hoàn hảo, giải pháp đặt ra là loại bỏ tất cả các công việc mà không tạo ta một sản phẩm hay dịch vụ nào mang giá trị thực (chẳng hạn hầu hết các hoạt động diễn ra tại Phố Wall hiện nay), và thay thế chúng bằng những công ty hay tổ chức làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn (chẳng hạn như làm các nhóm công việc dọn vệ sinh môi trường hay phân phát thức ăn cho người nghèo). Ý tưởng ở đây là khiến tất cả mọi người đều đóng góp công sức của mình vào sự phồn vinh của cộng đồng. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra như một phép màu được, đặc biệt là khi nhiều người vẫn còn bám víu vào quyền lực, danh vọng và ảo tưởng về sự an toàn.
Giải pháp cũng không phải theo kiểu chủ nghĩa xã hội không tưởng nơi mà mọi người có cùng tài sản và cơ hội như nhau. Thực ra, những người “không có” cần được cung cấp các phương tiện để chấm dứt sự nghèo đói và đau khổ của họ, chứ không đơn giản là cung cấp cho họ tiền bạc hay công việc.
Phải có một sự thay đổi nền tảng trong nhận thức giữa tất cả các nhóm linh hồn trên Trái Đất. Chừng nào mà các linh hồn còn đồng hóa mình với bản ngã (phức hợp gồm thể xác/thể tình cảm/thể trí), thì sẽ vẫn còn có những quan niệm về sự thiếu thốn và các hành vi tích trữ cũng như tham lam đi cùng với quan niệm đó.
Một khi nhận thức thay đổi, thì cũng sẽ có sự thay đổi trong các ưu tiên của xã hội. Thay vì tiêu tốn hàng tỉ đô la cho các hệ thống phòng thủ quân sự và các gói cứu trợ tài chính cho các ngân hàng, thì mục tiêu chính sẽ dành cho giáo dục và phát huy các tiềm năng của con người. Điều đó bao gồm cả việc chăm sóc hành tinh Trái Đất và phục hồi lại sức khỏe cho cô ấy.
Chúng tôi đang nói về một nền giáo dục đích thực, không phải là việc học thuộc lòng các sự kiện mà nhóm lãnh đạo muốn các bạn phải biết, ngoại trừ những sự kiện không thuận lợi nằm trong các chương trình nghị sự của họ. Nền giáo dục thực sự sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi như: “Làm một con người có ý nghĩa là gì?” và “Thế nào là giác ngộ?” và “Làm cách nào để chúng ta tạo ra một xã hội mà tất cả các linh hồn đều có giá trị, đều được tôn trọng?”
Chúng tôi những người sống trong Thiên Đàng đã làm việc với không ít hành tinh giống như các bạn, và trong khi mỗI thành viên trong số họ đều khác biệt và độc đáo, thì cũng có một vài hiện tượng chung đáng đề cập.
Trước hết, chúng tôi dành cho các bạn một lời khen ngợi nhỏ. Như một vị Thầy của các bạn đã từng nói: “Chưa bao giờ trong lịch sử dải Thiên Hà này lại có một hành tinh đã rơi xuống quá sâu lại có thể được nâng tần số lên một cách nhanh chóng đến như vậy”.
Hành tinh của các bạn là một trong những hành tinh thú vị, đầy thử thách, là một trong những thế giới mà chúng tôi đã cùng làm việc. Nói như vậy để nói rằng, những thế giới đặt giáo dục làm ưu tiên hàng đầu là những thế giới thức tỉnh nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Mặc dù những linh hồn non trẻ có khao khát học hỏi về sự đau khổ theo mọi hình thức, thì những linh hồn trưởng thành hơn đã học được tất cả những gì họ cần về sự đau khổ và nghèo đói và đã sẵn sàng tiến lên.
Thật khó cho một hành tinh để có thể chứa cùng lúc cả hai nhóm linh hồn già và trẻ và điều đó đã mang lại những thách thức khá độc đáo.
Nếu không chuyển những linh hồn non trẻ đến một hành tinh thích hợp với mức tiến hóa của họ, thì sẽ không thể đưa nhân loại tiến đến một cấp độ tiến hóa cao hơn. Mẹ Trái Đất, trong sự kiên nhẫn gần như vô hạn của cô ấy, đã đạt đến ngưỡng mà sự tồn tại của cô ấy đang bị đe dọa, và chính vì lý do đó mà cô ấy đã làm việc cùng với Thượng Đế (Godhead) để mang lại một giải pháp phục vụ tốt nhất cho mọi linh hồn.
Sẽ có một thời điểm trên Trái Đất khi mà những linh hồn giác ngộ ở cùng với cô ấy sẽ không còn yêu cầu có bất cứ một hình thức kinh tế nào nữa. Tuy nhiên, vẫn cần có một khoảng thời gian chuyển tiếp, nên những phần kế tiếp sẽ được hiến tặng cho việc khám phá các mô hình kinh tế mới. Một vài trong số này sẽ được ứng dụng trước khi hệ thống thế giới cũ hiện nay hoàn toàn sụp đổ.
Có một vài cái gọi là “giải pháp” đã được đề ra bởi những linh hồn chỉ mang lại cho các bạn những vấn đề phải đối mặt. Mặc dù những “giải pháp” này là không phù hợp và được tạo ra bởi những kẻ chủ mưu sẽ sớm rời khỏi Trái Đất, chúng tôi vẫn nêu ra ở đây để cung cấp cho bạn một cái nhìn về sự tương phản.
Hãy để chúng tôi bắt đầu bằng một vài ý tưởng phổ biến về việc “sửa chữa” nền kinh tế hiện có hay tạo ra một nền kinh tế mới. Đây không phải là một danh sách dài ngoằng và chúng tôi khuyến khích các bạn hãy tự mình đề ra những ý tưởng mới.
Các kim loại quý và sự trở lại giá trị của chuẩn vàng
Đây là giải pháp khắc phục tạm thời và nếu không được thực hiện đúng cách, nó lại góp phần duy trì nền kinh tế thế giới cũ thay vì giúp cho nhân loại tạo ra quá trình dịch chuyển đi đến giác ngộ. Tuy nhiên, nó có thể làm giảm bớt phần nào khó khăn và giúp phân phối lại quyền lực kinh tế cho người dân từ tay các tập đoàn ngân hàng.
Kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim, vv…) thực sự có giá trị khi được dùng làm các thành phần trong công nghiệp, nghệ thuật và làm đồ trang sức. Bằng cách ràng buộc tiền giấy bằng kim loại quý, điều này mang lại cho nó một giá trị cơ sở hay một mốc chuẩn. Một hệ thống như vậy ổn định hơn so với tiền được tạo ra từ sắc lệnh tiền tệ.
Các chính phủ sẽ được yêu cầu giữ tài sản hữu hình (các kim loại quý) trong kho bạc để sao lưu giá trị của tiền in. Họ sẽ ban hành các giấy chứng nhận vàng và bạc, đại diện cho vàng và bạc và có thể được trao đổi bằng kim loại thực khi có yêu cầu. Nói cách khác, mọi người đều nhất trí rằng vàng và bạc có giá trị thực sự, và mệnh giá trên các giấy chứng nhận chỉ đơn giản là đại diện cho số vàng và bạc tương ứng, điều này khiến cho việc giao dịch diễn ra dễ dàng hơn (vàng và bạc rất nặng và cũng khó để mang theo).
Bãi bỏ các hệ thống ngân hàng dự trữ theo tỷ lệ và lãi kép
Những linh hồn tin vào quyền lực của họ (và những thứ mang lại cho họ quyền lực đó) sẽ không bao giờ sẵn sàng chấp nhận bãi bỏ hệ thống dự trữ theo tỷ lệ và lãi kép, nhưng bằng cách đồng tâm hiệp lực cùng với việc mang trở lại giá trị của chuẩn vàng, một bước đi như vậy sẽ nhanh chóng phục hồi được sự cân bằng.
Ý tưởng là như sau: Các ngân hàng cho mượn tiền, với mức lãi suất đơn giản không vượt quá 10% số tiền gốc, và phải có 100% tài sản của họ trên sổ cái vào mọi lúc. Nói cách khác, nếu bạn gửi 1.000$, ngân hàng giữ số tiền đó (bằng vàng hay bằng giấy chứng nhận) cho đến khi bạn thực hiện việc rút tiền. Các khoản vay phải được thực hiện từ các khoản đầu tư chính ban đầu của ngân hàng. Nếu ngân hàng mượn tiền từ người cho vay khác, thì cùng các nguyên tắc sẽ được áp dụng cho giao dịch đó và người cho vay đó. Không có ngoại lệ.
Nếu một người thành lập một ngân hàng với số tiền 100.000$, anh ta có thể chọn để tạo ra 10 khoản vay 10.000$ bằng số tiền đó, nhờ vậy thu được khoản tiền sau khi thanh toán là 110.000$ (với lãi suất đơn giản 10%). Anh ta có thể cho vay lại số tiền đó, mà sau này mang giá trị 121.000$ sau khi thanh toán (10% của 110.000$).
Ngân hàng được phép đưa ra mức lãi suất đối với người gửi tiền theo một tỷ lệ thấp hơn lãi suất vay. Đó là cách mà các ngân hàng kiếm tiền. Nếu 10 người gửi tiền nhận được lợi tức 5%, lợi nhuận của ngân hàng sẽ là 5% nếu lãi suất cho vay là 10%. Điều này khá đơn giản. (Hệ thống này cũng giảm thiểu được số lượng lớn kế toán viên). Nên người mà đã thành lập ngân hàng trên giờ đã kiếm được số tiền 10.500$ (một nửa số tiền 21.000$ tạo ra từ các khoản vay được trả cho những người gửi tiền). Đó là một khoản thu nhập nhỏ khá tốt xứng đáng với những nhọc nhằn của anh ta khi làm công việc giấy tờ và cắt giảm một số chi phiếu.
Đất đai (Bất động sản)
Đất đai là loại mặt hàng có giá trị nhất trên Trái Đất, bởi nếu đất nằm ở vị trí tốt, bạn có thể trồng lương thực trên đó cũng như khai thác được nguồn nước. Đất đai có giá trị hơn cả vàng bạc bởi vì bạn có thể ăn thức ăn được trồng từ đất, chứ không thể ăn vàng bạc!
Nếu bạn có đủ khả năng để mua các mảnh đất màu mỡ và có nguồn nước sạch, thì bây giờ là lúc để làm điều đó. Chúng tôi khuyến khích các bạn mua một lô đất vừa có không gian mở vừa có rừng. Nếu không có rừng thì hãy dành một nửa khu đất của bạn để trồng rừng. Nửa phần đất còn lại của bạn nên bao gồm các loại cây ăn trái, một vườn rau và, dĩ nhiên là nhà ở nơi các bạn sinh sống và làm việc.
Các bạn sẽ muốn thiết lập nhà cửa vườn tược và nơi làm việc thật gần nhau để giảm thiểu các thiết bị vận chuyển vận hành bằng các nhiên liệu hóa thạch. Chừng nào các bạn còn có công nghệ vệ tinh và Internet, thì chúng tôi khuyến khích các bạn làm công việc của mình theo hình thức trực tuyến (qua mạng) để khỏi phải di chuyển qua lại từ nhà đến chỗ làm hàng ngày. Dần dần, điều này sẽ không cần thiết nữa bởi vì các bạn sẽ thiết kế được các phương thức vận chuyển bằng các động cơ đẩy điện từ (electromagnetic propulsion devices), nhưng bây giờ, các bạn đang tìm kiếm các cách thức để “giảm thiểu ô nhiễm carbon” của mình và ít bị phụ thuộc vào tình trạng cực kỳ biến động trong thị trường năng lượng trong những năm sắp tới.
Nguồn năng lượng để vận hành điền trang của các bạn (hay các cộng đồng tâm linh) nên là nguồn thủy điện, năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió, do đó các bạn sẽ muốn chọn một địa điểm với hi vọng rằng, có ít nhất dư thừa hai trong số những nguồn năng lượng trên. Một địa điểm tại hoang mạc sẽ có mặt trời và gió. Một địa điểm tại núi cao sẽ có nước và gió. Chúng ta sẽ còn nhiều điều để nói về việc mua bán đất đai trong chương nói về các cộng đồng tâm linh.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét ý tưởng về việc hình thành các loại tiền tệ mới ở cấp độ cơ sở nhất, có nghĩa là bên trong các cá nhân thuộc cộng đồng và các nhóm địa phương.
Các loại tiền tệ mới
Mục đích của tiền bạc là khiến cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ được diễn ra thuận tiện hơn. Tất cả chỉ có thế thôi, các bạn ạ. Thực sự không có gì nhiều hơn ngoài việc đó đâu. Thay vì kéo nguyên một xe tải táo để trao đổi với một xe tải cam (khi bạn đã chán ốm với việc ăn táo), thì tất cả những gì bạn cần là một mẩu giấy (hay các đồng xu). Theo cách đó, bạn có thể chờ cho đến khi những trái cam chín mọng (thông thường là 3 tháng sau mùa táo chín) và đổi lấy bằng tiền giấy (hay tiền xu) của bạn vào thời điểm đó. Các bác nông dân đều thích điều đó, bởi vì táo sẽ không hư thối trong khi chờ cho cam chín và các bác nông dân trồng cam sẽ không phải hái những trái cam xuống trong khi chúng còn xanh.
Đây dường như là một ví dụ ngớ ngẩn, nhưng nó thực sự lại chính là mục đích của tiền bạc. Loài người các bạn đã dành cho nó một tầm quan trọng quá mức so với điều mà nó thực sự là. Các bạn đã trói buộc giá trị bản thân mình vào nó. Các bạn sống với một nỗi sợ hãi không ngừng về việc không có nó. Các bạn đã thuê hàng triệu người để đếm nó, bảo hiểm cho nó, tích trữ nó, trao đổi nó, đầu tư vào nó, v.v. Một tỷ lệ phần trăm to lớn trong nguồn năng lượng và sự quan tâm của các bạn dành cho việc tiêu xài, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tiền bạc của các bạn.
Các loại tiền tệ mới cần dựa theo một nguyên tắc đã nêu ra ở trên – đó là khiến cho cuộc sống dễ dàng hơn. Những loại tiền tệ như vậy chỉ nên dựa trên giá trị thực của sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại. Chúng tôi nhận thấy có một số thứ không dễ để gán giá trị cho nó, và đó là lý do tại sao các cuộc họp hội đồng mở rộng sẽ được cần đến bởi các thị trấn, ngôi làng, các tỉnh và quốc gia nào muốn giới thiệu các đồng tiền mới.
Ví dụ, các bạn có thể quyết định rằng ai đó làm bánh mì có giá trị tài sản ròng thấp hơn so với người nào đó biết xây dựng một căn nhà. Trong thời điểm bắt đầu lưu hành đồng tiền mới, sẽ không tránh khỏi sự bất bình đẳng. Một số nghề nghiệp hiện nay đang được định giá quá cao, như y khoa và luật pháp. Những thứ khác thì bị định giá thấp một cách rẻ mạt, như nghề nhà giáo.
Sẽ luôn có những cách giải thích khác nhau đối với những gì cấu thành nên giá trị thực. Ngoài ra, một nhà cố vấn có thể giúp ích rất nhiều cho các khách hàng của anh ấy/cô ấy, trong khi những người khác thì không. Vậy họ có nên thu và nhận cùng một khoản tiền?
Quy luật cung và cầu sẽ phần nào khắc phục sự mất cân bằng này (nếu nó được phép vận hành theo cách của nó mà không có bất kỳ sự can thiệp nào). Ví dụ, nhà cố vấn nào làm việc hiệu quả sẽ có được rất nhiều khách hàng sẵn lòng trao đổi tiền bạc của họ cho các dịch vụ của anh ấy/cô ấy, trong khi người làm không hiệu quả sẽ có ít công ăn việc làm hơn.
Có một số loại tiền tệ đã được đưa vào lưu hành tại các thành phố khác nhau trên khắp thế giới. Một số trong chúng xem tất cả mọi công việc đều có giá trị như nhau, nên một tiếng đồng hồ tư vấn pháp luật cũng có giá trị như một tiếng dạy học cách làm bánh mì.
Khi các linh hồn tiến hóa, giá trị thực của hàng hóa và dịch vụ sẽ được công nhận và được tưởng thưởng một cách công bằng. Để giúp đưa mọi người đi đến trạng thái giác ngộ, một số dịch vụ sẽ được cung cấp miễn phí, bao gồm các vấn đề về chăm lo sức khỏe cơ bản và giáo dục. Thay vì áp đặt thuế thu nhập cá nhân hay tài sản, một thành phố hay một tỉnh cùng với các công dân trong đó sẽ nhất trí với nhau là đóng góp một tỷ lệ phần trăm nhất định trong thu nhập của họ vào việc chăm lo sức khỏe và giáo dục một cách thường xuyên. Mặc dù điều này, về bản chất, cũng đạt được kết quả giống như thuế (và có thể được hiểu là thuế tự nguyện), nhưng không có lãi kép giả định rằng tất cả số tiền thu được sẽ tài trợ cho giáo dục, thay vì phần lớn của nó sẽ dành để trả tiền lãi trên số tiền gốc của khoản vay.
Chúng tôi khuyến khích các bạn hãy thực hiện một số nghiên cứu và đến thăm một trong số các thành phố sử dụng tiền tệ thay thế để xem cách nó làm việc cũng như các thách thức đi kèm.
Nói về sự ly khai
Tại một số quốc gia, các tiểu bang hay các tỉnh theo hiến pháp có quyền được ly khai khỏi chính quyền trung ương. Thách thức lớn nhất khi làm điều này là phải tạo ra đủ nguồn lao động và tài nguyên để có thể tự cung tự cấp. Công dân trong nhiều nước “phát triển” lệ thuộc khá lớn vào chính phủ của họ để có được các phúc lợi, các chương trình xã hội, thương mại liên bang, v.v. và để cho một khu vực, một tiểu bang hay một tỉnh ly khai, thì sự lệ thuộc này cần phải chấm dứt.
Tại các quốc gia được hợp thành từ nhiều tiểu bang hay nhiều tỉnh, và ngay cả trong những quốc gia chỉ có một vài địa hạt hay lãnh địa, thì cũng có thể có khả năng để phát hành các loại tiền tệ và các chương trình mậu dịch tương thích với các khu vực đó. Ý tưởng nêu ra ở đây không phải để loại trừ một ai hay trở nên biệt lập, mà là để tập trung cho sự phát triển, có khả năng tự sản xuất và chế biến hàng hóa một cách cục bộ. Điều này, theo một cách, là phần mở rộng của các ý tưởng trình bày trong chương sắp tới nói về các cộng đồng chủ định.
Nếu các bạn muốn mô tả ba Trái Đất song song về mặt kinh tế, các bạn có thể nói rằng những linh hồn mật độ 4 đang tách ly khỏi thế giới mật độ 3 và đang thiết lập một xã hội mới với các loại hình tiền tệ mới và các quy tắc thương mại hỗ trợ cho hệ thống giá trị của họ. Những linh hồn mật độ 5 sẽ có rất ít nhu cầu về kinh tế đến mức hầu như những nhu cầu của họ đều được cung cấp từ bên trong.
Chúng tôi đã bao gồm một vài ý tưởng bổ sung về nền kinh tế tương lai của các bạn.
Nền kinh tế giác ngộ
Chừng nào mà các linh hồn mật độ 4 trên Trái Đất còn cần đến các nguồn tài nguyên cơ bản, thì chừng đó vẫn còn có nhu cầu về một hệ thống kinh tế. Nó có thể chỉ đơn giản là việc mua bán và trao đổi như đã từng có trong những thời kỳ trước kia của quá khứ, hoặc nó cũng có thể là một hệ thống phức tạp về tiền tệ và kế toán, giống với ngày nay, nhưng dĩ nhiên là mức độ của nó nằm đâu đó tại khoảng giữa 2 điều này.
Sự khác nhau căn bản giữa nền kinh tế giác ngộ và nền kinh tế dựa trên sự tham lam, thiếu thốn, khan hiếm và tư lợi, đó là mục tiêu chính và quan trọng nhất của nền kinh tế giác ngộ là mang lại sự ấm no và sung túc cho toàn thể công dân.
Không giống với các hệ thống xã hội chủ nghĩa nơi mà giá trị của mỗi cá nhân bị chà đạp, và cũng không giống với hệ thống tư bản chủ nghĩa nơi mà giá trị của tập đoàn luôn được đề cao so với các thành viên của nó, một hệ thống giác ngộ là dựa trên những quyết định khôn ngoan và sáng suốt luôn được đưa ra bởi một hội đồng gồm các trưởng lão được bầu chọn, thể hiện được sự hiểu biết lớn lao của mình trong các vấn đề kinh tế; chẳng hạn, điều mà người dân cần để có được sự phồn vinh và hạnh phúc khi sống trong thế giới bên ngoài.
Một hệ thống kinh tế giác ngộ là bắt đầu từ bên trong, bằng cách nhận ra rằng tất cả các linh hồn đều đang sống trong một Vũ Trụ giàu có vô hạn dựa trên tình yêu thương và sự hợp tác. Đã có các bằng chứng khoa học chứng minh rằng có hầu như là một nguồn năng lượng vô hạn nằm trong chân không của không gian (trong khi thực sự có tồn tại một thứ nào đó chứ không phải chân không), vì vậy về bản chất, một nền kinh tế giác ngộ đơn giản chỉ là sự biểu hiện bên ngoài của một sự thật bên trong, sự thật rằng các bạn hoàn toàn tự do, không có giới hạn và cực kỳ sung túc.
Các nhiệm vụ đầu tiên đối với nền kinh tế mới là: (1) giáo dục mọi người về bản chất giàu có của Vũ Trụ; và (2) phát triển các cách thức để tận dụng nguồn năng lượng dồi dào này và khiến cho nó trở nên rõ ràng, hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày của những linh hồn sống trên Trái Đất.
Chúng tôi đã quan sát thấy rằng nếu số tiền được dùng để giải cứu các ngân hàng và hỗ trợ cho quân đội được dùng vào 2 mục đích vừa liệt kê ra ở trên thì chỉ trong vòng một vài năm ngắn ngủi, các bạn sẽ có thể phát triển được các chương trình tại chỗ đảm bảo cho toàn thể nhân loại sống hạnh phúc và sung túc, mà không hề thiếu thốn bất cứ thứ gì về vật chất.
Ngay cả với những công nghệ hiện có, các bạn cũng có đủ các phương tiện để chăm sóc cho tất cả mọi người gấp nhiều lần so với trước đây, tuy nhiên do các bất công trong hệ thống chính trị và kinh tế, cũng như niềm tin vào sự thiếu thốn và khan hiếm, gần như 2/3 dân số thế giới bị suy dinh dưỡng và chết đói.
Khi các cộng đồng ánh sáng mật độ 4 được thiết lập nhiều hơn, nhiều nhóm của chúng tôi thuộc các thế giới cao hơn sẽ có thể hỗ trợ và chia sẻ các tiến bộ về công nghệ và khoa học của chúng tôi với các bạn. Nhiều nhóm ngoài hành tinh rất sẵn lòng làm điều này ngay bây giờ, nhưng tình huống trên Trái Đất đã vượt quá mức ổn định để cho phép điều này diễn ra mà lại không làm xáo trộn sự cân bằng của tự do ý chí.
Trong nền kinh tế giác ngộ, mỗi người đều đóng góp theo những con đường biểu hiện khác nhau mà hầu hết vẫn đáp ứng được những khát vọng bên trong của linh hồn. Nói cách khác, một xã hội thành công là một xã hội đưa giáo dục làm ưu tiên hàng đầu, và bên trong quá trình giáo dục, luôn khuyến khích mỗi linh hồn tự khám phá ra ý nghĩa và mục đích sống cho riêng mình. Nếu mỗi linh hồn đều đóng góp công sức của mình và được làm việc trong những công việc thực sự như ý nguyện, thì điều tuyệt vời sẽ đến như là thành quả tất yếu. Sẽ có một sự cân bằng hoàn hảo giữa các kỹ năng, năng lực và các nhóm nghề nghiệp. Các bạn sẽ không gặp phải tình huống có một triệu nhà trị liệu bằng phương pháp Reiki nhưng lại không có nhà trị liệu tâm lý nào cả, hay một triệu thợ làm tóc nhưng lại không có ai làm thợ điện. Mỗi nhu cầu đều sẽ được lấp đầy bởi vì mỗi linh hồn đều nhìn thấy được bức tranh tổng thể và làm cách nào để anh ta hay cô ta khớp với nó. Chúa Hiện Diện bên trong mỗi linh hồn sẽ chỉ cho anh ta hay cô ta thấy các cách thức đầy niềm vui và sáng tạo để thể hiện và đóng góp vào nhu cầu chung của cộng đồng. Nói cách khác, mỗi linh hồn sẽ nhìn thấy được sự Nhất Thể giữa nó với cái toàn thể và từ đó tìm ra cách đáp ứng thật phù hợp.
Cũng giống như loài ong, kiến và các sinh vật khác, chúng làm việc cùng với nhau để tạo ra các cấu trúc nguy nga tráng lệ bên trong thế giới của chúng, tương tự với những con người giác ngộ, nhưng có một sự khác biệt quan trọng: Con người không phải là các lao công thuộc địa. Họ là những cá nhân đầy sáng tạo đang làm việc đồng thời để đáp ứng nhu cầu của chính mình và của cả cộng đồng.
Khi một thành viên của một hệ thống kinh tế giác ngộ rơi vào các thời điểm khó khăn, dù với bất cứ lí do gì, thì cộng đồng lúc đó sẽ trở thành một hệ thống hỗ trợ để giúp cho cá nhân đó có thể đứng dậy được trên đôi chân của mình. Mỗi thành viên đều nhận ra sự Nhất Thể luôn hiện hữu về mặt tâm linh bên trong nhóm và dựa vào cảm giác, nếu một người không mãn nguyện, cả nhóm sẽ cảm thấy không mãn nguyện. Vị thầy Gandhi nhìn xa trông rộng của các bạn đã từng nói: “Chừng nào mà một đứa trẻ còn đói khát ở đâu đó trên thế giới, chúng ta vẫn chưa có được sự tự do”.
Tóm lại, một nền kinh tế giác ngộ là dựa trên tiền đề rằng luôn có nhiều hơn là chỉ đủ cho tất cả mọi người, và các trọng tâm khoa học trong việc tận dụng, sản xuất, phân phát sự thịnh vượng và phát đạt đó đã hiện diện bên trong các thế giới cao hơn của sự rung động (etheric realms).
Chúng tôi những người đang sống trong các thế giới cao hơn từ lâu đã học được cách khai thác từ các thế giới này để đem lại sự sống mới và tạo ra các thế giới trong các chiều kích thấp hơn. Trong khi chúng tôi không thể cung cấp cho các bạn mọi chi tiết về quá trình làm thế nào để thực hiện điều này (nếu thế cuốn sách này sẽ trở nên quá lớn và quá chuyên biệt), chúng tôi chỉ có thể chỉ cho các bạn hướng đi đúng và giao tiếp thông qua các nhà phát minh, các khoa học gia của các bạn theo một chừng mực nào đó mà họ sẽ lắng nghe chúng tôi.
Như đã từng nêu ra trước đây, các tiến bộ trong công nghệ và khoa học giữa những năm từ 2012 đến 2015 sẽ cho phép các thiết bị năng lượng điện từ (thường được gọi là năng lượng điểm không hay các hệ thống năng lượng miễn phí) bắt đầu sản sinh trên Trái Đất. Điều này cơ bản sẽ chứng minh được sự thật rằng luôn có nhiều hơn là chỉ đủ cho tất cả mọi người. Những hệ thống năng lượng như vậy sẽ khiến cho hệ thống kinh tế thế giới cũ của mật độ 3 hoàn tất quá trình sụp đổ của nó, giúp cho chú chim phượng hoàng lửa của Trái Đất Mới có thể hồi sinh từ đống tro tàn.
Một vài gợi ý cho việc ứng phó đối với sự sụp đổ của nền kinh tế
Trước khi nền kinh tế mới được phát triển vững chắc, sẽ có một khoảng thời gian chuyển tiếp, và mọi thứ có vẻ như khá lộn xộn vào lúc đó.
Khi nền kinh tế thế giới cũ đi đến hồi kết, thì điều tương tự cũng diễn ra với hệ thống phân phối toàn cầu. Chúng tôi đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm (từ viễn cảnh mật độ 3) dựa trên sự cạn kiệt các nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch, sự ô nhiễm ngày càng tăng lên, các khoản nợ phi mã, cùng với sự suy giảm hệ thống miễn dịch của con người. Khi giá nhiên liệu đã trở nên quá cao, máy bay, tàu biển, tàu hỏa, xe cộ và các phương thức vận chuyển khác cũng bắt đầu bị tiêu hủy.
Bởi vì rất nhiều hệ thống chính phủ của các bạn đã bị vỡ nợ, các bạn không thể dựa vào họ để can thiệp và khiến mọi thứ tiếp tục hoạt động được nữa. Có lẽ các bạn đã từng thấy cách ứng phó của chính phủ trước các thảm họa thiên nhiên. Liệu chính phủ Mỹ đã ứng phó một cách thích đáng đối với thảm họa diễn ra tại New Orleans? Liệu chính phủ Nhật Bản đã xử lý được thảm họa động đất và sóng thần một cách thỏa đáng, đặc biệt là với các lò phản ứng hạt nhân?
Từ bên trong, cách đối phó tốt nhất đối với các thực tại kinh tế trong một vài năm tới là học cách chịu trách nhiệm cho chính mình và cho những người khác, tự phát triển lương thực và trao đổi hàng hóa cục bộ, phát triển các nguồn năng lượng thay thế, và tự đặt ra cho mình câu hỏi: “Làm thế nào tôi có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của mình nếu hệ thống phân phối toàn cầu bị sụp đổ? Điều mà tôi thực sự cần là gì?”
Hầu hết con người ở các quốc gia phát triển đều tiêu thụ nhiều hơn những gì họ thực sự cần. Bằng cách dựa nhiều hơn vào Nguồn Lực đến từ bên trong và ít hơn với thế giới vật chất bên ngoài, sự cân bằng mới có thể được phục hồi. Hãy hòa nhịp với Mẹ Trái Đất. Lắng nghe các nhịp điệu của cô ấy. Nghe những lời nói của cô ấy. Và tìm ra cách hành động thật phù hợp.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn sẽ đưa ra một danh sách các địa điểm hầu như và dường như ít phải đối phó với sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế.
Những nơi cần tránh trong suốt quá trình diễn ra sự chuyển đổi kinh tế
Trước khi chúng tôi liệt kê ra những nơi an toàn nhất, hãy để chúng tôi nhắc lại với các bạn rằng những nơi tồi tệ nhất là những thành phố lớn nằm ở những vị trí khô cằn hay nằm gần với mực nước biển. Số lượng lớn người dân đang sống cách xa hàng trăm hay hàng ngàn cây số khỏi vùng nông nghiệp sẽ có một khoảng thời gian rất khó khăn trong những năm sắp tới.
Ngoài ra, nằm trong danh sách những nơi cần tránh là những thành phố hay khu vực mà phụ thuộc nhiều vào các hệ thống vận chuyển bằng nhiên liệu hóa thạch, trong khi có ít hay không có các phương tiện vận chuyển công cộng hay các công viên cho cộng đồng.
Nếu các bạn không biết làm cách nào để phát triển lương thực tại những vùng núi cao, thì sẽ là một ý tưởng tốt để tránh những nơi cao hơn 2000 mét so với mực nước biển, hay những nơi có mùa đông khắc nghiệt hay mùa hè kéo dài.
Các bạn cũng muốn tránh xa những cộng đồng phát triển theo hướng độc canh, những nơi mà họ đặt “tất cả các quả trứng vào trong cùng một chiếc giỏ”. Thay vào đó hãy tìm một nơi mà có sự đa dạng hóa, cả về mặt xã hội cũng như nông nghiệp. Hãy chọn một nơi có hệ thống vận chuyển phát triển cao, cũng như các dịch vụ phúc lợi đối với người cao tuổi, người khuyết tật hay các nhóm thiểu số.
Những địa điểm an toàn về mặt kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi
_ Những nơi có đất nông nghiệp màu mỡ và dân cư thưa thớt.
_ Các khu vực thuộc vùng Tây Bắc Hoa Kỳ/ Tây Nam Canada.
_ Các khu vực thuộc Argentina và Uruguay.
_ Một vài nơi ở Trung Mỹ.
_ Các khu vực thuộc Đông Âu, Armenia, Yugoslavia.
_ Phía Nam Pháp và phía Bắc Tây Ban Nha.
_ Cực Bắc Italy và Nam Thụy Sĩ.
_ Khu vực nội địa phía Đông Australia.
_ Các khu vực thuộc miền Trung Châu Phi.
Đến đây, chúng tôi xin kết thúc phần các thực tại kinh tế.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- THÔNG ĐIỆP TỪ CÁC ĐẤNG SÁNG TẠO (Trọn bộ)
- KẾT LUẬN ( Hết)
- Phần 30: NGƯỜI ARCTURUS VÀ SỰ THĂNG LÊN
- Phần 29: NỘI DUNG HỘI THẢO CỦA LEAD
- Phần 28: ĐỜI SỐNG TRONG CÁC TRẠNG THÁI THĂNG LÊN
- Phần 27: LUẬT HẤP DẪN VÀ SÁNG TẠO THỰC TẠI CỦA BẠN
- Phần 26: SINH HỌC VÀ SỰ THAY ĐỔI
- Phần 25: SỰ TIẾN BỘ CỦA CÔNG NGHỆ
- Phần 24: CHÍNH TRỊ VÀ SỰ THAY ĐỔI
- Phần 23: KINH TẾ VÀ SỰ THAY ĐỔI
- Phần 22: XÃ HỘI HỌC VÀ SỰ THAY ĐỔI
- Phần 21: SỰ DUY LINH
- Phần 20: TÔN GIÁO VÀ SỰ THAY ĐỔI
- Phần 19: PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
- Phần 18: SỰ SỐNG TRÊN CÁC HÀNH TINH KHÁC
- Phần 17: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH TÍCH CỰC VÀ NHỮNG SINH MỆNH ĐÃ THĂNG LÊN TRONG SỰ THAY ĐỔI CỦA TRÁI ĐẤT
- Phần 16: NHỮNG CỘNG ĐỒNG CÓ CHỦ Ý
- Phần 15: CÁC THỰC TẠI XÃ HỘI
- Phần 14: CÁC CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ
- Phần 13: CÁC THỰC TẠI KINH TẾ
- Phần 12: NHỮNG THAY ĐỔI TỪ BÊN NGOÀI
- Phần 11: NHỮNG THAY ĐỔI TỪ BÊN TRONG (Tiếp theo)
- Phần 11: NHỮNG THAY ĐỔI TỪ BÊN TRONG
- Phần 10: BẢN CHẤT CỦA THỜI GIAN
- Phần 9: TỔNG QUAN CÁC DÒNG THỜI GIAN TƯƠNG LAI
- Phần 8: TÂM LÝ HỌC CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG LINH HỒN
- Phần 7: THĂNG LÊN CÁC TẦNG THỨ CAO HƠN
- Phần 6: NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH TRÊN VÀ XUNG QUANH TRÁI ĐẤT VÀ NHÓM ILLUMINATI
- Phần 5: SỰ PHÂN MẢNH VÀ HỢP NHẤT LINH HỒN, NHỮNG NGƯỜI NHẬP XÁC
- Phần 4: CÁC ĐẤNG SÁNG TẠO VÀ CHU KỲ VĨ ĐẠI
- Phần 3: LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT phần 7, 8. 9 và 10 (Tiếp theo)
- Phần 3: LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT phần 4, 5 và 6 (Tiếp theo)
- Phần 3: LỊCH SỬ TRÁI ĐẤT phần 1, 2 và 3
- Phần 2: TÍNH TỰ NHIÊN CỦA SỰ SÁNG TẠO (Tiếp Theo)
- Phần 2: TÍNH TỰ NHIÊN CỦA SỰ SÁNG TẠO
- Phần 1: GIỚI THIỆU CÁC ĐẤNG SÁNG TẠO
- THÔNG ĐIỆP TỪ CÁC ĐẤNG SÁNG TẠO (Trích) – Phần Mở đầu
- THÔNG ĐIỆP TỪ CÁC ĐẤNG SÁNG TẠO (đọc online, sách giấy, ebook, audio)