NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH – CHƯƠNG 15: Những vụ đắm thuyền và các thảm họa

0
151

CHƯƠNG XV

Những vụ đắm thuyền và các thảm họa

Những đoàn viên trong nhóm cứu trợ có khi báo trước những tai nạn khẩn cấp sắp xảy ra. Trong vài trường hợp, khi vị thuyền trưởng vôtâm, không ngờ là chiếc tàu của mình đã đi lệch hướng do những dòng nước ngầm hoặc do sự tính toán sai lạc, và sắp gặp những nguy hiểm trầm trọng. Vị cứu trợ có thể ngăn ngừa tai nạn bằng cách gây ấn tượng lặp đi lặp lại trong trí người thuyền trưởng, để cho hắn cócảmgiác rằng sắp có chuyện không may xảy ra. Cảm tưởng nầy thường hiện ra trong đầu óc của vị thuyền trưởng như một trực giác báođiềmmơ hồ, nhưng nếu nó cứ lặp đi lặp lại thì vị thuyền trưởng sẽ chú ý cẩn thận đề phòng, và làm theo cách thức được ám thị.

Thí dụ như việc đã xảy ra sau đây: đêm kia, một chiếc tàu buôn nhỏ chạy quá gần bờ, mà ông thuyền trưởng không biết. Nhiều lần ông cảmthấy bị xui khiến là phải thả dây dò. Ban đầu ông cưỡng lại ý kiến nầy, vì ông thấy dường như là vô ích và phi lý, nhưng rốt lại, tuy do dự, ông cũng ra lịnh thả dây dò thử một cách vội vã. Ông rất kinh ngạc về kết quả của sự thăm dò, nên lập tức cho đổi hướng đi và tách xa bờbiển. Đến sáng ra, ông mới hiểu là đêm qua chiếc tàu đã tránh khỏi một tai nạn khủng khiếp trong gang tấc.

Cũng có khi, một tai nạn xảy ra do luật nhân quả, như vậy không thể nào ngăn cản được. Nhưng ta không nên lầm tưởng trong những trường hợp như thế không thể trợ giúp gì được. Trong khi thừa nhận những người gặp nạn phải bị chết theo định mệnh, nên không thể cứuvớt họ được, thì ít ra trong rất nhiều trường hợp có thể giúp họ chuẩn bị cho số phận của họ, và tiếp theo đó họ sẽ được giúp đỡ sau khi chết. Chắc chắn, trong tất cả các tai nạn lớn, những vị cứu trợ luôn luôn được đặc biệt đưa đến tận nơi để giúp đỡ.

Trong hai trường hợp xảy ra gần đây: vụ đắm thuyền Drummond Castle ở vùng Cape Ushant, và trận bão kinh khủng đã tàn phá thành phốSt. Louis ở Mỹ. Trong hai cảnh ngộ này, những nạn nhân được báo trước vài phút, trước khi xảy ra tai nạn, và những vị cứu trợ làm hết sức mình để trấn tĩnh và nâng đỡ tinh thần người bị nạn, làm cho họ bớt bị khủng hoảng, khi tai họa xảy ra. Đương nhiên, công việc giúpcác nạn nhân của hai thảm họa nầy được thực hiện phần lớn ở trung giới, khi nạn nhân đã lìa bỏ xác thân.

Thật đáng tiếc, thường lúc sắp sửa xảy ra một tai nạn lớn, vì sự sợ hãi quá độ, đột nhiên chi phối những người mắc nạn, có khi tệ hại hơnnữa là sự mê loạn bộc phát trong dân chúng, làm trở ngại không ít cho việc cứu trợ. Nhiều chiếc tàu khi đã bị chìm sâu, hầu hết số hànhkhách đều ở trong trạng thái say mê điên dại, vì vậy khó mà giúp đỡ họ một cách hiệu quả, trước khi chết cũng như một thời gian rất lâusau khi qua đời.

Nếu khi nào chúng ta thấy bị đe dọa, vì một nguy cơ sắp đến và không thể tránh được, ta nên nhớ rằng sự cứu trợ chắc chắn là gần kề, và tùy thuộc hoàn toàn ở nơi ta, làm cho phận sự của các vị cứu trợ trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn. Nếu chúng ta đối diện với sự nguy hiểm một cách bình tĩnh, can đảm và nhận biết không có gì có thể làm tổn hại linh hồn ta được, thì tâm trí chúng ta sẽ tiếp nhận được những sự hướng dẫn của các vị cứu trợ đang cố gắng giúp chúng ta, đó là cách thức tốt nhất đối với chúng ta. Nếu sự chết không thểtránh được, thì nó cũng giúp cho chúng ta trải qua sự chết một cách bình thản, nhẹ nhàng.

Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy một cách cứu trợ thường được áp dụng trong những trường hợp tai nạn cá nhân, cũng như trongnhững thảm họa chung. Cách đây vài năm, một cơn bão lớn, gây ra nhiều tai biến ở các bờ biển nước Anh, có một chiếc thuyền đánh cábị lật úp giữa biển, trong tàu chỉ có một ông lão đánh cá và một cậu bé. Ông lão còn bám chặt được vỏ tàu lật úp, trong vài phút ấy. Không còn hy vọng nào được tiếp cứu khỏi chết, nếu có người hiện diện nơi đó cũng không thể làm gì được trong cơn bão tố dữ dội như vậy. Ngư ông biết mình chẳng còn hy vọng, và cái chết đối với ông chỉ còn chờ từng phút. Ông cảm thấy lo sợ kinh khủng, và có cảm giác côđơn dễ sợ giữa mặt biển mênh mông, vắng vẻ. Rồi ông lo lắng nghĩ tới vợ con, tới hoàn cảnh khó khăn đưa đến cho họ, sau cái chết thìnhlình của ông.

Vị hội trưởng của chúng ta vừa lúc đi ngang qua, thấy hoàn cảnh như thế, cố gắng trấn an ông, nhưng nhìn thấy trí óc ông quá xao động, không thể đưa vào đó những ấn tượng bình an. Bà xét thấy cần phải hiện hình để sự giúp đỡ được hữu hiệu. Về sau, khi thuật lại câuchuyện nầy, bà nói rằng: khi đứng trước mặt ông lão, bà thấy sắc diện của ông biến đổi kỳ diệu. Vì nhìn thấy một người sáng chói ở phía trên ông, đứng trên thuyền, tự nhiên ông tưởng là một vị thiên thần đến giúp cho ông thêm dũng cảm để bước qua cánh cửa của tử thần, và gia đình ông chắc cũng được cứu giúp. Như thế, một lúc sau, khi rời bỏ xác thân, tâm thần ông không còn ở trạng thái kinh hãi, bối rối, khổ sở như lúc đầu và đương nhiên khi tỉnh táo ở cõi trung giới, ông gặp lại vị “thiên thần” nơi đó, ông cảm thấy yên tâm và sẵn sàng chấpnhận các lời khuyên bảo cho đời sống mới nơi đây.

Sau đó ít lâu, bà hội trưởng cũng gặp một trường hợp tương tự, bà kể lại như sau: “Chắc các anh còn nhớ chiếc tàu đã bị đắm trong một cơn bão tố vào cuối tháng 11 vừa rồi. Tôi đi vào trong phòng của chiếc tàu, nơi đó có chứa khoảng mười hai người đàn bà, họ đang thanvan một cách quá thống khổ, nhiều người khóc nức nở và kêu gào, vì sợ hãi. Chiếc tàu chắc chắn sẽ chìm, không còn phương thế nào cứu vãn được và nếu từ giã cõi đời trong trạng huống cuồng loạn như vậy, để bước sang cõi khác là một tình trạng rất tệ hại. Để trấn tĩnhhọ, tôi hiện hình ra, và tự nhiên những kẻ khốn khổ nầy tưởng tôi là một thiên thần. Cả thảy đều quì xuống và cầu xin tôi cứu độ. Một bàmẹđáng thương đặt đứa con nhỏ của bà vào tay tôi, khẩn cầu tôi, ít nhất là cứu đứa trẻ nầy. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện, phút chốc họ đều bình tĩnh trở lại và yên tâm, đứa bé nhắm mắt ngủ và mỉm cười, những người phụ nữ cũng lần lần thiu thiu ngủ trong sự bình an, và tôi đưa vào trí não họ những tư tưởng về cõi thiên đàng. Dĩ nhiên là họ không thức dậy vào phút chót, khi chiếc tàu chìm hẳn. Tôi theo với họ, đểchắc rằng họ sẽ bước qua giờ phút lâm chung trong lúc đang ngủ. Thế là từ giấc ngủ sang sự chết không bị xao động chút nào.”

Trong trường hợp nầy, những người được cứu độ đã hưởng được lợi ích vô cùng to lớn, vì có thể đối diện với cái chết một cách bình tĩnh, hợp lý. Điều quan trọng hơn nữa là họ được tiếp rước qua bờ bên kia, do một vị mà họ đã có lòng yêu mến, tin cậy, vị ấy biết rành cõi thế giới mới mà họ sắp đến ở. Như thế, chẳng những bà làm cho họ yên tâm với số phận, mà lại còn khuyên bảo họ về cách thức xếp đặt lại đời sống trong hoàn cảnh mới nầy, rất khác xa với hoàn cảnh ở cõi trần. Sự kiện ấy cho chúng ta thấy một trong những khía cạnh rộng rãi và quan trọng nhất trong công tác của những vị cứu trợ vô hình là hướng dẫn và giúp đỡ những người đã chết.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here