NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH – CHƯƠNG 20: Đường đạo lúc sơ tu

0
148

CHƯƠNG XX

Đường đạo lúc sơ tu

Các sách đạo đông phương dạy rằng nhân loại có bốn phương tiện để tìm cửa đi vào đường tiến bộ tinh thần: (1) Sự giao thiệp với những người đã đi trước trên con đường đạo. (2) Nghe giảng hoặc đọc những tài liệu về triết lý huyền bí. (3) Suy nghĩ và trực nghiệm, nói cáchkhác, nhờ mãnh lực của trí tuệ và sự suy luận, mà con người có thể tự thấu đạt được chân lý, hoặc ít ra cũng một phần chân lý. (4) Thực hành đức hạnh, nghĩa là nhờ sống đức hạnh trong nhiều kiếp liên tiếp, mà không bắt buộc phải mở mang trí thức, cuối cùng cũng phát sinh được trực giác trong con người, từ đó họ có thể hiểu được sự lợi ích của con đường đạo, và hướng dẫn họ nhận thấy được cửa để đi vào.

Bằng cách nầy hay cách khác, khi con người đã đến trình độ nầy thì con đường đưa đến quả vị Chân Sư cao cả đã bày ra trước mắt, phận sự của con người là bắt đầu tiến bước. Đối với các sinh viên huyền bí học, cũng cần nhắc là ở vào trình độ tiến hóa hiện tại, chúng ta khôngthể nào hiểu được trọn vẹn hoặc gần đầy đủ về các cấp bậc cao cả khác, mà chỉ cần biết những cấp độ thấp của con đường nầy. Đối với những cấp bậc cao hơn, chúng ta chỉ biết rất ít ngoại trừ tên gọi, mặc dù thỉnh thoảng chúng ta có thể thoáng thấy sự vinh quang khôngthể tả đi kèm theo các cấp bậc ấy.

Giáo lý bí truyền cho biết rằng, những giai đoạn nầy được phân nhóm thành ba thời kỳ chính:

1- Thời kỳ sơ tu (The probationary period). Ở giai đoạn nầy hành giả không buộc phải nhận một lời cam kết đặc biệt nào, và cũng khôngcó một cuộc điểm đạo thiệt thọ nào được thừa nhận. Giai đoạn nầy đưa con người đến trình độ có thể vượt qua một cách an toàn điềumà TTH thường gọi là giai đoạn phán xét của cuộc tuần huờn thứ năm.

2- Thời kỳ tuân giữ lời thệ nguyện (The period of pledged discipleship), hay là con đường thiệt thọ (The path proper. Được chia làm bốncấp bậc, theo các kinh sách Đông Phương đó là bốn thánh đức. Cuối thời kỳ nầy, người đệ tử sẽ đắc quả vị Chân Tiên. Đó là cấp bậc mànhân loại phải đạt đến, vào lúc chấm dứt cuộc tuần huờn thứ bảy.

3- Thời kỳ chánh thức (Official period). Trong giai đoạn nầy, vị Chân Tiên sẽ lãnh một phần việc nhất định trong sự cai quản thế giới, theođại luật vũ trụ. Đành rằng tất cả những vị Chân Tiên và cả đến những vị đệ tử khi đã được thâu nhận thiệt thọ rồi, đều trợ lực vào công việcvĩ đại là giúp đỡ cho sự tiến hóa của nhân loại. Nhưng các vị cao cả hơn nhận lãnh trách nhiệm cai quản những bộ phận đặc biệt trong tổchức của vũ trụ. Giống như các vị bộ trưởng trong một quốc gia có tổ chức trật tự ở thế gian.

Trước khi bàn tới chi tiết của thời kỳ sơ tu, chúng ta cần nhận thấy rằng, phần nhiều các thánh thư Đông Phương chỉ xem thời kỳ nầy nhưphần dự bị, chớ chưa đi hẳn vào con đường thiệt thọ. Vì sau khi chấp nhận những lời thệ nguyện rồi, người đệ tử mới được xem như đãthật sự nhập vào đường đạo. Có nhiều sự lẫn lộn khác nhau, có khi người ta bắt đầu kể thời kỳ sơ tu, nhưng lại khởi sự từ khi bước vào đệ nhị cấp (đệ tử thiệt thọ). Có khi chính các giai đoạn được kể, có khi lại kể các cuộc điểm đạo đưa đến các giai đoạn ấy. Vì thế khi đọc sách, chúng ta cần kiên nhẫn nhận định để tránh hiểu sai lệch ý nghĩa.

Đặc tính của thời kỳ sơ tu khác hẳn các thời kỳ khác, sự phân chia những giai đoạn của thời kỳ nầy không được rõ ràng như ở các nhóm cao, và những giới luật cũng kém chính xác. Nhưng điểm sau cùng sẽ dễ giải thích hơn sau khi liệt kê năm cấp bậc của thời kỳ với những điều kiện tất yếu cho mỗi bậc. Bốn bậc đầu đã được ông Mohini Mohun Chatterji miêu tả một cách khá rõ ràng trong tập thứ nhất củabản tường trình tại trụ sở Luân Đôn. Độc giả nên tìm đọc, vì trong đó có những định nghĩa đầy đủ hơn trong khuôn khổ của quyển sách nầy. Nhiều điều chỉ dẫn rất quí báu về vấn đề nầy cũng đã được bà hội trưởng Annie Besant trình bày trong những quyển sách: “Con Đường Của Người Đệ Tử” (The Path of Discipleship) và “Trước Thềm Thánh Điện” (In The Outer Court).

Những tên gọi các cấp bậc có thể không giống nhau, vì trong những sách đó, tác giả đã dùng danh từ Bắc Phạn Ấn Độ (Sancrit), trong khi từngữ Nam Phạn (Pali) được dùng ở đây là của Phật Giáo. Có thể nói là chủ đề đem ra bàn từ một khía cạnh khác nhau, nhưng những điềukiện tất yếu vốn giống nhau, tuy hình thức bên ngoài thay đổi.

Sau đây mỗi danh từ, trước tiên sẽ được dịch nghĩa theo tự điển và đặt trong dấu ngoặc, kế đó là sự giải thích thường được Chân Sư giảnggiải. Thời kỳ thứ nhất được các Phật tử gọi là:

1- Manodvaravajjana Manodvaravajjana Manodvaravajjana Manodvaravajjana (sự mở cửa trí tuệ, hoặc có thể gọi là, thoát ra từ cửa trí tuệ). Thí sinh đạt được một lòng tin vững chắc về tính vôthường và vô giá trị của tất cả lợi lộc trần gian. Đó là điều mà người ta thường diễn tả là, nghiên cứu sự khác biệt giữa điều chân và điều giả. Muốn đạt đến mức độ nầy, thường phải cần nhiều thời giờ và nhiều bài học khó khăn. Lẽ tất nhiên ở bước đầu tiên không ai có thể làm

gì khác hơn để tiến bộ thật sự. Vì không người nào quyết tâm đi vào đường đạo mà không có ý ham thích những điều cao thượng, và từ chối vật chất trần gian. Sự quyết định nầy có được do lòng tin chắc rằng, ở thế gian chẳng có điều gì có giá trị so với đời sống cao thượng. Người Ấn gọi bước đầu tiên nầy là “Viveka” hay là tánh phân biện. Ông Sinnett diễn tả điều ấy như là sự phục tùng theo Chân Ngã.

2- Parikamma Parikamma Parikamma Parikamma (chuẩn bị thực hành). Trong thời kỳ nầy thí sinh học tập làm điều tốt, chỉ bởi vì đó là điều tốt, mà không nghĩ đến việc có lợi hoặc có hại cho mình trong hiện tại hay trong tương lai. Như lời dạy của các kinh sách Đông Phương, phải nhận lãnh quả báo do hành vi củamình một cách bình thản. Tánh thản nhiên nầy là kết quả tự nhiên của giai đoạn trước, vì sau khi nhận thấy được tính chất hư ảo và tạmbợcủa tất cả những lợi lộc ở thế gian, hành giả không cần đến nó nữa. Một khi linh hồn đã được soi sáng bởi ánh quang minh rực rỡ củachân lý, nó không thể nào còn ham muốn những điều kém cao thượng nữa. Người Ấn gọi sự dứt bỏ nầy là “Vairagya.”

3- Upacharo Upacharo Upacharo Upacharo (chuyên tâm hay phẩm hạnh). Đây là giai đoạn phải tập cho được sáu đức tính tốt, những đức tính đó được gọi theo danhtừNam Phạn (Pali) như sau:

(a) Samo (sự trầm tĩnh). Sự trong sạch và bình tĩnh của tư tuởng do kiểm soát được hoàn toàn cái trí. Ấy là kết quả rất khó đạt được, nhưng rất hữu ích, vì nếu cái trí không tuân theo ý chí thì nó không trở thành một dụng cụ hoàn hảo cho công việc của Chân Sư trong tươnglai. Đức tính nầy có một ý nghĩa rất rộng rãi, nó gồm có sự tự chủ, đồng thời với sự bình tĩnh, được diễn tả trong chương XIX, rất hữuích khi làm việc ở cõi trung giới.

(b) Damo (sự chế ngự). Hành động và lời nói hoàn toàn trong sạch và uy nghi. Đức tính nầy cũng là kết quả tự nhiên của đức tính trước.

(c) Uparati (sự ngưng lại). Tức là từ bỏ sự mê tín, hay là từ bỏ sự tin tưởng rằng một hành vi hay nghi lễ do một tôn giáo nào đó qui địnhlà cần thiết. Nhờ đó kẻ chí nguyện sẽ được độc lập về tư tưởng, cùng với sự khoan dung rộng rãi, cao thượng.

(d) Titikha (tính nhẫn nại hay chịu đựng). Cần phải hiểu nghĩa danh từ nầy là cách xếp đặt cho con người sẵn sàng chịu đựng một cách vui vẻtất cả những gì mà quả báo có thể đưa đến. Và từ bỏ vật chất trần gian, những khi cần phải bỏ, bất kỳ thứ nào. Danh từ nầy cũng baohàmý tưởng hoàn toàn không thù hận, vì ta hiểu rằng kẻ nào làm điều quấy với ta thì kẻ ấy sẽ gặt hái nhân quả riêng của họ.

(e) Samadhana (sự chú tâm). Đó là sự tập trung tâm trí, chỉ rằng, dù có bị cám dỗ cũng không thể rời bỏ con đường đạo. Đức tính nầy rất tương ứng với mục tiêu cố định, đã được bàn đến trong chương trước.

(f) Sadha (faith). Lòng tin cậy vào Chân Sư và chính mình. Nói cách khác, đệ tử phải vững tin vào khả năng của Chân Sư. Nếu đệ tử cònngờvực về những năng lực của chính mình, thì trong lúc ấy, hắn cũng đã có sẵn trong người vài tia sáng thiêng liêng, một ngày kia, khi nótrở thành ngọn lửa, nó sẽ giúp hắn làm được những gì mà Thầy của hắn đã làm.

4- Anuloma Anuloma Anuloma Anuloma (mạng lệnh trực tiếp hay là sự kế thừa). Đức tính nầy là kết quả tự nhiên của ba đức tính trước. Trong giai đoạn nầy, hành giảcósự mong muốn nhiệt thành được giải thoát khỏi đời sống thế gian và hiệp nhất với sự sống tối thượng.

5- Gotrabhu Gotrabhu Gotrabhu Gotrabhu (điều kiện để được điểm đạo). Ở giai đoạn nầy, thí sinh gom lại những điều đã thâu thập được lúc trước và làm cho nó vữngchắc thêm, rất cần thiết cho sự tiến bộ kế tiếp. Khi đó họ đặt chân lên đường đạo thiệt thọ, và được thâu nhận làm đệ tử chính thức. Đạt đến trình độ nầy rồi thì sự điểm đạo để vào bậc kế tiếp sẽ thành tựu rất mau lẹ. Về câu hỏi: “Ai là người Gotrabhu?” Đức Phật trả lời: “Người nào thực hành đầy đủ những điều kiện mà tiếp theo đó là sự khởi đầu thánh đạo, kẻ ấy là vị Gotrabhu.”

Sự minh triết cần phải có để được thâu nhận vào Con Đường Thánh Đức (The Path of Holiness) được gọi là Gotrabhu-gnana.

Chúng ta đã thoáng nhìn qua các bước tiến của thời kỳ sơ tu. Bây giờ tôi phải nhấn mạnh lại về điểm đã đề cập lúc ban đầu. Ở cấp bậcsơđẳng nầy, những điều kiện và những đức tính đã kể ra, không bắt buộc hành giả phải thi hành đến mức hoàn toàn. Ngài Mohini nói rằng: “Nếu tất cả các đức tính đều phát triển đầy đủ thì đệ tử sẽ trở thành Chân Tiên nội trong một kiếp sống.” Nhưng đương nhiên, trường hợpnầy rất ít có. Thí sinh phải phấn đấu không ngừng để rèn luyện các đức tính nầy. Nhưng sẽ là một sự sai lầm, nếu nghĩ rằng không ai tiếnlên được bước kế tiếp, nếu chưa phát triển đầy đủ các đức tính nầy một cách trọn vẹn. Cũng không bắt buộc phải phát triển theo thứ tựnối tiếp nhau của từng đức tính. Thật ra trong nhiều trường hợp, hành giả có thể mở mang cùng một lúc tất cả các đức tính, chớ không cầnphải theo thứ tự.

Cũng nên hiểu rằng một người kia có thể theo con đường đạo một cách tốt đẹp, mà không nhận thức chút nào về sự hiện hữu của nó.

Có nhiều tín đồ thuần thành của Cơ Đốc Giáo, cũng như có nhiều người nhiệt thành theo phái Tự Do Tư Tưởng (Freethinker) đã tiến xa trênđường đạo đưa họ đến cuộc điểm đạo, mà trong suốt đời sống, họ chưa bao giờ nghe nói đến danh từ huyền bí học. Tôi đặc biệt nêu rahai hạng người nầy, bởi vì những tôn giáo khác đều công nhận là có thể phát triển được huyền bí học. Người nào mong muốn tìm hiểu những gì khác hơn là những lễ bái công truyền, thì chắc chắn họ sẽ tìm tòi cho kỳ được.

Cũng cần phải lưu ý là những giai đoạn của thời kỳ sơ tu không cách nhau bởi những cuộc điểm đạo đúng theo ý nghĩa của nó. Và chắcchắn ở những giai đoạn nầy cũng phải gặp nhiều gian nan, cùng đủ các loại thử thách ở tất cả các cõi. Nhưng có thể được bù đắp lại bằngnhững kinh nghiệm quí giá, và nếu không có gì trở ngại, họ có thể nhận được những sự trợ giúp và những chỉ dẫn gián tiếp. Đôi khi chúngta dùng danh từ điểm đạo một cách quá hời hợt, thí dụ như dùng để nói đến những cuộc thử thách mà tôi vừa kể ra. Nói một cách chínhxác, danh từ nầy chỉ nên áp dụng cho những nghi thức trang nghiêm dùng để thừa nhận chính thức cho người đệ tử lên được cấp caohơn. Nghi thức nầy phải do một vị cao cả được chỉ định, nhân danh Đấng Duy Nhất Chí Tôn cầm quyền điểm đạo và đặt vào tay thí sinhchiếc chìa khóa trí thức mới, chiếc chìa khóa cần thiết để dùng ở trình độ mới mà thí sinh vừa đạt được. Một cuộc điểm đạo như thế đánhdấu sự tiến bước lên cấp bậc mà chúng tôi sắp đề cập đến, và cũng là sự vượt qua mỗi giai đoạn của thời kỳ kế tiếp.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here