CHƯƠNG 8
Sự sống thật sự cứ tiếp diễn mãi mãi và mãi mãi, phải không?
Chắc chắn là thế.
Nó không có kết thúc ư?
Không có kết thúc.
Luân hồi đầu thai là có thật.
Đúng vậy. Con có thể quay trở lại với dạng con người, một hình thức vật lý mà có thể “chết”, bất cứ khi nào con thích.
Chúng ta quyết định thời điểm chúng ta quay trở lại à?
“Nếu có thể” và “khi nào” – đúng là như thế.
Có phải chúng ta cũng có thể quyết định khi nào chúng ta rời đi không?
Có phải chúng ta được chọn khi nào thì chúng ta chết?
Không có trải nghiệm nào được đặt ra mà chống lại nguyện vọng của linh hồn. Theo định nghĩa, điều đó là không thể, vì các linh hồn đều đang tạo ra mỗi một trải nghiệm. Linh hồn không muốn gì hết. Linh hồn có tất cả mọi thứ. Tất cả sự khôn ngoan, tất cả sự hiểu biết, tất cả quyền năng, tất cả vinh quang. Linh hồn là một phần của Con mà không bao giờ ngủ, không bao giờ quên.
Vậy linh hồn có mong muốn cho thân xác chết không? Không. Mong ước của linh hồn chính là con không bao giờ chết. Tuy nhiên, linh hồn sẽ rời khỏi cơ thể – thay đổi sang dạng cơ thể khác của nó, để lại toàn bộ thân xác phía sau – như thả rơi một cái mũ khi nó thấy rằng chẳng còn mục đích nào để phải giữ lại thân thể ấy.
Nếu mong muốn của linh hồn là chúng ta không bao giờ chết, vậy tại sao chúng ta lại chết?
Con không chết. Con đơn giản chỉ là chuyển sang một dạng khác.
Nếu mong muốn của linh hồn là chúng ta không bao giờ làm điều đó, tại sao chúng ta lại làm?
Đó không phải là mong muốn của linh hồn! Con là một “bộ chuyển dịch”!
Khi ở trong một dạng sống cụ thể không còn tính hữu ích nữa, linh hồn liền thay đổi dạng sống – cố ý, tự nguyện, vui vẻ – và di chuyển trên Bánh Xe Vũ Trụ.
Vui vẻ ư?
Với niềm hân hoan.
Linh hồn chết mà không tiếc sao?
Linh hồn không chết – không bao giờ chết.
Ý con có nghĩa là, linh hồn không hối tiếc vì hình dạng vật lý hiện thời đang thay đổi, đang sắp chết ư?
Thân thể cũng không bao giờ “chết”, mà chỉ đơn thuần là thay đổi dạng cùng với linh hồn. Tất nhiên Ta hiểu ý con là gì, vì thế từ giờ Ta sẽ sử dụng vốn từ vựng của con. Nếu con có một sự hiểu biết rõ ràng về những gì con muốn và chọn để tạo ra thứ mà gọi là thế giới bên kia, hoặc nếu con có một niềm tin rõ ràng có thể hỗ trợ cho những trải nghiệm sau khi chết của con, của sự tái hợp với Thượng Đế, thì linh hồn không bao giờ, không bao giờ hối tiếc về những gì con gọi là cái chết.
Cái chết trong trường hợp đó là một khoảnh khắc vinh quang, một kinh nghiệm tuyệt vời. Bây giờ linh hồn có thể trở lại với dạng tự nhiên của nó, trạng thái bình thường của nó. Có một cảm giác nhẹ nhàng lạ thường, một cảm giác hoàn toàn tự do; một sự vô hạn. Và nhận thức của sự hiệp nhất là đồng thời cảm thấy hạnh phúc và thăng hoa. Việc một linh hồn nuối tiếc khi đổi dạng sống là không hề có.
Ngài đang nói, rằng cái chết là một kinh nghiệm hạnh phúc ư?
Đối với các linh hồn, đúng thế, nó luôn luôn ao ước được như vậy.
Vậy, nếu như linh hồn muốn ra khỏi cơ thể bằng cách không tốt như vậy, tại sao không đơn giản là rời nó đi? Tại sao thế?
Ta không nói rằng linh hồn “muốn ra khỏi cơ thể,” Ta nói linh hồn vui mừng khi nó được ra khỏi đó. Đó là hai thứ khác nhau.
Con có thể hạnh phúc khi làm một điều gì đó, rồi lại hạnh phúc khi làm một điều khác. Thật ra, con đang vui vẻ làm điều thứ hai không có nghĩa là con không hài lòng khi làm điều đầu tiên.
Linh hồn không phải là không hạnh phúc với thân xác. Ngược lại, linh hồn rất vui mừng khi là con, trong hình dạng sống hiện tại của con. Điều đó không loại trừ khả năng là linh hồn rất hài lòng khi nó rời khỏi thân xác.
Rõ ràng là ở đây có nhiều thứ về cái chết mà con không thể hiểu được.
Đúng thế, và đó là bởi vì con không thích suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, con phải quán tưởng đến cái chết và sự mất mát tại bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống mà con nhận thức, nếu không con sẽ không cảm nhận được toàn bộ sự sống, mà chỉ là một nửa mà thôi.
Mỗi thời điểm khi một thứ kết thúc, ngay lập tức nó lại bắt đầu. Nếu con không nhìn thấy điều này, con cũng sẽ không thấy được sự tinh tế trong nó, và con sẽ gọi nó là thời điểm bình thường.
Mỗi một sự tương tác “bắt đầu chấm dứt”, ngay lập tức nó cũng “bắt đầu khởi đầu”. Chỉ khi nào điều này được suy ngẫm thực sự và được hiểu biết sâu sắc thì toàn bộ kho tàng của mọi khoảnh khắc – và chính sự sống – mới mở cửa cho con. Sự sống không thể trao tặng chính nó cho con nếu như con không hiểu được sự chết. Con phải làm nhiều thứ hơn là chỉ hiểu nó. Con phải yêu nó, thậm chí yêu như con yêu sự sống. Thời gian của con với mỗi người sẽ được tôn trọng nếu con nghĩ rằng nó là thời khắc cuối cùng của con với người đó. Trải nghiệm về mỗi thời khắc của con sẽ được đề cao hơn nếu con nghĩ nó chính là những giây phút cuối cùng. Con tránh né việc suy ngẫm đến cái chết của mình tức là con đang tránh né việc thưởng ngoạn cuộc sống của chính con. Con không thèm nhìn xem nó là để làm gì. Con bỏ lỡ khoảnh khắc này, và con kẹt lại ở đó. Con quay sang bên phải và nhìn nó chứ không nhìn thông suốt qua nó. Khi con nhìn sâu vào một thứ gì, con sẽ nhìn xuyên qua nó. Để chiêm ngưỡng một điều sâu sắc thì hãy nhìn thông suốt qua nó. Vì thế ảo tưởng không còn tồn tại. Sau đó, con sẽ thấy được thứ đó thực sự là gì. Chỉ khi này con mới thật sự tận hưởng nó – đặt niềm vui vào nó. (“Tận hưởng” tức là làm cho một thứ gì đó mang lại niềm vui.)
Ngay cả những ảo ảnh, con cũng có thể thưởng thức. Đối với con nó được biết như là một ảo tưởng, và trong nó mang một nửa của niềm thích thú. Một thực tế là khi con nghĩ nó là thật, thì nó sẽ gây ra toàn bộ nỗi đau cho con. Chẳng có gì là đau đớn khi con hiểu được rằng nó không phải sự thật. Để Ta lặp lại một lần nữa.
Không có gì là đau đớn khi con hiểu được rằng nó không phải là sự thật.
Nó giống như một bộ phim, một vở kịch, diễn ra trên sân khấu tâm trí của con. Con đang tạo ra bối cảnh và các nhân vật. Con đang viết kịch bản. Không có gì là đau đớn khi con hiểu rằng chẳng có gì là thật cả. Sự chết cũng thật như là sự sống.
Khi con hiểu rằng cái chết cũng là một ảo ảnh, sau đó con có thể sẽ nói, “Oh Sự chết, nọc độc của ngươi đâu rồi?” Con thậm chí có thể thưởng thức cái chết! Con thậm chí có thể thưởng thức cái chết của người khác.
Bộ nó lạ lùng lắm sao? Bộ Ta nói thế thì lạ lùng lắm sao? Chỉ khi nào con không hiểu được sự chết – và sự sống. Chết không bao giờ có nghĩ là kết thúc, nhưng luôn luôn là một khởi đầu. Một cái chết là một cánh cửa mở ra, không phải đóng sập cửa lại. Khi con hiểu được rằng cuộc sống là vĩnh cửu, con sẽ hiểu rằng cái chết chỉ là ảo giác của con, khiến con phải quan tâm tới nó, và làm cho con tin rằng con là thể xác. Tất nhiên, con không phải là cái thân xác ấy, do đó, việc cơ thể bị hủy hoại không liên quan tới con. Cái chết dạy cho con biết rằng sự sống mới là thật. Và sự sống dạy cho con biết rằng cái không thể tránh khỏi không phải là cái chết, mà là vô thường. Vô thường – không trường cửu là sự thật duy nhất. Không có gì là vĩnh viễn. Tất cả đang thay đổi. Trong mọi phút chốc. Trong mọi khoảnh khắc.
Có điều gì là lâu dài không, tất nhiên là không. Thậm chí khái niệm của sự vĩnh cửu cũng phụ thuộc vào tính tạm thời để có ý nghĩa hơn. Vì vậy, thậm chí cái lâu bền cũng là nhất thời. Hãy nhìn nhận điều này sâu sắc hơn. Suy ngẫm sự thật này. Nhận thức thấu đáo nó, và con sẽ hiểu được Thượng Đế.
Đây là Pháp, và đây là Phật. Đây chính là Phật Pháp. Đây là giáo lý và người thầy. Đây là lời dạy bảo và vị Thầy. Đây là đối tượng và người quan sát, cuộn lại thành một.
Chúng không bao giờ là cái gì khác so với Cái Một. Con đã mở tung chúng ra, để cuộc sống có thể trải ra trước mặt con.
Như khi con xem cuộc sống của con cuộn lại trước mặt, đừng làm cho mình trở nên bị tháo tung ra. Hãy giữ Tự Thân con gần lại nhau! Xem rõ những ảo tưởng! Hãy tận hưởng nó. Nhưng đừng trở thành nó! Con không phải là ảo tưởng, mà là người sáng tạo ra nó.
Con đang ở trong thế giới này, nhưng không thuộc về nó.
Vì vậy, hãy sử dụng ảo tưởng về cái chết. Sử dụng nó! Cho phép nó là chìa khóa mở ra cho con nhiều cuộc sống hơn. Hãy ngắm nhìn bông hoa sắp chết và con sẽ thấy những bông hoa thật đáng buồn. Tuy nhiên, hãy nhìn bông hoa như là một phần của một cái cây đang dần thay đổi, và sẽ sớm kết trái, con sẽ thấy vẻ đẹp thực thụ của bông hoa. Khi con hiểu được rằng hoa nở và tàn là một dấu hiệu cho thấy cây đã sẵn sàng để sinh hoa trái, nhờ đó con hiểu được sự sống. Xem xét điều này một cách cẩn thận và con sẽ thấy rằng sự sống là phép ẩn dụ của riêng nó. Luôn luôn ghi nhớ rằng, con không phải là hoa, cũng không phải là quả. Con chính là cái cây. Bộ rễ của con rất sâu, gắn liền với Ta. Ta là đất mà từ đó con đâm chồi, và cả hoa và quả của con sẽ quay trở lại với Ta, làm cho đất màu mỡ hơn. Như vậy, sự sống sinh ra sự sống, và không thể biết đến cái chết, không bao giờ hết.
Điều đó thật là tốt đẹp. Điều đó quả thật rất rất đẹp. Cám ơn Ngài. Vậy Ngài sẽ nói cho con biết hiện giờ có điều gì gây phiền toái cho con không? Con cần phải nói về vấn đề tự tử. Tại sao đó lại là một điều cấm kỵ khi kết liễu mạng sống của một người?
Thật thế ư, tại sao lại vậy?
Ý Ngài là nó không sai trái khi giết chính mình ư?
Câu hỏi không thể trả lời cho con cảm thấy hài lòng, bởi vì các câu hỏi chính nó đã chứa hai khái niệm sai, nó được dựa trên hai tiền đề chính, nó có chứa hai lỗi. Giả định sai lầm đầu tiên là có thứ “đúng” và “sai”. Giả định sai lầm thứ hai là có thể giết người. Tự bản thân câu hỏi của con, đã tự tiêu tán đi mất ngay thời điểm nó được mổ xẻ.
“Đúng” và “sai” là triết học phân cực trong hệ thống giá trị của con người, một hệ thống chẳng có gì để làm với thực tế, một điểm mà Ta đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt cuộc đối thoại này.
Hơn nữa, chúng thậm chí không chỉ không ngừng được xây dựng trong hệ thống của các con, mà còn được coi trọng theo sự thay đổi của thời gian.
Các con đang thực hiện sự chuyển đổi đó, thay đổi tâm trí của con về các giá trị để nó phù hợp với mình (một cách đúng đắn con nên là một sinh mệnh đang tiến hóa), khẳng định ở mỗi bước dọc theo con đường mà con đã không làm điều này, và nó là giá trị không thay đổi của con. Nó hình thành nên cốt lõi của toàn bộ xã hội các con. Các con đã xây dựng xã hội của mình trên một nghịch lý. Con tiếp tục thay đổi giá trị của mình, trong khi tuyên bố rằng nó là giá trị không thay đổi mà con. ôi, giá trị!
Câu trả lời cho những vấn đề được đưa ra bởi nghịch lý này không phải là ném nước lạnh vào cát trong một nỗ lực để làm cho nó thành bê tông, nhưng để tôn vinh sự chuyển đổi của cát. Tán dương vẻ đẹp của nó trong khi nó tự giữ mình trong hình dạng một lâu đài của con, nhưng sau đó cũng tán dương một hình dạng mới mà nó có khi thủy triều lên.
Tán dương một dạng thay đổi mới của cát để trở thành ngọn núi mà con sẽ leo lên, trên đỉnh của nó – và với nó – con sẽ xây dựng lâu đài mới cho mình. Tuy vậy, hãy hiểu được rằng những ngọn núi và lâu đài này là chứng tích của sự thay đổi, không phải chứng tích của sự lâu dài.
Tôn vinh con là những gì ngày hôm nay, nhưng đừng lên án con là gì ngày hôm qua, cũng đừng cản trở con có thể trở thành những gì vào ngày mai. Hãy hiểu rằng “đúng” và “sai” chỉ là những bịa đặt trong trí tưởng tương của con, rằng “được” và “không được” chỉ đơn thuần là thông báo cho sở thích và sự tưởng tượng của chính con.
Ví dụ như, câu hỏi về kết thúc mạng sống của một con người, nó là sự tưởng tượng của đa số loài người trên hành tinh của con rằng “không được” làm điều ấy. Tương tự như vậy, nhiều người trong các con vẫn khăng khăng cho rằng thật không ổn khi hỗ trợ một người muốn kết thúc mạng sống của chính cô ấy. Trong cả hai trường hợp, các con nói rằng điều này chính là “đi ngược với pháp luật.” Các con đã đi đến kết luận này, có lẽ, bởi vì cái kết của sự sống diễn ra tương đối nhanh chóng. Hành động kết thúc một cuộc sống đang dần tàn lụi trong một thời gian khá lâu thì không phải là đi ngược lại quy luật, mặc dù chúng có cùng một kết quả.
Vì vậy, nếu một người trong xã hội các con tự kết liễu mạng sống bằng một khẩu súng, người thân trong gia đình anh ta sẽ bị mất quyền lợi bảo hiểm.
Nhưng nếu anh ta chết vì hút thuốc lá, thì lại không. Nếu một bác sĩ giúp con trong việc tự tử, nó gọi là ngộ sát, trong khi một công ty thuốc lá làm thế, nó lại được gọi là thương mại. Với các con, nó chỉ đơn thuần là một vấn đề về thời gian. Tính hợp pháp của việc tự sát – tính “đúng đắn” hoặc “sai quấy” của nó – dường như có nhiều thứ phải làm với việc nó diễn ra nhanh chóng trong bao lâu, cũng như ai đang làm đều đó. Cái chết càng nhanh, thì có vẻ là “sai” nhiều hơn. Cái chết chậm hơn, thì càng được liệt vào “bình thường nhất”. Thật thú vị, đấy chính là sự trái nghịch đạo lý của xã hội nhân loại mà đang đi đến kết thúc. Bởi vì định nghĩa đúng đắn về những thứ mà các con gọi là “nhân đạo”, chính là cái chết càng ngắn, thì tốt hơn. Tuy nhiên, xã hội của các con lại trừng phạt những người đi tìm cách để làm điều nhân đạo, và trao thưởng cho những kẻ mất trí.
Thật là điên cuồng khi nghĩ rằng đau khổ vô tận là những gì Thượng Đế yêu cầu, và rằng, kết thúc sự đau khổ một cách nhanh chóng và nhân đạo là “sai trái”.
“Trừng phạt kẻ nhân đạo, khen thưởng kẻ điên rồ.” Đây là một phương châm mà chỉ có một xã hội nhân loại với sự nhận thức hạn chế như loài người các con mới ôm cứng lấy.
Vì vậy, các con đầu độc chính hệ thống của mình bởi các chất khí gây ung thư, đầu độc hệ thống của chính mình bằng cách ăn thức ăn được nuôi dưỡng bằng hóa chất mà về lâu dài nó giết chết con, và các con đầu độc hệ thống của chính mình bằng việc hít thở chính không khí mà các con đã liên tục làm ô nhiễm. Các con đầu độc hệ thống của mình bằng hàng trăm cách khác nhau, một ngàn lần khác nhau, và các con thừa biết chúng không hề tốt cho chính mình. Nhưng bởi vì phải mất một thời gian dài nó mới giết chết con, các con đã phạm tội tự sát mà không bị trừng phạt.
Nếu con đầu độc chính mình với thứ gì đó tác động nhanh hơn, con sẽ bị cho là đã làm điều chống lại luật luân lý. Bây giờ Ta nói với con điều này: Nó không hề vô đạo đức khi tự giết mình một cách nhanh chóng so với tự sát từ từ.
Vậy, một người mà kết liễu mạng sống của anh ta thì không bị trừng phạt bởi Thượng Đế?
Ta không trừng phạt. Ta yêu thương.
Vậy còn báo cáo thường thấy về những người nghĩ rằng họ sắp “thoát ra” khỏi tình trạng khó khăn, hoặc kết thúc tình trạng của mình, bằng việc tự tử thì sao, chúng ta nhận thấy rằng họ cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn hoặc điều kiện tượng tự trong thế giới bên kia, và thật ra chẳng có gì để trốn chạy và kết thúc cả?
Trải nghiệm của con về thứ mà con gọi là thế giới bên kia, thực chất là một sự phản ánh ý thức của chính con tại thời điểm con tiến vào nó. Tuy nhiên, con luôn luôn là một sinh mệnh tự do, và có thể làm thay đổi trải nghiệm của chính mình bất cứ khi nào con lựa chọn.
Vậy những người thân yêu của người đã kết thúc đời sống vật lý có sao không?
Ổn. Họ rất ổn.
Có một quyển sách tuyệt vời về chủ đề này tên là Stephen Lives, viết bởi Anne Puryear. Viết về con trai cô ta, người đã kết liễu mạng sống của chính mình khi còn là một cậu thiếu niên. Nhiều người thấy rằng nó rất hữu ích.
Anne Puryear là một sứ giả tuyệt vời. Cũng như là con trai của cô ấy.
Vậy Ngài có thể nhắn gửi gì về quyển sách này không?
Nó là một quyển sách quan trọng. Nó nói về chủ đề này nhiều hơn là chúng ta đang nói ở đây, và những người đã rất đau lòng hoặc có các vấn đề kéo dài xung quanh sự trải nghiệm về việc tự sát của người thân yêu sẽ được mở ra một sự hàn gắn thông qua quyển sách này.
Thật đáng buồn khi thậm chí chúng ta rất đau hoặc gặp những vấn đề liên quan, nhưng con nghĩ rằng, phần lớn chúng đều là kết quả của những gì xã hội chúng ta đã phủ lên trên sự tự sát.
Trong xã hội của các con, con thường không nhìn thấy những mâu thuẫn trong hệ thống đạo đức của mình. Mâu thuẫn giữa việc làm những điều mà con hoàn toàn biết rằng nó sẽ rút ngắn cuộc sống của mình nhưng rất từ từ, với việc làm những điều có thể rút ngắn mạng sống của con một cách nhanh chóng – một trong những kinh nghiệm rõ ràng nhất của loài người.
Có vẻ rất rõ ràng khi Ngài đánh vần từng chữ ra như vậy. Tại sao chúng ta lại không nhìn thấy sự thật hiển nhiên nằm ngay đó?
Bởi vì nếu các con nhìn thấy những sự thật này, các con sẽ phải làm một điều gì đó với chúng. Những điều mà các con không hề muốn làm. Do vậy, các con không có lựa chọn nhưng lại nhìn thẳng vào thứ gì đó mà vờ như không nhìn thấy nó.
Nhưng tại sao chúng ta lại không muốn làm những thứ liên quan đến sự thật khi chúng ta đã nhìn thấy chúng?
Bởi vì các con tin rằng để làm một cái gì đó liên quan tới chúng, con sẽ phải dừng hết tất cả niềm vui thích của mình. Và kết thúc sự hài lòng là một cái gì đó mà con không mong muốn mình phải làm.
Hầu hết những thứ gây ra cái chết từ từ của con là những thứ mang lại cho con niềm vui, hoặc kết quả từ chúng. Và hầu hết những điều mang lại cho con khoái lạc là những thứ làm cơ thể thỏa mãn. Thật vậy, chúng biểu thị rằng các con giống như một xã hội nguyên thủy. Cuộc sống của con được dựng lên chủ yếu xoay quanh sự tìm kiếm và trải nghiệm niềm khoái lạc của thân xác.
Tất nhiên, tất cả những sinh mệnh ở khắp mọi nơi đều đi tìm sự trải nghiệm về niềm thích thú. Không có gì là nguyên thủy trong đó cả. Thật ra, nó là trật tự tự nhiên của vạn vật. Những thứ làm phân biệt xã hội, và các sinh mệnh trong xã hội, là những thứ được họ định nghĩa như khoái lạc. Nếu một xã hội được xây dựng chủ yếu xoay quanh những thú vui thân xác, thì nó đang hoạt động ở một cấp độ khác với một xã hội được cấu trúc xoay quanh niềm vui của linh hồn. Và cũng nên hiểu, rằng điều này không có nghĩa là người theo Thánh giáo đã đúng, và tất cả những khoái lạc của thân xác cần phải bị chối bỏ. Nó có nghĩa rằng trong các xã hội cao hơn, sự khoái lạc của cơ thể vật chất không tạo ra nhiều niềm vui để họ hưởng thụ. Chúng không phải điều chính yếu. Một xã hội càng phát triển cao, thì đòi hỏi những niềm vui càng cao.
Chờ đã! Nó nghe giống như một đánh giá về giá trị. Con lại nghĩ rằng Ngài – Thượng Đế – thì không phán quyết về cấp bậc chứ.
Liệu có phải đánh giá cao thấp khi nói rằng núi Everest thì cao hơn núi McKinley không? Liệu có phải là phân biệt giá trị khi nói rằng Cô Sarah thì lớn tuổi hơn đứa cháu Tommy không?
Chúng có phải là những phán quyết phân biệt không hay chỉ là điều quan sát được? Ta đâu có nói là một người có nhận thức cao hơn thì sẽ “tốt hơn”. Thật ra, nó không phải vậy đâu. Còn hơn cả là “tốt hơn” khi đạt đến lớp bốn thay vì lớp một. Ta chỉ đơn thuần nhận xét về lớp bốn mà thôi.
Vậy chúng con ở hành tinh này không phải là lớp bốn. Chúng con là lớp đầu tiên. Phải vậy không?
Ôi con của Ta, các con thậm chí còn không phải là đang học trường mẫu giáo nữa là. Các con đang ở trong trường dành cho trẻ sơ sinh.
Làm sao con lại không thể nghe những lời xúc phạm đó được? Tại sao nó nghe giống như Ngài đang hạ thấp loài người xuống vậy?
Bởi vì các con là những bản ngã đã ăn sâu vào bản chất mà không phải là con – và nó không bao giờ trở thành con. Hầu hết mọi người đều thấy xúc phạm khi một lời bình phẩm được đưa ra, nếu những lời bình phẩm là điều mà họ không muốn thừa nhận. Tuy nhiên, khi con đã giữ chặt một thứ gì đó, con không thể để cho nó đi được. Và con không thể không thừa nhận những thứ mà con chưa bao giờ thừa nhận.
Chúng ta không thể thay đổi điều mà chúng ta không chấp nhận.
Rất chính xác. Giác ngộ bắt đầu khi biết chấp nhận, mà không hề đánh giá “nó là cái gì.” Điều này được biết đến như một sự di chuyển vào bên trong. Đó là bên trong – nơi mà tự do sẽ được tìm thấy.
Những gì con chống lại, vẫn tiếp tục tồn tại. Những gì con nhìn thì lại biến mất. Có nghĩa là, nó không còn ở dạng huyễn hóa nữa. Con nhìn vào xem nó là gì. Và những gì là nó thì có thể luôn luôn bị thay đổi. Chỉ có những gì không phải là nó thì mới không bị thay đổi. Vì vậy, để thay đổi cái chân thật bên trong, hãy di chuyển vào nó. Đừng chống lại nó. Đừng phủ nhận nó. Những gì con từ chối thì con lại tuyên bố. Những gì con tuyên bố thì con tạo ra. Từ chối một cái gì đó lại là tạo ra nó, vì hành động từ chối chính là đặt nó ở chỗ đó. Chấp nhận một cái gì đó sẽ đặt con vào việc kiểm soát được nó. Những gì mà con từ chối thì con không kiểm soát được, vì con đã nói rằng nó không có. Thế nên những gì con từ chối sẽ kiểm soát lại con. Đa số mọi người trong chủng tộc của các con không muốn chấp nhận rằng các con chưa bước qua lớp mẫu giáo. Thật không thể chấp nhận khi mà loài người vẫn còn trong trường học dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, sự thiếu chấp nhận chính xác là những điều giữ chân nó ở đó.
Cái tôi bản ngã ăn sâu vào bản chất con người chính là phần không phát triển cao của con, nhưng nó không phải là con – phần tiến hóa cao hơn. Do đó các con đang làm việc chống lại chính mình, chiến đấu với chính bản thân mình. Vậy nên, các con tiến hóa rất chậm chạp. Con đường nhanh nhất của sự tiến hóa bắt đầu từ việc thừa nhận và chấp nhận rằng mọi thứ là như vậy, chứ không phải mọi thứ không phải là như vậy.
Và khi con biết rằng mình đã chấp nhận “mọi thứ là như vậy”, thì con không còn cảm thấy bị xúc phạm như lúc nãy nữa.
Đúng vậy. Con có thấy mình bị xúc phạm nếu Ta nói rằng con có đôi mắt màu xanh không? Vì vậy, giờ đây Ta nói cho con điều này: một xã hội tiến hóa hoặc sinh mệnh càng cao, thì đòi hỏi những thú vui càng cao.
Những gì các con gọi là “niềm vui thích”, chúng biểu thị mức độ tiến hóa của các con.
Giúp con với thuật ngữ “cao” này với. Ý Ngài có nghĩa là gì thế?
Con người là vũ trụ thu nhỏ. Con, và toàn bộ cơ thể vật lý của con, bao gồm năng lượng nguyên thủy, tụ họp lại quanh bảy trung tâm, hay còn gọi là các luân xa. Hãy nghiên cứu về các trung tâm luân xa và ý nghĩa của chúng. Có hàng trăm quyển sách viết về điều này. Đây là sự khôn ngoan thông thái mà trước kia Ta đã ban cho nhân loại. Khi khoái lạc, hoặc kích thích, các luân xa thấp hơn của con khi đang thích thú thì không giống với các luân xa cao hơn.
Con càng nâng năng lượng sự sống xuyên lên thân thể của con cao bao nhiêu, thì nhận thức của con cũng cao lên bấy nhiêu.
Ôi, lại thế nữa rồi. Điều này rất đáng tranh luận với những người sống độc thân. Nó giống như lập luận chống lại biểu hiện của niềm đam mê tình dục. Người ta được “nâng cao” nhận thức không phải “đến từ” hệ thống luân xa của mình – luân xa thứ nhất, thấp nhất – mà đến từ việc va chạm với những người khác.
Điều ấy là đúng.
Nhưng con nhớ rằng Ngài đã từng nói trong suốt cuộc đối thoại này là tính dục con người là đáng tôn vinh, chứ không nên kìm nén.
Điều đó cũng chính xác.
Giúp con với, bởi vì chúng ta dường như có một mâu thuẫn ở đây.
Thế giới đầy những mâu thuẫn, con trai của Ta. Thiếu mâu thuẫn không phải là một thành phần cần thiết cho sự thật. Đôi khi sự thật lớn hơn lại nằm trong điều trái ngược với nó. Những gì chúng ta có ở đây chính là Học Thuyết Nhị Nguyên Thần Thánh.
Vậy thì hãy giúp con hiểu được thuyết nhị nguyên đi. Bởi vì trong toàn bộ cuộc đời mình, con đã nghe nói về nó đáng khao khát thế nào, nó “dâng cao” ra sao, làm thế nào để “nâng năng lượng kundalini” từ luân xa gốc.
Điều này chính là thứ chính yếu trong cuộc sống thần bí của thế giới không dục tình. Ở đây con nhận thấy rằng chúng ta đã ra khỏi chủ đề về cái chết; và con xin lỗi vì đã kéo chúng ta vào trong vấn đề chẳng mấy liên quan này.
Con xin lỗi vì cái gì thế? Cuộc đối thoại đi đến đúng phần mà nó phải đến.”Chủ đề” mà chúng ta đang nói trong toàn bộ cuộc đối thoại này là toàn bộ những thứ về con người, và sự sống trong vũ trụ này là gì. Đó là chủ đề duy nhất, và vấn đề này cũng nằm trong đó.
Muốn biết về cái chết cũng tức là muốn biết về sự sống – điều mà Ta tạo ra đầu tiên. Nếu trao đổi của chúng ta mở rộng ra những câu hỏi bao gồm những hoạt động mà sáng tạo ra sự sống, và tôn vinh sự tuyệt diệu của nó, thì cứ để như vậy.
Giờ thì chúng ta hãy làm sáng tỏ một lần nữa về điều này. “Tiến hóa cao” không đòi hỏi rằng tất cả các biểu hiện tình dục phải bị ngăn chặn lại, và tất cả năng lượng tình dục phải được nâng lên. Nếu như có điều đó, thì chẳng nơi nào còn sinh mệnh “tiến hóa cao” nữa, bởi vì tất cả quá trình tiến hóa đã dừng lại.
Thêm một điểm khá rõ ràng nữa.
Đúng thế. Và bất cứ ai nói rằng thần thánh không bao giờ có quan hệ tình dục, và đấy là một dấu hiệu của sự thánh thiện, thì những người này sẽ không bao giờ hiểu được làm thế nào sự sống vận hành có ý nghĩa như thế nào.
Hãy để Ta làm rõ vấn đề này. Nếu con muốn có một thước đo để đánh giá liệu một thứ nào đó có tốt cho loài người hay không, hãy tự hỏi một câu hỏi đơn giản: Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người đều đã làm nó?
Đây là một biện pháp rất đơn giản, và rất chính xác. Nếu tất cả mọi người đều đã làm một điều nào đó, và kết quả chính là lợi ích tốt nhất cho loài người, thì đó chính là “phát triển”. Nếu tất cả mọi người đều đã làm nó và nó mang lại Tai họa cho nhân loại, thì đó không phải là một điều “cao cả” đáng được đề cử. Con có đồng ý không nào?
Tất nhiên rồi!
Do đó con cũng sẽ đồng ý rằng không có vị Thầy thực thụ nào mà nói về tính dục độc thân là một phần của họ. Tuy nhiên, có một ý nghĩ rằng tiết dục chính là “một con đường cao hơn”, và rằng biểu hiện tình dục là một “khao khát thấp hèn”, trải nghiệm tình dục thật đáng xấu hổ, và nó là nguyên nhân của tất cả những tội lỗi và rối loạn đang phát triển xung quanh nó.
Tuy nhiên, tiết chế tình dục lại là cản trở việc duy trì nòi giống, vậy những lập luận chống lại việc tiết dục có cho rằng tình dục là để duy trì chức năng này không, nó có cần nhiều hơn không?
Một người không tham gia vào tình dục là bởi vì họ nhận ra rằng trách nhiệm của loài người chính là để sinh sản. Một người khác lại tham gia vào quan hệ tình dục bởi vì nó là điều tự nhiên để làm. Nó ở trong gen. Các con tuân theo mệnh lệnh sinh học.
Nhưng một khi sự sống còn của các loài được đảm bảo, vậy thì “bỏ qua tín hiệu” có phải là việc làm “cao cả” hay không?
Con hiểu sai tín hiệu rồi. Các mệnh lệnh sinh học không phải là để đảm bảo sự sống còn của các loài, nhưng trải nghiệm sự Hiệp Nhất mới là bản chất thực sự của bản thể các con. Sáng tạo ra sự sống mới là những gì sẽ xảy ra khi đạt được sự Hiệp Nhất, nhưng nó không phải là lý do Duy Nhất để kiếm tìm.
Nếu sinh sản là lý do duy nhất để biểu đạt dục tình – nếu nó không khác gì một “hệ thống phân phối” – vậy thì con cũng không cần phải tham gia nó với người khác thêm nữa. Con có thể kết hợp các yếu tố hóa học của sự sống trong một đĩa petri. [10]
Tuy nhiên, điều này không đáp ứng được những thôi thúc cơ bản nhất của linh hồn, nó còn lớn hơn nhiều so với việc sinh sản đơn thuần, mà là sáng tạo
10 Đĩa cạn có nắp dùng để nuôi cấy vi sinh vật.
Con Là Ai và Là Gì nhiều hơn nữa. Các mệnh lệnh sinh học không phải là để tạo thêm sự sống, mà là để trải nghiệm sự sống nhiều hơn – và để trải nghiệm sự sống là gì: biểu hiện của sự Hiệp Nhất.
Đó là lý do tại sao Ngài sẽ không bao giờ ngăn cản con người quan hệ tình dục, mặc dù từ lâu họ đã không thể có con nữa.
Tất nhiên rồi!
Tuy nhiên, một số người nói rằng nên dừng quan hệ tình dục lại khi mọi người ngừng sinh con, và những cặp vợ chồng tiếp tục với các hoạt động này chỉ là thám hiểm hang động vì những thúc giục bản năng.
Đúng thế.
Và rằng điều này không phải là “cao cả”, nhưng chỉ đơn thuần là hành vi thú tính, nằm bên dưới bản chất cao quý của con người.
Điều này mang chúng ta trở lại với chủ đề về các luân xa, hoặc còn gọi là các trung tâm năng lượng. Ta đã nói trước đó rằng “con càng nâng năng lượng sự sống xuyên lên thân thể của con cao bao nhiêu, thì nhận thức của con cũng cao lên bấy nhiêu”.
Thật chứ! Và dường như nó muốn nói là: “không có quan hệ tình dục”.
Không, nó không. Nếu con hiểu được câu ấy. Hãy để Ta trở lại với bình luận của con và làm sáng tỏ một vài điều: không có gì gọi là đê tiện, xấu xa về quan hệ tình dục cả. Con phải bỏ cái suy nghĩ đó ra khỏi tâm trí mình đi, và ra khỏi nền văn hóa của con nữa.
Không có gì gọi là bản năng, hoặc thô thiển, hoặc “thiếu phẩm cách” (kém thánh thiện) về trải nghiệm tình dục đầy đam mê và khao khát của con người. Những khát khao thể xác không phải là biểu hiện của “hành vi thú tính”. Những khát khao thể xác ấy đã được xây dựng thành một hệ thống – bởi Ta. Con nghĩ ai đã tạo ra nó chứ?
Tuy nhiên, khát khao thể xác là một thành phần trong một hỗn hợp phức tạp các phản ứng rằng tất cả các con đều cần người khác. Hãy nhớ rằng, các con là thể thứ ba, với bảy trung tâm luân xa. Khi các con hưởng ứng với nhau bằng cả ba thể, và bảy trung tâm cùng một lúc, thì con sẽ có trải nghiệm lên đỉnh mà con hằng tìm kiếm – con được tạo ra vì điều ấy!
Và không có gì là xấu xa về các trung tâm năng lượng – nhưng nếu con chỉ chọn một trong số chúng, thì đó là “không lành mạnh”. Bởi nó không trọn vẹn! Khi con không trọn vẹn, tức là con đang không phải chính mình, còn kém hơn thế. Điều đó mới chính là xấu xa và “kém thánh thiện.”
Ồ! Con hiểu rồi. Con đã hiểu rồi!
Các lời khuyên chống lại tình dục cho những người chọn sự “cao cả” không bao giờ là một lời khuyên đến từ Ta. Đó là một lời mời gọi. Một lời mời gọi không phải là một lời nhắc nhở, nhưng con đã khiến nó thành như vậy.
Và lời mời gọi không phải để ngăn chặn quan hệ tình dục, mà để ngăn chặn sự không trọn vẹn.
Bất cứ điều gì con đang làm – quan hệ tình dục hay là ăn sáng, đi làm hoặc đi bộ trên bãi biển, nhảy dây hoặc đọc một quyển sách – bất cứ điều gì con đang làm, hãy làm nó thật trọn vẹn; như toàn bộ con người của con.
Nếu như con chỉ quan hệ tình dục bằng trung tâm luân xa thấp nhất, con chỉ hoạt động luân xa gốc, thì con sẽ đánh mất phần trải nghiệm đẹp đẽ nhất. Tuy nhiên nếu như con đang yêu một người khác và với toàn bộ bảy luân xa của mình, con sẽ có trải nghiệm tột đỉnh tuyệt vời nhất. Làm sao điều này lại không phải là thánh thiện?
Không thể thế được. Con không thể tưởng tượng cái trải nghiệm ấy mà lại thánh thiện cho được.
Và do đó, lời mời gọi nâng năng lượng sự sống đi lên thân thể vật lý của con cho đến luân xa tại đỉnh đầu không bao giờ có nghĩa là một gợi ý, hay đòi hỏi con ngắt kết nối với phần dưới.
Nếu con nâng năng lượng lên luân xa tim, hoặc thậm chí đến luân xa đỉnh đầu, điều đó không có nghĩa là nó không còn ở luân xa gốc của con nữa.
Thật vậy, nếu mà nó không như thế, thì con sẽ bị ngắt kết nối ngay. Khi con nâng năng lượng sự sống lên các trung tâm luân xa cao hơn, con có thể hoặc không thể chọn để có trải nghiệm quan hệ tình dục với người khác.
Nếu không thì không thể được bởi vì làm như vậy sẽ vi phạm một số luật vũ trụ vào sự thánh thiện. Nó cũng không khiến cho con trở nên “cao cả” hơn. Và nếu như con chọn quan hệ tình dục với người khác, nó sẽ không “hạ thấp” hệ thống luân xa của con xuống một bậc – trừ phi con làm điều trái ngược là ngắt kết nối với phần dưới cùng, thì con cũng bị ngắt kết nối từ phần trên.
Vì thế lời mời gọi ở đây – không phải là một lời khuyên răn, chỉ đơn thuần là một lời mời gọi: Hãy nâng năng lượng của con lên, tập trung sức sống của mình, đến mức cao nhất có thể trong từng khoảnh khắc, và con sẽ được nâng lên. Điều này chẳng liên quan gì đến quan hệ với không quan hệ tình dục cả. Nó chính là nâng nhận thức của con lên dù cho con có đang làm gì đi nữa.
Con hiểu rồi! Con đã hiểu rồi. Mặc dù con không biết làm thế nào để nâng cao nhận thức của mình. Con không nghĩ rằng con biết cách nâng năng lượng sự sống lên thông qua các luân xa trung tâm của con. Và con cũng không chắc chắn rằng hầu hết mọi người biết biết đến những luân xa này.
Bất cứ ai tha thiết muốn biết thêm về “sinh lý học của duy linh” đều có thể tìm ra nó một cách dễ dàng. Ta đã cung cấp thông tin này trước đó, theo một cách rất rõ ràng.
Ý Ngài là trong những quyển sách khác, thông qua những tác giả khác.
Đúng thế. Hãy đọc các bài viết của Deepak Chopra. Hiện giờ ông là một trong những người đề xuất ra chúng trên hành tinh của con. Ông thấu hiểu những bí ẩn tâm linh, và khía cạnh khoa học của nó.
Và có rất nhiều những sứ giả tuyệt vời khác. Những quyển sách của họ mô tả không chỉ về việc làm thế nào để nâng cao năng lượng sự sống đi lên thân thể của con, mà còn về những cách để rời khỏi cơ thể vật lý.
Con có thể thuộc lòng chúng thông qua các bài đọc thêm về cảm giác khi rời cơ thể là thế nào. Sau đó, con sẽ hiểu được vì sao mình không còn sợ cái chết nữa. Con sẽ hiểu được học thuyết nhị nguyên: ở trong thể xác thì hạnh phúc thế nào, và niềm vui khi được giải thoát khỏi thân thể ra sao.
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3 (Trọn bộ)
- Download Ebook sách Đối thoại với Thượng Đế tập 3 – File PDF DOCX
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 20 (Kết thúc)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 19
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 18
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 17
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 16
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 15
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 14
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 13
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 12
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 11
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 10
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 9
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 8
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 7
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 6
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 5
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 4
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 3
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 2
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 2)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 1)