NHỮNG VỊ CỨU TRỢ VÔ HÌNH – CHƯƠNG 2: Vài trường hợp cứu trợ hiện đại

0
151

CHƯƠNG II

Vài trường hợp cứu trợ hiện đại

Ngay trong thời đại hoài nghi của chúng ta và giữa sự quay cuồng của nền văn minh vật chất thuộc thế kỷ thứ hai mươi, mặc dầu tính chất độc đoán của khoa học và sự lãnh đạm trì trệ của phái Cơ Đốc tân giáo, bất cứ người nào chịu khó một chút cũng có thể nhận thấy những trường hợp được cứu trợ mà không thể nào giải thích được theo quan điểm duy vật. Muốn chứng minh điều đó với độc gỉả, tôi xin tómtắt vài câu chuyện lượm lặt từ những sách vở mới viết gần đây. Một đặc tính nổi bậc nhất của những trường hợp mới đây cho thấy sự canthiệp dường như thường hướng về sự giúp đỡ hoặc cứu sống những trẻ con.

Một chuyện đáng chú ý đã xảy ra ở Luân Đôn cách đây chỉ vài năm. Trường hợp một em bé được cứu sống trong một trận hoả hoạn kinhkhủng đã xảy ra tại khu phố gần Holborn, thiêu hủy trọn hai căn nhà. Ngọn lửa đã bốc lên nhanh đến nỗi các lính cứu hỏa không chữa được đámcháy. Nhưng họ cứu được những người trong nhà, chỉ trừ hai người, một bà lão bị chết ngộp vì khói, trước khi cứu ra và một em bévừa nămtuổi bị những người trong nhà bỏ quên trong lúc vội vàng, hốt hoảng.

Dường như mẹ của em bé là bạn hay bà con với chủ nhà, đã gởi nó lúc ban đêm, vì bà bận việc phải đi Colchester. Khi mọi người được cứu đem ra, lúc đó cái nhà đã bị khói lửa bao trùm, bà chủ nhà buồn bã vô cùng, vì nhớ lại việc bạn đã gửi đứa con cho mình. Thử leolên gác thượng là nơi em bé ngủ, dường như làm một việc vô ích, nhưng một người lính cứu hỏa anh dũng lại quyết định gắng sức tronglúc tuyệt vọng nầy. Sau khi nghe chỉ dẫn rành rẽ vị trí của căn phòng, anh liền xông vào khói lửa. Anh đã tìm được em bé và đem em rabình an vô sự. Anh kể lại là khi anh vào đến phòng, anh thấy ngọn lửa đã bao quanh và phần lớn ván sàn đã sụp đổ. Một sự kiện rất lạ là ngọnlửa chỉ đi vòng tròn theo vách tường để ra cửa sổ, không giống như thường lệ, và anh cũng không thể giải thích được sự lạ lùng này.

Vì thế, chỗ góc nhà mà em bé nằm không hề hấn gì, mặc dù chính những miếng ván sàn nhà dưới cái giường nhỏ đã bị cháy hết phân nửa. Embé sợ hãi đến cực điểm, nhưng người lính cứu hỏa lặp đi lặp lại một cách rành mạch rằng khi anh không ngại nguy hiểm đến cứu nó thì anhnhìn thấy một hình bóng giống như một vị thiên thần. Anh nói: “Đó là một cái gì màu rực rỡ, trắng bạc, nghiêng xuống giường và dùng bàntay xoa lên cái mền.” Anh thêm: “Không thể nào lầm lẫn, vì hiện tượng nầy còn thấy được thêm chốc lát nữa, giữa ánh sáng chói lọi và hìnhảnh ấy chỉ biến đi khi tôi đến cách đó vài bước.”

Câu chuyện nầy còn liên hệ đến một việc lạ thường khác. Mẹ của em bé đang ở Colchester, không thể ngủ được trong đêm đó; bà cứ bănkhoăn và bị cảm giác quấy rối trong đầu là có chuyện gì bất thường xảy đến cho con bà, là nó sắp gặp nguy hiểm, bà ngồi dậy và cầu nguyện khá lâu, với nhiệt tâm cầu cho con bà được che chở qua khỏi tai nạn. Đây hẳn là một sự can thiệp mà người Thiên Chúa Giáo gọi làsựchuẩn nhận lời cầu xin. Còn người TTH phát biểu ý tưởng nầy một cách khoa học hơn, ấy là do sự bộc lộ mạnh mẽ của tình mẹ thương con, đã tạo thành một mãnh lực tinh thần để cho một vị cứu trợ vô hình có thể dùng nó để cứu em bé thoát khỏi cái chết khủng khiếp.

Một trường hợp khác đáng ghi nhận, những trẻ được che chở một cách phi thường đã xảy ra trên bờ sông Thames, gần Maidenhead khoảng vài năm trước đây. Lần này sự nguy hiểm xảy ra không phải do lửa mà là do nước. Ba trẻ nhỏ ở tại Shottlesbrood hoặc vùng phụ cận, nếu tôi không lầm, được một bà giữ trẻ dắt đi chơi dọc theo con đường để kéo ghe. Trong khi đang chạy quanh một góc đường, thình lìnhchúng nó thấy một con ngựa đang kéo một chiếc xà lan và trong giây phút lộn xộn xảy ra, hai đứa trong đám trẻ bị kẹt vào sợi dây và văngxuống nước.

Khi thấy tai nạn, người chèo thuyền vội nhảy xuống nước để cứu chúng nó. Theo lời ông ta kể lại, ông thấy chúng nổi trên mặt nước một cách lạ thường và trôi vào bờ yên ổn. Người chèo thuyền và bà giữ trẻ đều không thấy gì khác hơn nữa. Nhưng cả hai đứa trẻ đều thuật lại, có một bà rất đẹp, toàn thân màu trắng chiếu sáng rực rỡ ở dưới nước, bên cạnh chúng, nâng chúng lên và đưa vào bờ. Câu chuyện của chúng có chứng cớ vững vàng, vì đứa cháu gái của người chèo thuyền, từ trong phòng lẹ làng chạy ra khi nghe tiếng la của bà giữtrẻ, cũng xác nhận là chính nó thấy dưới nước có một người đàn bà đẹp, kéo hai đứa trẻ vào bờ. Không có chi tiết nào khác được kể ra, cũngkhông thể biết chắc là vị “thiên thần” đó thuộc đẳng cấp cứu trợ nào. Có lẽ là một người đã tiến hóa, hoạt động trong thể vía. Chúng tasẽnghiên cứu vấn đề nầy ở phần sau với một khía cạnh khác, trên quan điểm của người cứu trợ hơn là quan điểm của người nhận được sựtrợ giúp.

Một trường hợp khác, sự can thiệp được nhận ra rõ ràng hơn, do bác sĩ John Mason Neale, một vị giáo sĩ nổi tiếng kể lại. Một người kia, vợông vừa mới qua đời, ông về quê với những đứa con còn nhỏ, đến ngụ trong một ngôi nhà của người bạn thân. Đây là một trang viêncũ kỹ với lối kiến trúc bất thường. Tầng dưới có những hành lang dài tối tăm, là nơi các trẻ nhỏ đang chơi đùa một cách vui vẻ. Nhưng kìachúng nó đã lên đến tầng trên một cách nghiêm trang, và hai đứa trong số trẻ thuật lại là trong khi chúng nó đang chạy trong một hành langthì gặp mẹ của chúng nó. Mẹ bảo chúng nó phải quay trở lại, rồi biến mất. Khi xem xét lại chỗ trẻ chơi thì thấy một cái giếng sâu không cónắp đậy, ở ngay giữa đường chúng nó đi; nếu đi xa thêm vài bước nữa thì các trẻ sẽ lọt xuống giếng. Vậy sự hiện hình của bà mẹ đã cứucác con khỏi cái chết gần kề.

Trong trường hợp trên, dường như không thể nghi ngờ gì, chính người mẹ ở cõi trung giới tiếp tục coi sóc các con với tình thương yêu (cónhững trường hợp khác cũng xảy ra tương tự,) ý muốn mãnh liệt của bà mẹ đủ mạnh để làm cho bà ta hiện hình trong chốc lát và lên tiếngbáo động sự nguy hiểm cho các con trong lúc chúng đang vô ý. Hay có thể chỉ là sự gây ấn tượng vào trí óc của các trẻ, để chúng thấyvà nghe tiếng của người mẹ. Cũng có thể người cứu trợ vô hình là một người khác, họ dùng hình dáng quen thuộc của người mẹ để chotrẻ khỏi sợ. Tuy nhiên giả thiết giản dị nhất luôn luôn được chú ý là sự can thiệp do tình thương của người mẹ, tình cảm nầy không giảmđi sau khi từ trần.

Tình mẹ là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và không ích kỷ nhất của nhân loại, cũng là thứ tình cảm tồn tại lâu dài nhất trên cáccõi cao. Một người mẹ đang ở các cảnh thấp của cõi trung giới vẫn có thể tiếp xúc với thế giới vật chất, tiếp tục theo dõi chăm sóc các conđến khi nào bà còn có thể thấy được chúng. Khi bà mẹ vào được cõi thượng giới rồi, hình dáng của các con vẫn còn tiếp tục choán một chỗ quan trọng trong tư tưởng của họ. Tình thương yêu bao la mà người mẹ chú tâm vào hình ảnh của các con đã tạo thành một động lựctinh thần mạnh mẽ, tuôn tràn lên các con cháu còn đang phấn đấu nơi cõi trần và tạo thành những trung tâm năng lực linh hoạt hữu ích baobọc lấy các con, điều đó được diễn tả như là những vị thần bổn mạng thật sự.

Tôi đã nghiên cứu và theo dõi một trường hợp như vậy xảy ra gần đây. Một bà mẹ đã chết gần 20 năm về trước, để lại hai đứa con trai màbàrất thương mến. Trong đời sống ở cõi thượng giới, bà mang theo hình ảnh rõ ràng của hai con một cách tự nhiên, bà vẫn nghĩ về hìnhảnh của hai con khi bà xa lìa chúng chỉ mới 15 hay 16 tuổi. Tình thương của bà không ngừng ban ra từ cõi thượng giới, đối với những hìnhảnh nầy có tác động hữu ích thật sự, tuôn xuống cõi trần cho hai đứa con, nay chúng đã trưởng thành. Nhưng, lực hữu ích nầy không tácđộng đồng đều lên hai đứa con. Đó không phải là do bà thương đứa nầy hơn đứa kia, nhưng chỉ vì có sự khác biệt rất nhiều trong đặc tínhriêng của chúng.

Đối với người mẹ, bà cũng không thấy được có sự khác nhau đó. Cả hai đối với bà đều như nhau và bà cũng muốn như vậy. Nhưng khi tôi quan sát thấy một trong hai ảnh tượng, chỉ là hình tư tưởng suông của người mẹ không có sự sinh động. Trong khi ấy, ảnh tượng kia cósinh lực rất sống động. Theo dõi hiện tượng nầy tôi tìm ra trong trường hợp đầu, đứa con trưởng thành trở nên một thương gia bình thường, không xấu, cũng không có đặc tính tâm linh nào đặc biệt. Trong khi người con kia trở nên một người có tinh thần vị tha, và có một nềnvăn hóa tốt đẹp. Cuộc sống của nó phát triển có ý thức về chân ngã, tốt đẹp hơn nhiều so với người anh. Do đó từ thể cao có thể tuôn thêmnăng lực vào ảnh tượng mà người mẹ đã tạo ra nơi cõi thượng giới, làm cho nó sinh động hơn.

Theo giám mục Harringay tại địa phận London thì một số trẻ em có thể nhìn thấy được thiên thần. Ông nói Thượng Đế và thiên thần luônluôn gần gũi với chúng ta, đừng cho rằng những gì mà trẻ em cho biết là chúng thấy được chỉ là sự tưởng tượng. Con người với tấm lòngtrong sạch có thể thấy được Thượng Đế và sự hoàn toàn trong sáng của trẻ em làm chúng có thể thấy những điều mà người lớn khôngthể thấy được.

Vị giámmục kể lại câu chuyện của 5 bé gái có cha đang bệnh, nằm trên lầu. Đứa bé nhỏ nhứt vừa mới lên giường ngủ, vội chạy ra khỏi phòng và la lớn:

“Xemkìa! Có 2 vị thiên thần đang đi lên lầu!”

Không ai nhìn thấy gì. Một lúc sau em bé lại kêu lên:

“Xemkìa! Bây giờ 2 vị thiên thần đó đang đi xuống lầu và cha đang đi giữa họ.”

Lúc bấy giờ, tất cả 5 bé gái trong nhà đều thấy giống như thế. Sau đó mọi người ùa lên phòng của người cha, thì thấy ông ấy đã chết!

Cách đây không bao lâu, con gái của một vị linh mục người Anh, đi bộ với mẹ trong châu thành nơi họ ở. Em bé vô ý chạy băng qua đường phố, bị té nhào, những con ngựa kéo xe khi đi quanh góc đường đột nhiên chạy bừa lên mình em. Thấy con ở dưới chân ngựa, người mẹ phóng mình chạy ra, nghĩ rằng con sẽ bị trọng thương, nhưng đứa trẻ đứng dậy, hoàn toàn vui vẻ và nói với mẹ rằng: “Thưa mẹ, conkhông đau đớn chút nào, bởi nhờ cái gì trắng xóa đã cản không cho ngựa đạp lên mình con và bảo con đừng sợ.”

Một trường hợp khác, xảy ra nơi địa phận cai quản của bá tước Buckingham, vùng phụ cận của Burnham Beeches, thật phi thường, vì thời gian hiện hình của vị cứu trợ kéo dài rất lâu. Chúng ta thấy trong các câu chuyện đã kể, sự can thiệp chỉ xảy ra trong giây lát. Còn trường hợp nầy thì trái lại, hiện tượng phi thường xảy ra lâu hơn nửa giờ.

Hai embé, con của một chủ đồn điền nhỏ, đi rong chơi khi cha mẹ chúng và mọi người đang gặt lúa. Chúng đi dạo trong một vùng thật xanhà, và lạc mất đường về. Đến tối, cha mẹ chúng về nhà, thấy vắng các con, liền đi hỏi thăm mấy nhà láng giềng, nhưng họ không gặp. Người cha cho gia nhân và các người thợ đi tìm khắp nơi. Nhưng các cố gắng của họ đều vô ích. Họ kêu gọi, không đứa nào lên tiếng trả lời. Chán nản, họ quay về trại, khi vừa đến trại họ đều thấy cách đó một khoảng, có một ánh sáng lạ di chuyển chậm chậm qua những cánh đồngtiếp cận đường lộ. Theo họ thấy thì đó là một khối hình cầu to lớn chiếu sáng vàng óng, không giống chút nào với ánh sáng của ngọn đènthường, tiến lại gần, người ta thấy hai đứa trẻ lạc, bước đi vững vàng giữa ánh sáng. Người cha và vài người khác liền chạy ngay lại.

Ánhsáng đó còn chiếu mãi cho đến khi những người ấy tới nơi, khi họ vừa đặt tay lên mình hai em bé thì ánh sáng vụt biến mất, để họ trongbóng tối.

Hai embé thuật lại rằng, khi trời tối đen, chúng vừa đi vừa khóc, lang thang trong rừng, cuối cùng chúng nằm ngủ dưới gốc cây. Chúng nóđược một người đàn bà đẹp với chiếc đèn trên tay, đánh thức chúng dậy, bà nắm tay chúng dắt về nhà. Khi chúng hỏi, bà chỉ mỉm cười khôngnói một lời. Cả hai đều khăng khăng về câu chuyện kỳ lạ nầy, không thể nào lay chuyển được lòng tin tưởng của chúng, về các điều màchúng đã thấy. Trong lúc ấy, có một điểm đáng được chú ý là tất cả những người hiện diện đều nhìn thấy ánh sáng, soi sáng các cây cối vàhàng rào, nhưng hình dáng của người đàn bà, chỉ có hai em bé thấy mà thôi.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here