CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 3: Cơ thể cảm xúc

0
280

Chương 3 – Cơ thể cảm xúc

 

Tầng thứ nhận thức thứ hai là cơ thể cảm xúc. Có một mối liên hệ giữa cơ thể cảm xúc và thể dĩ thái (etheric), nhưng chúng ta sẽ thảo luận về thể dĩ thái ở phần sau. Phần này sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản của cơ thể cảm xúc: mong cầu, ý chí, quyền lực và tình dục.

Cảm xúc là cầu nối giữa tâm trí và cơ thể. Chúng được cảm nhận bởi cả hai, nhưng được điều khiển bởi tâm trí hoặc trực tiếp bởi linh hồn. Cơ thể cảm xúc là nơi bị hiểu lầm nhiều nhất và ít được chữa lành nhất trong tất cả các tầng thứ của sự hiện hữu. Cơ thể cảm xúc là nơi trải nghiệm, cảm nhận cuộc sống. Khoảng 80% của tất cả các bệnh thể chất bắt nguồn từ cơ thể cảm xúc.

 

1.     Cảm xúc “tiêu cực”

 

Cảm xúc không thực sự tích cực hay tiêu cực. Tất cả những kinh nghiệm của cuộc sống là trung lập. Chính tâm trí phán xét một trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực. Điều đó nói lên rằng, một số cảm xúc dường như thúc đẩy hạnh phúc, phát triển và khỏe mạnh, và một số cảm xúc dường như cản trở sự tiến bộ tâm linh của linh hồn. Vì vậy, khi chúng ta sử dụng thuật ngữ cảm xúc “tiêu cực”, chúng ta muốn nói đến những cảm xúc dường như kìm hãm chúng ta trên con đường của mình.

Mọi cảm xúc chỉ đơn giản là năng lượng-đang-chuyển-động [emotion – energy-in-motion]. Cảm xúc là những trải nghiệm năng lượng có cường độ khác nhau. Nếu cảm xúc gây ra cảm giác khó chịu trong cơ thể, đó là dấu hiệu của sự mất cân bằng ở đâu đó. Nếu bạn khám phá cảm giác khó chịu này thay vì phán xét nó, cảm xúc sẽ chứa một thông điệp chữa lành.

Tất cả chúng ta đều có những thăng trầm trong cuộc sống. Điều này đúng ngay cả với những người cho rằng mình luôn ở trong trạng thái hạnh phúc, mặc dù sự thăng trầm của họ có thể không rõ rệt. (Họ có thể đi từ cảm giác rất hạnh phúc đến không hạnh phúc lắm.) Sự thay đổi cảm xúc sẽ trở thành một vấn đề khi chúng chi phối ý thức. Điều này có nghĩa là người đó bị mắc kẹt trong cơ thể cảm xúc và không thể cân bằng với các tầng thứ khác của sự hiện hữu.

Một số người dường như liên tục rơi vào trạng thái trầm cảm, tức giận, thất vọng, tội lỗi hoặc lo lắng. Hầu hết các phương pháp được dạy để loại bỏ những cảm giác này không thực sự đi vào cốt lõi của vấn đề. Điều này là do chúng ta không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra.

Về cơ bản, cảm xúc tiêu cực liên quan đến cách phản ứng với một thứ gì đó trong môi trường sống, dựa trên trạng thái ý thức của chúng ta. Nó có thể được kích hoạt bởi một sự kiện trong cuộc sống hoặc nó có thể nổi lên trên bề mặt từ một lớp bị lập trình hoặc áp đặt điều kiện trong tiềm thức. Khi chúng ta phản ứng với điều gì đó bằng cảm xúc khó chịu, đó thường là do chúng ta có quan điểm hoặc niềm tin không hài hòa với hoàn cảnh hiện tại.

Nếu chúng ta cảm thấy tiêu cực, chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc hoặc chúng ta có thể kìm nén nó. Nếu chúng ta thể hiện cảm xúc, cảm xúc thường cho ta biết lớp vật chất bị đè nén ngay bên dưới và cho ta cơ hội để hiểu và chữa lành điều gì đó từ quá khứ của mình. Nếu chúng ta kìm nén cảm xúc, nó sẽ thêm vào các lớp lập trình hiện có trong tiềm thức, hoặc tạo ra một lớp mới bên trên các lớp đã có trong tiềm thức của chúng ta.

Cảm xúc có thể được cảm nhận nhưng lại không được bày tỏ vì thời điểm không thích hợp để thể hiện cảm xúc. Điều này giúp giữ nhận thức về cảm xúc và không đưa thêm vào các lớp tiềm thức, nhưng cách này không giải quyết được cảm xúc cho đến khi cảm xúc tìm được lối thoát để thể hiện ra. Một lối thoát như vậy không nhất thiết liên quan đến biểu hiện cảm xúc một cách trực quan.

Sự ức chế xảy ra khi một cảm giác bị cho là không mong muốn. Bằng cách đẩy một cảm xúc vào tiềm thức, nó sẽ rời khỏi nhận thức của chúng ta và chúng ta dường như tránh được cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, những tổn hại thực sự của việc kìm nén cảm xúc là rất lớn. Trong thời gian bị kìm nén, phần ý thức tiếp nhận cảm xúc bị kìm nén sẽ không thể được sử dụng cho bất kỳ việc gì khác. Ý thức dành trọn thời gian để giữ nguyên cảm xúc đó cho đến khi cảm xúc có thể được đưa lên bề mặt và giải phóng.

Chìa khóa để hợp nhất cảm xúc (hòa hợp cơ thể cảm xúc với phần còn lại của bản thân sao cho nó hoạt động hài hòa) là luôn yêu thương và chấp nhận cảm xúc của mình và tìm ra phương tiện thích hợp để thể hiện chúng. Điều này không hề dễ dàng trong một xã hội với những quy tắc và luật lệ đạo đức khắt khe. Nhưng thông thường sẽ tốt hơn nếu bạn mạo hiểm trở nên “không ngoan ngoãn” và thể hiện cảm xúc một cách không phù hợp, hơn là kìm nén cảm xúc.

Ức chế cảm xúc tạo ra những khối tắc nghẽn năng lượng trong cơ thể. Năng lượng sống không thể di chuyển trong những vùng cơ thể mà cảm xúc bị kẹt lại. Cuối cùng, các cơ quan ở những nơi đó bắt đầu hoạt động sai và bị hư hỏng. Lão hóa và hầu hết các bệnh mãn tính phần lớn là do các vấn đề trong cơ thể cảm xúc.

Người ta đã phát hiện ra rằng năng lượng cảm xúc được lưu trữ trong các tế bào, ảnh hưởng đến cấu trúc RNA/DNA và cấu trúc hóa học của cơ thể. Thông qua liệu pháp tâm lý, phương pháp thở tái sinh, liệu pháp thôi miên, thiền định, hàn gắn dòng thời gian (được thảo luận trong cuốn sách “Hợp nhất linh hồn”) và các kỹ thuật khác, có thể giải phóng những cảm xúc bị ức chế khỏi các tế bào.

Không có sự chữa lành nào là lâu dài trừ khi cảm xúc được giải phóng để tự do bày tỏ. Tuy nhiên, chỉ sự bày tỏ không giúp hợp nhất được cảm xúc. Cần phải có sự chấp nhận và thấu hiểu nữa.

Hình 3.1 cho thấy sự mô phỏng bong bóng về cách vật chất bị đè nén tích tụ trong tiềm thức cho đến khi nó được lấp đầy hoàn toàn. Khi tiềm thức không còn chỗ trống cho những vật chất bị đè nén nữa, những cảm xúc bộc phát khó lường có thể xảy ra. Đây là “điểm sôi” hay “giọt nước tràn ly” được đề cập trong liệu pháp tâm lý.

Tổng thể của sự áp đặt điều kiện và lập trình trong tiềm thức được gọi là “nội dung lịch sử”. Tâm trí lịch sử này bao gồm các quan điểm/điều kiện được truy cập thường xuyên (chẳng hạn như ngôn ngữ và từ vựng đã học), trải nghiệm bị ức chế và kìm nén (các sự kiện mà một người không có nhận thức hoặc không có ký ức có ý thức về chúng) và các chức năng tự động khác nhau.

 

Hình 3.1 – Mô phỏng bong bóng về những cảm xúc bị kìm nén

Hình 3.2 — Mô phỏng phản ứng tự động tích cực

Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn Hình 3.1 và 3.2. Thùng thứ nhất (Hình 3.1) cho thấy một chất lỏng có gas với các bong bóng, đại diện cho các lớp sự kiện trong quá khứ và những cảm xúc bị kìm nén trong tiềm thức. Mỗi cột bong bóng đại diện cho một kiểu quan điểm về thực tại và điều kiện sinh trưởng. Chừng nào các sự kiện/cảm xúc này vẫn còn trong vô thức, nó tiếp tục chất chứa và được tăng cường cho đến khi cuối cùng nó đi vào các tầng thứ nhận thức. Nếu toàn bộ tiềm thức bị lấp đầy bởi các cảm xúc bị kìm nén, các bong bóng sẽ không có còn cách nào khác là tràn ra ngoài. Điều này thể hiện ra bên ngoài dưới dạng các cơn bộc phát cảm xúc không kiểm soát được hoặc hành vi bạo lực, tùy thuộc vào loại cảm xúc bị kìm nén và bản chất của cảm xúc. Chương 4 sẽ đi sâu hơn về nguồn gốc của những quan điểm về thực tại và hệ thống niềm tin mang tính phá hoại này.

Thông thường, khi quan sát rối loạn cảm xúc, người ta chỉ nhìn thấy các bong bóng gần bề mặt, và bỏ qua phần còn lại ở các lớp sâu hơn. Bằng cách nhận thức được quy trình “nồi áp suất” này, ta có thể đưa các bong bóng lên bề mặt và làm vỡ chúng một cách có ý thức (bằng cách thể hiện cảm xúc theo cách mang tính xây dựng).

Thông qua các quá trình tâm lý khác nhau và các phương thức biểu hiện cảm xúc, ta có thể dọn sạch tiềm thức chất chứa các quan điểm về thực tại mang tính phá hoại. Điều này thường cần một khoảng thời gian đáng kể và một cam kết và quyết tâm mạnh mẽ đối với việc chữa lành.

Khi các lớp cảm xúc bị kìm nén đã được hợp nhất thành công, các phản ứng tự động tích cực có thể được lập trình vào các lớp của tiềm thức đã bị cảm xúc tiêu cực chiếm giữ trước đó. Thùng chứa thứ hai (Hình 3.2) cho thấy tiềm thức có thể được sử dụng như thế nào để mang lại lợi ích cho sự phát triển cá nhân.

 

2.      Mong cầu

 

Có một niềm tin phổ biến trong các tôn giáo rằng ta cần phải triệt tiêu các mong cầu, hoặc ít nhất là chế ngự chúng bằng sự phục tùng và tuân theo các lời răn dạy. Đúng là có một trạng thái không còn mong cầu và trạng thái này đưa đến tâm trí tĩnh lặng, vĩnh cửu và nhận thức cao hơn. Đó là trạng thái cực lạc, nhưng một người không thể bị ép buộc bằng cách cố gắng vượt lên trên các mong cầu của mình. Việc phán xét rằng trạng thái còn mong cầu là kém cỏi hơn trạng thái không còn mong cầu là một cái bẫy đầy đau đớn. Giống như mọi điều khác trong cuộc sống, ta cần yêu thương và chấp nhận các mong cầu để có thể học hỏi từ chúng. Mong cầu không phải là xấu. Chúng là một phần cần thiết của quá trình tiến hóa. Khi các mong cầu bị kìm hãm, chúng trở thành cảm giác thèm khát, thường có tính chất phá hoại. Bên dưới hầu như tất cả những cảm giác thèm khát là các mong cầu bị chế ngự. Thông thường, sự thèm khát chỉ đơn giản là một chiếc mặt nạ để che giấu mong cầu thực sự, như trong trường hợp thèm đồ ngọt, ẩn dưới đó là mong cầu về tình yêu thương.

Mong cầu có thể được coi là phương tiện mà ý chí sử dụng để yêu cầu những gì nó muốn (xem phần tiếp theo để biết định nghĩa về “ý chí”). Trừ khi bạn đã tiến hóa cao, rất khó để có thể chỉ đơn giản có ý chí về một điều gì đó và rồi nó trở thành hiện thực. Đầu tiên bạn phải có mong muốn. Ý chí sử dụng mong muốn để thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu mong muốn đủ mạnh, hành động sẽ nhanh chóng hơn. Khi tất cả các tầng thứ của sự hiện hữu ở chúng ta được cân bằng, các mong muốn sẽ bình thường và lành mạnh. Chỉ khi chúng ta đánh mất sự cân bằng thì mong cầu mới trở thành có tính phá hoại. Những mong cầu có tính phá hoại luôn chỉ ra rằng có một phần nào đó trong bản thân mà chúng ta X không chấp nhận.

Ví dụ, mong muốn tự tử là một rối loạn đa cấp độ liên quan đến ý chí, tâm trí và cơ thể. Khi mong muốn bị đè nén, ý chí trở nên thất vọng vì tâm trí đang bỏ qua các phương tiện giao tiếp của nó. Cuối cùng, nó bỏ cuộc và mất ý chí sống. Nếu điều này được thực hiện một cách có ý thức, người đó có thể cố gắng lấy đi mạng sống của chính mình. Nếu điều này được thực hiện trong tiềm thức, người đó có thể bị tai nạn chết người hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Mong cầu bị kìm nén phần lớn là do điều kiện sinh trưởng được đặt ra bởi cha mẹ và xã hội. Ví dụ, nếu bạn luôn muốn trở thành một họa sĩ, nhưng cha mẹ bạn không khuyến khích bạn vì họ không tin rằng bạn có thể kiếm sống từ nghề này và thay vào đó bạn đã trở thành một bác sĩ, bạn có thể đã mất một số ý chí sống bởi vì đã khước từ mong muốn nghệ thuật của mình.

 

3.              Ý chí

 

Có lẽ lời giải thích tốt nhất về ý chí mà tôi tìm thấy là trong tài liệu được dẫn kênh, “Right Use of Will” [Sử dụng đúng ý chí][1] (của NXB Four Winds Publications). Bộ sách này định nghĩa “ý chí” là nữ tính hoặc cực từ của Sự Sáng Tạo, và “tinh thần” là nam tính hay cực điện. Theo một nghĩa nào đó, tinh thần truyền cảm hứng và ý chí cảm nhận. Tinh thần đến qua tâm trí và ý chí đến qua cảm xúc. Tinh thần nhìn thấy Sự Sáng tạo và sẽ trải nghiệm nó. Tinh thần là sự sáng tạo, và ý chí là sự tiếp thu. Trong xã hội của chúng ta, ý chí và quyền lực được xem là những đặc điểm nam tính, nhưng điều này dựa trên vai trò đã được truyền dạy bởi chế độ phụ hệ.

Một con người khỏe mạnh có tinh thần và ý chí cân bằng. Tuy nhiên, thế giới theo chế độ phụ hệ mà chúng ta đang sống đã quá phủ nhận ý chí và điều này đã biểu hiện thành những vấn đề về tình cảm. Trong khi tinh thần có xu hướng tiến nhanh, thì ý chí lại có xu hướng tiến hóa chậm hơn. Kết quả là, hầu hết mọi người đều thiếu kiên nhẫn và cố gắng ép buộc ý chí của mình để sống theo lý tưởng tinh thần.

 

4.    Quyền lực

 

Ý chí lấy ý tưởng từ tinh thần và sử dụng mong muốn và cảm xúc để thúc đẩy hành động cần thiết để thể hiện các ý tưởng ra bên ngoài thế giới. Hầu hết chúng ta cảm thấy bất lực để thay đổi thế giới theo một cách nào đó đáng kể. Cảm giác bất lực này xuất phát từ việc đàn áp hoặc phủ nhận ý chí. Chúng ta đã được dạy rằng thật sai lầm khi có quyền lực. Hầu như tất cả các tôn giáo trên thế giới đã thấm nhuần niềm tin này. Chúng ta nhìn vào những nhân vật quyền lực trong chính trường và thấy họ hầu hết đều lạm dụng quyền lực của mình, và chúng ta bắt đầu nghĩ về quyền lực như một thứ gì đó xấu xa và tồi tệ.

Quyền lực là trung tính. Nó chỉ đơn giản là năng lượng tiềm tàng hoặc đang hoạt động đằng sau sự thôi thúc sáng tạo. Nếu ý chí không được phép thể hiện, sẽ có rất ít năng lượng đằng sau những suy nghĩ và ý tưởng của bạn. Nếu bạn phán xét quyền lực của mình là xấu hoặc sai, bạn sẽ rút sinh lực khỏi cơ thể cảm xúc của mình và bạn không còn đủ năng lượng để thể hiện mong muốn của mình.

Lạm dụng quyền lực bắt nguồn từ niềm tin rằng chúng ta phải ép buộc người khác để có được những gì mình cần. Điều này có thể xảy ra nếu chúng ta không được đáp ứng nhu cầu của mình khi còn nhỏ hoặc nếu chúng ta đã từng cảm thấy xấu hổ vì tin rằng mong muốn của mình là sai.

 

5.      Tình dục

 

Năng lượng mạnh mẽ nhất trong cơ thể cảm xúc là năng lượng tình dục. Vì sức mạnh vốn có ở đây, đây là một trong những nguồn năng lượng bị đàn áp nặng nề nhất trong suốt lịch sử. Cảm xúc tình dục cần được yêu thương và chấp nhận cho dù xã hội có nghĩ gì đi chăng nữa. Như bạn có thể đã biết, biểu hiện tình dục không phù hợp có nguồn gốc từ nhu cầu tình dục bị kìm hãm. Nếu cảm xúc tình dục được chấp nhận và thể hiện theo những cách lành mạnh, cảm xúc này cuối cùng sẽ phát triển thành trải nghiệm của toàn bộ cơ thể thay vì chỉ của mỗi bộ phận sinh dục. Khi năng lượng tình dục được di chuyển lên khắp cơ thể thay vì thoát ra ngoài qua bộ phận sinh dục, sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Đây là một thành phần chính của bộ môn yoga Tantra và Kundalini, tùy thuộc vào các kỹ thuật được sử dụng. Kundalini thực sự là năng lượng nữ tính từ Mẹ Trái Đất đi lên cột sống để đoàn tụ với linh hồn.

Không phải ai cũng sẵn sàng tập yoga Tantra hoặc Kundalini. Điều quan trọng là phải loại bỏ ức chế và kìm nén tình dục, và có một lối thoát lành mạnh cho cảm xúc tình dục trước khi cố gắng di chuyển năng lượng lên cột sống. Cố gắng làm điều này trong khi cảm xúc tình dục vẫn đang bị kìm nén có thể gây ra sự phủ nhận bên trong cơ thể cảm xúc, với các tác dụng phụ không mong muốn.

 

6.   Cảm xúc và cảm giác

 

Có một sự khác biệt giữa cảm xúc và cảm giác. “Cảm giác” là một từ chung được sử dụng để mô tả các khả năng cảm thụ thông qua xúc giác của cơ thể vật chất, bao gồm các thôi thúc trực giác và các ấn tượng khác, trong khi cảm xúc là các khuôn mẫu năng lượng cụ thể trong cơ thể cảm xúc. Trên thực tế, không có sự tách biệt giữa cơ thể, cảm xúc và tâm trí, vì vậy những cảm xúc mà tôi sắp mô tả ở đây cũng liên quan đến những cảm giác được cảm nhận trong cơ thể và những ý tưởng đi qua tâm trí.

Có những cảm xúc cơ bản và phái sinh. Cảm xúc phái sinh là sự kết hợp của những cảm xúc cơ bản. Ngoài ra, có nhiều mức độ khác nhau của cảm xúc. Có những cấp độ được tăng thêm và những cấp độ bị phủ nhận hoặc kìm hãm một phần của một cảm xúc nhất định. Ví dụ, giận là một cảm xúc cơ bản, có dạng tăng thêm là phẫn nộ và dạng giảm bớt một phần gọi là oán ghét.

Mặc dù tội lỗi là một cảm giác, nó không phải là một cảm xúc. Đó là một trạng thái được tạo ra từ cảm xúc xấu hổ và sợ hãi. Tôi đã dành Chương 17 để nói về tội lỗi và làm rõ thêm định nghĩa này. Bảng sau liệt kê những cảm xúc phổ biến nhất và các dạng khác nhau của chúng:

 

Bảng 3.1 – Cảm xúc cơ bản và phái sinh

 

Cảm xúc cơ bản Dạng tăng thêm Dạng giảm bớt
Giận Phẫn nộ Oán ghét
Sợ Khiếp sợ, kinh hoàng Lo lắng, lo âu
Buồn Sầu muộn, đau khổ Chán
Vui Cực lạc Hài lòng
Cảm xúc phái sinh Dạng tăng thêm Dạng giảm bớt
Bực bội (giận và sợ) Mất kiên nhẫn Khó chịu
Ghen tuông (giận và sợ) Hận thù Ghen tị
Tổn thương (giận và buồn) Cự tuyệt Cô đơn
Thất vọng (sợ và buồn) Tuyệt vọng Lãnh đạm, hờ hững
Xấu hổ (giận, sợ và buồn) Nhục nhã Ngượng ngùng
Phấn khích (sợ và vui) Xúc động, kịch tính Hồi hộp

 

7.  Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở tầng thứ cảm xúc

 

Sau đây là danh sách các tình trạng sức khỏe thường bắt nguồn từ các vấn đề cảm xúc. Tôi có thể liệt kê ra hơn 80% tất cả các bệnh đã biết, nhưng để ngắn gọn, tôi chỉ bao gồm những bệnh phổ biến.

 

Bảng 3.2 – Các vấn đề sức khỏe có căn nguyên từ cảm xúc

 

Bệnh Cảm xúc bị đè nén hoặc từ chối
AIDS Tức giận, phẫn nộ và xấu hổ
Viêm khớp Buồn, tổn thương và khó chịu
Hen suyễn Tức giận, bực bội và buồn
Ung thư Tức giận, phẫn nộ và cự tuyệt
Mệt mỏi mãn tính Buồn, thất vọng và lãnh đạm, hờ hững
Táo bón Sợ, oán ghét
Các vấn đề về tiêu hóa Giận và sợ
Đau đầu Sợ và lo lắng
Vấn đề về tim Buồn, sầu muộn, tổn thương
Đau lưng dưới Buồn, cự tuyệt, cô đơn
Bất lực Giận, bực bội và cự tuyệt
Nhiễm trùng (bên trong) Sợ, lo lắng và xấu hổ
Vết loét Giận, phẫn nộ, oán ghét và mất kiên nhẫn
Rối loạn lo âu Sợ, nhục nhã và phấn khích
Viêm gan, bệnh gan Buồn, sầu muộn và lãnh đạm, hờ hững
Viêm phổi, cúm Buồn, bực bội và thất vọng

 

[1] Quyển sách đầu tiên trong bộ sách được dẫn kênh bởi Ceanne de Rohan, được tuyên bố là từ Thượng Đế, mô tả mô hình tứ kỳ của Thượng Đế

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here