CHƯƠNG 13
Phù. Đó là những lời nói chắc nịch. Vậy mà Ngài lại nói rằng chúng ta không nên thệ ước sao – rằng chúng ta không nên hứa bất cứ điều gì với bất cứ ai sao?
Như hầu hết những người trong các con đang sống cuộc sống của mình, đó chỉ là một lời nói dối được xây dựng thành những lời hứa. Lời nói dối rằng con có thể biết được hiện giờ con cảm nhận một thứ ra sao, và con sẽ muốn làm những gì với thứ đó, vào một ngày trong tương lai. Con không thể biết được, nếu con đang sống cuộc đời của mình như là một sinh mệnh biết phản ứng lại – hầu hết các con là như thế. Chỉ khi con đang sống cuộc sống như một sinh mệnh đầy tính sáng tạo, lời hứa hẹn của con mới không phải là một lời nói dối.
Sinh mệnh sáng tạo có thể có cảm giác về một thứ sẽ ra sao tại bất cứ khoảnh khắc nào trong tương lai, bởi vì sinh mệnh sáng tạo có thể tạo ra cảm xúc của họ, chứ không chỉ trải nghiệm chúng. Chỉ cho đến khi nào con có thể sáng tạo ra tương lai của chính mình, trước đó con không bao giờ có thể dự đoán được tương lai đâu. Chỉ cho đến khi con có thể dự đoán tương lai của mình, trước đó thì con không bao giờ có thể hứa hẹn bất cứ điều gì mà trung thực.
Tuy nhiên, ngay cả một người vừa có thể sáng tạo ra và dự đoán tương lai của chính họ, thì nó cũng có thể thay đổi. Thay đổi là một quyền cơ bản nhất của tất cả các sinh vật. Thật vậy, nó còn hơn cả “quyền”, “quyền” đó đã được “ban cho”. Thay đổỉ chính là như thế.
Thay đổi. Con cũng thay đổi. Con không thể “được ban cho” điều đó. Mà con chính là như vậy. Giờ thì, kể từ khi con trở nên “thay đổi” – và kể từ khi thay đổi là điều duy nhất không thay đổi ở con – con sẽ không thể hứa một lời hứa chân thành rằng con sẽ luôn luôn là như cũ.
Ý Ngài có nghĩa là không có điều gì bất biến trong vũ trụ ư? Ngài đang nói rằng không bất cứ điều gì mà vẫn mãi không thay đổi trong toàn bộ sự sáng tạo?
Quá trình mà các con gọi là sự sống, thật ra là một quá trình tái – sáng tạo. Tất cả sự sống đều không ngừng tái tạo lại mới chính nó trong từng khoảnh khắc. Trong quá trình này, không thể có sự trùng lặp, vì nếu có bất cứ một thứ gì tương tự nhau, thì nó đã không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, trong khi không thể có sự trùng lặp, thì tương tự giống nhau cũng không có. Sự tương tự chính là kết quả của quá trình thay đổi, tạo ra một phiên bản tương tự như những thứ đã từng có trước đó.
Khi sáng tạo đạt đến một mức độ cao của sự tương tự, các con gọi đó là: sự trùng lặp. Và từ quan điểm tổng quan hạn chế của các con, nó là như vậy. Vì vậy, trong giới hạn của loài người, dường như phải có sự bất biến không thay đổi trong vũ trụ. Đó chính là, mọi thứ dường như giống nhau, và hành động như nhau, và phản ứng tương tự như nhau. Các con nhận thấy tính kiên định nhất quán ở đây. Điều này là tốt, nó tạo ra một khung cảnh mà trong đó các con có thể xem xét, và trải nghiệm sự tồn tại của mình trong thế giới vật lý. Tuy nhiên, Ta nói cho con điều này. Nhìn từ quan điểm của toàn bộ sự sống – thì thế giới vật lý và phi vật lý – sự xuất hiện của những thứ bất biến sẽ biến mất. Những thứ mà được chúng ta trải nghiệm thực sự chính là: luôn biến đổi liên tục.
Ngài đang nói rằng, đôi khi sự thay đổi là rất tinh tế, rất huyền ảo, từ quan điểm kém sáng suốt của chúng con thì chúng hiện ra giống như nhau – có lúc còn giống nhau đến hoàn hảo – trên thực tế, chúng không phải như vậy.
Đúng thế.
“Không có bất kỳ thứ gì mà giống nhau như khuôn đúc”.
Chính xác là thế. Con đã nắm bắt nó một cách hoàn hảo.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tạo mới lại chính mình trong một dạng hoàn toàn tương tự, giống như tạo ra hiệu ứng của sự bất biến.
Đúng vậy.
Và chúng ta cũng có thể làm điều này trong các mối quan hệ của con người, về Chúng ta là ai, và hành vi của chúng ta.
Đúng thế – mặc dù hầu hết các con đều cho rằng điều này là rất khó khăn. Bởi vì sự bất biến thực thụ (trái ngược với những thứ có vẻ bề ngoài giống như là bất biến) là vi phạm quy luật tự nhiên, như chúng ta đã biết, cần phải có một bậc thầy vĩ đại mới có thể tạo ra một thứ có vẻ y hệt như nhau. Một bậc thầy có thể vượt qua tất cả các chiều hướng tự nhiên để làm lộ ra sự tương tự giống nhau (hãy nhớ rằng, chiều hướng tự nhiên chính là tiến về phía thay đổi). Thật ra, bậc thầy ấy không thể lúc nào cũng làm hiện lộ ra được sự giống nhau. Nhưng vị ấy có thể làm hiện ra một sự tương tự hoàn hảo, để tạo ra thứ vẻ ngoài giống hệt nhau.
Tuy nhiên, những người không phải là “vị Thầy” lại thường xuyên làm lộ ra cái “sự giống nhau” hầu hết mọi lúc. Con biết có những người có hành vi và vẻ bề ngoài hoàn toàn có thể dự đoán được.
Nhưng, cần phải có nỗ lực tuyệt vời để cố tình làm điều này. Bậc thầy phải là một người có thể sáng tạo ra một mức độ rất cao của sự tương tự một cách chủ ý (cái mà các con gọi là “sự kiên định” nhất quán). Học sinh là người sáng tạo ra sự kiên định mà không nhất thiết phải có chủ ý.
Ví dụ, một người mà luôn luôn phản ứng theo cùng một cách với nhiều hoàn cảnh nhất định thường nói câu này, “Tôi không thể giúp được.” Một vị Thầy không bao giờ nói điều đó. Thậm chí nếu hành động của một người sản sinh ra một hành vi đáng ngưỡng mộ – thứ gì đó mà họ nhận được lời khen ngợi, phản ứng của họ thường sẽ là “Ôi, có là gì đâu chứ. Chỉ là tự nhiên thôi mà. Bất kỳ ai cũng sẽ làm điều đó.” Một vị Thầy cũng không bao giờ làm như thế. Một vị Thầy là một người luôn nhận thức rõ những gì ông đang làm, theo đúng nghĩa đen. Luôn luôn biết được lí do tại sao. Những người không ở mức độ ấy thì thường là không biết.
Vậy đây là lý do tại sao rất khó khăn để có thể giữ lời hứa à?
Nó chỉ là một trong những lý do thôi. Như Ta đã nói, chỉ cho đến khi con có thể dự đoán tương lai của mình, thì trước đó con không thể hứa hẹn bất cứ điều gì mà trung thực. Lý do thứ hai mọi người thấy rằng rất khó khăn để giữ lời hứa, đó chính là họ vướng vào cuộc xung đột với tính xác thực.
Ý Ngài là sao?
Có nghĩa là chân lý tiến hóa của họ về mọi thứ đều khác hẳn với những gì họ cho rằng đó luôn là sự thật. Và vì thế, họ vô cùng mâu thuẫn. Phải tuân theo cái gì – chân lý của Ta à, hay lời hứa của Ta?
Ngài đang cho lời khuyên sao?
Ta đã cho con lời khuyên này trước đó: Sự phản bội chính mình để không trở nên phụ lòng người khác, dù sao vẫn là sự phản bội. Đây là mức cao nhất của sự phản bội.
Nhưng điều này sẽ dẫn đến việc những lời hứa bị phá vỡ khắp mọi nơi! Chẳng có lời nói nào còn giá trị nữa. Chẳng còn trông mong bất cứ điều gì ở mọi người nữa!
Ôi, vậy con đã trông mong vào người khác giữ lời hứa của họ sao? Chẳng trách con khốn khổ như vậy.
Ai đã nói là con khốn khổ thế?
Ý của con, đây chính là cách mà con nhìn và hành động khi con hạnh phúc hay sao?
Được rồi. Được rồi. Vì vậy, con đã rất khổ sở. Thỉnh thoảng thôi.
Ồ, cũng khá tốn thời gian đấy nhỉ. Ngay cả khi con đã có mọi lý do để được hạnh phúc, con lại khiến mình phải đau khổ, lo ngại về việc liệu con có thể giữ được hạnh phúc của mình trong bao lâu! Và lý do tại sao con phải lo lắng về điều này đó là việc “nắm giữ hạnh phúc của mình” đã phụ thuộc rất nhiều vào việc người khác có giữ lời hứa hay không.
Ý Ngài là con hề không có quyền được mong đợi – hoặc ít nhất là hy vọng – rằng người khác sẽ giữ lời của họ ư?
Tại sao con lại muốn có quyền lợi? Lý do duy nhất mà khiến người khác không giữ lời của họ đó chính là bởi vì họ không muốn – hoặc họ cảm thấy họ không thể, chúng cũng tương tự như nhau thôi. Và nếu một người không muốn giữ lời hứa với con, hoặc vì một lý do nào đó khiến anh ta cảm thấy không thể, thì tại sao con lại muốn anh ta phải giữ lời hứa chứ? Con có thực sự muốn một người nào đó giữ một thỏa thuận mà cô ấy không hề muốn hay không? Con có thực sự cảm thấy rằng mọi người bắt buộc phải làm những điều họ không thể làm hay không? Tại sao con lại muốn ép buộc mọi người làm bất cứ điều gì ngược lại tự do của họ?
Vâng, hãy thử lý do này xem nào: bởi vì nếu cứ để cho họ ra đi và chẳng làm những gì họ đã hứa, thì họ sẽ làm tổn thương con hoặc gia đình của con.
Vì vậy, để tránh bị tổn thương, các con lại sẵn sàng gây thương tích cho người khác.
Con chẳng thấy người khác có gì tổn thương cả, chỉ đơn giản yêu cầu anh ta phải giữ lời hứa mà thôi.
Tuy nhiên, anh ta lại cảm thấy tổn thương, hoặc có thể anh ta sẽ tự nguyện làm điều đó.
Vậy con nên chịu đựng sự tổn thương, hoặc đứng nhìn con cái và gia đình mình chịu sự tổn thương, chứ không được “làm hại” người đã nói ra những lời hứa đó hay sao, chỉ đơn giản là yêu cầu họ giữ lời hứa thôi mà?
Con thực sự nghĩ rằng nếu con bắt buộc người khác giữ một lời hứa thì con sẽ có thể thoát khỏi sự tổn thương hay sao?
Ta nói cho con điều này: Những người cố gắng làm cho cuộc sống bớt tuyệt vọng hơn lại hay tạo ra nhiều tổn thất cho người khác (có nghĩa là, làm những gì họ cảm thấy họ “phải” làm), nhiều hơn so với những người tự do làm những điều mà họ muốn.
Khi con trao cho một người sự tự do, cũng là con loại đi sự nguy hiểm, chứ không tăng nó lên thêm.
Đúng thế, cho phép một người nào đó “thoát ra khỏi cái móc” của một lời hứa hay cam kết, khiến con trông giống như sắp bị nó làm tổn thương, nhưng nó sẽ không bao giờ gây tổn hại cho con, bởi vì khi con trao cho người khác tự do, con cũng trao tự do cho chính bản thân mình. Và giờ thì con đã được tự do trong sự đau đớn cực độ, các cuộc tấn công vào nhân phẩm của con và giá trị bản thân là thứ mà chắc chắn sẽ khiến con ép buộc người khác để giữ một lời hứa mà người đó không muốn giữ.
Những thiệt hại càng nặng nề lâu dài bao lâu, thì mọi người càng nhận thức ra việc họ đã từng cố gắng bắt người khác giữ lời hứa ra sao.
Vậy nó có tương tự như việc giữ trung thực trong kinh doanh không? Làm sao thế giới có thể làm kinh doanh theo cách đó được?
Thực tế, trong lĩnh vực kinh doanh cũng tương tự.
Vấn đề ở đây là trong xã hội của các con, nó dựa trên quyền lực và sức mạnh. Hiệu lưc của pháp lý (mà con thường gọi là “quyền lực của luật pháp”), và lực lượng vật chất (mà con còn gọi là “lực lượng vũ trang” của thế giới). Các con chưa học được cách sử dụng nghệ thuật của sự thuyết phục và lòng tin tưởng.
Nếu không sử dụng đến Hiệu lực pháp lý – “quyền lực của luật pháp” thông qua các tòa án – sẽ ra sao nếu chúng ta “thuyết phục” các doanh nghiệp đáp ứng các điều khoản của hợp đồng và giữ các thỏa thuận của họ?
Với đạo đức văn hóa hiện tại của các con, thì chẳng có cách nào khác. Tuy nhiên, nếu đạo đức thay đổi, con đường mà các con đang tìm kiếm để giữ cho các doanh nghiệp, cá nhân, không phá vỡ thỏa thuận của họ, sẽ trở nên rất đơn giản.
Ngài có thể giải thích được không?
Các con đang sử dụng vũ lực để chắc chắn rằng các thỏa thuận được tuân thủ. Khi đạo đức văn minh của các con thay đổi theo chiều hướng mang lại một sự nhận thức rằng tất cả các con là Một, các con sẽ không bao giờ sử dụng đến vũ lực, bởi vì đó sẽ chỉ gây hại cho Tự Thân. Các con không thể tát vào tay trái bằng chính tay phải của mình.
Ngay cả khi bàn tay trái đang bóp cổ mình ư?
Đó là một điều không thể xảy ra. Con có thể sẽ bóp chết Tự Thân mình. Con có thể cắn vào mũi bất chấp khuôn mặt của mình ra sao. Con có thể sẽ phá vỡ những thỏa thuận của mình. Và, tất nhiên, những thỏa thuận của con, tự chúng sẽ trở nên khác nhau rất nhiều.
Con có thể không đồng ý trao cho người khác một cái gì đó có giá trị, trừ phi họ cũng có một thứ gì đó có giá trị để trao đổi. Con sẽ không bao giờ cho đi hay chia sẻ một cái gì đó cho đến khi con có được thứ gì đó, gọi là đền đáp. Con có thể cho đi và chia sẻ một cách tự nguyện, và như vậy, sẽ rất ít bản thỏa thuận bị phá vỡ, bởi vì hợp đồng này là về việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó cuộc sống của các con là cho đi hàng hoá và dịch vụ, bất chấp việc trao đổi có diễn ra hay không.
Tuy nhiên, trong sự cho đi một chiều, sự cứu rỗi linh hồn của con sẽ được tìm thấy, con đã có thể phát hiện ra những gì Thượng Đế đã từng trải nghiệm: rằng những gì con dành cho người khác, con cũng dành cho chính Tự Thân mình. Những gì cho đi, sẽ trở lại.
Những gì xuất phát từ con, sẽ trở lại với con.
Gấp bảy lần. Vì vậy, không cần phải lo lắng về những gì con sắp được “đền đáp lại”. Con chỉ cần phải lo lắng về những gì con chuẩn bị “cho đi”. Sự sống chính là sáng tạo ra món quà có chất lượng tốt nhất, không phải là nhận lại thứ có giá trị cao nhất.
Các con vẫn nhận được. Nhưng cuộc sống không phải là “nhận được”. Cuộc sống là “cho đi”, và để làm điều đó, con cần phải tha thứ cho người khác, đặc biệt là những người không thể cho con những gì mà con nghĩ rằng mình sẽ có được!
Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến một sự thay đổi hoàn toàn trong nền văn minh của các con. Ngày hôm nay, những gì các con gọi là “thành công” thì được đo chủ yếu bằng thước đo: các con “nhận được” bao nhiêu, các con tích lũy được bao nhiêu danh dự, tiền bạc, quyền lực và tài sản. Trong nền Văn Minh Mới, “thành công” sẽ được đo bằng: con giúp cho những người khác tích lũy được bao nhiêu.
Điều châm biếm ở đây là: các con giúp cho người khác tích luỹ nhiều bao nhiêu, thì các con cũng tích lũy cho mình bấy nhiêu, thật dễ dàng. Không có “hợp đồng”, không “thỏa thuận”, không “mặc cả”, hay thương lượng hoặc khởi kiện, sẽ khiến cho các con cung cấp cho nhau những gì đã “hứa”.
Trong nền kinh tế tương lai, các con không làm việc vì thu lợi cá nhân, mà là cho sự phát triển cá nhân, đó mới chính là lợi nhuận của các con. Tuy nhiên, “lợi nhuận” về vật chất sẽ đến với con cũng giống như con trở thành một phiên bản vĩ đại hơn về Con Thực Sự Là Ai.
Ngày nay, việc sử dụng vũ lực để buộc một người nào đó cung cấp cho con một cái gì đó, chỉ vì họ đã “nói” rằng họ sẽ làm thế, là điều rất cơ bản đối với các con. Nếu như một người không giữ thỏa thuận, con chỉ đơn giản là hãy cứ để họ đi con đường của họ, đưa ra những lựa chọn cho họ, và tạo ra kinh nghiệm riêng cho chính bản thân họ. Và bất cứ thứ gì họ đã không đưa cho con, con sẽ không tránh né, vì con sẽ biết rằng bản thân con có nhiều hơn thế – rằng họ không phải là nguồn cung cấp cho con những thứ ấy, mà chính là con.
À. Con hiểu rồi! Nhưng dường như chúng ta thực sự đã thoát ra khỏi mục đích chính rồi. Đoạn trao đổi này bắt đầu với câu hỏi của con về tình yêu – và nếu như loài người cho phép bản thân biểu hiện ra tình yêu không
có giới hạn. Và nó đã dẫn đến một câu hỏi về cuộc hôn nhân không hạn chế. Rồi đột nhiên chúng ta lại đi đến vấn đề này.
Không hẳn thế. Tất cả mọi thứ chúng ta đã nói đều đúng chỗ của nó. Và đây là một đầu vào hoàn hảo cho các câu hỏi của con, về cái gọi là giác ngộ, hoặc tiến hóa cao hơn, về xã hội cao hơn. Bởi vì trong xã hội tiến hóa cao, không tồn tại “hôn nhân” lẫn “kinh doanh” – và bất cứ công trình xây dựng xã hội nhân tạo nào mà các con đã tạo ra để duy trì xã hội của mình.
Vâng, chúng con sẽ đạt được điều đó sớm thôi. Giờ thì con chỉ muốn kết thúc vấn đề này ngay lập tức. Ở đây Ngài đã nói ra nhiều thứ hấp dẫn. Tất cả đều bị phá vỡ, và con đã hiểu nó, rằng hầu hết loài người không thể giữ lời hứa, và vì thế, không nên ép buộc họ. Thật là vội vã khi tổ chức ra một cuộc hôn nhân.
Ta thích cái cách con sử dụng từ “tổ chức” ở đây. Hầu hết mọi người đều trải nghiệm rằng khi họ đang ở trong một cuộc hôn nhân, cũng tức là họ đang ở trong một “tổ chức”.
Vâng, nó có thể là một tổ chức sức khỏe tâm thần hoặc tổ chức hình sự – hoặc thậm chí là một tổ chức học hành cao cấp hơn!
Chính xác. Rất chính xác. Hầu hết mọi người đều trải nghiệm nó.
Vâng, con chỉ giỡn với Ngài một chút thôi mà, nhưng con không nói “hầu hết mọi người.” Hiện vẫn còn hàng triệu người yêu thích hôn nhân, và muốn bảo vệ nó.
Ta sẽ đứng ở quan điểm này. Hầu hết mọi người đều có một thời gian rất khó khăn với cuộc hôn nhân, và không thích những gì nó gây ra cho họ. Số liệu thống kê ly hôn trên toàn thế giới của các con đã chứng minh điều này.
Vì vậy, Ngài muốn nói rằng hôn nhân nên chấm dứt ư?
Ta không có thiên vị trong vấn đề này, chỉ là.
Con biết, con biết rồi. Chỉ là quan điểm.
Hoan hô! Các con vẫn muốn làm cho Ta trở thành một Thượng Đế đầy thiên vị, nhưng Ta không phải thế. Cảm ơn con đã cố gắng để ngăn chặn điều đó.
Vâng, chúng ta không chỉ đánh chìm hôn nhân, mà chúng ta còn đánh chìm cả tôn giáo!
Một sự thật rằng các tôn giáo sẽ không thể tồn tại nếu toàn thể nhân loại hiểu rằng Thượng Đế không bao giờ có sở thích và tính thiên vị, bởi vì mục đích của tôn giáo chính là công bố ra một Thượng Đế đầy thiên vị.
Nếu thế thì tôn giáo, tín ngưỡng đều là giả dối ư.
Đúng, đó là một từ cay nghiệt. Ta sẽ gọi nó là một giả thuyết. Nó chỉ là một cái gì đó các con đã dựng lên.
Giống như chúng con ảo tưởng rằng Thượng Đế thích chúng con kết hôn hơn, phải không?
Đúng vậy. Ta không thích bất cứ điều gì. Nhưng Ta nhận thấy các con lại thích làm điều ấy.
Tại sao thế? Tại sao chúng con lại thích kết hôn nếu chúng con biết rằng nó sẽ trở nên rất khó khăn?
Bởi vì kết hôn là con đường duy nhất các con có rằng nó sẽ mang lại “sự trường cửu”, hay vĩnh hằng, đến với trải nghiệm về tình yêu của các con. Đó là con đường duy nhất của một phụ nữ có thể đảm bảo cho nhu cầu và sự sống còn của cô ấy, và là con đường duy nhất của một người đàn ông có thể đảm bảo cho sự quan hệ tình dục sẵn có và liên tục, một tình thân.
Vì vậy, một quy ước xã hội đã được tạo ra. Sự thỏa thuận giao kèo đã xảy ra. Bạn cho tôi cái này và tôi sẽ cho bạn cái kia. Nó chẳng khác gì một cuộc mua bán. Một hợp đồng đã được tạo ra. Và kể từ khi cả hai bên đều mong muốn thực thi bản hợp đồng, nó đã được gọi là một “hiệp ước thiêng liêng” với Thượng Đế – người sẽ trừng phạt kẻ nào dám phá vỡ nó. Rồi sau đó, khi nó không có hiệu lực gì, các con lại tạo ra pháp luật của con người để thi hành điều ấy. Nhưng ngay cả thứ đó cũng chẳng ích gì. Chẳng có cái gì gọi là luật của Thượng Đế, cũng chẳng có một luật nào của con người có thể giữ cho hai người không phá vỡ lời thề nguyền hôn nhân của họ.
Sao thế?
Bởi vì những lời thề mà các con có, thông thường chúng phải được xây dựng và vận hành trên một quy luật duy nhất.
Đó là gì?
Luật tự nhiên.
Nhưng nó là bản chất của sự vật, để sự sống thể hiện ra sự thống nhất, Cái Một Duy Nhất. Đây không phải là những thứ con mong chờ sẽ nhận được? Và hôn nhân chính là biểu hiện tốt đẹp nhất. Ngài biết đấy,
“Sự gì Thiên Chúa đã gắn kết với nhau, loài người không được phân ly”, tất cả thế đấy.
Hôn nhân, như hầu hết mọi người các con đã trải nghiệm nó, không đẹp đẽ chút nào. Nó vi phạm hai trong ba khía cạnh về chân lý tự nhiên của sinh mệnh con người.
Ngài kể rõ hơn được không? Con nghĩ rằng con vừa mới bắt đầu gắn chết được chúng lại với nhau.
Được rồi. Lại từ đầu nhé. Con Là Ai, chính là tình yêu thương.
Tình yêu là gì, là không giới hạn, vĩnh cửu, và tự do. Vì vậy, đó chính là con. Đó là bản chất tự nhiên về Con Là Ai. Con không bị giới hạn, vĩnh cửu, và tự do, từ trong bản chất tự nhiên. Bây giờ, bất kỳ công trình xã hội, đạo đức, tôn giáo, triết học, kinh tế, chính trị, đều vi phạm hoặc hạ thấp bản chất tự nhiên của các con, chúng là một sự vi phạm đến Tự Thân – và con cũng đang sỉ vả nó. Con cho rằng khi sinh ra các con đã được trao tặng những gì, ở đất nước của mình? Nó có phải là “Hãy cho tôi tự do, hoặc là cái chết” hay không? Ôi, các con đã trao nộp tự do cho chính quyền, các con đã trao nộp nó. Và tất cả cho cùng một điều. Sự an toàn. Các con rất sợ phải sống – sợ cả bản thân sự sống – con đã từ bỏ bản chất tự nhiên của mình để đổi lấy sự an toàn.
Cái tổ chức mà con gọi là hôn nhân chính là nỗ lực để tạo ra an toàn cho mình, cũng như tổ chức chính phủ. Thực tế mà nói, cả hai hình thức đều là một thứ – công trình xây dựng xã hội nhân tạo được thiết kế để chi phối hành vi của nhau.
Đau buồn thật, con chưa bao giờ nhìn nó như thế. Con luôn luôn nghĩ rằng hôn nhân chính là bản thông báo tối cao của tình yêu.
Như các con đã tưởng tượng nó, đúng là thế, nhưng nó không giống như các con đã xây dựng. Như các con đã xây dựng về nó, nó chính là bản cáo thị tối cao của sự sợ hãi.
Nếu cuộc hôn nhân cho phép con không bị giới hạn, vĩnh hằng, và tự do trong tình yêu của mình, thì nó mới chính là bản cáo thị tối cao của tình yêu.
Nhưng mọi thứ bây giờ, các con kết hôn trong một nỗ lực để giảm bớt cấp độ của Tình yêu thành một lời hứa hay một lời bảo đảm.
Kết hôn chỉ để đảm bảo rằng mọi thứ sẽ mãi mãi vẫn như thế. Nếu con không cần lời bảo đảm này, con cũng sẽ không cần đến hôn nhân. Và các con sử dụng lời bảo đảm này ra sao? Đầu tiên, nó như là một phương tiện của việc tạo ra sự an toàn (thay vì tạo ra an toàn từ bên trong), và thứ hai, nếu an toàn không còn mãi mãi nữa, thì nó như một phương tiện để trừng phạt nhau, lời hứa kết hôn đã bị phá vỡ, sẽ trở thành cơ sở để mở ra một vụ kiện tụng. Các con đã nhận thấy rằng cuộc hôn nhân rất hữu ích – thậm chí nếu nó là lý do sai lầm đi chăng nữa.
Hôn nhân cũng là nỗ lực của con để đảm bảo những cảm xúc mà các con đã dành cho nhau, thì sẽ không bao giờ dành cho người khác. Hoặc, ít nhất, con sẽ không bao giờ thể hiện chúng ra với người khác, theo cùng một cách.
Cụ thể, tình dục.
Ấy là, tình dục. Cuối cùng, cuộc hôn nhân mà các con đã xây dựng, nó là một cách để nói: “Mối quan hệ này là đặc biệt. Tôi giữ mối quan hệ này hơn hết thảy những người khác.”
Có gì sai với điều đó?
Không có gì. Nó không phải là một câu hỏi về “đúng” hoặc “sai”. Đúng và sai không tồn tại. Đó là một câu hỏi về những gì là tốt cho các con. Về những gì tái tạo nên hình ảnh vĩ đại nhất về Con Thực Sự Là Ai.
Nếu phần Con Thực Sự Là Ai là một sinh mệnh mà nói rằng, “mối quan hệ này – duy nhất và ngay ở đây – là đặc biệt hơn bất kỳ mối quan hệ nào khác”, thì việc xây dựng hôn nhân sẽ cho phép con làm điều đó một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, con lại phát hiện ra nó rất thú vị để nhận thấy rằng hầu như không có một người nào, đã và đang được công nhận là một vị Thầy tâm linh mà đã kết hôn.
Vâng, bởi vì vị Thầy ấy đang độc thân. Họ không quan hệ tình dục.
Không. Đó là bởi vì các bậc thầy thực sự không thể đứng về phía quan điểm xây dựng hôn nhân của các con, rằng một người thì đặc biệt với mình hơn so với người khác.
Đây không phải là một lời phát biểu của một vị Thầy, và nó cũng không phải là một lời tuyên bố của Thượng Đế.
Thực tế về lời thề nguyện hôn nhân của các con, như thứ mà hiện nay các con xây dựng, nó chính là một lời tuyên bố đi ngược lại với Thượng Đế. Trớ trêu thay, các con lại cảm thấy đây là lời hứa thiêng liêng thần thánh nhất, nhưng nó là một lời thề ước mà Thượng Đế sẽ không bao giờ tạo ra.
Tuy nhiên, để biện minh cho nỗi sợ hãi của con người, các con đã tưởng tượng ra một Thượng Đế, một người hành động giống như các con. Thế nên, các con hay nói về “lời hứa” của Thượng Đế dành cho những “người được chọn”, và giao ước giữa Thượng Đế với những người được Ngài yêu thương, theo một cách đặc biệt.
Các con không thể chịu được ý nghĩ rằng Thượng Đế không yêu thương bất cứ ai nhiều hơn hoặc đặc biệt hơn so với người khác, và vì thế các con tạo ra một Thượng Đế hư cấu, người chỉ yêu thương một số người cụ thể, vì một lý do cụ thể. Và các con gọi cái thứ ảo tưởng đó là Tôn Giáo. Ta gọi chúng là sự phỉ báng. Bất kỳ suy nghĩ nào cho rằng Thượng Đế yêu thương người này nhiều hơn người kia đều sai trái, và bất kỳ nghi thức nào mà yêu cầu các con thực hiện một tuyên bố – chúng không phải là một bí tích, mà là sự bổ báng Thánh Thần.
Ôi, Thượng Đế của con, dừng lại. Dừng lại đi nào! Ngài đang giết chết tất cả những tư tưởng tốt đẹp mà con có về hôn nhân! Thứ này không phải là lời của Thượng Đế được. Thượng Đế sẽ không bao giờ nói những điều như thế về hôn nhân và tôn giáo.
Tôn giáo và hôn nhân theo cái cách mà các con đã xây dựng chính là những gì chúng ta đang nói ở đây. Con cho rằng cuộc nói chuyện này là thô bạo sao? Ta nói cho con biết: Các con đã phỉ báng Lời Chúa để biện minh cho những nỗi sợ hãi của mình, và hợp lý hóa sự đối xử mất trí của các con lên người khác. Các con sẽ biến Thượng Đế nói bất cứ điều gì mà các con cần, để tiếp tục hạn chế lẫn nhau, làm tổn thương lẫn nhau, và giết hại lẫn nhau bằng cái tên của Ta.
Phải, con đã gọi tên của Ta, vẫy là cờ của Ta, và đi qua biết bao chiến trường trong hằng bao nhiêu thế kỷ, tất cả có vẻ như là bằng chứng rằng Ta yêu người này nhiều hơn người khác, và yêu cầu các con giết họ để chứng minh điều đó. Tuy nhiên, Ta cũng nói cho con điều này: tình yêu của Ta là không giới hạn và vô điều kiện.
Đây là một trong những điều mà các con không thể lắng nghe, một sự thật mà các con không thể tuân thủ, một tuyên bố mà các con không thể chấp nhận, nó phá hoại hoàn toàn không chỉ các tổ chức hôn nhân (như các con đã xây dựng nên), mà còn là tổ chức tôn giáo và chính phủ của các con nữa.
Các con đã tạo ra một nền văn hóa dựa trên sự loại trừ, và ủng hộ nó với một huyền thoại văn hóa về một Thượng Đế chỉ biết loại trừ. Tuy nhiên, văn minh của Thượng Đế phải được dựa trên tính bao bọc. Trong tình yêu Thượng Đế, tất cả mọi người đều được bao bọc. Tất cả mọi người đều được mời vào Vương Quốc của Ngài. Và sự thật này lại là cái mà các con gọi là sự báng bổ. Các con cứ làm như thế. Bởi vì nếu như nó là sự thật, thì mọi thứ mà các con đã tạo dựng trong cuộc sống đều là sai. Toàn bộ các quy ước của con người và các công trình xây dựng đang bị khiếm khuyết đến mức độ mà chúng trở nên trái ngược hoàn toàn với không giới hạn, vĩnh cửu, và tự do.
Tại sao tất cả lại “khiếm khuyết” khi không tồn tại “sai” và “đúng”?
Một thứ chỉ bị lỗi khi chức năng của nó không phù hợp với mục đích. Nếu cánh cửa không mở và đóng, các con đâu có nói cánh cửa đó là “sai” đâu nào. Con chỉ đơn thuần nói rằng nó bị hư hỏng trong lắp đặt và hoạt động – bởi vì nó không làm tốt mục đích của nó. Bất cứ điều gì các con xây dựng trong cuộc sống của mình, trong xã hội loài người, mà không phục vụ đúng mục đích sẽ trở thành thứ khiếm khuyết và hư hỏng. Nó là một công trình bị lỗi.
Vậy thì, mục đích của chúng con khi trở thành người là gì?
Quyết định và tuyên bố, sáng tạo ra và bày tỏ, để trải nghiệm và để thực hiện, Con Thực Sự Là Ai. Để sáng tạo lại mới chính mình thêm một lần nữa trong mọi khoảnh khắc, trong phiên bản vĩ đại nhất của vai trò lớn lao nhất mà con từng có về Con Thực Sự Là Ai. Đó là mục đích của con khi trở thành con người, và đó là mục đích của toàn bộ sự sống.
Vậy điều đó sẽ dẫn chúng con đến đâu? Chúng con đã phá hủy tôn giáo, chúng con đã phá vỡ hôn nhân, chúng con đã đe dọa đến chính phủ. Chúng con đang ở đâu chứ?
Trước hết, chúng ta chẳng phá hủy, phá vỡ, đe dọa hay tố cáo bất cứ thứ gì. Nếu công trình xây dựng mà các con đã tạo ra không vận hành và không sản xuất theo những gì các con muốn, thì hoàn cảnh đó không phải là phá hủy, phá vỡ hay là đe dọa công trình ấy.
Hãy cố gắng ghi nhớ về sự khác biệt giữa phán đoán và quan sát.
Vâng, ở đây con sẽ không tranh luận với Ngài, nhưng hầu hết những lời nói đó đối với con nó có vẻ giống như là lời chỉ trích.
Chúng ta bị bóp nghẹt bởi sự hạn chế khủng khiếp của ngôn từ. Chúng hạn hẹp quá, nên chúng ta cứ phải sử dụng đi sử dụng lại mãi một từ, ngay cả khi không phải lúc nào chúng cũng mang cùng nghĩa như nhau, hoặc không cùng một dạng tư tưởng.
Con nói rằng con “yêu” chuối tách nhỏ, nhưng khi con nói con yêu một người thì nó không hẳn mang ý nghĩa đó. Con thấy đấy, các con thật sự có quá ít từ ngữ, để có thể truyền đạt hết suy nghĩ của mình. Bằng cách giao tiếp này của các con – bằng ngôn ngữ – Ta cho phép Tự thân Ta trải nghiệm sự giới hạn đó. Và Ta thừa nhận rằng, có một vài câu nói mà các con hay sử dụng khi phán xét, nên khi Ta sử dụng câu đó, các con sẽ mau chóng kết luận rằng Ta đang phán xét.
Ta đảm bảo với con rằng Ta không phải như thế đâu. Trong suốt toàn bộ cuộc đối thoại này, Ta chỉ đơn giản là cố gắng để nói với con: làm thế nào để đến được nơi mà con muốn tới, và mô tả càng chặt chẽ càng tốt về những gì đang cản đường của con, những gì đang ngăn chặn con đi đến đó.
Bây giờ, liên quan đến tôn giáo, con nói rằng nơi con muốn đến chính là nơi mà con có thể hoàn toàn nhận biết và yêu mến Thượng Đế. Ta chỉ đơn giản đưa ra một quan sát rằng các tôn giáo của loài người không hề đưa các con đến đó. Tôn giáo của các con đã tạo ra một Thượng Đế Mầu nhiệm Vĩ đại, và khiến các con không yêu mến Ngài, mà là kính sợ Ngài. Tôn giáo đã làm được rất ít, để khiến các con thay đổi hành vi của mình. Các con vẫn còn giết nhau, lên án nhau, làm cho nhau trở nên “sai trái”. Và, trên thực tế mà nói, tôn giáo của các con còn khuyến khích các con làm việc đó nữa.
Vì vậy, liên quan đến vấn đề tôn giáo, Ta chỉ đơn thuần đưa ra một quan sát rằng các con muốn tôn giáo đưa các con đến một nơi nào đó, nhưng nó lại đưa các con đến nơi khác.
Con nói rằng mình muốn kết hôn để dẫn con đến vùng đất của hạnh phúc vĩnh cửu, hoặc ít nhất nó cũng phải là nơi của hòa bình, an toàn và hạnh phúc. Theo tôn giáo, cuộc hôn nhân sẽ đưa con đến với nơi ấy, ban đầu con sẽ nhận thấy như vậy. Tuy nhiên, cùng với tôn giáo, các con càng ở trong trải nghiệm đó bao lâu, thì các con càng mau chóng bị đưa đến cái nơi mà con không hề muốn đến chút nào. Gần một nửa số những người đã kết hôn đều đã giải tán cuộc hôn nhân ấy thông qua ly hôn, và những người vẫn ở trong hôn nhân, hầu hết đều tuyệt vọng và không hạnh phúc. “Hôn nhân trong hạnh phúc” đã dẫn các con đến với cay đắng, giận dữ, và hối tiếc. Nhiều khi – không phải là một con số nhỏ – còn đưa các con đến một nơi hoàn toàn bi kịch.
Các con nói rằng các con muốn chính phủ phải đảm bảo hòa bình, tự do, và thanh bình ở bên trong, theo như Ta quan sát thấy thì, chính phủ mà các con phát minh ra, họ đều không làm được những điều trên. Thay vào đó, chính phủ của các con lại đưa người dân đến chiến tranh, càng ngày càng thiếu tự do, và bạo lực gia đình càng gia tăng. Các con đã không thể giải quyết những vấn đề cơ bản nhất về cách chăm sóc và duy trì sức khỏe – tăng tuổi thọ cho loài người, ít khi đáp ứng được những thách thức trong việc cung cấp cho họ sự bình đẳng. Hàng trăm người chết mỗi ngày vì đói trên hành tinh này, trong khi đó, tại nơi khác hàng ngàn người đang vứt bỏ chúng đi, một lượng thực phẩm đủ để nuôi sống những người đói.
Các con không thể xử lý chúng theo cách đơn giản nhất – phần thức ăn thừa từ người có đến người không có – thậm chí trong cả việc giải quyết vấn đề về việc chia sẻ tài nguyên của các con một cách công bằng hơn.
Ở đây không phải là những lời chỉ trích. Đây chỉ là những quan sát đúng sự thật về xã hội của các con.
Tại sao? Tại sao nó lại như thế? Tại sao biết bao nhiêu năm qua mà chúng con vẫn đạt được rất ít tiến bộ trong việc chỉ đạo thực hiện công việc ấy?
Nhiều năm ư? Nhiều thế kỷ thì đúng hơn.
Được rồi, nhiều thế kỷ.
Có nhiều thứ liên quan tới Thần thoại Văn Hóa Loài Người Đầu tiên, và với hầu hết các huyền thoại khác có nét tương tự. Chẳng có gì sẽ thay đổi, trừ khi những câu chuyện này thay đổi. Thần thoại Văn hóa của các con cho thấy đạo đức của các con, và đạo đức của các con tạo ra hành vi của các con. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là thần thoại văn hóa của các con mâu thuẫn với khuynh hướng cơ bản của các con.
Ý Ngài là sao?
Thần thoại Văn hóa Đầu tiên của nhân loại nói rằng con người vốn xấu xa. Đây chính là huyền thoại về tội tổ tông. Thần thoại này cho rằng không chỉ bản chất tự nhiên cơ bản của con là xấu xa, mà các con được sinh ra theo cách đó.
Thần thoại Văn hóa Thứ hai, tất nhiên phát sinh từ cái đầu tiên, rằng thứ đó mới “phù hợp nhất” với những ai tự sinh tồn.
Thần thoại thứ hai này cho rằng một người trong các con thì mạnh mẽ và một số thì yếu ớt, và để tồn tại, các con phải là một người thật mạnh mẽ. Con sẽ làm tất cả những gì mình có thể để giúp cho đồng loại, nhưng nếu khi nó ảnh hưởng đến sự sống còn của riêng con, con sẽ nghĩ tới bản thân mình trước. Các con thậm chí còn để mặc người khác với cái chết. Thật tình, các con còn đi xa hơn thế nữa. Nếu con nghĩ rằng con phải như vậy, để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, các con thực sự có thể giết những người khác – những người yếu ớt – do đó nó là định nghĩa về con như một điều “thích hợp nhất”.
Một số người trong các con nói rằng đây chính là bản năng cơ bản của các con. Nó được gọi là “bản năng sống sót”, và điều bịa đặt này đã hình thành đạo đức xã hội nhân loại, tạo ra rất nhiều loại hành vi ở các con. Nhưng “bản năng cơ bản” của các con không phải là sự sống còn, mà là công bằng, hiệp nhất, và yêu thương. Đây mới chính là là bản năng bẩm sinh của tất cả các chúng sinh ở khắp mọi nơi. Nó là tế bào ghi nhớ của con. Nó chính là bản chất tự nhiên vốn có của con. Nó đã làm nổ tung những câu chuyện thần thoại đầu tiên về nền văn hóa của các con. Bản chất các con không hề xấu xa, các con không được sinh ra trong tội tổ tông.
Nếu “bản năng cơ bản” của các con là “sống còn”, và nếu bản chất cơ bản của các con là ” tà ác”, vậy thì chẳng có ai vội vàng lao ra theo bản năng để đỡ lấy một đứa trẻ đang rơi xuống đất, cứu một người khỏi chết đuối, hoặc bất cứ ai khỏi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, khi các con hành động theo bản năng tiên thiên của mình và bộc lộ ra được bản chất cơ bản của mình, và không mảy may suy nghĩ rằng mình đang làm gì, đấy mới chính là hành vi chân thật cùa con, ngay cả trong lúc bản thân con cũng đang gặp nguy hiểm.
Thế nên, bản năng “cơ bản” của các con không phải là “sống còn”, và bản chất cơ bản của các con rõ ràng không phải là “tà ác.” Bản năng của bản chất tự nhiên của con phản ánh Con Là Ai, là sự công bằng, hiệp nhất, và yêu thương.
Hãy nhìn kỹ vào điều này, thứ quan trọng chính là thấu hiểu sự khác biệt giữa “công bằng” và “bình đẳng”. Nó không phải là một bản năng cơ bản của tất cả các sinh mệnh, tìm kiếm sự bình đẳng, hoặc bằng nhau. Thật vậy, sự trái ngược đó chính xác là có thật.
Bản năng cơ bản của tất cả các sự sống đều thể hiện tính độc đáo, không hề giống nhau. Tạo ra một xã hội mà trong đó hai sinh mệnh thực sự bình đẳng là điều không thể, và không được mong muốn. Cơ chế xã hội tìm cách tạo ra sự bình đẳng thực sự – nói cách khác, kinh tế, chính trị, và xã hội “giống hệt nhau” – vận hành rất mâu thuẫn nhau, không phục vụ cho ý tưởng vĩ đại nhất và mục đích cao quý nhất – mỗi sinh mệnh đều có cơ hội để sản sinh ra một kết quả của sự mong muốn lớn lao nhất, và từ đó tái tạo mới lại chính nó.
Bình đẳng về cơ hội mới chính là thứ cần thiết, không phải loại bình đẳng về sự vật sự việc. Nó được gọi là công bằng. Bình đẳng trong sự vật sự việc, được tạo ra bởi các lực lượng bề ngoài và luật pháp, nó không tạo ra, mà là loại bỏ đi sự công bằng. Nó sẽ loại bỏ đi cơ hội để tự tái sáng tạo, đó là mục tiêu cao nhất của những sinh mệnh giác ngộ ở khắp mọi nơi.
Vậy thứ gì sẽ tạo ra quyền tự do về cơ hội? Chính là hệ thống mà cho phép xã hội đáp ứng nhu cầu sinh tồn cơ bản của mỗi cá nhân, giải phóng tất cả các sinh mệnh để theo đuổi sự tự phát triển và tự sáng tạo, chứ không phải là sự tự thân sống sót. Nói cách khác, hệ thống mà mô phỏng theo hệ thống của sự thật, còn gọi là sự sống, trong đó sự sinh tồn phải được đảm bảo.
Bởi vì sự tự sinh tồn không phải là một vấn đề trong xã hội giác ngộ, những cộng đồng xã hội mà sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thành viên bị ảnh hưởng, nếu mọi thứ đã có đủ cho tất cả. Trong những xã hội này, tự quan tâm và quan tâm lẫn nhau mới là đúng. Không có một xã hội nào mà tạo ra một huyền thoại về “bản chất tà ác vốn có” hoặc “tự sống sót mới là thích hợp nhất” lại có thể đạt được sự hiểu biết như vậy.
Vâng, con cũng nhận thấy điều này. Và câu hỏi về “thần thoại văn hóa” này chính là cái gì đó mà con muốn khám phá, cùng với các hành vi và đạo đức của nền văn minh tiên tiến hơn, một cách chi tiết hơn. Nhưng ngay tại đây, con cũng nhắc lại gấp đôi số câu hỏi mà con đã hỏi trước đó, và giải quyết tất cả những câu hỏi mà con đã khởi xướng ra.
Một trong những thách thức trong cuộc nói chuyện với Ngài chính là: câu trả lời của Ngài luôn dẫn con đến một thứ thú vị khác mà đôi khi làm con quên mất nơi con đã bắt đầu. Nhưng lần này thì không. Chúng ta đã và đang thảo luận về hôn nhân. Chúng ta cũng đang thảo luận về tình yêu, và những yêu cầu của nó.
Tình yêu không có bất cứ đòi hỏi nào hết. Đó mới chính là tình yêu. Nếu tình yêu của con dành cho người khác kèm theo sự đòi hỏi, thì nó hoàn toàn không phải là tình yêu, nhưng là sự giả mạo. Đó là những gì Ta đã cố gắng để nói với con, là những gì Ta đã nói, bằng hàng chục cách khác nhau, với mỗi câu hỏi mà con đã đặt ở đây.
Trong một cuộc hôn nhân, ví dụ, các con đã trao cho nhau lời thề rằng tình yêu không đòi hỏi. Tuy nhiên, các con lại đòi hỏi chúng, bởi vì các con không hiểu được tình yêu là gì. Và vì thế, con khiến cho người kia phải hứa những lời hứa mà tình yêu không bao giờ yêu cầu.
Ngài đang chống đối lại hôn nhân đấy hả!
Ta có “chống đối” cái gì đâu chứ. Ta chỉ đơn giản là mô tả những gì Ta nhìn thấy. Các con có thể thay đổi những gì Ta nhìn thấy. Các con có thể thiết kế lại cái công trình xã hội mà được gọi tên là “hôn nhân”, để nó đừng đòi hỏi những gì mà một Tình Yêu không bao giờ yêu cầu, nói đúng hơn, bày tỏ ra những gì mà tình yêu bày tỏ.
Nói cách khác nữa, thay đổi lời thệ ước trong hôn nhân.
Nhiều hơn thế kìa. Hãy thay đổi sự kỳ vọng vào những lời thề nguyện. Những trông mong ấy khiến việc thay đổi trở nên khó khăn, bởi vì chúng như là di sản văn hóa của các con. Chúng được sản sinh ra, lần lượt, từ thần thoại văn hóa của các con.
Chúng ta lại quay lại với thần thoại văn hóa rồi: Có chuyện gì với Ngài về thứ đó vậy?
Ta đang hy vọng sẽ chỉ cho con đi đúng hướng. Ta nhận thấy con nói rằng con muốn đi cùng với xã hội của mình, và Ta hy vọng sẽ tìm thấy những câu nói và các giới hạn của loài người để hướng con đến đó. Ta có thể cung cấp cho con một ví dụ không?
Rất vui lòng.
Một trong những thần thoại văn hóa của các con về tình yêu chính là: cho đi nhiều hơn nhận lại. Thứ này đã trở thành một điều bắt buộc trong văn hóa. Và nó làm cho các con trở nên điên rồ, và gây thiệt hại nhiều hơn con có thể tưởng tượng.
Nó khiến cho, và giữ chân mọi người trong một cuộc hôn nhân tồi tệ, nó gây rối loạn hầu hết các mối quan hệ, tuy nhiên không một ai, ngay cả cha mẹ của con – người mà con luôn nhìn để tìm hướng dẫn, không một nhà tu hành nào – người mà con tìm cảm hứng, không một nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần nào của con – người mà con gặp để tìm kiếm sự sáng suốt, thậm chí không một nhà văn và nghệ sĩ nào – người mà con nhìn vào để tìm kiếm trí thức, dám thách thức cái thần thoại văn hóa quá ư là phổ biến ấy.
Thế nên, những bài hát được viết ra, những câu chuyện được kể tới, những bộ phim được thực hiện, hướng dẫn được đưa ra, lời cầu nguyện được dâng lên, và sự chăm sóc con cái đều được thực hiện để duy trì cái Thần thoại đó.
Các con đều bị bỏ lại và phải sống với thứ ấy. Các con không thể. Tuy nhiên, không phải các con là vấn đề, mà chính là cái Thần thoại kia.
Tình yêu không phải là cho đi nhiều hơn nhận lại à?
Không.
Không ư?
Không. Nó chưa bao giờ là như vậy.
Nhưng Chính Ngài mới vài phút trước đây đã nói rằng “Tình yêu không không có bất cứ sự đòi hỏi nào” Ngài còn nói, đó mới chính là tình yêu.
Thế thì sao.
Vâng, tất nhiên đối với con, nó nghe có vẻ giống như “cho đi nhiều hơn nhận lại”!
Thế thì con cần phải đọc lại Chương 8 của Quyển 1 rồi. Tất cả mọi thứ mà Ta đang ám chỉ ở đây, Ta đã từng giải thích cho con rồi. Cuộc đối thoại này có ý nghĩa là để đọc theo thứ tự, và để xem xét như một toàn thể.
Con biết. Nhưng đối với những người vẫn đọc những lời này mà không cần phải đọc Quyển 1; Ngài có thể giải thích được không, làm ơn đi, giải thích những gì Ngài đang đưa ra ở đây? Bởi vì, thẳng thắn mà nói, nếu xem xét lại, thì con nghĩ mình có thể hiểu được những gì ở đây!
Được rồi. Bắt đầu nào.
Mọi thứ con làm, cũng là con làm cho chính mình. Điều này là đúng bởi vì con và tất cả những người khác là Một.
Những gì con làm cho người khác, con cũng làm cho chính mình. Những gì con không làm cho người khác, con cũng không làm cho mình. Những gì tốt cho người khác thì cũng tốt cho con, và những gì xấu cho người khác thì cũng xấu cho con. Đây là một chân lý cơ bản nhất. Tuy nhiên, sự thật ấy con lại thường xuyên bỏ qua.
Giờ đây khi con đang ở trong một mối quan hệ với người khác, mối quan hệ mà chỉ có một mục đích. Nó tồn tại như một phương tiện cho con để quyết định và tuyên bố, để tạo ra và bày tỏ, để trải nghiệm và thực hiện quan điểm cao cả nhất của con về Con Thực Sự Là Ai.
Nếu bây giờ cái Con Thực Sự Là Ai là một kiểu người biết chăm sóc ân cần và chia sẻ, từ bi và yêu thương – vậy thì, khi con đang là những điều này với những người khác, con cũng cho Tự thân mình một trải nghiệm vĩ đại nhất kể từ khi con đến ở trong thân xác.
Đây là lý do tại sao con lại chọn một thân xác. Bởi vì chỉ có trong thế giới vật chất, con mới có thể biết chính mình cũng là tất cả những thứ ấy. Trong khía cạnh tuyệt đối của các con, trải nghiệm về sự nhận thức này là không thể.
Tất cả những điều này Ta cũng đã giải thích cho con một cách chi tiết tại Quyển 1. Nếu bây giờ cái Con Thực Sự Là Ai là một kiểu người không biết yêu Tự thân, và để cho Tự thân bị đối xử tệ, bị hành hạ, và bị hủy hoại bởi những người khác, thì con sẽ để cho hành vi ấy dẫn dắt mình trải nghiệm điều này. Tuy nhiên, nếu con thực sự là một người tử tế và ân cần, chăm sóc và chia sẻ, từ bi và yêu thương, con sẽ bao bao bọc lấy Tự thân mình cùng với những người khác, mà với họ con có thể trở nên như thế. Thật ra, con lại bắt đầu với chính bản thân mình. Con sẽ đặt bản thân mình lên đầu tiên trong các vấn đề. Tất cả mọi thứ trong cuộc sống phụ thuộc vào những gì con đang tìm kiếm để trở thành. Ví dụ, nếu con đang tìm kiếm để trở nên Một với tất cả những người khác (có nghĩa là, nếu con đang tìm kiếm để trải nghiệm một khái niệm mà con thực sự đã biết là đúng), con sẽ thấy mình hành xử theo một cách – một cách rất cụ thể mà cho phép con trải nghiệm và thể hiện sự Hiệp Nhất của mình. Và khi con làm những việc nhất định như là một kết quả hiển nhiên, con sẽ không trải nghiệm những thứ mà con đang làm cho người khác, nhưng là thứ mà con đang làm cho bản thân mình.
Điều này cũng tương tự đúng với việc con đi tìm những thứ để con trở thành. Nếu con đang tìm kiếm để được yêu, con sẽ không bao giờ làm những điều yêu thương với người khác. Không phải là cho người khác, mà là với người khác.
Hãy chú ý sự khác biệt. Hãy nắm bắt sắc thái ý nghĩa của chúng. Con sẽ làm những việc yêu thương với người khác, nhưng cho bản thân con – để con có thể thực hiện và trải nghiệm ý tưởng vĩ đại nhất về Tự thân con và Con Thực Sự Là Ai.
Khía cạnh này, làm bất cứ điều gì cho người khác là không thể, đúng như nghĩa đen, những hành động tự nguyện của con, đơn giản chỉ là “hành động diễn xuất”. Con đang diễn. Đó là, sáng tạo và đóng một vai nào đó. Trừ phi, con không giả vờ. Mà con thực sự trở thành nó.
Con là một sinh mệnh con người. Và những gì con đang trở thành thì được quyết định và lựa chọn bởi con.
Shakespeare đã nói: “Toàn bộ thế giới chính là sân khấu, và mọi người, là các diễn viên.” Ông ta cũng nói, “Sống hay chết, đó là vấn đề”.
Ông còn nói điều này nữa: “Tự thân ngươi hãy trở nên chân thật, và nó phải xảy ra, cả đêm và ngày, thì ngươi không thể trở thành giả dối với bất cứ ai“.
Khi con trở nên chân thật với chính bản thân mình, khi con không lừa dối tự thân con, thì lúc mọi thứ “trông có vẻ như” con đang “cho đi”, con sẽ biết rằng con thật sự đang “nhận lại”. Con đang tự mang bản thân con trở về với chính con. Con không thể thực sự “cho” một người khác, với cái lí do đơn giản rằng chẳng có ai là “người khác”. Nếu như Tất cả Chúng ta là Một, vậy thì chỉ có mình Con mà thôi.
Cái này sao có vẻ giống “mánh lới” thế, một cách để thay đổi từ ngữ biến đổi nghĩa của chúng.
Nó không phải một mánh lới, mà là phép màu! Và nó cũng không phải là thay đổi từ để biến đổi ý nghĩa, mà là thay đổi nhận thức để thay đổi trải nghiệm. Kinh nghiệm của con về tất cả mọi thứ được dựa trên nhận thức của chính con, và nhận thức của con được dựa trên sự hiểu biết. Và sự hiểu biết của con lại dựa trên những thần thoại. Đó là những gì các con đã được dạy bảo.
Giờ thì Ta nói cho con điều này: thần thoại văn hóa hiện tại của các con không còn phù hợp với con nữa đâu. Chúng không đưa con đến nơi mà con muốn đến đâu.
Hoặc là con đang tự lừa dối chính mình về nơi mà con nói rằng con muốn đến, hoặc con bị mù sự thật rằng con không phải đang ở nơi đó. Không phải là một cá nhân, không phải là một quốc gia, không phải là một loài hay chủng tộc.
Có những người khác loài nữa là?
Ồ, chính xác là thế.
Được rồi, con chờ đợi đủ lâu rồi đấy. Kể cho con nghe về họ đi.
Sớm thôi. Sớm thôi. Nhưng trước tiên Ta muốn nói với con về cách thức giúp con có thể thay đổi cái mà gọi là “hôn nhân”, để nó sẽ đưa con đến gần hơn nơi con muốn đến. Đừng hủy hoại nó, đừng rời xa nó – mà biến đổi nó.
Vâng, vâng, con rất muốn biết về điều đó ngay bây giờ. Con rất muốn biết liệu có cách nào giúp loài người có thể được cho phép thể hiện ra tình yêu đích thực. Vì vậy, con xin kết thúc phần đối thoại này của chúng ta, tại nơi con đã bắt đầu nó. Đâu là giới hạn cho chúng ta?
Không. Không hề có giới hạn. Và đó là những gì mà một lời thề nguyện trong hôn nhân cần nêu rõ.
Điều này thật tuyệt vời, bởi vì đó chính xác là những gì mà con và Nancy đã thề ước trong cuộc hôn nhân!
Ta biết.
Khi Nancy và con quyết định kết hôn, con đột nhiên dạt dào cảm hứng để viết nguyên một bộ lời thệ ước hôn nhân.
Ta biết.
Và Nancy đã tham gia cùng với con. Cô đồng ý rằng chúng con không cần phải trao lời thệ ước giống như những cuộc hôn nhân truyền thống.
Ta biết.
Chúng con cùng ngồi xuống và tạo ra một lời thề nguyện hôn nhân hoàn toàn mới, “bất chấp tính bắt buộc của văn hóa”, như Ngài đã nói đó.
Đúng, con đã làm thế. Ta rất tự hào.
Và như chúng con đã viết, như chúng con đã đặt các lời thề nguyện xuống giấy để mục sư đọc, con thực sự tin rằng cả hai chúng con đều được truyền cảm hứng.
Tất nhiên các con đã như thế!
Ý Ngài là sao?
Con nghĩ gì thế, Ta chỉ đến với con khi con viết sách thôi?
Ồ.
Đúng, ồ.
Thế thì, tại sao con không viết ra những lời thề ước trong hôn nhân ngay tại đây?
Hả?
Cứ tự nhiên đi. Con đã có một bản sao của chúng đúng không. Đưa chúng vào đây đi nào.
Ôi, chúng con không tạo ra những lời ấy để chia sẻ với thế giới.
Khi cuộc đối thoại này bắt đầu, con đã không nghĩ rằng bất kỳ thứ gì trong đây sẽ được chia sẻ với toàn thế giới. Cứ tự nhiên đi nào. Hãy đưa chúng vào đây.
Chỉ là con không muốn mọi người nghĩ rằng con đang có ý, “Chúng tôi đã viết ra những Lời Thệ ước Hôn nhân Hoàn hảo!”
Vậy là con đang lo lắng về những gì mọi người sẽ nghĩ?
Thôi nào! Ngài hiểu ý con là gì mà.
Hãy nhìn xem, chẳng ai nói đây nói chúng là “Lời Thệ ước Hôn nhân Hoàn hảo” hết.
Vâng, thôi thì cũng được.
Còn lâu mới có những người tốt đẹp nhất trên thế giới này có thể bắt kịp chúng.
Này!
Đùa thôi mà. Thắp sáng lên nào.
Cứ tự nhiên đi. Hãy đưa các lời thệ ước vào đây. Ta sẽ chịu trách nhiệm. Và mọi người sẽ yêu thích chúng. Nó sẽ cung cấp cho họ một ý tưởng về những gì chúng ta đang nói ở đây. Tại sao, thậm chí con còn có thể muốn mời những người khác để có những lời thề ấy – chúng không hẳn là lời thề ước, mà là Bản báo cáo Hôn nhân.
Vâng, thôi được rồi. Dưới đây là những gì Nancy và con đã nói với nhau khi chúng con kết hôn… nhờ “cảm hứng” mà chúng con đã nhận được:
Mục sư:
Neale và Nancy đã không đến đây tối nay để thực hiện một lời hứa long trọng hay để trao đổi một lời thề thiêng liêng.
Nancy và Neale đã đến đây để dành tình yêu cho nhau, để đưa ra một lưu ý về sự thật, tuyên bố sự lựa chọn của họ để sống và hợp tác và cùng nhau phát triển – vượt ra khỏi những thứ hiện có, vượt ra khỏi mong muốn của họ rằng tất cả chúng ta sẽ đến để cảm nhận một phần quyết định rất thực tế và thân thiết của họ, và điều này làm cho nó thậm chí còn mạnh mẽ hơn.
Họ cũng đã đến đây đêm nay với hy vọng rằng những nghi lễ linh thiêng của họ sẽ giúp cho chúng ta xích gần nhau hơn. Nếu các bạn đang ở đây tối nay với một người phối ngẫu hoặc người tình, hãy để buổi lễ là một lời nhắc nhở – một món quà dâng tặng đến mối dây tình yêu của các bạn.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng các câu hỏi: Tại sao lại kết hôn? Neale và Nancy đã trả lời câu hỏi, và họ cũng đã nói với tôi câu trả lời của họ. Bây giờ, tôi muốn hỏi họ thêm một lần nữa, để họ có thể chắc chắn về câu trả lời, chắc chắn về sự nhận thức của mình, và thật lòng chia sẻ những cam kết.
(Mục sư lấy hai bông hồng đỏ trên bàn.)
Đây là Nghi lể Hoa Hồng, Nancy và Neale sẽ chia sẻ nhận thức và kỷ niệm của họ.
Nancy và Neale, các con đã nói với tôi về nhận thức kiên vững của các con, rằng các con không đi tới hôn nhân vì tìm kiếm sự an toàn.
… rằng sự an toàn thực thụ không phải là sở hữu, cũng không phải là trở thành vật sở hữu.
… không đòi hỏi hay trông mong, và thậm chí không hy vọng rằng những gì các con cần trong cuộc sống sẽ được cung cấp bởi người khác.
… nhưng đúng hơn, để biết rằng tất cả những gì con cần trong cuộc đời.
… tất cả là tình yêu, là sự khôn ngoan, là cái nhìn sâu sắc, tất cả sức mạnh, các kiến thức, sự hiểu biết, sự quan tâm chăm sóc, lòng từ bi, tất cả đều nằm trong con.
… và rằng các con không phải kết hôn cùng nhau với hy vọng sẽ nhận được những điều này điều kia, nhưng với hy vọng để cho đi những món quà, để người kia luôn ở trong sự đầy đủ nhất.
Đó có phải là lời nói bền vững của các con trong đêm nay hay không?
(Họ nói, “Đúng vậy”.)
Neale và Nancy, các con đã nói với tôi về nhận thức kiên vững của các con, rằng các con không đến với cuộc hôn nhân này như một phương tiện để làm giới hạn, kiểm soát, gây trở ngại, hoặc hạn chế nhau khỏi bất kỳ sự biểu lộ chân thành và ca ngợi thứ cao quý nhất và tốt đẹp nhất – bao gồm cả tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu trong cuộc sống, tình yêu đối với mọi người, tình yêu của sự sáng tạo, tình yêu đối với công việc, hay bất kỳ khía cạnh nào của bản thể con, thứ đại diện và mang đến cho con niềm vui. Đó có phải là nhận thức kiên vững của các con trong tối nay hay không?
(Họ nói, “Phải.”)
Cuối cùng, Nancy và Neale, các con đã nói với tôi rằng các con không nhìn nhận hôn nhân là nghĩa vụ, nhưng đúng hơn là cơ hội.
… cơ hội để tăng trưởng đầy đủ biểu hiện của Tự Thân, để nâng cuộc sống của các con đến tiềm năng cao nhất của chúng, để chữa lành mọi tư tưởng sai lầm hoặc ý tưởng mà các con đã từng có về bản thân, và cuối cùng là để đoàn tụ với Thiên Chúa thông qua sự đồng cảm của 2 linh hồn.
. điều này thực sự là một nghi lễ thiêng liêng…, một cuộc hành trình xuyên khắp cuộc sống với người con yêu – một bạn đồng hành bình đẳng, chia sẻ bình đẳng cả về quyền và trách nhiệm vốn có trong bất kỳ mối quan hệ nào, chống chọi những gánh nặng một cách bình đẳng, chìm trong hạnh phúc nơi thiên đường một cách bình đẳng.
Đó có phải là lời ước muốn của hai con không?
(Họ nói, “Đúng vậy.”)
Bây giờ tôi đưa cho các con những bông hoa hồng đỏ này, tượng trưng cho sự hiểu biết cá nhân của con về những điều trần gian, những điều mà cả hai con đều biết và công nhận, sự sống sẽ ở bên con trong dạng thân thể, và trong cấu trúc vật lý, tượng trưng cho hôn nhân. Hãy tặng hoa cho người kia như là một biểu tượng của sự chia sẻ các thoả thuận và hiểu biết, trong tình yêu thương.
Bây giờ, mỗi người trong hai con hãy lấy một bông hồng trắng. Nó là một biểu tượng cho sự hiểu biết to lớn của con về bản chất tâm linh và chân lý của các con. Nó tượng trưng cho sự tinh khiết của Sự Chân Thật và Cao Quý Nhất về Tự Thân con, sự tinh khiết của tình yêu Thiên Chúa, tỏa sáng trên các con, bây giờ và mãi mãi. (Nancy trao bông hồng có chiếc nhẫn cho Neale, và Neale trao lại bông hồng có chiếc nhẫn cho Nancy)
Biểu tượng nào mà các con mang theo và ghi nhớ về lời hứa được trao cho nhau trong ngày hôm nay?
(Mỗi người tháo chiếc nhẫn ra, đưa chúng cho mục sư, người giữ chúng trong Tay và nói.)
Một vòng tròn là biểu tượng của Mặt trời, và Trái Đất, và vũ trụ. Nó là một biểu tượng của sự thánh thiện, sự hoàn hảo và hòa bình. Nó cũng là biểu tượng của Chân Lý Vĩnh Cửu, và tình yêu, và cuộc sống… thứ không có khởi đầu và kết thúc. Giờ đây, Neale và Nancy lựa chọn chúng cũng là một biểu tượng của sự thống nhất, nhưng không sở hữu; sự tham gia, nhưng không siết ép; sự bao vây, nhưng không phải là đánh bẫy. Trong tình yêu không có sự sở hữu, cũng không có sự hạn chế. Và linh hồn không bao giờ có thể bị đánh bẫy.
Bây giờ Neale và Nancy, hãy trao chiếc nhẫn này cho người kia.
(Họ cầm lên chiếc nhẫn của nhau.)
Neale, xin vui lòng lặp lại sau lời tôi nói.
Anh, Neale. xin hỏi em, Nancy. là người đồng hành, người yêu, người bạn, và vợ của anh… Anh xin tuyên bố rằng anh sẽ dành cho em tình bạn sâu sắc nhất và cả tình yêu… không chỉ những khoảnh khắc thăng hoa… mà còn những lúc thăng trầm… không chỉ khi em nhớ rõ ràng về Em Là Ai… mà còn là lúc em quên mất… không chỉ khi em đang hành động với tình yêu… mà còn là lúc không phải… Anh xin công bố… trước Thiên Chúa và những người hiện diện nơi đây… rằng anh sẽ tìm kiếm luôn luôn để nhìn thấy ánh sáng thiêng liêng bên trong em… và luôn luôn tìm kiếm để chia sẻ… ánh sáng thiêng liêng bên trong anh. , và đặc biệt là… trong bất cứ khoảnh khắc mà bóng tối chợt đến.
Anh muốn ở bên em mãi mãi… trong mối quan hệ đồng hành thần thánh của linh hồn… chúng ta có thể cùng nhau làm công việc của Thiên Chúa… chia sẻ tất cả cho nhau những điều tốt đẹp… với tất cả những người mà chúng ta gặp.
(Mục sư quay sang Nancy.)
Nancy, con có đồng ý lấy Neale làm chồng mình hay không?
(Cô ấy trả lời, “Con có”)
Bây giờ Nancy, hãy lặp lại theo tôi.
Em, Nancy. xin hỏi anh, Neale (Cô ấy cũng nói những lời tương tự.) (Mục sư quay sang Neale.)
Neale, con có đồng ý chọn Nancy làm vợ mình hay không?
(Anh ấy trả lời, “Con có.”)
Sau đây, cả hai hãy trao nhẫn cho nhau, và lặp lại theo tôi: Với chiếc nhẫn này… Anh/em xin trao cho em/anh (họ cùng trao đổi nhẫn). và sẽ đeo nó trên tay mình. (cả hai cùng đeo nhẫn). để anh/em có thể nhìn thấy và biết được. tình yêu của nhau.
(Mục sư kết thúc.)
Chúng ta hoàn toàn thừa nhận rằng chỉ có một cặp vợ chồng mới có thể thực thi bí tích hôn nhân cùng với nhau, và chỉ có một cặp vợ chồng mới có thể thánh hóa nó. Không một ai nơi thánh đường này, ngay cả những thế lực khác, không một ai có thẩm quyền để tuyên bố những điều mà chỉ có hai trái tim mới có thể tuyên bố, và những gì chỉ có hai tâm hồn mới có thể làm cho chúng thành sự thật.
Vì vậy bây giờ, bởi con, Nancy, và con, Neale, đã công bố những sự thật trong trái tim của mình, và đã chứng kiến sự hiện diện của người bạn đời, và Chúa Thánh Thần – chúng ta vui mừng vì các con đã công bố rằng hai con đã là. vợ chồng.
Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện.
Chúa Thánh Thần của tình yêu và sự sống: trong thế giới mênh mông, hai tâm hồn đã tìm thấy nhau. Định mệnh của họ sẽ được dệt thành một, nguy hiểm và niềm vui của họ không còn là sự riêng rẽ nữa.
Neale và Nancy, ngôi nhà của các con có thể là một nơi tràn ngập hạnh phúc cho tất cả những ai trong đó, một nơi mà người già và người trẻ được đổi mới cùng nhau, một nơi cho việc phát triển và một nơi để sẻ chia, một nơi dành cho âm nhạc và một nơi dành cho tiếng cười, một nơi để cầu nguyện và một nơi dành cho tình yêu.
Có thể những chia sẻ của con sẽ làm phong phú thêm vẻ đẹp và sự hào phóng trong tình yêu, có thể công việc của con chính là một niềm vui của cuộc sống và phục vụ thế giới, và một ngày có thể trở nên tươi đẹp mãi trên Địa cầu này.
Amen, và amen
Con rất xúc động bởi điều đó. Con rất vinh dự, may mắn, vì đã tìm thấy một người nào đó trong cuộc đời của con có thể nói những lời đó với con, và có ý nghĩa với con. Lạy Chúa, cảm ơn Ngài đã gửi Nancy cho con.
Con cũng chính là một món quà cho cô ấy, con biết mà.
Con hy vọng là thế.
Tin Ta đi.
Ngài biết con ước những gì không?
Không. Là gì thế?
Con ước rằng tất cả mọi người đều có thể làm những bản tuyên bố hôn nhân như vậy. Con muốn mọi người sẽ copy nó, sử dụng nó trong đám cưới của họ. Con xin đặt cược là tỉ lệ ly hôn sẽ giảm rất mạnh.
Có nhiểu người sẽ có khoảng thời gian rất khó khăn để nói ra những lời đó – và để thấy được chân lý.
Con vẫn hy vọng. Ý con là, vấn đề ở đây là đưa ra những câu từ này, và chúng ta phải sống với chúng.
Con đâu có lên kế hoạch để sống với chúng?
Tất nhiên là không. Nhưng chúng con là loài người, cũng giống như tất cả những người khác. Nếu chúng con vấp ngã, nếu chúng con ngập ngừng, nếu bất cứ điều gì có thể xảy ra cho mối quan hệ của chúng con, đau buồn chẳng hạn, chúng con nên lựa chọn để kết thúc nó, tất cả mọi loại người sẽ tỉnh cơn mộng.
Vô nghĩa. Họ sẽ biết rằng con đang chân thật với chính mình, họ sẽ biết rằng con đã thực hiện một sự lựa chọn cuối cùng, một sự lựa chọn mới mẻ. Hãy nhớ những gì Ta đã nói với con trong Quyển 1. Đừng nhầm lẫn giữa chiều dài của mối quan hệ của con, với chất lượng của nó. Các con không phải là một biểu tượng, thậm chí là Nancy, và không một ai có thể đưa con đến nơi đó – mà con cũng không thể đưa chính mình đến nơi đó. Chỉ cần là con người, chỉ cần là một con người thôi. Nếu có lúc con và Nancy cảm thấy mình muốn cải cách mối quan hệ theo một cách khác, các con hoàn toàn có quyền để làm điều đó. Đó là điểm mấu chốt của toàn bộ cuộc đối thoại này.
Và đó là điểm mấu chốt mà chúng ta tạo ra!
Chính xác. Thật vui mừng khi con nhận thức được.
Vâng, con thích những lời tuyên bố trong hôn nhân, và con vui mừng rằng chúng ta đã đặt chúng trong cuộc đối thoại này! Đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu một cuộc sống mới cùng với nhau. Không còn bắt buộc người phụ nữ phải hứa hẹn “để yêu thương, tôn trọng, và phải tuân theo.” Điều đó là tự cho là mình đúng, tự thổi phồng, tự đáp ứng sự đòi hỏi của những tên đàn ông.
Con nói đúng, tất nhiên là thế rồi.
Và nó thậm chí còn là tự cho mình là đúng và tự đáp ứng cho nam giới, để chắc chắn rằng tính ưu việt của nam đã được Thượng Đế ban cho.
Một lần nữa, con lại đúng. Ta không bao giờ ban những thứ ấy.
Cuối cùng, những câu nói trong hôn nhân mà thực sự được lấy cảm hứng bởi Thượng Đế. Chúng tạo ra sự sở hữu, tư hữu cá nhân. Câu nói thực thụ phải là về tình yêu. Câu nói không có giới hạn, nhưng hứa hẹn duy nhất về sự tự do! Câu nói mà được bộc lộ ra từ đáy trái tim.
Có những người sẽ nói thế này, “Tất nhiên bất cứ ai có thể giữ lời hứa, đều không nói những thứ giống con!”. Con nghĩ sao về điều này?
Con sẽ nói: “Nó thực sự khó khăn để giải thoát một người ra khỏi sự kiểm soát. Khi bạn kiểm soát một ai đó, bạn sẽ có được những gì bạn muốn. Khi một ai đó giải thoát người khác, họ cũng nhận được những gì họ muốn.”
Con sẽ phải nói thật khôn ngoan.
Con có một ý tưởng tuyệt vời! Con nghĩ rằng chúng ta nên làm một tập sách nhỏ về những lời tuyên thệ trong hôn nhân, một loại sách cầu nguyện cho những ai cần sử dụng trong ngày cưới của họ.
Nó có thể là một quyển sách nhỏ nhỏ, và nó sẽ bao gồm không chỉ những câu nói, mà còn là nghi thức, và chìa khóa quan trọng về tình yêu và mối quan hệ, rút ra từ ba quyển sách này, cũng như một số lời cầu nguyện đặc biệt và thiền định trong hôn nhân. Ngài đâu có chống đối lại cái gì!
Con rất hạnh phúc, không lẽ Ngài lại ghét hôn nhân nhỉ?
Làm sao Ta có thể chống lại hôn nhân được chứ? Tất cả chúng ta đều đã kết hôn. Chúng ta đã kết hôn với nhau – ngay lúc này, và mãi mãi. Chúng ta là thể thống nhất. Chúng ta là Một. Chúng ta là tổ chức hôn nhân lớn chưa từng có. Lời thề của Ta với con là lời thề vĩ đại nhất từng được thực hiện. Ta sẽ yêu các con mãi mãi, và giải thoát con khỏi bất cứ thứ gì. Tình yêu của Ta sẽ không bao giờ ràng buộc con trong bất kỳ cách nào, và vì điều này, các con bị “ràng buộc” vào việc yêu thương Ta – hãy tự do để Trở Thành Chính Con, mong ước vĩ đại nhất, món quà to lớn nhất của Ta.
Theo như quy luật cao nhất của vũ trụ, con có đưa Ta đến nơi của con để trở thành bạn đời hay bạn đồng sáng tạo hay không?
Có chứ.
Và Ngài có đưa con đến nơi mà con sẽ là bạn đời của Ngài, bạn đồng sáng tạo hay không?
Có, và Ta luôn luôn làm thế. Chúng ta là Một cho đến Đời Đời. Amen. Và amen.
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3 (Trọn bộ)
- Download Ebook sách Đối thoại với Thượng Đế tập 3 – File PDF DOCX
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 20 (Kết thúc)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 19
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 18
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 17
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 16
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 15
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 14
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 13
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 12
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 11
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 10
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 9
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 8
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 7
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 6
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 5
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 4
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 3
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 2
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 2)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 1)