NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH – CHƯƠNG 19: Những điều kiện cốt yếu

0
88

CHƯƠNG XIX

Những điều kiện cốt yếu

Câu hỏi được đặt ra là, làm thế nào có đủ khả năng để dự vào công việc vĩ đại nầy? Những điều kiện mà một người chí nguyện cần phải có để trở thành một vị cứu trợ vô hình không có gì huyền bí. Sự khó khăn không phải là vấn đề học hỏi về những đặc tính đó như thế nào?Mà chính là phải phát triển những đặc tính đó trong bản thân của chúng ta. Những điều đó đã được miêu tả sơ lược ở trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần trình bày và phân loại một cách có hệ thống và đầy đủ hơn.

1- Mục đích cố định. Điều kiện đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ nghĩa vụ cao quí mà các vị Chân Sư mong muốn chúng ta thực hiện, phải nhận thấy nghĩa vụ nầy sẽ đem lại lợi ích cho chính chúng ta. Phải tập phân biệt chẳng những công việc hữu ích với việc vô ích, mà cònphải phân loại các công việc hữu ích nhiều hoặc ít. Để mỗi người chúng ta có thể hiến dâng cho công việc cao thượng nhất mà ta có thểđóng góp vào, thay vì hoang phí thời giờ và sức lực để theo đuổi một công việc nhỏ nhặt, có thể là rất tốt đối với một người bình thường, nhưng như thế có vẻ phí phạm đối với sự hiểu biết và khả năng của người Thông Thiên Học. Muốn đủ sức lãnh nhiệm vụ ở cõi cao, ta phải bắt đầu tận tâm tận lực làm những công việc hữu ích nơi cõi thấp nầy theo mục đích của TTH.

Dĩ nhiên, tôi không có ý nói rằng phải xao lảng những phận sự thông thường trong cuộc sống. Chúng ta không cần phải đảm đương thêmmột phận sự mới nào ở cõi trần, nhưng những gì đã gánh trên vai là bổn phận do sự ràng buộc nhân quả, chúng ta không có quyềnbỏ quên. Nếu chúng ta chưa làm xong bổn phận mà nhân quả đã định cho, thì chúng ta chưa tự do để lo những nhiệm vụ cao hơn. Tuynhiên, những nhiệm vụ cao hơn nầy đối với chúng ta phải là mục tiêu duy nhất, xứng đáng trong cuộc sống, một nền tảng bên trongcuộc sống mà chúng ta đã hiến dâng vào công việc của các đấng Chân Sư từ ái.

2- Hoàn toàn tự chủ. Trước khi các năng lực cao thuộc cõi trung giới có thể được giao phó cho chúng ta mà không nguy hiểm, chúng tacầnphải tự chủ hoàn toàn. Thí dụ, tánh nết của chúng ta phải được kiểm soát trọn vẹn để bất cứ điều gì chúng ta thấy hoặc nghe cũng khôngthể làm cho chúng ta bị kích động, vì hậu quả của sự kích động ở cõi trung giới sẽ trầm trọng hơn ở cõi trần rất nhiều. Tư tưởng luôn luôncó năng lực vĩ đại, nhưng ở cõi thấp nó bị ngăn trở, trì trệ, vì phải tác động qua những tế bào thần kinh thô sơ. Nơi cõi trung giới nó tác độngmột cách tự do và mạnh mẽ hơn, khi một người có năng lực hoàn toàn linh hoạt ở cõi nầy mà tức giận một người khác, sẽ gây ra cho người ấy những ảnh hưởng rất tai hại, nguy hiểm.

Chẳng những cần phải kiểm soát những tâm trạng của chúng ta, mà còn phải giữ bình tĩnh để khỏi bị bất cứ quang cảnh kỳ quái hay ghêgớmnào mà chúng ta có thể gặp phải, làm lung lạc sự can đảm của chúng ta. Nên nhớ rằng, khi làm cho một người được thức tỉnh ở cõi trung giới, vị đệ tử phải chịu trách nhiệm, trong phạm vi nào đó, về hành vi và sự an toàn của họ. Do đó nếu người tân đoàn viên không đủcan đảmở một mình thì vị cứu trợ già giặn hơn phải mất thời giờ để đi theo bảo vệ hắn. Hiển nhiên là điều đó không được hợp lý.

Để biết chắc sự vững tâm, bình tĩnh của các thí sinh và chuẩn bị cho họ bắt tay vào phận sự đang chờ đợi, vào thời đại nầy cũng như thuởxưa, luôn luôn họ phải trải qua những cuộc thử thách về: đất, nước, gió và lửa. Nói cách khác, họ phải học tập với lòng tin tuyệt đối, khôngphải trên lý thuyết suông mà còn trên thực hành và kinh nghiệm, rằng trong thể vía, không có một yếu tố nào có thể làm hại họ được, khôngcó chướng ngại nào ngăn cản được họ thi hành phận sự.

Chúng ta hoàn toàn tin chắc là lửa đốt cháy được xác thân của chúng ta, nước làm cho chết ngộp, đá rắn chắc ngăn trở không cho ta đi xuyên qua, chúng ta không thể phóng mình ra giữa không gian, nếu không có vật gì nâng đỡ chúng ta lên. Sự tin tưởng nầy đã thấm sâu vàotrí chúng ta cho đến nỗi thường thường phải cần một sự cố gắng lớn lao để vượt qua các động tác tự nhiên. Phải nhận thức rằng khi ta ởtrong thể vía thì viên đá đông đặc nhất cũng không cản được sự đi lại của chúng ta. Ta có thể gieo mình từ nơi cao của bờ dốc rất hiểm trở, mà không gây hậu quả nào, và hoàn toàn tin chắc rằng dù có chui vào miệng hỏa diệm sơn đang phun lửa, hoặc lặn xuống vực thẳm củađại dương, cũng không hại gì.

Nếu chưa hiểu rõ và đầy đủ như vậy để có thể hành động một cách tự nhiên, đầy lòng tin, thì người ấy chưa thích hợp với công việc trong cõi trung giớí. Những sự việc khẩn cấp xảy ra rất thường xuyên, nên người như thế không thể hành động gì được, vì những lo sợ tưởng tượng. Vậy hắn phải trải qua những cuộc thử thách, và qua nhiều kinh nghiệm lạ lùng khác. Phải bình tĩnh và can đảm để đối đầu với những ma quái hiện hình kinh khủng, và trong những môi trường đáng ghê tởm nhất. Cuối cùng chứng minh sự vững tâm, bình tĩnh của người ấy xứng đáng với tất cả lòng tín nhiệm, dù ở hoàn cảnh nào và bất cứ lúc nào.

Sự kiểm soát trí não và dục vọng cũng cần thiết cho ta, vì nếu không có năng lực định trí, thì không thể nào làm được công việc có hiệu quả trong hoàn cảnh bị nhiều chi phối làm cho rối trí, ở cõi trung giới. Ở cõi nầy, hễ ham muốn điều gì thì thường được điều đó, cho nên nếu chưa kềm chế được bản tánh dục vọng thì chúng ta có thể tạo ra một số sự vật để thỏa mãn, đến khi nhìn lại chúng ta sẽ tự xấu hổ vô cùng.

3- Sự trầm tĩnh. Cũng là một đặc tính rất quan trọng. Không bao giờ nên lo lắng hoặc chán nản. Có rất nhiều công việc cần phải trấn tĩnhnhững người đang bị bối rối, hoặc ủy lạo những người đang buồn khổ, như vậy vị cứu trợ vô hình làm sao đủ khả năng để làm việc ấy, trongkhi chính mình lại xao động, vì thiếu bình tĩnh, hoặc lo lắng, hay là hiện ra sắc mặt tái mét, triệu chứng của một tình trạng yếu kém tinhthần. Tất nhiên là không có gì nguy hiểm cho sự tiến bộ, hoặc cho phận sự huyền bí của chúng ta. Trong thời đại nầy, chúng ta lại có thói quen lo nghĩ về những việc không đâu, không ngừng làm những quả núi từ những nấm đất trên miệng hang chuột nhủi. Nhiều người trongchúng ta, trải qua trọn kiếp sống để thêu dệt những chuyện tầm phào, nhỏ nhặt, và trịnh trọng, gắng sức tự làm cho mình khốn khổ vềnhững chuyện không đâu.

Vốn là người Thông Thiên Học, chúng ta phải vượt qua khỏi thời kỳ dao động phi lý và nản lòng vô căn cứ. Chắc rằng chúng ta đang cố gắng thâu thập những kiến thức đúng đắn theo trật tự vũ trụ, chúng ta phải nhận thức một cách lạc quan về mọi sự vật. Sự nhận thức ấy luôn luôn gần gũi với quan điểm thiêng liêng, vì thế tương hợp với chân lý. Bởi vì trong con người, chỉ có những gì tốt đẹp mới tồn tại vĩnh cửu, còn điều xấu, chính do bản chất của nó, là giả tạm. Sự thật, cũng như Browning đã nói: “Điều quấy không tồn tại mà cũng không phải thực tại. Chính sự yên lặng làm cho ta nghe được âm thanh.” Đang khi ấy, ở nơi cao và xa hơn thì: “Hồn của sự vật thì dịu dàng, tâm của sự hiện tồn là an nghỉ nơi thiên đàng.” Cũng thế, các vị đã “thông đạt” thì giữ sự trầm tĩnh, không có gì làm xao động được, và kết hợp vào tâm từ bi cao cả của các Ngài với một sự an tĩnh vui tươi, vì tin chắc rằng tất cả sẽ kết thúc tốt đẹp. Người nào mong muốn phụng sự, cần phải học tập theo gương các Ngài.

4- Sự hiểu biết. Muốn được hữu dụng thì ít ra con người phải hiểu biết những điều cương yếu để thi hành, và càng hiểu biết về nhiều phương diện thì người ấy càng hữu ích cho công việc. Phải tập có khả năng thích hợp cho công việc, bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng tất cảnhững điều đã được ghi về vấn đề nầy trong văn chương TTH. Không nên mong đợi những vị đã quá bận rộn, phải bỏ phí một phần thời giờđểgiải thích cho ta những điều mà ta có thể học hỏi tại cõi trần, và chịu khó tham khảo sách vở. Nếu ta chưa học tập xong những điều chínhyếu, thích hợp với những khả năng và những cơ hội như đã được qui định, thì có lẽ là chưa đúng lúc nghĩ đến sự gia nhập vào hàng ngũcủa những người phụng sự nơi cõi trung giới.

5- Lòng vị tha. Có thể cũng không cần nói rằng đây là một điều kiện. Vì chắc rằng tất cả mọi người, dù chỉ hiểu biết rất ít về Minh Triết Thiêng Liêng, cũng biết rằng một sự ích kỷ, dù nhỏ nhặt, sẽ ngăn trở thí sinh hoạch đắc những năng lực cao. Và người dấn thân vào côngviệc phụng sự phải tự quên đi bản ngã để chuyên tâm lo cho kẻ khác. Người nào còn những tư tưởng ích kỷ, người mà cá nhân tínhcòn quá mạnh, hoặc có những cảm giác kiêu căng nhỏ mọn, thì chưa sẵn sàng để nhận lãnh những công việc vô vị lợi của vị cứu trợ.

6- Tình thương. Đây là điều kiện chót và cũng là điều kiện chủ yếu cần phải có, là điều dễ làm cho người ta hiểu lầm nhất. Tôi xác nhận, tình thương nầy không phải là sự đa sầu đa cảm rẻ tiền, làm bộ và không thực tế, cứ thố lộ mãi những sự tầm thường, viển vông cùngnhững phiếm luận tổng quát, mà không có lập trường vững chắc về ý kiến riêng của mình, bởi họ lo sợ những kẻ dốt nát nói xấu mình khôngcó tình huynh đệ. Điều cần thiết là phải có tình thương thật mạnh mẽ, hầu gạt bỏ tánh khoe khoang, khoang, khoang, khoang, và làm việc trong im lặng. Đó là lòng khao khát phụng sự, luôn luôn nắm lấy cơ hội để phụng sự, nhưng ưa thích ẩn danh. Đó là đạo nghĩa phát xuất từ trongtâmcon người, vào ngày mà họ hiểu được vai trò bao la của Đấng Tối Cao. Một lần nhận thấy được điều đó, họ sẽ biết rằng trong ba cõi thế giới, họ không thể sống riêng cho mình, mà phải đồng hóa với vai trò nầy cho đến khi sức cùng lực tận. Dù trong phạm vi nhỏnhặt nhất trên một đoạn đường vô hạn, họ phải trở thành một vận hà bé nhỏ cho lòng bác ái tuyệt diệu của Ngài, giống như sự an lạc củaNgài, vượt qua sự hiểu biết của loài người.

Đó là những đức tính mà vị cứu trợ phải cố gắng rèn luyện không ngừng và phần lớn phải được mở mang, trước khi hy vọng được các đấng cao cả đang chăm sóc chu kỳ tiến hóa, nhìn nhận là xứng đáng để được thức tỉnh hoàn toàn. Tôi cũng biết, đây là một lý tưởng thật caosiêu, nhưng không có lý do nào để từ chối hoặc để mất lòng tự tin. Cũng không phải để có ý tưởng tiêu cực rằng, việc theo đuổi lý tưởnghãy còn khó khăn, nên phải chịu hoàn toàn vô dụng ở cõi trung giới. Khi ta chưa được thức tỉnh trọn vẹn và chưa lãnh những nhiệm vụnguy hiểm, thì ta cũng có thể trở nên hữu ích trong những phần việc an toàn hơn.

Mỗi đêm, hầu hết chúng ta, ít ra cũng có làm được một công việc bác ái, đầy thiện ý, sau khi xuất vía ra khỏi xác thân. Không nên quên rằng, trong giấc ngủ, chúng ta thường hay chìm đắm trong sự suy tư, chúng ta theo đuổi những tư tưởng đã làm cho chúng ta bận rộn nhất trongngày, đặc biệt là tư tưởng chót trong trí, lúc chúng ta sắp ngủ. Bây giờ, nếu chúng ta tập cho có được tư tưởng chót là quyết định đi giúpđỡmột người mà chúng ta biết là họ đang cần đến sự giúp đỡ. Thì chắc chắn linh hồn khi thoát ra khỏi chướng ngại xác thân sẽ thực hànhý muốn nầy và sự giúp đỡ sẽ được mang đến cho người ấy. Người ta có kể nhiều trường hợp mà cách thức nầy được thực hiện, kẻ được trợ giúp biết rất đầy đủ về sự cố gắng của người bạn có ý tốt, và cũng có thể thấy được thể vía của người bạn đang thực hành nghĩa vụcóảnh hưởng đến họ.

Mong rằng sẽ không có ai buồn rầu nghĩ rằng họ không thể dự phần vào công việc tốt đẹp nầy. Một ý tưởng như vậy là tuyệt đối sai lầm, bởi vì nếu người nào có tư tưởng là có thể trợ giúp được. Thật ra công việc hữu ích nầy không phải chỉ được thực hiện trong giấc ngủ. Nếubạn biết được một người nào đó đang ở trong tâm trạng buồn thảm, hoặc đau khổ, thì dù bạn không thể giữ cho thể vía có đủ ý thức đểởbên cạnh hắn được, bạn cũng có thể gởi đến hắn những tư tưởng thân thiết và sự chúc lành chân thành. Những tư tưởng và sự chúclành nầy phải thực tế, sống động và mạnh mẽ. Khi bạn gởi chúng đi, tất nhiên chúng sẽ thi hành theo ý chí của bạn, cân xứngvới sức mạnh mà bạn đã dùng. Tư tưởng là những “vật,” những vật thực tế theo đúng nghĩa của chữ ấy. Người nào đã mở nhãn quansẽ trông thấy nó rất rõ ràng, và nhờ vào phương tiện tư tưởng, người nghèo nhất cũng có thể tham dự vào công việc từ thiện ở thế gian, không khác gì người giàu. Vì thế, dù chưa được thức tỉnh hoàn toàn nơi cõi trung giới, ít ra chúng ta cũng có thể gia nhập và liên kết với nhómcứu trợ vô hình trong phạm vi nầy.

Nhưng nếu thí sinh quyết định gia nhập vào nhóm cứu trợ ở cõi trung giới, đang làm việc dưới sự hướng dẫn của những vị Chân Sư MinhTriết, thì phải tự chuẩn bị trước, và đó chỉ là một trong các giai đoạn của sự phát triển vô cùng rộng lớn hơn. Thay vì chỉ cố gắng để được thích hợp trong phần việc đặc biệt của các Ngài, họ sẽ tiến xa hơn và nhận lãnh một phận sự to lớn hơn, ấy là tập luyện để theo châncác Ngài, tận tâm tận lực theo đuổi mục đích mà chính các Ngài đã đạt được, để cho các phương tiện giúp đời không bị hạn chếởcõi trung giới, mà có thể đến cả những cõi cao hơn, vốn là quê hương thật sự của Chân Ngã.

Con đường đã được vạch sẵn từ lâu bởi các nhà hiền triết. Từ thuở xa xưa, chính các Ngài cũng đã trải qua, ấy là con đường tự phát triển, mà không sớm thì muộn, mọi người đều phải đi. Con người có tự do ý chí để quyết định “đi” ngay bây giờ, hay là hoãn lại cho đến khi trải qua nhiều kiếp sống, gánh chịu những đau khổ triền miên. Rồi sau cùng, sức mạnh của sự tiến hóa tuy chậm chạp, nhưng không thể cưỡng lại được, cũng sẽ đẩy họ tiến tới, chung với những người chậm trễ trong gia đình nhân loại. Đối với những người sáng suốt thì họlậptức bước vào đường đạo với lòng nhiệt thành, nhất định hướng về mục đích đắc quả Chơn Tiên, hầu được giải thoát trọn vẹnmãi mãi khỏi sự nghi ngờ, sợ hãi và đau khổ, và còn có thể dìu dắt kẻ khác đến trạng thái an toàn, hạnh phúc. Trong chương kế, chúng tôi sẽ đề cập đến những giai đoạn của Thánh Đạo, con đường giải thoát, theo như các Phật tử đã gọi, và thứ tự liên tiếp của nó.

 

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here