DÀNH TẶNG NANCY FLEMING-WALSCH
Những người bạn tốt, người đồng hành thân yêu. Người yêu thương tha thiết, người vợ tuyệt vời. Những người mang lại và dạy cho tôi nhiều hơn bất cứ ai trên Trái Đất này. Tôi đã được chúc lành bởi những người vượt xa khỏi những giấc mơ cao nhất. Bạn đã khiến linh hồn tôi cất lời ca. Bạn đã cho tôi thấy tình yêu như một điều huyền diệu. Và bạn đã mang tôi trở lại với chính mình. Tôi kính tặng quyển sách này đến Ngài người thầy tuyệt vời nhất của tôi.
CHƯƠNG 1
Vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 1994, tôi ngồi đây, bút trong tay, như đã được chỉ thị. Và tôi đang chờ Thượng Đế. Ngài hứa sẽ xuất hiện, giống như Ngài đã từng làm trong lễ Phục Sinh 2 năm trước, để bắt đầu một sự liên lạc lâu dài với tôi. Lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng.
Quá trình này – sự liên lạc bất thường này – đã bắt đầu từ năm 1992. Nó sẽ được hoàn thành vào Lễ Phục sinh 1995. Ba năm, ba quyển sách. Cuốn thứ nhất là những rắc rối cá nhân – những mối quan hệ, tình cảm, tìm công việc phù hợp, đối mặt với sức mạnh to lớn của đồng tiền, tình dục, và Thượng Đế; và làm thế nào để hòa nhập chúng với cuộc sống thường ngày.
Cuốn thứ hai mở rộng hơn, đi xa hơn với đề tài liên quan đến quân sự chính trị – bản chất của Chính phủ, tạo dựng một thế giới không có chiến tranh, nền tảng của việc thống nhất, một xã hội quốc tế. Cuốn thứ ba sẽ là trọng tâm, như tôi đã nói, đó những câu hỏi lớn nhất hướng về loài người. Khái niệm về các vương quốc khác, các chiều kích khác, và chúng đan dệt với nhau phức tạp như thế nào.
Cũng giống như hai bản viết trước, tôi không hề biết trước sẽ bắt đầu từ đâu. Quá trình rất đơn giản. Tôi đặt bút lên giấy, đặt câu hỏi – và cảm nhận xem ý nghĩ nào đang xuất hiện trong đầu tôi. Nếu không có gì ở đó, thì không có câu trả lời nào cho tôi. Quá trình này đã mất khoảng một năm cho quyển sách đầu tiên, hơn một năm cho quyển sách thứ hai.
Tôi hy vọng đây sẽ là quyển sách quan trọng nhất trong bộ ba quyển sách.
Kể từ lúc bắt đầu quyển sách này, tôi đã cảm thấy vô cùng bồn chồn. Hai tháng trôi qua kể từ khi tôi viết trước đó 4 -5 đoạn. Hai tháng trôi qua kể từ ngày lễ Phục sinh, và không có gì đến với tôi – không có bất cứ gì ngoại trừ sự e dè.
Tôi đã dành vài tuần để xem lại và chỉnh sửa lỗi trong các bản thảo đánh máy của cuốn đầu tiên – và chỉ một tuần để hoàn thành, chỉnh sửa xong Quyển 1, chỉ cần gửi nó lại cho thợ đánh máy là xong, với khoảng 43 lỗi. Trong khi đó, cuốn thứ 2 mới chỉ ở dạng viết tay, đã được hoàn thành xong chỉ mới tuần trước – hai tháng sau “kế hoạch” (Ý tôi là Lễ phục sinh 94). Quyển sách này, được bắt đầu vào Chúa nhật Phục sinh dù cho Quyển 2 vẫn chưa hoàn thành, được mong mỏi chờ đợi rất nhiều. Hiện giờ thì Quyển 2 đã hoàn thành và được chú ý tới.
Kể từ lần đầu tiên vào năm 1992, khi tất cả những thứ này bắt đầu, tôi dường như chống lại nó, nếu không nói là vô cùng bực bội. Mắc kẹt với bổn phận của mình, tôi chưa bao giờ thích làm những gì mà tôi “phải” làm. Hơn nữa, tôi biết có nhiều người đã sao chép không sửa chữa bản viết tay đầu tiên của tôi và nghe được những phản hồi của nó, hiện giờ tôi tin chắc rằng bộ ba quyển sách sẽ được đón nhận rộng rãi, nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá những liên quan tới thần học, và tranh luận thật nhiệt tình trong nhiều năm liền.
Thật sự rất khó khăn để tôi viết ra những trang giấy này, rất khó khăn để cân nhắc ngòi bút của mình, bạn thân mến – từ khi tôi nhận ra những tài liệu này bắt buộc phải trải qua khó khăn, tôi biết rằng tôi đang mở rộng chính bản thân mình để đón nhận những cuộc tấn công lỗ mãng nhất, sự chế nhạo, và có thể là sự căm thù từ rất nhiều người vì dám cả gan đem truyền bá những thông tin này – vì dám liều lĩnh tuyên bố rằng những tài liệu này được trao truyền cho tôi từ chính Thượng Đế.
Tôi nghĩ nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi chính là tôi sẽ bị chứng minh như một kẻ không hề xứng đáng, không thích hợp là “người phát ngôn” cho Thượng Đế, bị đưa ra một loạt danh sách những lỗi lầm và hành động xấu trong cuộc đời tôi, bị mô tả tư cách đạo đức.
Những người đã biết tôi từ quá khứ – bao gồm người vợ cũ và những đứa con của tôi – đã rất đúng khi bước tiếp bước nữa và phản đối kịch liệt những bản viết này, vì tôi lờ đờ như một kẻ ngu ngốc, khờ khạo trong vai trò làm chồng và làm cha. Tôi đã trượt ngã vô cùng khốn khổ vì điều đó, và vì một vài khía cạnh khác trong cuộc sống mà tôi phải đối mặt như các mối quan hệ và sự chính trực, cần cù và có trách nhiệm.
Nói tóm lại, tôi nhận thức được rằng mình không xứng đáng với việc làm một người đại diện cho Thượng Đế hay là một sứ giả của chân lý. Tôi nên là người cuối cùng đảm nhận vai trò này, hay là dám liều mình làm nó. Tôi đã làm một việc không công bằng với chân lý qua việc nói nó ra, trong khi toàn bộ cuộc sống lại là bằng chứng cho những điểm yếu kém của tôi.
Với những lý do này, Thượng Đế, tôi cầu xin Ngài giảm bớt nhiệm vụ là người ghi chép của Ngài, và rằng Ngài hãy tìm một người nào đó xứng đáng với danh dự này.
Con muốn hoàn thành những gì chúng ta đã bắt đầu ngay tại đây – mặc dù không có nghĩa vụ phải làm như thế. Ngài không trao “bổn phận” cho con hay bất cứ người nào khác. Con đã làm mọi người thất vọng, kể cả những đứa trẻ của mình.
Tất cả mọi việc trong cuộc đời con đã diễn ra một cách hoàn hảo để con và các các linh hồn liên quan tới con – phát triển chính xác theo con đường con cần và mong muốn.
Đó là sự hoàn hảo được xây dựng bởi tất cả mọi người trong Thời đại mới, những người mong muốn thoát khỏi trách nhiệm cho hành động của họ và tránh bất cứ kết quả khó chịu nào.
Con cảm thấy con đã ích kỷ – vô cùng ích kỷ – hầu hết cuộc đời mình, làm những thứ vừa lòng mình mà không quan tâm đến nó có ảnh hưởng thế nào tới những người khác.
Không có gì là sai trái khi làm những điều vừa ý con.
Nhưng, sẽ có rất nhiều người bị tổn thương, và thất vọng.
Chỉ có một câu hỏi được đặt ra là: Điều gì làm con vui lòng nhất? Dường như con sẽ trả lời rằng điều làm con vui nhất đó chính là cách cư xử mà ít hoặc không bao giờ làm tổn thương đến người khác.
Một cách diễn đạt nhẹ nhàng.
Con phải học cách đối xử tốt với chính mình. Và thôi tự trách cứ bản thân.
Nó thực sự khó khăn – đặc biệt là khi mọi người luôn trong tư thế sẵn sàng công kích. Con cảm thấy mình đang trở thành sự xấu hổ cho Ngài, cho chân lý, nếu con khăng khăng hoàn thành và xuất bản bộ ba này, con sẽ là một đại sứ tồi và làm mất uy tin cho thông điệp của Ngài.
Con không thể làm tổn hại đến chân lý. Chân lý là chân lý, và nó thì không thể chứng thực cũng như bác bỏ. Nó là vô cùng giản dị.
Sự kỳ diệu và đẹp đẽ của Thông điệp không thể và sẽ không bị ảnh hưởng bởi những gì mà mọi người nghĩ về con.
Quả thực, con là một trong những đại sứ tốt nhất, bởi vì con đã sống một cuộc sống kém hoàn thiện – theo như cách con gọi.
Mọi người có thể có liên quan đến con – ngay cả khi họ đang đánh giá về con. Và nếu họ thấy rằng con thực sự chân thành, họ thậm chí có thể tha thứ cho “quá khứ bẩn thỉu” đó.
Tuy nhiên, Ta nói với con điều này: Chừng nào mà con vẫn còn lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình, thì con vẫn bị nó sở hữu. Chỉ khi nào con không cần sự tán thành từ bên ngoài, con mới là chính mình.
Con quan tâm đến thông điệp hơn là bản thân mình. Con đã lo ngại rằng nó sẽ bị bôi nhọ.
Nếu con đang băn khoăn đến thông điệp, rồi nhận được nó. Đừng lo lắng về sự dèm pha. Những thông điệp sẽ nói lên tất cả.
Hãy nhớ những gì con đã được truyền. Không quan trọng một tin nhắn được nhận và gửi đi như thế nào.
Cũng nên nhớ điều này: Con truyền những gì con phải học. Không cần thiết phải đạt được hoàn hảo để nói về sự hoàn hảo. Không cần thiết phải đạt được khôn ngoan để nói về sự thông thái.
Không cần thiết phải đạt được mức cao nhất của sự tiến hóa để nói chuyện về mức độ cao nhất của sự tiến hóa.
Theo đuổi chỉ là chân thật. Phấn đấu chính là chân thành. Nếu con muốn xóa bỏ đi những tổn hại mà con ngỡ rằng con đã làm nó trong quá khứ, hãy chứng tỏ bằng hành động của mình. Làm những gì con có thể làm. Cuối cùng hãy để nó nghỉ ngơi.
Nói thì dễ dàng hơn hành động. Đôi khi con cảm thấy mình sai trái. Cảm giác tội lỗi và sợ hãi là kẻ thù duy nhất của con người.
Sai lầm là quan trọng. Nó nói với chúng ta khi chúng ta mắc lỗi.
Không có thứ gì gọi là “không đúng”. Chỉ có duy nhất thứ mà không hợp với con, không nói lên sự thật về Con Là Ai, và Con Chọn Trở Thành Ai.
Tội lỗi là cảm giác khiến cho con bị mắc kẹt trong con người mà không phải là mình. Nhưng ít nhất, cảm giác tội lỗi đó khiến chúng ta nhận thấy rằng chúng ta đã đi chệch hướng.
Nâng cao nhận thức là điều mà con nên nói, chứ không phải là cảm giác làm điều gì đó sai trái. Ta nói với con điều này: Tội lỗi là một bệnh tàn rụi lá trên cả một vùng đất – thứ chất độc đã giết chết cây cối.
Con sẽ không phát triển thông qua cảm giác tội lỗi, mà chỉ teo lại và chết. Nhận thức mới là thứ con tìm kiếm. Tuy nhiên, nhận thức không phải là cảm giác tội lỗi, và tình yêu không phải là sợ hãi.
Sợ hãi và tội lỗi, Ta nói một lần nữa, là kẻ thù duy nhất của con. Tình yêu và nhận thức mới là những người bạn thật sự.
Dẫu vậy, không nên nhầm lẫn chúng với nhau, vì một thứ thì sẽ giết chết con, trong khi thứ kia lại mang đến cho con cuộc sống.
Con không nên có cảm giác “sai trái” với bất cứ điều gì?
Không. Có thứ gì tốt trong đó đâu? Nó chỉ khiến cho con không yêu bản thân mình và tiêu diệt bất cứ cơ hội nào khi con có thể yêu người khác.
Và con không nên sợ hãi bất cứ điều gì?
Sợ hãi và thận trọng là hai việc khác nhau. Hãy thận trọng, có ý thức nhưng không được sợ hãi. Đối với nỗi sợ hãi chỉ có tê liệt, trong khi có ý thức thì linh động.
Được huy động, không bị tê liệt.
Con luôn được dạy phải kính sợ Thượng Đế.
Ta biết. Và con thì đang bị tê cứng trong mối liên kết với Ta kể từ lúc đó.
Chỉ khi nào con đừng kính sợ Ta là lúc đó con có thể tạo ra bất cứ mối liên kết nào có ý nghĩa với Ta.
Nếu Ta cho con bất cứ món quà nào, bất kỳ ân sủng đặc biệt nào, thì điều đó cũng cho phép con tìm đến Ta, phải thật sự can đảm.”Phúc cho những ai không sợ hãi, vì họ sẽ biết đến Thiên Chúa.” Điều đó có nghĩa là, con phải không sợ hãi đủ để buông bỏ những suy nghĩ bấy lâu nay con nghĩ về Thượng Đế. Con phải không sợ hãi đủ để bước ra khỏi những gì người khác đã nói với con về Thượng Đế. Con phải thật sự không sợ hãi để con có thể tiến nhập vào trải nghiệm Thượng Đế trong tự thân con.
Và sau đó con không cần cảm thấy tội lỗi về điều đó. Khi trải nghiệm của riêng con là xâm phạm đến những gì con nghĩ rằng con đã biết, hay những gì người khác đã nói với con, về Thượng Đế, con không cần phải cảm thấy sai trái. Sợ hãi và tội lỗi chính là kẻ thù duy nhất của con người.
Tuy nhiên, có những người nói rằng những gì Ngài đề nghị họ làm là đang buôn bán với ma quỷ, chỉ có ma quỷ mới đề xuất ra những thứ như vậy.
Không có ma quỷ. Ma quỷ sẽ nói về nhiều thứ khác.
Ma quỷ sẽ nói về tất cả mọi thứ mà Thượng Đế nói, đúng không?
Chỉ thông minh hơn.
Ma quỷ thông minh hơn Thượng Đế ư?
Có thể nói rằng, nó xảo quyệt hơn.
Vậy ma quỷ sẽ “nhắm mắt làm ngơ” và nói những lời Thượng Đế có thể nói?
Chỉ là một “luồn lách” nho nhỏ vừa đủ để có được một con đường, khiến cho ai đó lạc lối. Ta nghĩ rằng chúng ta cần phải có một cuộc nói chuyện nhỏ về “ma quỷ”.
Ồ, chúng ta đã nói rất nhiều về nó trong Quyển 1.
Không đủ! Hơn nữa cũng có nhiều người chưa đọc Quyển 1, hoặc Quyển 2, về vấn đề đó. Vì vậy, Ta nghĩ rằng một phần tốt cho chúng ta chính là sẽ bắt đầu tóm tắt một số chân lý được tìm thấy trong những quyển sách này. Điều đó sẽ thiết lập phạm vi cho những thứ to lớn hơn, những chân lý vũ trụ trong quyển thứ 3. Và chúng ta sẽ đi đến vấn đề ma quỷ một lần nữa. Ta muốn con biết làm thế nào, và lý do tại sao, chẳng hạn về một thực thể đã được “phát minh”.
Được rồi, Ngài giành chiến thắng. Con đã vào cuộc đối thoại, vì vậy cần phải tiếp tục nó. Nhưng có một điều mọi người cần nên biết trước khi con tiếp tục vào cuộc trò chuyện thứ ba: Nửa năm trôi qua kể từ khi con viết những lời đầu tiên. Đó là ngày 25/11/1994, sau Lễ Tạ Ơn. Mất 25 tuần lễ để đi tiếp, 25 tuần từ những lời cuối của Ngài, cho những câu chữ của con trong bản viết này. Rất nhiều thứ đã xảy ra trong 25 tuần đó. Nhưng có một điều chắc chắn không xảy ra là quyển sách này không viết tiếp thêm 1 inch nào. Tại sao lại quá lâu như thế?
Con có thấy con có thể tự nhốt mình thế nào không? Con có thấy con có thể tự hủy hoại chính mình như thế nào không? Con có thấy làm thế nào con có thể ngăn mình trong chính bản nhạc của con khi con đang trong hoàn cảnh tốt? Con đã làm điều đó trong suốt cuộc đời mình.
Khoan, chờ một phút! Con không phải là người đã trì hoãn dự án này. Con không thể làm bất cứ thứ gì – không thể viết một từ nào, trừ khi con cảm thấy mình đi vào. Con ghét phải sử dụng ngôn ngữ, nhưng con nghĩ con phải. lấy cảm hứng để đi vào những trang viết này và tiếp tục nó. Và cảm hứng đến từ Ngài, chứ không phải con!
Vậy à? Vì thế mà con đã nghĩ rằng Ta trì hoãn chứ không phải con?
Có lẽ, đúng là như vậy.
Người bạn tuyệt vời của Ta, đây thực sự giống như con – và như nhiều người khác. Con ngồi trên đôi tay mình trong suốt nửa năm, chẳng làm những điều tốt lành nhất, thậm chí đẩy nó đi, sau đó đổ lỗi cho ai đó hoặc một cái gì đó bên ngoài, chỉ vì việc con không đi tới đâu cả. Con không nhìn thấy gì ở đây sao?
Hừ.
Ta nói với con điều này: Không bao giờ Ta rời xa con, không có lúc nào mà Ta không “sẵn lòng”. Ta đã không nói trước với con điều này thì phải?
Vâng, có, nhưng …
Ta luôn luôn bên con, chỉ khi nào mà thời gian ngừng trôi. Ta sẽ không áp đặt nguyện vọng của Ta lên con – chưa bao giờ. Ta chọn những điều tốt lành nhất cho con, nhưng hơn thế nữa, Ta chọn nguyện vọng của con cho con. Và đây chính là giải pháp chắc chắn nhất của tình yêu. Khi Ta muốn cho con những gì con muốn cho bản thân mình, Ta thực sự yêu con. Khi Ta muốn cho con những gì Ta muốn cho bản thân con, Ta yêu chính mình, thông qua con.
Vì vậy, bằng biện pháp tương tự, con có thể xác định được người nào đó có yêu con hay không, và con có thật sự yêu người khác hay không. Đối với tình yêu thì lựa chọn là vô ích, nhưng chỉ có tìm kiếm mới khiến nó trở thành sự lựa chọn của những người yêu nhau.
Điều đó có vẻ mâu thuẫn với những gì Ngài đưa ra trong quyển 1 về tình yêu không nằm ở tất cả những gì liên quan tới một người là ai, làm gì, và có gì, nhưng chỉ có liên quan tới Bản Chất Tự Thân là gì, làm gì và có gì.
Nó mang đến một vài câu hỏi khác như: Những bậc cha mẹ hét lên với đứa con mình thì sao, “Tránh xa đường đi ra!”. Hoặc, hơn thế nữa, mạo hiểm cuộc sống mình trên dòng xe cộ đang lao vùn vụt và cố giật những đứa trẻ lên. Những vị phụ huynh đó thì sao? Cô ấy không yêu con mình à? Lúc đó cô áp đặt nguyện vọng của cô ấy ư?
Hãy nhớ rằng, lũ trẻ ra ngoài đường bởi vì chúng muốn như thế. Làm thế nào Ngài giải thích những mâu thuẫn này đây?
Không có mâu thuẫn nào cả. Lúc này con vẫn chưa nhìn thấy sự hợp lý. Và con sẽ không thể hiểu được những điều tuyệt diệu về tình yêu, cho đến khi con biết được rằng sự lựa chọn cao nhất của Ta dành cho Ta, cũng giống như sựa lựa chọn cao nhất dành cho con. Và đó là bởi vì con và Ta là một.
Con thấy đấy, thuyết Thượng Đế cũng là Nhị Nguyên, và đó là bởi vì bản thân cuộc sống cũng là nhị nguyên – một trải nghiệm mà trong đó hai sự thật hoàn toàn trái ngược nhau có thể tồn tại cùng ở một nơi tại cùng một thời điểm.
Trong trường hợp này, sự thật trái ngược đó như con và Ta là riêng biệt, nhưng con và Ta cũng là một.
Mâu thuẫn tương tự cũng xuất hiện trong mối quan hệ giữa con và mọi người khác. Ta đã nói trong quyển 1: Sai lầm lớn nhất mà con người đã tạo ra trong mối quan hệ của mình đó chính là thích dính líu tới những gì người khác mong muốn, là ai, làm gì hay có gì. Nó chỉ dành cho bản chất bên trong Ta – Tự Thân. Tự thân là gì, làm gì, hay có gì? Tự thân muốn gì, cần gì hay chọn gì? Sự lựa chọn cao nhất cho Tự thân là gì?
Ta cũng dừng lại ở một lời nói của Ta trong quyển sách đó: Sự lựa chọn cao nhất cho Tự thân sẽ trở thành sự lựa chọn cao nhất cho người khác chỉ khi nào nó nhận ra rằng không có ai là khác cả.
Bởi vậy, sai lầm không phải là trong việc lựa chọn những gì tốt nhất cho con, nhưng đúng hơn, là trong việc không biết những gì là tốt nhất. Điều này xuất phát từ việc nhận biết Con Thực Sự Là Ai, chứ không phải tìm kiếm một người nào đó để con có thể trở thành người đó.
Con thực sự không hiểu.
Nào, để Ta cho con một minh họa. Nếu con đang cố gắng để giành chiến thắng trong cuộc đua Indianapolis 500, lái xe 150 dặm một giờ có thể là những gì tốt nhất cho con. Nhưng nếu con đang tìm kiếm các cửa hàng tạp hóa một cách an toàn, thì nó không thể.
Ngài đang nói về ngữ cảnh.
Tốt. Cuộc sống là thế. Thế nào là tốt, phụ thuộc vào việc Con Là Ai, hay những người mà con tìm kiếm để trở thành. Con không thể thông minh lựa chọn những gì là tốt nhất cho con chỉ cho đến khi con nhanh trí quyết định Con Là Ai và là gì.
Và giờ đây, Ta – Thượng Đế, nhận biết được Ta tìm kiếm để trở thành thứ gì.
Vì vậy Ta biết cái gì là “tốt” cho Ta.
Vậy nó là gì? Hãy cho con biết, cái gì là “tốt” cho Thượng Đế? Điều này chắc hẳn rất thú vị.
Thứ tốt nhất dành cho Ta, chính là mang đến cho con cái mà con quyết định chọn lựa những gì mà tốt nhất cho con. Bởi vì những gì Ta đang cố gắng chính là trở thành Chính Ta, rõ ràng là thế rồi. Và Ta làm thế thông qua con.
Con có hiểu không?
Có, có tin nó hay không, con chắc chắn là có.
Tốt! Vậy bây giờ Ta sẽ nói cho con một vài thứ mà con sẽ thấy rất khó tin.
Ta luôn luôn đem lại cho con những gì tốt nhất. Mặc dù Ta thừa nhận rằng con có thể không phải lúc nào cũng biết điều đó.
Bây giờ bí ẩn này sẽ sáng tỏ một chút, mà con cũng đã bắt đầu hiểu những gì Ta đang làm. Ta là Đức Chúa. Ta cũng là Đức Mẹ.
Tà là Đấng Tối Cao. Tất cả của tất cả. Bắt đầu và kết thúc. Alpha và Omega.
Ta là Tổng thể và là Căn bản. Câu hỏi và trả lời. Lên và xuống. Bên Trái và bên Phải, Tại đây và Bây giờ, Trước đây và Sau này.
Ta là Ánh sáng, và Ta là Bóng tối tạo ra ánh sáng, và làm cho nó tồn tại. Ta là cái Thiện vĩnh hằng, và là cái “Ác” mà làm cho “Thiện” trở thành tốt. Ta là toàn bộ những thứ này – tất cả mọi thứ – và Ta không thể trải nghiệm bất cứ Phần nào của Bản Thân Ta mà không thông qua trải nghiệm Toàn bộ Bản thân Ta.
Và đó là những gì mà con chưa hiểu về Ta. Con chỉ muốn Ta là một, mà không phải là nhiều thứ khác. Là cao chứ không phải là thấp. Là tốt, và không phải là xấu. Tất nhiên, khi phủ nhận một nửa của Ta, con cũng từ chối một nửa của Tự thân con. Và sau khi làm như vậy, con sẽ không bao giờ là Chính Mình.
Ta là Tất Cả Những Thứ Tuyệt Diệu, và những gì Ta đang tìm kiếm đó chính là tìm hiểu những trải nghiệm của Tự Thân Ta. Ta đang làm điều này thông qua con, và thông qua mọi thứ khác đang tồn tại. Và Ta đang trải nghiệm Tự Thân Ta thông qua những lựa chọn mà Ta tạo ra. Mỗi một lựa chọn là một sự sáng tạo riêng. Mỗi một lựa chọn đều chuẩn xác. Mỗi một lựa chọn đều tiêu biểu cho Ta – đó chính là, Đại diện của Ta – Ai Là Người ta Chọn Để Trở Thành ngay lúc này đây.
Tuy nhiên, Ta không thể chọn trở thành vĩ đại, trừ khi có cái gì đó để lựa chọn. Một vài phần của Ta phải kém cao quý để cho Ta có thể chọn trở thành những phần cao quý.
Đó, chính là con. Ta là Thượng Đế, trong công cuộc sáng tạo ra Chính Mình.Và đó, cũng chính là con. Đây chính là những gì linh hồn con nóng lòng muốn làm. Đây chính là những gì mà linh hồn con khao khát. Nếu Ta ngăn cản không cho con lựa chọn, thì Ta cũng đang ngăn cản Chính Ta không có được những thứ Ta chọn.
Khát khao lớn nhất của Ta chính là trải nghiệm bản thân Ta là Gì. Và như Ta đã chịu khó giải thích kỹ lưỡng trong Quyển 1, Ta chỉ có thể là điều đó trong không gian mà Ta Không Là Gì.
Vì thế, Ta cẩn thận tạo ra cái mà Không Phải là Ta, để Ta có thể trải nghiệm Ta là Ai. Ta là tất cả những gì Ta tạo nên – vì thế, trong ý thức, Ta cũng là Những thứ không phải là Ta.
Làm thế nào một người có thể là cái mà không phải là họ?
Rất dễ. Con vẫn làm nó suốt đấy thôi. Chỉ cần nhìn hành vi của con. Ráng để hiểu nó đi. Không có gì mà không phải là Ta. Thế nên, Ta là Ta, và Ta cũng là những gì không phải là Ta.
ĐÂY CHÍNH LÀ THUYẾT NHỊ NGUYÊN.
Đây là mầu nhiệm của Thiên Chúa, cho đến tận bây giờ, chỉ có tâm trí tuyệt vời nhất mới có thể hiểu. Ta đã tiết lộ nó cho con bằng một cách dễ hiểu hơn. Đó là thông điệp của Quyển 1, và chân lý căn bản này con cần phải hiểu nó – phải thực sự biết nó – nếu con hiểu và biết nó thì chân lý siêu việt sẽ đến, tại đây, trong Quyển 3.
Bây giờ thì hãy để Ta đi vào một trong những chân lý cao cả hơn – mà chứa đựng trong những câu trả lời của Ta, dành cho câu hỏi của con.
Con đã hy vọng rằng chúng ta sẽ quay trở lại phần đó của câu hỏi. Nhưng bậc cha mẹ mà yêu con trẻ của mình thì sao, nếu như họ nói hoặc làm những gì là tốt nhất cho con họ, ngay cả khi họ phải gây trở ngại cho con mình để làm điều này? Hay cha mẹ nên chứng minh tình yêu chân thật nhất bằng cách cho phép chúng chơi ngay trên dòng xe cộ đông đúc?
Quả là một câu hỏi tuyệt vời. Và đó cũng là câu hỏi bởi của các bậc cha mẹ, hoặc bắt đầu làm cha mẹ. Câu trả lời là tương tự cho con, dành cho Ta – Thượng Đế với tư cách một bậc phụ huynh.
Thế thì câu trả lời là gì?
Hãy kiên nhẫn, con trai của Ta, kiên nhẫn “Tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi.” con đã bao giờ nghe nói về điều này chưa?
Vâng, cha con thường nói điều đó và con rất ghét nó.
Ta hiểu. Nhưng hãy kiên nhẫn với chính mình, nhất là khi sự lựa chọn của con không mang lại cho con những gì con muốn. Câu trả lời cho câu hỏi của con, ví dụ thế.
Con nói rằng con muốn câu trả lời, nhưng con lại không quyết định nó. Con biết rằng con không chọn lựa nó, bởi vì con không có nó. Thật ra, con có câu trả lời, và lúc nào con cũng có. Con chỉ đơn giản là không lựa chọn nó. Con chỉ chọn và tin rằng con không biết câu trả lời là gì – và thế là con không có.
Vâng, Ngài đã nhắc đến nó, trong Quyển 1. Con có tất cả mọi thứ con chọn để có ngay lúc này đây – bao gồm một sự hiểu biết lớn về Thượng Đế, nhưng con chưa nhận thấy những gì con đang có, trừ phi con biết rằng con có.
Chính xác! Con đã diễn đạt nó rất hoàn hảo.
Nhưng làm thế nào con có thể biết những gì con làm, khi con chưa nhận thấy. Làm thế nào con có thể biết được những thứ con chưa từng trải qua? Phải chăng có một ý nghĩ nói rằng, “Tất cả sự hiểu biết chính là kinh nghiệm”?
Nó thật sai lầm. Hiểu biết không theo sau trải nghiệm – mà nó đi trước.
Vậy ý Ngài là con đã có câu trả lời cho mình, con chỉ không biết mà thôi?
Đúng vậy.
Vậy nếu con không biết, tức là con không có.
Thật là nghịch lý, con có.
Con thực sự không hiểu.
Thế ư.
Vậy làm thế nào để con có thể đến được nơi “nhận thấy rằng con biết” thứ gì đó, nếu như con “không biết rằng con biết”?
“Biết rằng con biết, hành động như thể con biết”
Ngài cũng đã từng đề cập đến cái gì đó tương tự trong Quyển 1.
Đúng thế. Một chỗ tốt để bắt đầu chính là tóm tắt lại những thứ Ta đã nói lúc trước. Và con “chỉ ngẫu nhiên” hỏi những câu hỏi phù hợp, cho phép Ta tóm tắt một cách ngắn gọn trong phần đầu quyển sách này những thông tin mà chúng ta đã trao đổi trong các tư liệu trước đó.
Hiện giờ trong Quyển 1, chúng ta đã nói về mô hình Là gì – Làm gì – Có gì1. (To Be – To Do – To Have) và hầu hết mọi người đảo ngược nó thế nào.
Hầu như mọi người đều tin rằng nếu họ “có” một điều gì (nhiều thời gian hơn, tiền bạc, tình yêu – bất cứ điều gì), sau đó họ có thể làm một điều gì (viết một quyển sách, thực hiện một sở thích, đi nghỉ, mua nhà, thực hiện một mối quan hệ), mà sẽ cho phép họ “là” một điều gì đó (hạnh phúc, hòa bình, thỏa mãn, hoặc yêu thương). Trong thực tế, họ đang đảo ngược mô hình Be – Do – Have. Nó thực sự là gì trong vũ trụ (trái ngược với chúng ta nghĩ nó là gì), “có gì” không dẫn tới “là gì”, mà theo một cách khác.
Trước tiên, con “là” những thứ được gọi như “hạnh phúc” (hoặc “hiểu biết”, hay “khôn ngoan”, hoặc “từ bi”, hoặc bất cứ điều gì), sau đó con bắt đầu “làm” những thứ xuất phát từ nơi “con là”, và tiếp theo con khám phá ra rằng những gì con đang làm như một cơn gió mang lại cho con những điều mà con luôn luôn muốn “có.” Cách để bắt đầu quá trình sáng tạo này là hãy nhìn vào những gì mà con muốn “có”, hãy tự hỏi bản thân con sẽ “là gì” khi con “có” những thứ đó, sau đó đi thẳng đến “bản chất”.
Bằng cách này con đảo ngược cách con đã sử dụng mô hình Be – Do – Have bấy lâu nay – thậm chí, sắp đặt và làm việc với nó, chứ không phải là chống lại, đó chính là sức mạnh sáng tạo của vũ trụ. Có một cách để nêu vắn tắt về nguyên tắc này: Trong cuộc sống, con không phải làm bất cứ điều gì. Tất cả là một câu hỏi về Con Là Thế Nào.
Đó là một trong ba thông điệp Ta sẽ nhắc lại ở cuối cuộc đối thoại của chúng ta. Ta sẽ kết thúc quyển sách với nó.
Còn bây giờ, để minh họa điều này, hãy nghĩ về một người chỉ biết rằng nếu anh ta có thể có thêm chút ít thời gian, thêm ít tiền, hoặc một tình yêu, vậy là đã khiến anh ta thực sự hạnh phúc.
Anh ấy không có một chút liên kết nào giữa “không cảm thấy hạnh phúc” với không có thời gian, tiền bạc, hoặc tình yêu anh ta muốn.
Đúng vậy. Mặt khác, những người “hạnh phúc” dường như luôn có thời gian để làm những thứ quan trọng, có đủ tiền, và đủ tình yêu cho đến cuối cuộc đời.
Anh ấy tìm thấy tất cả những thứ anh ta cần để có thể hạnh phúc, và bắt đầu trở nên hạnh phúc!
Chính xác. Con đã quyết định trước khi con chọn tạo ra một thứ gì đó trong sự trải nghiệm của mình.
“Là hay không là. Đó chính là câu hỏi”
Rõ ràng là thế. Hạnh phúc là một trạng thái của tâm trí. Và cũng giống như tất cả các trạng thái của tâm trí, nó tự sinh sôi chính mình trong thân thể. Có một lời phát biểu dính lên tủ lạnh bằng nam châm như sau:”Tất cả trạng thái của tâm đều tự sinh sản chính nó”
Nhưng làm thế nào một người có thể trở nên hạnh phúc rồi mới bắt đầu tìm hạnh phúc, hoặc trở thành thứ mà người đó đang đi tìm kiếm – thành công hơn chẳng hạn, hoặc được yêu hơn – nếu người đó không có những gì họ nghĩ họ cần để là như thế?
Hành động như chính mình, và con sẽ rút ra bài học cho con. Những gì con làm, thì con sẽ trở thành như thế.
Nói cách khác, “Giả vờ cho đến khi bạn thực hiện được nó.”
Có lẽ là thế. Chỉ có con là không thể nào “Giả vờ”. Hành động của con phải thành tâm.
Mọi thứ con làm, hãy làm với lòng chân thành, bỏ qua lợi ích của nó. Đây không phải vì Ta không “thưởng” cho con. Thượng Đế thì “vô thưởng” và “vô phạt”, như con đã biết. Nhưng Luật tự nhiên đòi hỏi cơ thể, tâm trí, và linh hồn phải được hiệp nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động để thực hiện quá trình sáng tạo.
Con không thể đánh lừa tâm trí của mình. Nếu con không chân thành, tâm trí con sẽ biết điều đó. Con vừa mới chấm dứt các cơ hội giúp đỡ từ tâm trí con trong quá trình sáng tạo.
Tất nhiên, con có thể sáng tạo mà không cần trí óc – nó chỉ trở nên khó khăn hơn mà thôi. Con có thể yêu cầu cơ thể mình làm một cái gì đó tâm trí không cảm nhận được, và nếu cơ thể con làm nó đủ lâu, trí óc con sẽ bắt đầu bỏ qua nó và tạo nên Tư Tưởng mới. Một khi con có một Tư tưởng mới về điều gì, con đã đang ở trên con đường sáng tạo của chính mình, như một bản chất vĩnh cửu của bản thân, chứ không phải là thứ gì đó mà con tỏ ra bên ngoài.
Làm thế này rất khó khăn, và ngay cả trong trường hợp như thế, hành động phải xuất phát từ lòng chân thành. Không giống như những gì con có thể làm với mọi người, con không thể thao túng được vũ trụ.
Vì thế nên ở đây chúng ta có một sự cân bằng rất tinh tế. Cơ thể làm điều gì đó mà tâm trí không biết, thì tâm trí bắt buộc phải thêm vào đó sự chân thành để cơ thể hoàn thành xong công việc.
Làm cách nào trí óc có thể thêm vào sự chân thành khi mà nó “không cảm thấy rằng thân thể đang hành động”?
Bằng cách thoát ra khỏi các yếu tố ích kỷ và lợi ích cá nhân.
Làm thế nào?
Trí óc có thể không thực sự đồng ý với hành động của cơ thể mà mang lại cho con những thứ con chọn, nhưng tâm trí dường như hiểu biết rằng Thượng Đế sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người thông qua con. Vì thế, bất cứ điều gì con chọn cho chính mình, thì cũng nên dành cho người khác nữa.
Ngài có thể nói lại một lần nữa không?
Tất nhiên rồi!
Bất cứ thứ gì con chọn cho bản thân, hãy đem cho những người khác nữa. Nếu con chọn để trở nên hạnh phúc, hãy khiến cho người khác được hạnh phúc.
Nếu con chọn để trở nên thành công, hãy khiến cho người khác trở nên thành công.
Nếu con chọn thật nhiều tình yêu trong cuộc đời mình, hãy khiến cho người khác thật nhiều tình yêu trong cuộc đời họ.
Làm nó với tấm lòng thành – không phải vì con tìm kiếm lợi ích cá nhân, nhưng bởi vì con thực sự muốn người khác có nó – và tất cả những gì con cho đi sẽ đến với con.
Tại sao lại như vậy? Thế là thế nào?
Hành động đem cho đi một thứ gì đó luôn luôn giúp con trải nghiệm được rằng con có thứ gì đó để cho đi. Khi con không thể cho người khác thứ mà con không có, tâm trí con lúc này đi đến một kết luận mới, một Tư tưởng mới, về con, cụ thể là con phải có thứ gì đó, hoặc là con không thể cho đi.
Tư tưởng mới này sau đó trở thành trải nghiệm của con. Con bắt đầu “trở thành” điều đó. Và một khi con bắt đầu “trở thành” một thứ gì, con đã tham gia vào các bánh răng trong bộ máy sáng tạo mạnh mẽ nhất vũ trụ – Cái Tôi Thần Thánh trong con.
Bất cứ thứ gì mà con đang trở thành, cũng là con đang sáng tạo nên. Vòng tròn hoàn tất, và con sẽ tạo ra chúng nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong cuộc đời mình. Nó sẽ được thực hiện rõ ràng trong trải nghiệm thân thể của con. Đây là bí mật lớn nhất của cuộc sống. Đó là những thứ được nhắc trong Quyển 1 và 2. Tất cả nằm ở đó, chi tiết hơn nhiều.
Xin vui lòng giải thích cho con, tại sao sự chân thành là rất quan trọng trong việc dành tặng cho người khác những thứ Ngài chọn cho chính Ngài.
Nếu con đem cho người khác, với suy nghĩ rằng sẽ có được thứ gì đó cho bản thân mình, tâm trí con sẽ nhận ra. Con đã chỉ cho nó thấy rằng hiện giờ con đang không có thứ đó. Và vì vũ trụ không là gì ngoài một cỗ máy sao chép, tự sản sinh những suy nghĩ trong dạng vật lý, đây sẽ là trải nghiệm của con.
Nghĩa là, con sẽ tiếp tục cảm giác rằng mình “không có” – dù cho con có làm gì đi chăng nữa!
Hơn thế nữa, nó sẽ là kinh nghiệm của người mà con đang cố gắng đem cho. Họ sẽ thấy rằng con thật ra chỉ đang tìm kiếm một thứ gì đó, rằng con chẳng có gì để mà đem tặng, và hành động đem tặng của con thật vô nghĩa, tất cả chỉ là tự phục vụ bản thân một cách nông cạn.
Thứ mà con đang tìm cách thu hút nó về, thì con lại đẩy nó đi.Tuy nhiên, khi con đem cho người khác một thứ gì với sự thanh khiết tận sâu đáy tim mình – bởi vì con biết rằng họ đang muốn nó, cần đến nó, và phải có nó, sau đó con khám phá rằng con có thứ đó để có thể cho đi. Và đó là một khám phá vô cùng lớn lao.
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3 (Trọn bộ)
- Download Ebook sách Đối thoại với Thượng Đế tập 3 – File PDF DOCX
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 20 (Kết thúc)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 19
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 18
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 17
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 16
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 15
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 14
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 13
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 12
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 11
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 10
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 9
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 8
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 7
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 6
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 5
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 4
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 3
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 2
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 2)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 1)