NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH – CHƯƠNG 21: Con đường đạo thiệt thọ

0
102

CHƯƠNG XXI

Con đường đạo thiệt thọ

Trong khi tiến hành qua bốn giai đoạn đánh dấu con đường đạo nầy, cần phải dứt bỏ cho được 10 Samyojana, hay là chướng ngại, vì nóràng buộc con người vào vòng luân hồi và ngăn cản không cho đến cõi niết bàn. Nơi đây, ta sẽ thấy sự khác biệt giữa thời kỳ phải tuân giữlời thệ nguyện và thời kỳ sơ tu, là vì ở thời kỳ nầy đệ tử phải gắn bó bởi những lời cam kết. Bây giờ, điều quan hệ không phải là sự cởi bỏ được nhiều hay ít chướng ngại. Trước khi có thể tiến được từ cấp nầy sang cấp khác, thí sinh phải hoàn toàn giải thoát được vài dây trói buộc trong số những chướng ngại nầy. Khi liệt kê những chướng ngại, chúng ta sẽ nhận thấy được sự gắt gao của những điều kiện ấy, vàngười ta sẽ không còn lấy làm lạ khi đọc được trong các thánh thư, là có khi phải cần 7 kiếp luân hồi, mới vượt qua khỏi đoạn đường.

Mỗi giai đoạn trong bốn giai đoạn, hay bước tiến, lại được chia ra thành bốn phần như sau: (1) Maggo (đường đạo). Lúc nầy, sinh viên cốgắng dứt bỏ các mối dây ràng buộc. (2) Pala (kết quả). Trong đó sinh viên nhận thấy kết quả do sự hành động hiện ra càng ngày càng rõ ràng. (3) Bhavagga (hoàn thành). Là thời kỳ mà kết quả đã thu hoạch đầy đủ, sinh viên trở nên có khả năng làm tròn phận sự một cách thỏađáng, và đứng vững ở trình độ nầy. Cuối cùng là (4) Gotrabhu (có tư cách được điểm đạo). Đánh dấu thời giờ họ được xứng đáng nhậnlãnh kỳ điểm đạo kế tiếp. Giai đoạn thứ nhất là:

  1. Sotapati Sotapati Sotapati Sotapati hay Sowan (Tu Đà Huờn). Đệ tử lên đến bậc nầy được gọi là Sowani hay Sotapanna, người đã nhập lưu, vì từ đây, nếu sự tiến bộ của họ có thể bị chậm lại, hay nếu họ không chống nổi những cám dỗ tinh vi hơn, và nhất thời rời khỏi đường đạo, thì họ cũng không thể nào hoàn toàn lìa khỏi tinh thần, để trở thành người tầm thường được. Họ đã nhập vào dòng tiến hóa cao thượng của nhân loại, mà tất cả nhân loại phải nhập vào khi đến giữa cuộc tuần hoàn thứ năm sắp tới, ngoại trừ những người bị rớt lại, do tạm thời chưa đủ sức tiến theo làn sóng sinh hoạt vĩ đại, và phải đợi đến lúc dãy hành tinh sau được thành lập.

Khi đạt đến trình độ điểm đạo nầy, vị đệ tử đã vượt qua đa số nhân loại, và đi trước họ cả một cuộc tuần hoàn, tức là một vòng 7 bầu hànhtinh của chúng ta, và do đó, họ đã được chắc chắn không bị loại khỏi triều lưu vào cuộc tuần hoàn thứ năm. Do đó có khi họ được gọi là”người được cứu vớt” (the saved) hay là “người được an toàn” (the safe one). Ý tưởng nầy bị hiểu lầm và là nguyên nhân cho lý thuyết lạ lùngvề sự cứu rỗi, do một vài thành phần của giáo hội Thiên Chúa công bố. Sự vĩnh phúc nầy có ghi trong vài kinh sách, giúp con người khôngphải để tránh khỏi những nỗi thống khổ đời đời, như được ngụ ý bởi những kẻ vô minh. Những chướng ngại mà người đệ tử phải loại ratrước khi bước qua giai đoạn kế, là:

  1. Sakkayaditthi (ảo vọng của bản ngã).
  2. Vichikichchha (nghi ngờ hay không chắc chắn).
  3. Silabbataparamasa (mê tín dị đoan).

Chướng ngại thứ nhất là ý thức của bản ngã. Khi con người tự đồng hóa với “phàm nhơn” thì đó chỉ là ảo tưởng, cần phải loại trừ trước khi bước vào con đường hướng thượng chân chánh. Nhưng việc loại trừ trọn vẹn chướng ngại nầy còn có ý nghĩa cao hơn nữa, nó baohàmviệc nhận thức sự kiện là con người trong bản chất là một với tất cả. Vì thế sẽ không có những quyền lợi nào trái nghịch với quyềnlợi của các huynh đệ, và những tiến bộ thực sự thì tương xứng với những cố gắng để giúp cho những tiến bộ của kẻ khác.

Dấu hiệu trọng yếu, hay ấn chứng cho biết vị đệ tử đã đạt được quả vị Tu Đà Huờn là lần đầu tiên vị đệ tử được vào cõi kế tiếp, bên trên cõi thượng giới, gọi là cõi bồ đề. Lần đầu tiên, trong một lúc ngắn ngủi, vị đệ tử nhận thấy thoáng qua cảnh trạng kỳ diệu cao tột cũa cõi giới nầy. Tuy chỉ thoáng tiếp xúc với cảnh thấp nhất của cõi bồ đề, vị đệ tử đạt được kinh nghiệm không thể quên được. Từ đây, tầm mắt của họ mở rộng đến một thế giới mới, và làm cho cảm giác và tư tưởng của họ được biến đổi hoàn toàn. Đây là lần thứ nhất, nhờ sự mở rộng tâm thức nơi cõi nầy, vị đệ tử nhận chân được đặc tính duy nhất ẩn tàng bên trong toàn thể. Đó không phải chỉ là một ý tưởng suông của lý trí mà là một sự kiện xác thực, phô bày ra trước mắt. Đó là lần thứ nhất mà hành giả thật sự nhận biết được vài điều cương yếu chính xác của thế giới mà họ đang sống. Đó cũng là lần đầu hành giả thoáng thấy được thế nào là tình thương và lòng từ bi của các vị Chân Sư cao quí.

Đối với điều chướng ngại thứ hai (sự nghi ngờ), chúng ta cần phải cẩn thận về danh từ. Chịu ảnh hưởng của thói quen, suy nghĩ theo tinhthần Âu Châu, nên chúng ta thấy thật là bất hạnh, nếu phải tuân theo những ý kiến độc đoán, bắt buộc đệ tử phải thực hành. Cũng như khi nghe một nhà huyền bí học cho rằng sự nghi ngờ là một chướng ngại cho sự tiến bộ, chúng ta nghĩ rằng như vậy có khác gì những người mê tín hiện nay, họ tin tưởng mù quáng vào những tín điều. Nghĩ như thế là hoàn toàn sai lầm.

Sự nghi ngờ (hay nói đúng hơn là không tin chắc) về vài vấn đề, sẽ cản trở sự tiến bộ tâm linh. Và chính sự tin tưởng mù quáng cũng làmột chướng ngại. Lòng tin xác quyết phải có căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân hoặc do suy luận theo toán học. Một đứa trẻ còn nghi ngờ sựđúng đắn của bảng cửu chương thì không thể nào hy vọng học toán được tiến bộ. Chỉ khi nào nó hiểu được sự chính xác của bảng cửu chương, nhờ suy luận hoặc nhờ kinh nghiệm thì nó mới hết nghi ngờ. Khi đó nó tin rằng hai nhân với hai là bốn, chẳng phải do người ta bảonó như vậy, mà vì kết quả đó đối với nó là một sự kiện hiển nhiên. Đó chính là phương pháp, và là một phương pháp duy nhất mà nhà huyềnbí học đã thực hành để chiến thắng tính nghi ngờ.

Vichikichchha được định nghĩa là sự nghi ngờ đối với những giáo lý về nhân quả và luân hồi, và hiệu quả tốt lành mà con đường Thánh Đức đưa đến. Khi dứt bỏ được chướng ngại nầy thì hành giả sẽ có lòng tin tuyệt đối rằng, giáo lý bí truyền về những vấn đề nầy là đúngthực. Sự tin tưởng nầy đặt căn bản trên sự hiểu biết trực tiếp của cá nhân hoặc do trí phán đoán.

Chướng ngại thứ ba phải loại trừ gồm tất cả những tín ngưỡng lầm lạc không do suy luận. Tất cả những khuynh hướng cho rằng việc huấnluyện tinh thần phải lệ thuộc vào những cuộc hành lễ và những nghi thức bề ngoài. Muốn trừ bỏ được trở ngại nầy, hành giả phải tập tínhtin cậy nơi chính mình, chớ không nhờ vào kẻ khác, cũng không nhờ cậy vào hình thức bên ngoài của một tôn giáo nào.

Ba chướng ngại đầu tiên tạo thành một chuỗi không rời nhau. Kế đó hành giả có thể nhận thức được phần nào sự diễn tiến của luật luân hồi, và do đó không còn nghi ngờ về vấn đề nầy nữa. Khi ấy sự hiểu biết Chân Nhân là tinh thần bất diệt sẽ giúp cho vị đệ tử tin tưởng vào sức mạnh tâm linh của chính mình, và dứt bỏ được sự mê tín dị đoan.

  1. Sakadagami Sakadagami Sakadagami Sakadagami (Tư Đà Hàm). Đệ tử được thu nhận vào giai đoạn thứ hai nầy được mệnh danh là Tư Đà Hàm “người sẽ trở lại chỉ một lần,” nói cách khác, một người đến bậc nầy thì chỉ cần một kiếp luân hồi nữa là đến bậc La Hán (Arhat). Trong giai đoạn nầy, không còn chướng ngại nào khác cần phải trừ bỏ. Nhưng vị đệ tử cần cố gắng làm giảm bớt đến mức tối thiểu những điều còn trói buộc họ. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về tâm linh lẫn trí thức.

Những năng lực thần thông (psychic faculties), nếu chưa được mở mang, cần phải được hoạch đắc trong thời kỳ nầy. Vì thiếu nó, đệ tử sẽ không thể đồng hóa được những trí thức mà bây giờ cần phải truyền đạt cho họ, và vị đệ tử cũng sẽ không có đủ tài năng làm công việc ở cõi trên để giúp đỡ nhân loại, đó là phận sự mà từ đây họ có đặc quyền cộng tác. Vị đệ tử phải có đủ sức tùy ý sử dụng một cách có ý thức thể vía, trong lúc xác thân đang thức, và đến lúc ngủ thì cõi thiên đàng sẽ mở rộng cho họ, bởi vì tâm thức của con người khi tách ra khỏi xác thân, luôn luôn ở vào cấp bậc kế bên trên, cao hơn cấp bậc mà tâm thức tác động lúc đang ở trong xác thân.

III. Anagami Anagami Anagami Anagami (A Na Hàm). “Người sẽ không trở lại nữa,” được gọi như thế bởi vì khi đã đến cấp bậc nầy rồi, sẽ đủ sức tiến lên cấp kế trên ngay trong kiếp hiện tại. Trong khi thi hành phận sự hàng ngày, người vui hưởng được nhiều sự tiến bộ cao quí, nhờ đã có được toàn vẹn những quyền năng vô giá, tương xứng với cõi thiên đàng. Vào lúc ban đêm, khi tách ra khỏi xác thân, người lại thấy tâm thức của mình mở rộng một cách tuyệt diệu thuộc bồ đề tâm. Khi thành tựu bước đi nầy, người sẽ giải thoát khỏi các chướng ngại cuối cùng còn xót lại, đó là:

  1. Kamaraga (quyến luyến những cảm giác vui thích, theo kiểu luyến ái ở thế gian).
  2. Patigha (Tất cả những điều có thể sinh ra phẫn nộ hoặc oán ghét).

Thí sinh nào đã dứt bỏ được các chướng ngại nầy thì không còn bị ảnh hưởng của tình cảm, hoặc thương yêu hay oán ghét. Những trạngthái quyến luyến hoặc mất bình tĩnh ở cõi trần không thể ảnh hưởng và đeo níu họ nữa.

Đến đây, chúng ta cần đề phòng một quan niệm sai lầm thông thưòng có thể xảy ra. Tình yêu nhân loại dưới hình thức thanh khiết nhất vàcao thượng nhất không bao giờ mất đi, cũng không bao giờ giảm đi do sự luyện tập huyền bí học. Trái lại tâm bác ái sẽ tăng thêm và mở rộngra cho đến khi lan tràn khắp cả nhân loại, bằng với sự nhiệt tâm mà ban đầu họ chỉ ban ra cho một vài người. Cuối cùng thì sinh viên cũng vượt lên trên những điều nghị luận từ phàm nhân của những người chung quanh, và được tự do tự tại thoát khỏi sự bất công, thiên vị của loại tình cảm thông thường ở thế gian.

Chúng ta cũng không bao giờ nên cho rằng, khi tập được tình thân ái bao la đối với tất cả mọi người thì sẽ bị mất đi tình thương riêng biệt đối với những người thân. Mối liên hệ mật thiết giữa Ananda và Đức Phật, hoặc Thánh John với chúa Jesus là một bằng chứng chỉ rằng, tình thân ái nầy tăng trưởng vô lượng. Sợi dây liên lạc giữa Chân Sư và các đệ tử của ngài bền vững hơn tất cả mọi mối ràng buộcnào khác ở thế gian. Vì lòng thân ái phát khởi khi đi trên con đường thánh đức là lòng thân ái giữa các chân nhân (egos), chớ khôngchỉ là giữa các phàm nhân (personalities), cho nên nó mạnh mẽ và vững bền, không bị giảm sút hay thay đổi. Bởi vì “Tình yêu tuyệt đối giải trừ được mọi mối sợ hãi.”

  1. Arhat (La Hán). Người đáng tôn kính, người hoàn toàn. Khi đến cấp bậc nầy, người chí nguyện được an lạc thường xuyên trong tâmthức cõi bồ đề và có thể dùng sức mạnh và năng lực của cõi ấy trong lúc đang ở trong thể xác. Khi tách ra khỏi xác thân, trong lúc ngủ hoặclúc đại định, người liền nhập vào cõi niết bàn, là cảnh cực lạc không thể tả xiết. Trong giai đoạn nầy, nhà huyền bí học phải đoạn trừ những tàng tích cuối cùng của năm chướng ngại còn sót lại, đó là:
  2. Ruparaga (ham thích cõi sắc giới, hữu hình).
  3. Aruparaga (ham thích đời sống vô sắc giới).
  4. Mano (sự kiêu căng).
  5. Uddhachcha (sự náo động hay tánh dễ giận).
  6. Avijja (vô minh).

Nơi đây, chúng ta có thể nhận ra rằng, khi đoạn trừ được Ruparaga, sự ham thích ở cõi sắc giới, hữu hình, nhà huyền bí học sẽ dứt bỏ sựhammuốn đời sống thế gian, dù là cuộc sống vĩ đại, cao quí nhất. Và cũng dứt bỏ đời sống ở trung giới và thượng giới, dù có đẹp đẽ huyhoàng đến đâu đi nữa. Người cũng phải dứt bỏ các khuynh hướng về sự ưa thích và chán ghét, vẻ đẹp hay xấu bề ngoài của người hay vật.

Aruparaga, sự ham sống, dù ở những cõi cao nhất, không hình thể, như cõi thượng trí, hoặc cao hơn nữa là cõi bồ đề. Tuy cao nhã, ít tham dục, nhưng vẫn còn có hình thức ích kỷ, cho nên cũng cần phải dứt bỏ, cũng như phải dứt bỏ các dục vọng thấp kém.

Uddhachcha, đúng nghĩa là tính chất xao động của cái trí. Người nào giải trừ được tận gốc chướng ngại nầy sẽ giữ vững được sự bìnhtĩnh không lay chuyển. Tất cả những gì xảy đến không còn lay động được sự an tĩnh, trang nghiêm của người.

Giải thoát khỏi sự vô minh sẽ đem đến một trí thức trọn vẹn, nói đúng hơn là sự toàn tri (omniscience) đối với các sự việc thuộc về dãy địacầu của chúng ta. Khi tất cả các chướng ngại đã được giải trừ, Chân Nhân tiến lên đến giai đoạn thứ năm và trở thành Chân Tiên.

  1. Aseka (Chân Tiên). “Người không còn điều gì phải học nữa.” Đây là nói về dãy địa cầu của chúng ta. Ở giai đoạn hiện tại, chúng ta khôngthể hiểu biết được cấp bậc mới nầy gồm có những gì. Tất cả vẻ huy hoàng, sáng chói của cõi niết bàn phơi bày trước mắt của vị ChânTiên, lúc đang ở trong xác thân. Khi người thấy thích hợp phải rời bỏ xác thể, người có thể vượt lên cao hơn, đến một cõi mà chúng tachỉ mới biết tên thôi. Cũng như giáo sư Rhys Davids đã giải thích: “Người đó bây giờ không còn một chút lỗi lầm nào, người thấy vàđịnh giá trị đúng thật về những sự việc của thế gian. Tất cả những sự xấu xa đã bị diệt tận gốc khỏi linh hồn của người, người chỉ còn cảmthấy những ý muốn đức hạnh cho mình. Người biểu lộ lòng từ bi, dịu dàng và tình bác ái bao la đến cho kẻ khác.”

Để cho thấy rõ là lòng bác ái không bị mất nơi người, kinh Từ Bi (Metta Sutta) đã nói về tình trạng tinh thần của vị Chân Tiên như sau: “Như tình thương của một bà mẹ, liều mình để bảo vệ đứa con độc nhất, đó là sự thương yêu cần phải biểu lộ với tất cả nhân loại. Mongsao thiện ý bao la ngự trị khắp thế giới, ở trên, ở dưới, khắp bốn phương, không hạn chế, không lẫn lộn một lợi ích đối kháng nào khác. Khi một người giữ vững được tình trạng tinh thần nầy, dù đứng hay đi, ngồi hay nằm cũng không thay đổi, thì người đã thực hành xong thánh ngôn: Ngay trong kiếp sống nầy, thánh đức đã biểu lộ.”

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here