Chương 11 – Các mô hình thực tại: Kết hợp tất cả lại với nhau
1. So sánh các mô hình
Chúng ta đã xem xét một số mô hình thực tại, mỗi mô hình đều có những nhược điểm và hạn chế cụ thể. Có lẽ một số người đã gợi lên câu phản hồi, “Có! Đó là cách tôi thấy, nhưng tôi không thể tổng hợp tất cả lại với nhau.” Có lẽ những người khác còn bối rối và nghi ngờ hơn: “Tôi bối rối. Tôi không biết anh ấy đang nói gì. Tôi đã bị lạc trở lại chiều kích 4.”
Để ghép các mảnh ghép lại với nhau, chúng ta cần so sánh các mô hình và tìm ra điểm chung.
2. Mối quan hệ giữa các mô hình
Để hiểu được cuộc sống, chúng ta phải có khả năng đưa các quan điểm khác nhau vào một tổng thể gắn kết. Cho đến nay, tôi đã đưa ra các mảnh ghép giải thích một cách thuận tiện cách vũ trụ vận hành. Nhưng làm thế nào để gắn kết những mảnh này lại với nhau? Và làm thế nào ta có thể đưa tất cả những điều này vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày?
Trong nhiều năm thực hành phát triển cá nhân, tôi đã quan sát thấy những khó khăn mà mọi người gặp phải trong việc làm tương thích các tầng thứ và chiều kích khác nhau lại với nhau. Và tôi đã tìm thấy một chìa khóa rất đơn giản dễ hiểu.
Bạn sẽ nhận thấy một số nội dung xuyên suốt cuốn sách này về ý thức “có chọn lọc” và “không chọn lọc”. Bây giờ tôi sẽ mở rộng khái niệm này để bao gồm ý thức “hạn chế” và “mở rộng”. Ý thức hạn chế có nghĩa là tập trung vào một chiều kích tại một thời điểm. Ý thức mở rộng, hay ý thức đồng thời, là khả năng ý thức đa chiều kích.
3. Ý thức hạn chế
Quan niệm của hầu hết mọi người về giác ngộ là liên quan đến việc chuyển trọng tâm của ý thức từ mật độ thấp hơn đến mật độ cao hơn. Sự thay đổi trọng tâm này tạo ra sự thay đổi trong linh hồn. Nói cách khác, những gì bạn tập trung vào, bạn sẽ trở thành cái đó. Ví dụ, nếu bạn tập trung ý thức của mình vào mật độ 3, bạn sẽ trở thành sinh mệnh có mật độ 3. Nếu bạn chuyển ý thức sang cảnh giới của tổng lãnh thiên thần (mật độ 8), cuối cùng bạn sẽ trở thành tổng lãnh thiên thần (hoặc tương đương). Tuy nhiên, bạn phải bắt đầu từ vị trí hiện tại của bạn. Vấn đề là nhiều sinh mệnh cố gắng đi đường tắt bằng cách tập trung vào mật độ cao trong khi phủ nhận những mật độ khác. Về bản chất, linh hồn là đa chiều kích. Tất cả chúng ta đều tồn tại đồng thời trên nhiều tầng thứ cùng một lúc. Bằng cách chỉ tập trung vào một hoặc hai tầng thứ, chúng ta từ chối (loại trừ) các tầng thứ khác. Điều này tạo ra sự chia tách, hoặc phân mảnh trong Cái Tôi.
Bạn có thể thấy sự chia tách do ý thức hạn chế tạo ra trên thế giới. Về cơ bản, phần lớn nhân loại được chia thành hai nhóm. Những người tập trung vào vật chất (mật độ thấp hơn) trong khi loại trừ tâm linh (mật độ cao hơn), và những người tập trung vào tâm linh (cao hơn) trong khi phủ nhận vật chất (thấp hơn).
Các tôn giáo đã dạy chúng ta hạn chế ý thức của mình ở những mật độ cao hơn. Những châm ngôn như “thế giới là một ảo ảnh” duy trì sự chia tách này. Nhiều người theo phong trào Thời Đại Mới (“New Agers”) đã nổi loạn chống lại xã hội chính thống bằng cách đánh giá nó là sai, xấu hoặc không mong muốn. Sự nổi loạn thực sự nên được hướng tới chống lại ý thức hạn chế. Vấn đề của tư duy duy vật, chứ không phải là bản thân vật chất. Đó là sự phủ nhận tinh thần bằng cách tập trung hạn hẹp vào những tiện nghi vật chất.
Vì vậy, những gì chúng ta có với ý thức hạn chế là thực hành lấy sự tập trung hạn hẹp và di chuyển nó lên xuống theo thang mật độ, giống như phần chuyển động của thanh trượt (trong ứng dụng soạn thảo văn bản) [tức là tập trung vào một mật độ nhất định vào một thời điểm, nhưng linh hoạt ý thức vào những mật độ khác vào các thời điểm khác thích hợp].
Cuối cùng, một linh hồn trở nên đủ tiến hóa để có thể lên xuống thang mật độ theo ý muốn, giống như đi thang máy, chỉ đơn giản bằng cách tập trung ý thức. Một sinh mệnh như vậy có thể ở trong cơ thể của hầu như bất kỳ dạng sống nào ở bất kỳ tầng thứ hoặc chiều kích nào. Nhưng điều này chỉ đạt được khi linh hồn đã thanh lọc tất cả các phán xét và phủ nhận hiện diện trong mỗi tầng thứ mật độ. Hiện tại, có rất ít người đã hoàn toàn thanh lọc được các tầng thứ mật độ 3 và 4. Cho đến khi chúng ta thanh lọc được những điều này, chúng ta cần chấp nhận và yêu thương bản chất “thấp hơn” và trở nên ý thức về động lực của các tầng thứ “cơ bản” này.
4. Ý thức mở rộng
Ý thức mở rộng là khả năng bao hàm ngày càng nhiều tầng thứ thực tại trong nhận thức tổng thể. Thay vì chuyển sang phải hoặc trái của phổ ý thức, bạn mở rộng độ rộng của nhận thức theo cả hai hướng. Nếu bạn hướng về tinh thần, bạn ngừng phủ nhận vật chất mà hãy trở nên ý thức rõ hơn về nó. Nếu bạn tập trung vào vật chất, bạn cởi mở với bản chất tinh thần của mình. Ý thức mở rộng là quá trình thức tỉnh thực sự. Bằng cách chấm dứt việc phủ nhận các phần của bản thân, bạn thức tỉnh về sự đa chiều kích của mình. Sau đó, bạn có thể dễ dàng chuyển sang bất kỳ thực tại nào bạn chọn bất cứ lúc nào. Một ngày bạn đang mặc một bộ đồ công sở và tham dự một cuộc họp của các cổ đông; ngày hôm sau bạn ở trên đỉnh núi thiền định. Làm chủ thực sự không phải là sống ở mật độ 12 ở tọa độ “40 về hướng nam ” của thiên hà nào đó. Đó là khả năng của bạn để bao gồm tất cả các tầng thứ và chiều kích của cuộc sống.
Trước khi chúng ta tiếp tục, tôi muốn quay lại và thực hiện một cách tiếp cận khác liên quan đến ý thức hạn chế và mở rộng. Nếu bạn đã nắm bắt được khái niệm này, xin hãy vui lòng kiên nhẫn với tôi. Tôi thấy rằng việc hiểu được điều này quan trọng đến mức việc dành ra bao nhiêu thời gian cho nó là cũng không đủ.
5. Quá trình tiến hóa
Trải nghiệm linh hồn
Trải nghiệm linh hồn của bạn bao gồm toàn bộ trải nghiệm của bạn trong từng mật độ, chiều kích và tầng thứ nhận thức tại một thời điểm nhất định. Sự phát triển của một linh hồn thường liên quan đến việc bước vào (đưa ý thức vào) một chiều kích (thường là chiều kích 3) và dần dần mở rộng nhận thức để bao hàm một số chiều kích.
Phát triển xuyên qua các mật độ và chiều kích
Xin nhắc lại, “mật độ” đề cập đến trạng thái rung động thực tế của nhận thức có ý thức của bạn, trong khi “chiều kích” là cõi giới (nơi) mà bạn đang rung động. Chúng ta tồn tại đồng thời trong tất cả 12 chiều kích, nhưng mức độ nhận thức của chúng ta quyết định mật độ chúng ta sẽ ở và chiều kích nào chúng ta sẽ rung động. Ví dụ, nếu chúng ta chủ yếu tập trung vào cơ thể vật chất, chúng ta sẽ rung động ở mật độ 3. Chúng ta vẫn tồn tại trong chiều kích 5 và có bản thiết kế cơ thể ánh sáng mật độ 5, nhưng bởi vì chúng ta không tập trung ý thức vào nó, nó không hiển thị cho chúng ta.
Chúng ta không thể làm cho các mật độ và chiều kích đồng nhất với nhau bởi vì việc tập trung vào chiều kích 3 không làm cho chúng ta đột ngột thu nhỏ từ 12 chiều xuống còn 3. Nhưng chúng ta sẽ có hình dạng chiều kích 3, vì vậy chúng ta có thể nói chúng ta là một sinh mệnh 12 chiều đang rung động ở mật độ 3. Hình 11.1 cho thấy một cách khác để xem xét tính đa chiều của chúng ta.
Hình 11.1 – Sự hiện hữu của chúng ta trong thời gian
Hình 11.1 cho thấy rằng trên tất cả, tất cả chúng ta đều tồn tại đồng thời trong mọi chiều kích, nhưng tầng thứ nhận thức của chúng ta sẽ quyết định hình thức (mật độ) mà chúng ta sẽ trải nghiệm. Mật độ (rung động) của chúng ta tại bất kỳ thời điểm nào là tổng hợp của toàn bộ nhận thức của chúng ta. Bạn tập trung vào điều gì, bạn sẽ trở thành điều đó. Nhiều linh hồn trên Trái Đất ngày nay đã chọn tập trung vào các khía cạnh của chiều kích 3 và 4, và do đó đã hóa thân vào các cơ thể mật độ 3 và 4.
Ví dụ, nếu nhận thức của chúng ta là 20% ở chiều kích, 60% ở chiều kích 4 và 20% ở chiều kích 5, thì chúng ta chủ yếu sẽ là sinh mệnh có mật độ 4.
Trong quá khứ, các linh hồn đã di chuyển từ trái sang phải trên quang phổ ánh sáng, dần dần đi vào mật độ tốt hơn (cao hơn), và thường trải qua một mật độ tại một thời điểm. Tiến hóa từ trái sang phải trên phổ mật độ được xem là tiến hóa “bình thường”. Hầu hết các linh hồn trên Trái Đất hiện đang phát triển từ động vật/con người thấp hơn (mật độ 3) thành con người cao hơn (mật độ 4).
Tuy nhiên, khi một linh hồn tiến hóa đến mật độ đủ cao, người đó sẽ có khả năng di chuyển từ phải sang trái dọc theo quang phổ. Do đó, một linh hồn có thể chọn trải nghiệm lại mật độ thấp hơn để mở rộng trải nghiệm linh hồn của mình. Một linh hồn với ý thức Thượng Đế trọn vẹn có thể di chuyển lên xuống trong thang mật độ theo ý muốn.
(LƯU Ý: Theo cách tôi đang xác định mật độ, tôi không bao gồm những trải nghiệm mà linh hồn có được giữa các những lần tái sinh trong cõi vía hoặc cõi dĩ thái.)
Như chúng ta đã nói nhiều lần, linh hồn có thể tồn tại ở bất kỳ mật độ nào chỉ đơn giản bằng cách chọn tập trung nhận thức của mình vào một tầng thứ cụ thể. Ví dụ, một người có thể phóng ý thức của mình vào một tảng đá và trải nghiệm mật độ đầu tiên.
Trong Chương 2, Hình 2.7, chúng ta đã thấy bằng đồ thị quá trình tiến hóa diễn ra từ mật độ thấp hơn đến mật độ cao hơn, với mỗi dạng sống tăng dần độ rung của nó cho đến khi đạt đến một điểm nhất định. Sau đó, có một sự đột biến hoặc sự dịch chuyển lượng tử sang mật độ tiếp theo. Điểm bắt đầu sự dịch chuyển lượng tử được gọi là điểm tới hạn. Quá trình tiến hóa có ý thức cho đến khi đạt đến điểm tới hạn; tại điểm đó, quá trình trở nên tự động và dạng sống đột nhiên bước vào mật độ tiếp theo.
Trên thực tế, quá trình này phức tạp hơn một chút, bởi vì một số khía cạnh của linh hồn có xu hướng phát triển nhanh hơn phần còn lại. Chẳng hạn, tâm trí có thể đang nắm lấy những ý tưởng ở mật độ 4 trong khi phần còn lại của linh hồn vẫn đang rung động ở mật độ 3. Cách tốt nhất để hình dung sự dịch chuyển lượng tử là nghĩ về một linh hồn như một sợi dây cao su. Khi anh ta hoặc cô ta bắt đầu căng ra với mật độ cao hơn, tình trạng căng thẳng tăng lên giữa các bộ phận tiến về mật độ cao một cách nhanh chóng và các bộ phận bị tụt lại phía sau.
Nếu phần phía trước di chuyển quá nhanh, sợi dây cao su bị đứt và linh hồn “phân mảnh ” (tức là một phần đi vào mật độ cao hơn và một phần ở lại ở mật độ thấp hơn). Hiện tượng này xảy ra phổ biến nhất vào thời điểm của cái chết thể xác.
Tuy nhiên, nếu một linh hồn đủ ý thức để giữ tất cả các phần của bản thân lại với nhau, thì sợi dây cao su sẽ trở nên giống đồ chơi yo-yo hơn. Khi linh hồn giãn ra vào mật độ cao hơn ngày càng nhiều, cuối cùng phần mật độ thấp hơn đột ngột nhảy về phía trước để kết hợp lại với phần còn lại của linh hồn. Có thể hình dung điều này bằng cách cầm một sợi dây cao su và kéo căng nó. Tay phải của bạn đại diện cho mật độ cao hơn và tay trái của bạn là mật độ thấp hơn. Tiếp tục di chuyển hai tay của bạn ra xa nhau cho đến khi dây chun trở nên căng cứng. Sau đó buông tay trái.
Sự dịch chuyển lượng tử này, hay cái búng của dây cao su, đôi khi có thể gây sang chấn, điều này giải thích hiện tượng giác ngộ “tức thì”. Không phải ngẫu nhiên mà sự thức tỉnh đột ngột thường xảy ra trong hoặc ngay sau một biến cố đau đớn, chẳng hạn như trải nghiệm cận tử.
Quá trình tiến hóa cũng có thể được minh họa trong thế giới vi mô. Ở cấp độ nguyên tử, bước nhảy lượng tử giữa các mật độ xảy ra khi các electron trong một nguyên tố nhất định bị kích thích đủ (tích lũy đủ năng lượng) để “nhảy” vào lớp vỏ tiếp theo của nguyên tử, do đó làm thay đổi bản chất của chất đó.
Một phép tương tự khác liên quan đến Thuyết Tương đối Đặc biệt của Einstein. Khi một vật thể tiến tới tốc độ ánh sáng, tại một thời điểm nào đó (có thể bằng 0,9999 lần tốc độ ánh sáng), nó đạt đến điểm tới hạn và “nhảy” vào dòng ánh sáng. Mặc dù có một số sai sót trong lý thuyết này, nhưng đúng là thời gian và không gian không còn tuyến tính với tốc độ như vậy. Trong ví dụ trên, 0,9999 lần tốc độ ánh sáng vẫn chậm hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều, mặc dù theo tuyến tính, nó chỉ chậm hơn 0,0001 lần. Tuy nhiên, không thể có gia tốc tuyến tính trong khoảng từ 0,9999 đến 1,0000, do khối lượng của vật gia tốc tăng theo cấp số nhân. Để nhảy vào dòng ánh sáng cần phải có một sự dịch chuyển lượng tử. (Bạn có thể nhớ lại hình minh họa về hai đoàn tàu, một đoàn tàu di chuyển với tốc độ 0,9999 lần tốc độ ánh sáng và một đoàn tàu di chuyển với tốc độ ánh sáng. Đối với người quan sát ở trên đoàn tàu thứ nhất, đoàn tàu thứ hai vẫn đang đi với vận tốc ánh sáng, mặc dù tư duy tuyến tính sẽ cho rằng đoàn tàu thứ hai chạy nhanh hơn đoàn tàu thứ nhất với tốc độ nhanh hơn 0,0001 lần.)
6. Xem xét lại sự nhầm lẫn về tầng thứ
Tôi muốn một lần nữa chỉ ra một ví dụ về sự nhầm lẫn về tầng thứ. Trước đó tôi đã đề cập đến ý chí tự do và tiền định. Bây giờ chúng ta hãy nhìn điều này theo một cách khác.
Hầu hết mọi người tin vào ý chí tự do hoặc tiền định, nhưng xem chúng là loại trừ lẫn nhau. Theo sự nhìn nhận của tôi, cả hai đều có giá trị, nhưng tồn tại ở các tầng thứ khác nhau. Ý chí tự do là một thành phần của chiều kích 4 và liên quan đến khả năng lựa chọn điều bạn muốn tạo ra, cách thức và thời điểm bạn muốn tạo ra nó. Tiền định là một thực tại mật độ 5 liên quan đến khả năng nhìn thấy trước kết quả của ý chí tự do, và biết trước con đường mà một linh hồn sẽ quyết định, dựa trên sự hiểu biết về ý chí của linh hồn đó. Một góc nhìn thực sự từ chiều kích 5 liên quan đến việc có thể nhìn thấy trước tất cả những thực tại có thể xảy ra đối với một linh hồn và biết được một cách trực giác những thực-tại-có-thể-xảy-ra nào sẽ kết thành trải nghiệm có ý thức đối với linh hồn đó. Một cách để tích hợp các quan điểm chiều kích 4 và 5 này là nghĩ đến việc xem dòng thời gian của một linh hồn và nhìn thấy tất cả các quyết định ý chí tự do được thực hiện dọc theo dòng thời gian đó.
Có những vấn đề tiềm ẩn cho những linh hồn không hiểu quá trình này. Tiền định đã bị hiểu nhầm thành việc một người không kiểm soát được các sự kiện trong cuộc sống của mình. Nhưng một linh hồn luôn sáng tạo, ngay cả khi anh ta dường như không làm gì cả. Hầu hết những gì được cho là tiền định chỉ đơn giản là một quá trình suy luận về tương lai của một linh hồn bằng cách giả định rằng anh ta sẽ không thay đổi. Vì vậy, những quyết định mà linh hồn đang đưa ra bây giờ là những quyết định mà anh ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường. Tuy nhiên, ý chí tự do cho phép một linh hồn thay đổi suy nghĩ của mình và thay đổi tiến trình của các sự kiện, và vì vậy tiền định thực ra không đơn giản chỉ là phép ngoại suy như vậy.
Tiền định thực sự vượt qua thời gian. Mặc dù ý chí tự do có thể xác định thời điểm một linh hồn đạt đến một giai đoạn tiến hóa nhất định, nhưng tiền định sẽ chỉ ra con đường tối thượng mà linh hồn cuối cùng sẽ đi. Tiền định chỉ có thể được nhìn thấy bên ngoài thời gian bởi vì, từ góc độ vượt thời gian, bạn có thể nhìn thấy tất cả thực tại trong quá khứ, hiện tại và tương lai trải ra trước bạn và có thể lĩnh hội được thông tin từ bất kỳ đâu trong dòng thời gian.
Hình 11.2 – Một mô hình khác về sự hiện hữu của chúng ta trong thời gian
7. Các mô hình thực tại khác
Tiếp theo, tôi sẽ đưa vào một số bảng so sánh các tầng thứ thực tại bằng cách sử dụng các cấu trúc khác nhau. Chọn một hoặc những thứ phù hợp nhất với bạn hoặc tạo ra mô hình của riêng bạn. Bảng đầu tiên gộp tất cả các chiều kích từ 7 trở lên thành một danh mục. Điều này thường hữu ích vì gần như không thể phân biệt giữa các tầng thứ khác nhau khi bạn vượt ra ngoài chiều kích 7. Chúng ta cũng sẽ không quan tâm đến việc phân loại các tầng thứ của thực tại nếu chúng ta đã ở trong trạng thái nhận thức cao.
Bảng 11.1 – So sánh mô hình trong Vũ trụ 7 chiều kích
Chiều kích | Mật độ | Các khía cạnh của Cái Tôi | Các tầng thứ của nhận thức |
3 – vị trí Vũ trụ Vật chất | 1. Khoáng vật
2. Thực vật 3. Động vật |
Cơ thể
Cảm xúc, Ý chí Bản ngã, Trí năng |
Thể chất, bản năng, cảm xúc, tình dục, thông minh, lý trí, nhận thức chọn lọc |
4- Cõi tâm trí, Cõi vía | 4. Con người | Tâm trí | Giấc mơ, tưởng tượng, khả năng tâm linh và trực giác, sáng tạo, nhận thức có ý thức |
5- Cõi dĩ thái, Tình yêu | 5. Thể ánh sáng | Trái tim | Tình yêu, nhất thể, hợp nhất, trí tuệ, thấu hiểu, tổng hợp, thông thái, nhận thức không chọn lọc |
6- Cõi nhân quả, Cõi linh hồn | 6. Thể nhân quả
7. Linh hồn 8. Linh hồn cấp cao |
Linh hồn, Linh hồn cấp cao | Thiền định, tĩnh lặng, bản chất thuần túy, tự do, bất diệt |
7- Cõi thiên giới, các thế giới Thượng Đế, Thượng Đế | 9. Chân thần
10. Cái Tôi Chúa 11. Cái Tôi Thượng Đế 12. Vũ trụ |
Tinh thần, Chúa Cứu thế, Vũ trụ, Đạo | Sự giác ngộ, niết bàn, phúc lạc, điều không biết, điều bí ẩn vĩ đại |
Bảng 11.2 – Sự chia nhỏ các chiều kích theo tầng thứ nhận thức (Mô hình 7 chiều kích của Vũ trụ)
Khía cạnh/Chiều kích | Trạng thái vật lý | Trạng thái cảm xúc | Trạng thái tâm trí | Luật Vũ trụ |
1- Sự tồn tại | Cơ thể | Bản năng sinh tồn | Cảm giác có ý thức | Luật hấp dẫn, entropy (suy thoái) |
2- Độ lớn | Ý chí | Tình dục, an toàn | Phản ứng, tiềm thức | Sinh sản, ngưng trệ |
3- Độ sâu | Bản ngã | Cạnh tranh, đấu tranh | Thông minh, lý trí, tư duy logic | Tính cá nhân, sự chia rẽ |
4- Thời gian | Tâm trí, tinh thần, vía, tâm linh | Chữa lành, thanh lọc | Sáng tạo, tưởng tượng | Nhân quả, nghiệp |
5- Nhất thể | Trái tim, dĩ thái | Tình yêu, niềm vui, lòng trắc ẩn | Thấu hiểu, trí tuệ | Hợp nhất, tổng hợp |
6- Thông thái | Linh hồn, Linh hồn cấp cao | Phúc lạc, niết bàn | Vô tận (không thời gian), thiền định | Các bài học linh hồn, sự phát triển của linh hồn |
7- Vũ trụ | Thiên giới, thiên thần | Cực kỳ hạnh phúc | Ý thức Chúa | Vô tận, vĩnh cửu |
8- Thượng Đế | Vượt trên tất cả | Không | Trống rỗng, không có gì | Trống không, Đạo, bí ẩn |
Bảng 11.3 – Mô hình 12+1 chiều kích của Vũ trụ
Chiều kích | Mật độ | Khía cạnh của Cái Tôi | Tầng thứ nhận thức |
1- Sự tồn tại | Khoáng vật | Cơ thể | Các giác quan thể chất |
2- Độ lớn | Thực vật | Ý chí | Cơ thể cảm xúc |
3- Độ sâu | Động vật | Bản ngã | Lý trí |
4- Thời gian, cõi vía | Con người | Tâm trí | Tâm linh, sáng tạo |
5- Cõi dĩ thái | Thể ánh sáng | Trái tim | Sự hợp nhất, nhất thể |
6- Cõi nhân quả | Thể nhân quả | Thông thái | Đa chiều kích |
7- Thiên giới cõi hạ | Linh hồn | Thiên thần | Phúc lạc |
8- Thiên giới cõi trung | Linh hồn cấp cao | Tổng lãnh thiên thần | Phúc lạc |
9- Thiên giới cõi thượng | Chân thần | Vị thầy thăng thiên | Giác ngộ |
10- Thế giới Thượng Đế cõi hạ | Sinh mệnh thiên hà | Cái Tôi Chúa/Phật | Tối cao, bất diệt |
11- Thế giới Thượng Đế cõi trung | Sinh mệnh liên thiên hà | Cái Tôi Thượng Đế cá thể | Vũ trụ |
12- Vũ trụ | Các Đấng sáng tạo | Cái Tôi Thượng Đế Vũ trụ | Đại Vũ trụ |
13- Thượng Đế | Trống không | Điều không biết | Điều không thể biết |
Bảng 11.4 – Các chu kỳ Vũ trụ 12+1 chiều kích
Chiều kích | Khía cạnh | Màu sắc/Tia | Luân xa |
1- Sự tồn tại | Cơ thể vật lý | Đỏ | Đáy của cột sống |
2- Độ lớn | Cơ thể tình cảm | Cam | Tình dục, cơ quan sinh dục |
3- Độ sâu | Thể tâm trí | Vàng | Đám rối mặt trời |
4- Thời gian, cõi vía | Thể vía | Xanh lá | Bên dưới trái tim |
5- Cõi dĩ thái | Thể ánh sáng tinh thể | Hồng | Bên trên trái tim |
6- Cõi nhân quả | Thể nhân quả | Xanh lam | Cổ họng |
7- Thiên giới cõi hạ | Linh hồn | Chàm | Con mắt thứ 3 |
8- Thiên giới cõi trung | Linh hồn cấp cao | Tím | Vương miện |
9- Thiên giới cõi thượng | Chân thần | Bạc | Trên vương miện |
10- Thế giới Thượng Đế cõi hạ | Cái Tôi Chúa | Vàng | Trên vương miện |
11- Thế giới Thượng Đế cõi trung | Cái Tôi Thượng Đế | Trắng | Trên vương miện |
12- Vũ trụ | Cái Tôi Vũ trụ | Trong sáng | Trên vương miện |
13- Thượng Đế | Trống không | Đen | Điều không biết |
8. Kết luận Phần I
Hành trình nội tâm mà chúng ta đã cùng nhau thực hiện trong 11 chương đầu tiên này là một hành trình cần thiết và đáng mong ước. Mặc dù nhiều ý tưởng được trình bày trong Phần II hấp dẫn và có thể có phần giật gân, nhưng theo nhiều cách, chúng ít quan trọng hơn các khái niệm được trình bày trong Phần I. Bạn có rất ít khả năng để thay đổi thực tế bên ngoài nếu bạn không có sự hiểu biết thấu đáo về bản thân. Đọc thông tin trong Phần II sẽ không đột nhiên giải quyết được tất cả các vấn đề của bạn. Nếu bạn không thích những gì đang xảy ra trên thế giới, hãy đọc đi đọc lại Phần I và thực hành các công cụ được trình bày ở Phần này cho đến khi bạn đạt đến nhận thức thực sự về bản thân. Sau đó, bạn sẽ là một động lực cho sự thay đổi tích cực trên thế giới.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG (Trọn bộ)
- Download ebook sách Cuộc sống trong thời đại vàng – tác giả: SAL RACHALE – file pdf
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Kết luận (Kết thúc)
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 21: Kế hoạch chi tiết cho thế kỷ 21
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 20: Xây dựng cơ thể ánh sáng tinh thể của bạn
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 19: Các vị thần phủ nhận
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 18: Những thay đổi của Trái Đất
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 17: Tội lỗi
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 16: Vở kịch của tính nhị nguyên
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 15: Trật tự thế giới mới
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 14: Các loại sinh mệnh ngoài hành tinh liên kết với Trái Đất
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 13: Lịch sử thực sự của Trái Đất
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Phần II – Thời đại vàng – Chương 12: Câu chuyện về Sự Sáng Tạo
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 11: Các mô hình thực tại: Kết hợp tất cả lại với nhau
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 10: Chiều kích
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 9: Mật độ
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 8: Thiền định, sự vĩnh cửu và Ý thức Vũ trụ
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 7: Linh hồn và Linh hồn cấp cao
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 6: Tình yêu
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 5: Tâm trí cao hơn
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 4: Bản ngã
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 3: Cơ thể cảm xúc
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 2: Cơ thể vật lý
- CUỘC SỐNG TRONG THỜI ĐẠI VÀNG – Chương 1: Thực tại là gì?