Đó là sự thật! Nó thực sự là như thế! Còn có nhớ một lần nọ, khi mọi thứ không tốt xảy ra trong cuộc đời con, chỉ biết ôm đầu suy nghĩ rằng con không còn tiền, hết sạch thức ăn, và rằng con không biết khi nào con sẽ ăn bữa tiếp theo, hay là làm thế nào con có thể trả được những món nợ. Tối hôm đó, con đã gặp một đôi trai gái trẻ tại trạm xe bus. Con chỉ muốn lao ra và giựt lấy giỏ xách, và có những đứa trẻ ở ngay đó, co ro trên chiếc ghế dài, lấy áo khác để trải ra làm chăn.
Con nhìn chúng mà tim muốn vỡ tung. Con nhớ những ngày tháng khi con còn bé. Con tiến lại gần chúng và hỏi rằng chúng có muốn đến chỗ con và sưởi ấm, dùng ít sô-cô-la nóng, có thể có một chỗ nằm và đánh một giấc ngon lành hay không. Chúng đã tròn to mắt nhìn con, giống hệt những đứa bé háo hức vào buổi sáng ngày Giáng sinh.
Vâng, chúng con trở về nhà, và con cho chúng một bữa ăn. Chúng con đã ăn rất ngon lành như chưa bao giờ được ăn vào buổi tối đó. Đồ ăn vẫn luôn luôn ở đó. Tủ lạnh thì đầy ắp. Con chỉ cần lấy chúng ra và thực hiện một món gọi là “đồ xào thập cẩm”, ngon tuyệt cú mèo! Con chợt suy nghĩ, không biết những đồ ăn này đến từ đâu?
Vào buổi sáng hôm sau con thậm chí đã đãi bọn nhóc một chầu ăn sáng, và dắt chúng trở về chỗ cũ. Con lục lọi trong túi quần mình và thả chúng tại trạm xe buýt với 20 đô la. “Có lẽ sẽ giúp ích được gì đó”, con nói và ôm chúng vào lòng. Con cảm thấy tốt hơn bao giờ hết. Và đó là một trải nghiệm mà con đã không bao giờ quên, tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong quan điểm và hiểu biết của con về cuộc sống.
Mọi thứ từ lúc đó bắt đầu tốt lên, và buổi sáng đó khi con nhìn ngắm mình trong gương, con đã nhận ra có thứ gì đó rất quan trọng. Rằng con vẫn ở đây.
Quả là một câu chuyện đẹp. Và con nói đúng. Đó chính xác là thứ Ta đang nói. Vì thế, khi con muốn một cái gì đó, thì hãy cho đi. Sau đó con sẽ không còn “muốn” nữa. Con sẽ ngay lập tức trải nghiệm rằng mình “có”. Từ đó, đây chỉ là một câu hỏi về mức độ.
Con cảm thấy rằng mình đã nghe được thứ gì rất sâu sắc ở đây. Liệu Ngài có thể liên hệ nó tới câu hỏi lúc trước của con? Có sự liên kết nào chăng?
Những gì Ta đang đưa ra, con thấy đấy, rằng con đã thực sự có câu trả lời cho câu hỏi của mình. Ngay lúc này đây con đang sống với ý nghĩ rằng con không có câu trả lời, rằng nếu con có câu trả lời, thì con đã sáng suốt rồi. Vì thế, con tìm đến Ta để kiếm sự hiểu biết. Tuy nhiên, Ta chỉ nói với con rằng, hãy sáng suốt, con sẽ có nó.
Và cách nhanh nhất “trở nên” sáng suốt là gì? Hãy khiến người khác trở nên sáng suốt.
Con có lựa chọn để có câu trả lời cho câu hỏi này không? Hãy cho những người khác câu trả lời. Thế nên, Ta sẽ hỏi con một vài câu hỏi. Ta sẽ giả vờ rằng Ta “không biết”, và con hãy trả lời Ta. Làm thế nào một người cha có thể thực sự yêu thương đứa trẻ khi kéo nó ra khỏi dòng xe cộ đông đúc, nếu tình yêu có nghĩa rằng một người mong muốn cho người khác những thứ mà họ mong muốn cho chính mình?
Con không biết.
Ta biết là con không biết mà. Nhưng nếu như con biết, thì câu trả lời sẽ là gì?
Vâng, con muốn nói rằng, người cha đó mong muốn những thứ mà đứa trẻ cũng muốn – đó chính là sự sống. Con muốn nói rằng đứa trẻ đó không muốn chết, nhưng chỉ đơn giản là nó không ý thức được dòng xe cộ có thể gây ra điều đó. Vì thế mà việc chạy lao ra đường để túm lấy đứa trẻ, người cha đã không tước đi cơ hội thực hiện ý chí của đứa trẻ – mà đơn giản chỉ là cảm nhận được sự lựa chon thật sự của đứa bé, mong muốn sâu xa nhất của nó.
Đó quả là một câu trả lời rất xuất sắc.
Nếu đó là sự thật, thì Ngài, Thượng Đế, nên làm gì đó để ngăn mọi người làm tổn thương lẫn nhau, ước muốn sâu xa nhất của chúng ta không phải là hủy hoại mọi người. Mặc dù chúng con đã hành hạ lẫn nhau hầu hết quãng thời gian, nhưng Ngài lại chỉ ngồi đó và quan sát chúng con.
Ta luôn luôn cảm nhận được mong muốn của con, và Ta luôn luôn đem nó đến cho con đó thôi. Ngay cả khi con làm điều gì đó có thể gây ra cái chết – nếu đó là mong muốn mạnh mẽ nhất của con, là thứ mà con nhận được: trải nghiệm “cái chết”. Ta không bao giờ can thiệp vào ước muốn sâu xa nhất của con.
Ý Ngài có nghĩa là khi chúng con tự hủy hoại chính mình, tức là chúng cho muốn như thế? Đó là mong muốn thâm sâu nhất của chúng con ư?
Con không thể tự làm hại chính bản thân mình. Con không thể bị làm hại. “Hủy hoại” là một hành động chủ quan, không phải là khách quan. Con có thể chọn lựa trải nghiệm “hủy hoại” chính mình tại bất kỳ trường hợp nào, nhưng đó hoàn toàn là quyết định của con.
Sự thật – câu trả lời cho câu hỏi của con là, khi con tự “làm hại” chính mình, là bởi vì con muốn như thế. Nhưng Ta đang nói ở một mức độ rất cao, bí hiểm. Con đã có ý định như thế, như là một sự lựa chọn của ý thức, nhưng Ta cũng sẽ trả lời rằng “không phải”, bởi đôi khi con làm điều gì đó tổn thương chính mình, mà con lại không hề muốn như thế.
Những đứa trẻ bị Tai nạn xe bởi vì chúng lang thang ra đường nhưng không hề muốn (mong muốn, tìm kiếm, có ý thức lựa chọn) bị một chiếc xe đụng phải. Một người đàn ông kết hôn với cùng một loại phụ nữ – đều là sự sai lầm với anh ta – dưới các hình thức khác nhau, nhưng anh ta không hề “muốn” (ham muốn, tìm kiếm, có ý thức lựa chọn) tạo ra những cuộc hôn nhân tồi tệ như thế. Một người mới bị một cây búa dập trúng thì không thể nói rằng anh ấy “muốn” trải nghiệm đó. Không hề có sự mong muốn, tìm kiếm, lựa chọn có ý thức.
Tuy nhiên, tất cả các hiện tượng khách quan đều xuất phát vô tình, các sự kiện này đều được tạo ra bởi con mà không hề có ý thức, mọi người, mọi địa điểm, hoặc mọi thứ trong cuộc sống của con đã được vẽ lên cho con do chính con – Tự Thân – tạo ra, nếu con cung ứng cho mình một điều kiện chính xác và hoàn chỉnh, một cơ hội hoàn hảo, để trải nghiệm những gì con mong ước được trải nghiệm, như một màn đi đây đi đó phát triển kinh doanh.
Không có gì có thể xảy ra – Ta muốn nói với con rằng, không có gì có thể xuất hiện – trong cuộc sống của con mà không phải là một cơ hội chính xác và hoàn hảo để con có thể chữa lành thứ gì đó, tạo ra thứ gì đó, hoặc trải nghiệm một cái gì đó mà con muốn chữa, tạo ra, hay trải nghiệm để con có thể Thực Sự Là Con.
Vậy thì con, thực sự, là ai?
Là bất cứ ai mà con chọn lựa. Dù cho con ước mình là bất cứ vị Thần thánh nào – thì Người Đó Chính Là Con. Điều này có thể thay đổi tại bất kỳ thời điểm nào. Thật vậy, nó thường như thế, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc khác. Tuy nhiên, nếu như con muốn một cuộc sống ổn định, muốn nó đừng mang lại nhiều trải nghiệm giá trị, thì có cách để làm điều đó. Đơn giản, chỉ cần đừng đổi ý quá nhiều về Con Là Ai, và Con Chọn Lựa Trở Thành Ai.
Nói thì dễ hơn là làm!
Những gì Ta thấy bây giờ là con đang tạo ra nhiều quyết định ở nhiều mức độ khác nhau. Những đứa trẻ quyết định lao ra đường để chơi giữa dòng xe cộ thì không tạo ra một sự lựa chọn để chết. Cô bé có thể thực hiện một số lựa chọn khác, nhưng chết không phải là một trong số chúng. Người mẹ biết điều đó.
Vấn đề ở đây không phải là đứa trẻ “bị lựa chọn” cái chết, nhưng nó đã tạo ra rất nhiều sự chọn lựa có thể dẫn đến nhiều kết quả hơn, bao gồm cả cái chết của nó. Sự thật ấy không phải là không rõ ràng đối với cô bé, mà là cô bé không hề hay biết; nó là dữ liệu bị mất – ngăn những đứa trẻ khỏi việc thực hiện một sự lựa chọn rõ ràng, một cơ hội tốt hơn. Con thấy đấy, con đã phân tích nó một cách hoàn hảo.
Bây giờ, Ta, Thượng Đế, sẽ không bao giờ can thiệp tới các chọn lựa của con, nhưng Ta luôn luôn biết chúng là những gì.
Vì thế, con có thể giả định rằng nếu một điều gì đó xảy ra với con, thì nó là hoàn hảo như nó đã từng như vậy, để không có gì thoát ra khỏi thế giới hoàn hảo của Thượng Đế.
Bản thiết kế cuộc đời con: những con người, địa điểm, và các sự kiện trong đó đều được tạo nên một cách hoàn chỉnh nhất bởi chính con – người sáng tạo lý tưởng nhất. Và Ta. ở trong con, là con và thông qua con.
Giờ thì Chúng ta có thể làm việc cùng nhau trong quá trình hợp tác sáng tạo có ý thức hay vô thức. Con có thể đi qua cuộc đời một cách có ý thức hoặc không biết. Con có thể tản bộ trong phần đời con như một giấc ngủ, hay là tỉnh thức.
Con đã chọn lựa như vậy.
Khoan đã, xin Ngài trở lại về việc thực hiện những quyết định tại nhiều cấp độ khác nhau. Ngài nói rằng nếu con muốn cuộc sống ổn định, con nên dừng lại việc đổi ý xoành xoạch của mình về Con Là Ai và Ai là người con mong ước được trở thành.
Khi con nói rằng nó không hề dễ dàng chút nào, thì Ngài lại bình phẩm rằng tất cả chúng ta đang tạo nên sự lựa chọn của chính chúng ta ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngài có thể nói chi tiết về điều đó được không? Cái đó có nghĩa là gì? Nó có hàm ý gì không?
Nếu tất cả những gì con mong muốn là điều mà linh hồn con cũng mong muốn, thì mọi thứ sẽ rất đơn giản. Nếu con lắng nghe một phần trong con – thứ gọi là linh hồn thuần khiết, tất cả các quyết định của con đều trở nên dễ dàng, và đều có kết thúc vui vẻ. Đó là bởi vì:
Sự lựa chọn của linh hồn luôn luôn là sự lựa chọn cao nhất.
Nó không cần có thêm sự phỏng đoán thứ hai. Nó không cần phải phân tích, đánh giá. Nó chỉ đơn giản cần được cho phép và tác động lên.
Tuy nhiên, con không chỉ là một linh hồn. Con là một Thể Ba Ngôi gồm có thân thể, tâm trí và linh hồn. Chúng đều là sự huy hoàng và kỳ diệu của con. Mỗi khi con thực hiện một quyết định hay một lựa chọn, cả 3 đều hoạt động ở 3 cấp độ – và không có nghĩa là chúng luôn luôn trùng khớp nhau.
Không hề bất thường khi cơ thể con muốn một thứ, trong khi tâm trí lại tìm kiếm thứ khác, và linh hồn con lại muốn mốt thứ khác nữa. Điều này đặc biệt đúng với trẻ em, chúng chưa đủ trưởng thành để phân biệt giữa những thứ đại loại như cái gì “vui vẻ” cho cơ thể, cái gì tạo ra ý nghĩa với tâm trí – nói chi đến cái gì âm vang trong linh hồn. Thế là đứa trẻ đi lạch bạch vào giữa lòng đường.
Giờ đây, Ta, Thượng Đế luôn quan tâm đến tất cả lựa chọn của con, ngay từ khi nó còn nằm trong tiềm thức. Ta sẽ không bao giờ can thiệp tới chúng, đúng hơn, chỉ là đối diện. Công việc của Ta chỉ là đảm bảo những lựa chọn của con đều được cho phép. (Sự thật, Tự Thân con cho phép chúng. Những gì Ta đã làm là đặt một hệ thống để con thực hiện nó. Hệ thống này được gọi là quá trình sáng tạo, đã được giải thích chi tiết trong Quyển 1).
Khi lựa chọn của con có mâu thuẫn – khi cơ thể, tâm trí, và linh hồn không hoạt động đồng nhất – quá trình sáng tạo sẽ hoạt động ở tất cả các cấp, sản xuất các kết quả khác nhau. Mặt khác, nếu bản thể của con hòa hợp và sự lựa chọn của con thống nhất, những điều đáng kinh ngạc có thể xảy ra.
Bọn trẻ hiện giờ có 1 câu – “Có tất cả cùng nhau” – nó được sử dụng để mô tả sự thống nhất của bản thể. Ngoài ra còn có rất nhiều cấp độ trong việc tạo ra các quyết định. Điều này đặc biệt đúng với mức độ của tâm trí.
Tâm trí của con có thể thực hiện, và đưa ra quyết định và lựa chọn từ một trong ít nhất 3 cấp độ bên trong: lô-gic, trực giác, cảm xúc – và đôi khi từ cả ba.
Và trong cấp độ cảm xúc còn có năm cấp độ nữa. Đó chính là năm cảm xúc tự nhiên: đau buồn, giận dữ, ghen tị, sợ hãi, và yêu thương. Và trong này, cũng có hai cấp độ cuối cùng: tình yêu và sợ hãi. Năm cảm xúc tự nhiên bao gồm tình yêu và sự sợ hãi, nhưng tình yêu và sợ hãi là cơ sở của tất cả các cảm xúc. Ba trong số đó là kết quả tự nhiên của hai cảm xúc kia.
Một cách cơ bản nhất, tất cả suy nghĩ đều xuất phát từ sợ hãi hoặc tình yêu. Đây chính là tính phân cực mạnh mẽ. Là tính hai mặt nguyên thủy. Cái này phá vỡ một cái kia. Tất cả các suy nghĩ, ý tưởng, khái niệm, sự hiểu biết, quyết định, lựa chọn, và hành động đều dựa vào một trong hai mặt đó.
Và, cuối cùng, thực sự chỉ có một. Tình yêu Thật ra, tình yêu là tất cả. Thậm chí sợ hãi là một kết quả tự nhiên của tình yêu, và khi được sử dụng có hiệu quả, nó thể hiện tình yêu.
Sự sợ hãi truyền đạt yêu thương ư?
Trong hình thức cao siêu nhất của nó, đúng là thế. Tất cả mọi thứ thể hiện tình yêu, khi sự biểu lộ ở mức cao nhất.
Vị phụ huynh cứu lấy đứa con mình khỏi bị Tai nạn giao thông thì thể hiện sự sợ hãi, hay là tình yêu?
Vâng, cả hai, con cho là như vậy. Lo sợ cho mạng sống của đứa trẻ, và tình yêu – đủ để mạo hiểm mạng sống của mình để cứu lấy đứa bé.
Chính xác. Và thế là chúng ta đã thấy rằng, sự sợ hãi khi ở mức độ cao nhất sẽ trở thành tình yêu, rằng tình yêu thương được biểu lộ qua sự sợ hãi.
Tương tự như vậy, những cảm xúc tự nhiên, đau buồn, giận dữ, và ghen tị đều là một hình thức của sợ hãi, chúng cũng lần lượt, đều là một hình thức của tình yêu.
Một thứ dẫn tới những thứ khác. Con có thấy không?
Rắc rối sẽ xuất hiện khi bất cứ một trong năm cảm xúc tự nhiên đó trở nên méo mó. Sau đó, chúng trở thành lố bịch, và không còn là một kết quả hiển nhiên của tình yêu, khác xa nhiều với Thượng Đế, Ngài là tình yêu tuyệt đối.
Con đã nghe nói về năm cảm xúc tự nhiên trước đó – từ hiệp hội tuyệt vời của con cùng với Dr. Elisabeth Kubler-Ross. Cô ấy đã dạy cho con về chúng.
Thật vậy. Và chính Ta là người đã truyền cảm hứng cho cô ấy để giảng dạy về điều này.
Vì thế con thấy rằng khi con thực hiện sự lựa chọn, phụ thuộc nhiều vào “con từ nơi nào đến”, và con “đến từ” nơi nào có thể có nhiều ý sâu xa hơn.
Đúng, đúng là như vậy.
Xin hãy cho con biết – con muốn nghe về nó một lần nữa, bởi vì con đã quên những gì Elisabeth đã dạy con – về năm cảm xúc tự nhiên.
Đau khổ là một cảm xúc tự nhiên. Nó là một phần của con, khiến con nói lời tạm biệt trong khi con không hề muốn nói, khiến con thể hiện ra những nỗi buồn trong con mỗi khi con trải nghiệm sự mất mát. Đó có thể là mất đi một người thân yêu, hoặc mất kính áp tròng. Khi con cho phép mình biểu lộ sự buồn đau, là con đang tống khứ nó đi. Những đứa trẻ được phép buồn khi chúng buồn bã, thường cảm thấy mình trở nên tốt hơn so với người lớn, và do đó chúng thường vượt qua sự buồn bã rất nhanh chóng. Những đứa bé được vỗ về: “Đây, đây, đừng khóc nữa” thường khóc lóc nhõng nhẽo rất lâu. Sau đó, chúng tự nhắc nhở rằng không được khóc trong suốt cuộc đời mình. Vì vậy, chúng luôn kiềm chế nỗi đau. Đau khổ mà cứ tiếp tục bị kìm nén sẽ trở thành bệnh trầm cảm, một cảm xúc gượng ép không tự nhiên. Rất nhiều người đã chết vì bệnh trầm cảm kinh niên.
Tức giận là một cảm xúc tự nhiên. Nó là công cụ con có để cho phép con nói, “Không, cảm ơn.” Đó không phải là lừa dối, và nó không bao giờ có thể gây tổn hại đến người khác. Khi trẻ em được cho phép bày tỏ sự tức giận của mình, chúng mang theo những thái độ rất lành mạnh khi chúng lớn lên, và do đó chúng thường vượt qua sự tức giận rất mau chóng. Những đứa trẻ bị dạy rằng sự giận dữ là không tốt chút nào, rằng đó là sai trái, rằng chúng thậm chí không nên trải nghiệm sự giận dữ, thường thì chúng sẽ có một thời gian khó khăn đối mặt với sự tức giận khi chúng trưởng thành. Sự tức giận mà cứ tiếp tục bì kìm nén sẽ trở thành cơn cuồng nộ, một cảm xúc không hề tự nhiên. Nhiều người đã chết vì cơn thịnh nộ.
Sự ghen tị là một cảm xúc tự nhiên. Nó làm cho một đứa bé năm tuổi ước rằng mình có thể nắm lấy tay lái xe đạp như chị gái nó, hay là được chạy một vòng. Sự thèm khát đó là cảm xúc tự nhiên, nó khiến con muốn làm điều đó một lần nữa, cố gắng hơn nữa, tiếp tục phấn đấu cho đến khi con thành công. Ganh tị cũng là lành mạnh, và rất tự nhiên. Khi trẻ em được phép bày tỏ sự ghen tị của mình, chúng mang theo thái độ lành mạnh đó vào những năm tháng trưởng thành, và vượt qua sự ghen tị của chúng rất nhanh chóng. Những trẻ em bị làm cho cảm thấy ghen tị không phải là điều tốt, mà đó là sai trái khi thể hiện nó ra, và trong thực tế, chúng thậm chí không bao giờ được trải nghiệm điều này, lúc lớn lên chúng sẽ có khoảng thời gian rất khó khăn khi phải đối diện với sự ghen tị của mình. Sự thèm khát đó khi bị kìm nén liên tục sẽ trở nên ghen tuông, một cảm xúc không tự nhiên. Nhiều người đã chết vì ghen tuông.
Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên. Tất cả các em bé khi sinh ra chỉ có hai nỗi lo sợ: sợ bị té ngã, và sợ tiếng động lớn. Tất cả các nỗi sợ hãi khác được thêm vào chúng bởi môi trường sống, được ba mẹ dạy bảo. Mục đích của sự sợ hãi tự nhiên chính là xây một cảnh báo nho nhỏ. Những cảnh cáo là một công cụ giúp con người giữ mạng sống mình. Nó là một kết quả tự nhiên của tình yêu. Yêu thương chính mình. Những đứa trẻ bị khiến cho cảm thấy rằng sợ hãi là không bình thường, rằng đó là sai trái khi sợ hãi, và trên thực tế, chúng thậm chí không nên trải nghiệm nó, sẽ có một thời gian khó khăn với việc xử lý nỗi sợ hãi khi chúng trưởng thành. Sợ hãi liên tục bị đàn áp sẽ trở nên hoảng loạn, một cảm xúc rất không tự nhiên. Nhiều người đã thiệt mạng vì hoảng sợ.
Tình yêu là một cảm xúc tự nhiên. Khi một đứa trẻ được cho phép thể hiện ra, và đón nhận lấy một cách bình thường và tự nhiên, mà không có giới hạn hoặc điều kiện, ức chế hoặc xấu hổ, nó không đòi hỏi thêm bất cứ thứ gì khác.
Đối với chúng, niềm vui của tình yêu được thể hiện ra và nhận lấy bằng cách này thì đầy đủ. Tuy nhiên, tình yêu đó đã bị điều kiện hóa, bị giới hạn, biến dạng bởi các quy tắc và điều lệ, nghi thức và những hạn chế, kiểm soát, thao túng, và kìm nén, chúng trở nên không tự nhiên. Những đứa trẻ bị khiến cho cảm thấy rằng tình yêu tự nhiên là không tốt, rằng thật sai trái khi biểu lộ ra điều đó, trong thực tế, chúng thậm chí không nên trải nghiệm điều này, chúng sẽ có một thời gian vô cùng khó khăn để đối mặt với tình yêu khi chúng trưởng thành. Tình yêu mà liên tục bị kìm nén sẽ trở nên sự chiếm hữu, một cảm xúc không tự nhiên. Nhiều người đã chết vì tính chiếm hữu.
Vì thế những cảm xúc tự nhiên, khi bị kìm giữ, sẽ tạo ra phản ứng không tự nhiên. Và hầu như những cảm xúc tự nhiên đều bị kìm nén trong hầu hết chúng ta. Tuy thế, chúng là những người bạn, là những món quà dành cho con. Đây là công cụ của Chúa Tự Thân trong con, nhằm xây dựng cho con những trải nghiệm.
Con được ban tặng chúng khi con sinh ra. Chúng giúp con dàn xếp cuộc đời mình.
Tại sao cảm xúc lại bị dồn nén trong hầu hết chúng ta?
Họ đã được dạy bảo như thế. Họ luôn được nhắc nhở phải như thế. Bởi ai cơ?
Cha mẹ của họ. Những người đã nuôi nấng họ.
Sao thế? Tại sao họ lại làm điều đó?
Bởi vì họ cũng được dạy như thế bởi cha mẹ của họ, và cha mẹ họ lại được nhắc nhở bởi cha mẹ họ nữa.
Vâng, đúng là như thế. Nhưng tại sao vậy?
Điều đang diễn ra chính là con có những người không làm đúng trách nhiệm cha mẹ.
Ý Ngài là sao? Ai là “người không đúng”?
Người mẹ và người cha.
Cha và mẹ làm không đúng trách nhiệm nuôi nấng con trẻ ư?
Khi họ còn trẻ, đúng là như vậy. Trong hầu hết trường hợp, đúng là như vậy. Trên thực tế, đó là một điều kỳ diệu khi có rất nhiều người trong số đó làm rất tốt công việc này.
Không ai trang bị thiếu đầy đủ để nuôi nấng con cái như những bậc cha mẹ trẻ. Và không có ai biết rõ điều này hơn họ. Hầu hết phụ huynh đến với việc làm cha mẹ với rất ít kinh nghiệm trong cuộc sống. Họ khó có thể hoàn thành vai trò làm cha mẹ của mình. Họ vẫn đang tìm kiếm câu trả lời, vẫn đang tìm kiếm các manh mối. Họ chưa từng khám phá bản thân mình, mà đang cố gắng đưa mình vào việc khám phá những người yếu kém hơn họ. Những vị cha mẹ này thậm chí chưa từng định nghĩa bản thân mình, và họ thì đang chìm sâu vào việc định nghĩa những người khác. Họ vẫn đang cố gắng để vượt qua sự định đặt nguy hại của cha mẹ họ.
Họ chưa từng khám phá ra Mình Là Ai, và họ thì lại đang cố gắng nói cho con biết Con Là Ai. Và sức ép đó quá lớn khiến họ không nhận ra cái gì là đúng, thậm chí họ chưa từng có cuộc sống đúng nghĩa. Do đó, họ luôn thấy những điều tồi tệ trong cuộc sống của mình và của con cái họ nữa.
Nếu họ may mắn, sự tổn hại tới con cái của họ sẽ không quá lớn. Những đứa trẻ sẽ vượt qua điều đó – nhưng không, hầu như là không.
Hầu hết các con đạt được sự khôn ngoan, kiên nhẫn, sự hiểu biết, và tình yêu để trở thành bậc phụ huynh tuyệt vời sau rất nhiều năm tháng nuôi dạy con cái.
Tại sao thế? Con không hiểu điều này. Con thấy rằng quan điểm của Ngài có cái đúng, nhưng tại sao lại như vậy?
Bởi vì những người tạo ra con nít chưa bao giờ có ý định sẽ nuôi nấng chúng.
Thời gian nuôi nấng con cái của con chỉ thực sự bắt đầu khi chúng đã lớn.
Con vẫn có chút gì đó chưa hiểu.
Con người có khả năng tạo ra những đứa trẻ trong khi chính chúng cũng là trẻ con – điều này có thể gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, quãng thời gian đó khoảng 40 hoặc 50 năm.
Con người là “trẻ con” tới 40 – 50 năm ư?
Từ một góc độ nhất định, đúng là như thế. Ta biết điều này rất khó cho con xem là sự thật, nhưng hãy nhìn xung quanh xem. Không chừng hành vi của chủng tộc loài người có thể giúp cho Ta chứng minh quan điểm của mình. Cái khó là trong xã hội của con, con được dạy bảo rằng tất cả đều “lớn lên” và sẵn sàng đón nhận thế giới khi 21 tuổi. Trên thực tế, hầu hết các con đều được nuôi nấng bởi những người mẹ, người cha có khi còn chưa đủ 21 tuổi khi họ bắt đầu chăm sóc con, và con bắt đầu nhận ra vấn đề rồi đấy.
Nếu những ai chuẩn bị sinh nở thì có nghĩa là sẽ trở thành người nuôi nấng, thế cũng có nghĩa là sinh một đứa con thật không khả thi cho tới tận lúc con 50 tuổi. Sinh nở là hoạt động của người trẻ tuổi, lúc cơ thể phát triển tốt nhất và khỏe mạnh nhất. Chăm sóc con cái là hoạt động của người lớn tuổi, khi trí tuệ phát triển tốt và mạnh mẽ.
Trong xã hội loài người, con được nhấn mạnh rằng người sắp sinh nở phải chịu trách nhiệm nuôi con – với kết quả của những gì con làm – không phải chỉ cho quá trình trở thành cha mẹ cực kỳ khó khăn, mà còn do sự giải phóng năng lượng sai lệch khi con quan hệ tình dục.
Ừ. Ngài có thể giải thích thêm được không?
Tất nhiên rồi.
Rất nhiều người đã quan sát thấy những gì Ta thấy ở đây. Cụ thể, một vài người – có lẽ nhiều hơn thế – thực sự không có khả năng nuôi con khi họ có thể tạo ra chúng. Tuy nhiên, khi đã phát hiện điều này, con người lại đưa ra những giải pháp vô cùng sai lầm. Thay vì cho phép những người trẻ tận hưởng tình dục, và nếu có con, sẽ có những người già dặn hơn nuôi nấng chúng, thì con người lại nói với nhau rằng không được quan hệ tình dục cho tới khi nào họ sẵn sàng có trách nhiệm cho việc nuôi dưỡng con cái. Các con đã làm cho việc trải nghiệm tình dục trở nên “sai trái”, và do đó đã tạo ra một điều cấm kỵ xung quanh những thứ đáng lẽ ra phải là một trong những kỷ niệm vui vẻ nhất trong cuộc đời.
Tất nhiên điều cấm cản đó cũng có kết quả tốt, chúng giúp những đứa trẻ ít tò mò về điều này hơn. Hoàn toàn trái tự nhiên để tuân theo nó.
Con người khát khao có bạn tình và giao cấu ngay khi họ cảm thấy tín hiệu bên trong nói rằng họ đã sẵn sàng. Đây là bản chất của con người.
Tuy nhiên, suy nghĩ về bản chất con người của chúng sẽ có nhiều thứ để làm hơn với những gì con nói ra, như một người cha mẹ, hơn là những gì chúng cảm thấy bên trong. Con cái của con sẽ chăm chú lắng nghe con kể cuộc sống là những gì.
Vì vậy, khi chúng có sự thôi thúc đầu tiên để lén nhìn trộm nhau, để chơi với nhau, để khám phá những “khác biệt” của nhau, chúng sẽ nhìn vào con chờ đợi các tín hiệu về điều này. Đây có phải là một phần “tốt” của bản chất con người không? Nó là “xấu” sao? Có được tán thành không? Có bị kiềm chế không? Bị giấu kín? Không được khuyến khích?
Những gì nhiều bậc cha mẹ đã nói với con cái của họ về bản chất con người – đều có nguồn gốc trong rất nhiều thứ: những gì họ được dạy bảo, những gì tôn giáo viết; những gì xã hội quan niệm – tất cả mọi thứ ngoại trừ trật tự tự nhiên.
Trong trật tự tự nhiên của loài người, tình dục được nảy nở ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi. Từ tuổi 15 trở đi thì điều đó rất hiển nhiên và thể hiện trong hầu hết con người. Do đó một cuộc chạy đua bắt đầu, trẻ em chạy tán loạn theo hướng giải phóng tối đa năng lượng tình dục của mình, và phụ huynh chạy tán loạn để ngăn chặn chúng lại.
Phụ huynh luôn cần tới sự hỗ trợ về mọi mặt và tất cả những đồng minh họ có thể tìm thấy trong cuộc đấu tranh này, kể từ khi họ đỏi hỏi con cái mình không được làm điều gì đó liên quan tới một phần bản chất tự nhiên con người.
Vì vậy, người lớn đã phát minh ra tất cả các lề lối của gia đình, văn hóa, tôn giáo, xã hội, và áp lực kinh tế, và hạn chế để biện minh cho những đòi hỏi quái đản của mình lên con cái. Những đứa trẻ khi lớn lên phải chấp nhận rằng tình dục là trái tự nhiên. Làm thế nào mà “trái tự nhiên” lại trở nên sự hổ thẹn, luôn bị ngăn cấm, bị kiểm soát, bị kìm nén, hạn chế, và bị phủ nhận?
Vâng, con nghĩ rằng Ngài đang có chút phóng đại ở đây. Ngài không nghĩ rằng Ngài đang cường điệu chứ?
Thế sao? Con nghĩ cái gì tác động đến một đứa trẻ bốn hoặc năm tuổi khi cha mẹ thậm chí không sử dụng đúng tên cho một bộ phận cụ thể trên cơ thể chúng? Con sẽ nói gì với đứa trẻ về mức độ thoải mái của con với nó, và theo con nghĩ nó đáng lẽ ra phải là gì?
Hừm…
“Hừm…” Thật thế à?
“Chúng ta đừng sử dụng những từ đó”, giống như bà của con thường hay nói. Nó là “wee-wee” hay “chỗ dưới” nghe có vẻ ổn hơn.
Chỉ bởi vì con có rất nhiều “hành trang” bị cấm đoán đi kèm với tên của các bộ phận cơ thể mà con chỉ có thể sử dụng cái tên đó trong một vài cuộc đàm thoại.
Tất nhiên, ở lứa tuổi trẻ nhất, trẻ em không biết tại sao cha mẹ cảm nhận như vậy, mà chỉ là để lại ấn tượng, cảm tưởng không thể xóa nhòa, rằng các bộ phận cơ thể đó “không bình thường”, và làm bất cứ thứ gì liên quan đến nó là đáng xấu hổ – là “sai trái”.
Khi trẻ lên tuổi vị thành niên, chúng có thể nhận ra rằng điều này không đúng, nhưng sau đó chúng lại được chỉ rất rõ ràng về mối liên hệ giữa mang thai và tình dục, và về việc chúng sẽ phải nuôi những đứa con ra sao, và cuối cùng chúng đã có một lý do khác để cảm thấy rằng tình dục là “sai” – vòng tròn luẩn quẩn đã hoàn tất.
Điều này xảy ra vì sự nhầm lẫn của xã hội và không phải là sự tàn phá nhỏ – nó luôn luôn là kết quả của sự lừa phỉnh quanh bản chất tự nhiên của loài người.
Các con đã tạo ra sự ngượng ngùng trong tình dục, kìm nén, và xấu hổ đó đã dẫn đến ức chế tình dục, rối loạn chức năng, và bạo lực.
Con sẽ luôn luôn bị ức chế về điều đó, chúng làm con ngượng nghịu; trở nên rối loạn với các hành vi bị kìm nén và luôn luôn hành động bạo lực trong những lúc chống đối lại cảm giác xấu hổ, về điều mà trong trái tim con cho rằng con không bao giờ phải cảm thấy xấu hổ cả.
Theo học thuyết Freud, khi ông nói rằng hầu hết sự tức giận của loài người đều có thể liên quan đến tình dục – những cơn thịnh nộ ngấm ngầm là kết quả của sự kìm nén nhu cầu thiết yếu và bản năng tự nhiên, sự thích thú và thôi thúc.
Rất nhiều bác sĩ tâm thần liều lĩnh trong vấn đề này. Con người tức giận là bởi vì nó biết nó không nên có cảm giác xấu hổ về một thứ gì đó mà nó cảm thấy tốt — và tất nhiên điều đó thật đáng xấu hổ và tội lỗi.
Đầu tiên, con người trở nên giận dữ với Tự Thân vì có cảm giác tuyệt vời về một cái gì đó mà đáng lẽ ra phải là “xấu xa”.
Sau đó, khi cuối cùng họ cũng nhận ra họ đã bị lừa – rằng tình dục được cho là một phần tuyệt vời, xứng đáng, thú vị trong trải nghiệm con người – họ trở nên tức giận với những người khác: cha mẹ vì đã kìm nén họ, tôn giáo vì sự xấu hổ, người khác phái vì dám thách thức họ, toàn xã hội vì đã kiểm soát họ.
Cuối cùng, họ trở nên giận dữ với chính bản thân, vì đã cho phép tất cả những điều đó ức chế mình.
Phần lớn của sự tức giận dồn nén này đều được đưa vào những giá trị đạo đức sai lầm và méo mó trong xã hội mà bạn đang sống – một xã hội mà ca ngợi và tôn vinh bằng các tượng đài và tem kỷ niệm, phim ảnh, tranh vẽ và chương trình truyền hình, là những hành động bạo lực và tồi tệ nhất của thế giới, nhưng lại giấu giếm hoặc tệ hơn, coi rẻ những hành vi đẹp đẽ nhất thế giới của tình yêu.
Và tất cả những thứ này đã nổi lên từ một ý nghĩ duy nhất: những người sinh con, chịu trách nhiệm cho việc nuôi nấng chúng.
Nhưng nếu những người có con không chịu trách nhiệm chăm nuôi thì sao, ai sẽ là người làm điều đó?
Cả cộng đồng. Với tầm quan trọng đặc biệt đặt trên những người cao tuổi hơn.
Những người lớn tuổi hơn ư?
Tại những xã hội hay chủng tộc tiên tiến nhất, người cao tuổi chăm sóc con cái, nuôi dưỡng chúng, dạy dỗ những đứa trẻ, và truyền lại cho chúng sự thông thái, giáo huấn, và truyền thống của nhân loại. Về sau, khi nào chúng ta nói đến những nền văn minh tiên tiến vượt trội, Ta sẽ đề cập đến vấn đề này một lần nữa.
Nơi đó việc tạo ra những đứa con ở độ tuổi còn trẻ không bị xem là “sai trái”, bởi vì các người lớn tuổi sẽ nuôi nấng chúng, do đó, không có trách nhiệm nặng nề và những gánh nặng quá sức, đầu tiên kìm nén tình dục, rồi đến cưỡng bức, lệch lạc và xã hội rối loạn giới tính.
Có xã hội như vậy trên hành tinh này không?
Có, mặc dù họ đã biến mất. Các con đã tìm kiếm để loại trừ họ, đồng hóa họ, bởi vì các con nghĩ rằng họ rất man rợ. Các con gọi xã hội mình là xã hội văn minh, nhưng trẻ em (và người vợ, người chồng) lại bị xem như là tài sản, vật sở hữu cá nhân, và những người muốn sinh con lại trở thành những người phải chịu trách nhiện nuôi dạy, bởi vì họ phải chăm sóc cho những thứ mà họ “sở hữu.” Một suy nghĩ đã ăn sâu tận gốc rễ trong xã hội loài người, suy nghĩ đó là người hôn phối và trẻ em là tài sản cá nhân, rằng họ phải là “của mình”.
Chúng ta sẽ nghiên cứu toàn bộ chủ đề về sự “sở hữu” này sau, khi chúng ta thăm dò và thảo luận về cuộc sống ở các dạng sống phát triển cao hơn. Nhưng hiện nay, chỉ cần suy nghĩ về điều này một chút thôi. Liệu có ai thực sự cảm thấy mình đã sẵn sàng để nuôi dạy con trẻ tại thời điểm thể chất họ đã sẵn sàng để có chúng?
Sự thật là, hầu hết con người không được trang bị để nuôi dạy con cái ngay cả trong độ tuổi 30 và 40 – và không được dự kiến là họ sẽ làm được. Họ thực sự trải đời không đủ để trưởng thành, để chuyển giao cho con cái họ sự khôn ngoan.
Con đã từng nghe về điều này. Mark Twain. Ông từng bình luận, “Khi tôi 19, cha tôi không biết gì. Nhưng khi tôi 35 tuổi, tôi đã ngạc nhiên với những gì Người Đàn Ông Già đó học được”.
Ông ấy đã nắm bắt nó rất tốt. Những năm tháng tuổi trẻ của các con không bao giờ có nghĩa là dành cho việc dạy dỗ, mà là để gặt hái. Làm thế nào các con có thể dạy một đứa trẻ về điều mà con chưa từng thu thập được?
Tất nhiên, các con không thể. Vì thế, con đứng lên nói cho họ biết một sự thật duy nhất mà con biết – sự thật của người khác. Của cha con, của mẹ con, văn hóa của con, tín ngưỡng của con.
Bất cứ điều gì, tất cả mọi thứ, chỉ trừ sự thật về bản thân con. Bởi vì con vẫn đang tìm kiếm nó. Và con cứ tìm kiếm, rồi trải nghiệm, và tìm kiếm, rồi vấp ngã, và định hình rồi đổi mới ý tưởng của con về bản thân, cho đến tận khi con đã có tuổi bằng nửa thế kỷ của hành tinh này, hoặc gần như thế.
Cuối cùng, điều con có thể làm là bình thản, ổn định, với chân lý của con. Và có lẽ một sự thật to lớn nhất mà con sẽ đồng ý, chính là không có chân lý nào cả; chân lý giống như chính cuộc sống, là một thứ gì đó luôn thay đổi, một thứ gì đó ngày càng lớn lên, một thứ cứ phát triển điều đều – và chỉ khi nào con nghĩ rằng quá trình tiến hóa đã dừng lại, nó không dừng lại, mà nó chỉ bắt đầu.
Vâng, con cũng tới lúc rồi. Con đã 50, và đã đến độ tuổi đó.
Tốt. Giờ con đã là một người khôn ngoan hơn. Một người già dặn hơn. Giờ thì con nên nuôi dạy những đứa trẻ. Hoặc tốt hơn, mười năm nữa kể từ bây giờ.
Người cao tuổi sẽ nuôi dạy lũ trẻ, và họ là những người được dự kiến sẽ làm công việc này. Những người già thường hiểu biết sự thật và lẽ sống. Về những gì là quan trọng và những gì thì không. Về những gì thực sự có ý nghĩa, như tính chính trực, trung thực, lòng trung thành, tình hữu nghị, và tình yêu.
Con biết điều mà Ngài đang nhấn mạnh ở đây. Thật khó chấp nhận, nhưng nhiều người trong chúng ta khi có con, họ thường cảm thấy mình phải có trách nhiệm nuôi dạy chúng. Vì thế, hiển nhiên là con sẽ dạy cho những đứa trẻ của mình những gì cha mẹ con đã dạy cho con.
Do đó, lỗi lầm của người cha sẽ truyền cho người con, thậm chí cho đến thế hệ thứ bảy.
Làm thế nào chúng con có thể thay đổi điều đó? Phải làm sao có thể kết thúc cái vòng tròn này?
Trao việc nuôi dạy con trẻ cho những vị lớn tuổi đáng kính. Cha mẹ có thể thăm con mình bất cứ khi nào họ muốn, sống với chúng nếu họ thích, nhưng không phải chịu trách nhiệm về việc chăm sóc và giáo dục con trẻ. Các nhu cầu vật chất, xã hội, và tinh thần của trẻ em sẽ được đáp ứng bởi toàn thể cộng đồng, với nền giáo dục và sự cống hiến có giá trị bởi những người cao tuổi.
Sau này trong cuộc đối thoại của chúng ta, khi chúng ta nói về những nền văn hóa khác trong vũ trụ, chúng ta sẽ xem xét một số mô hình sống hiện đại. Tuy nhiên, các kiểu mẫu này không vận hành theo cấu trúc cuộc sống của các con.
Ý Ngài là sao?
Ý Ta là không chỉ có việc làm cha mẹ của các con không hiệu quả, mà còn cả cách sống hiện thời nữa.
Ngài nhắc lại được không, ý Ngài là sao?
Các con rời bỏ lẫn nhau. Các con làm Tan nát gia đình mình, tự ngăn cách mình với cộng đồng trong một thành phố to lớn. Trong những thành phố lớn thì có nhiều người hơn, nhưng chỉ lèo tèo vài hội hoặc nhóm, mà trong đó các thành viên thấy mình có trách nhiệm với toàn hội. Vì thế, thực tế là các con không có người cao tuổi nào. Không một canh tay giúp đỡ, trong bất kỳ trường hợp nào.
Tồi tệ hơn cả việc con rời xa những “người già” của mình, con còn đẩy họ sang một bên. Cách ly họ. Tránh xa sự ảnh hưởng của họ. Và thậm chí còn bực tức với họ.
Vâng, một số thành viên trong xã hội thậm chí còn phẫn nộ với những người cao niên, tuyên bố rằng người già là con đỉa ăn bám xã hội, khiến lớp trẻ phải trả nhiều chi phí cho họ.
Đó là sự thật. Một vài nhà xã hội học đang dự đoán sẽ có một cuộc chiến tranh giữa các thế hệ, với việc đổ lỗi cho người lớn tuổi đang đòi hỏi nhiều hơn và nhiều hơn nữa, trong khi đóng góp thì càng ít đi. Hiện nay các thành phố dân số già đang xuất hiện nhiều hơn, với sự “bùng nổ dân số” tại thời kỳ đầu, và nhìn chung con người càng sống thọ hơn.
Tuy nhiên, nếu những người cao tuổi không đóng góp, đó là vì các con đã không cho phép họ đóng góp. Các con đã yêu cầu họ phải nghỉ hưu ngay khi họ thực sự có thể làm nhiều điều tốt cho công ty, và ngừng tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa trong cuộc sống ngay khi sự tham gia của họ có thể mang lại một số ý nghĩa nào đó cho cộng đồng.
Không chỉ trong việc nuôi dạy con cái, mà trong chính trị, kinh tế, và ngay cả trong tôn giáo, nơi mà ít nhất người cao tuổi còn có một chỗ dựa, các con đã trở thành những người tôn thờ tuổi trẻ, thành một xã hội bác bỏ người cao tuổi.
Các con đã trở thành một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, chứ không phải vì lợi ích chung nữa. Đó là một xã hội có tính chất cá nhân, chứ không phải tính chất cộng đồng.
Với xã hội tôn thờ tính chất cá nhân và tuổi trẻ của các con, các con đã mất rất nhiều nguồn lực và sự phong phú đẹp đẽ. Bây giờ thì các con không có cả hai, với quá nhiều người sống trong cảm xúc và tâm lý nghèo nàn, kiệt quệ.
Con muốn hỏi Ngài thêm lần nữa, có cách nào có thể giúp chúng con kết thúc cái vòng lẩn quẩn này không?
Trước tiên, thừa nhận và chấp nhận rằng nó là sự thật. Có quá nhiều người trong các con đang sống với sự phủ nhận. Có quá nhiều người trong các con đang có xu hướng rằng “những gì là thật thì đơn giản không phải là thật”. Con đang tự nói dối mình, và con không muốn nghe sự thật, nói chi đến việc nói về nó.
Này, chúng ta cũng sẽ nói về nó sau, khi chúng ta đề cập tới những nền văn minh tiến hóa cao, bởi vì sự phủ nhận này và sự thất bại này, để quan sát và ghi nhận những gì là sự thật, những gì không phải là một điều tầm thường. Và nếu con thực sự muốn thay đổi mọi thứ, Ta hy vọng con sẽ cho phép bản thân con lắng nghe Ta. Đã đến lúc nói lên sự thật, rõ ràng và đơn giản. Con sẵn sàng chưa?
Ồ tất nhiên rồi! Đó là lý do tại sao con tìm với Ngài. Đó là lí do vì sao cuộc đối thoại này bắt đầu.
Sự thật thì luôn luôn không dễ chịu chút nào. Nó chỉ thoải mái đối với những người không mong ước rằng mình có thể phớt lờ nó đi. Và rồi, sự thật đến không chỉ thoải mái dễ chịu, mà còn gây cảm hứng.
Đối với con, cả ba cuộc đối thoại đều mang lại cảm hứng. Xin Ngài hãy tiếp tục.
Có rất nhiều lý do để vui vẻ và cảm thấy lạc quan. Ta nhận thấy rằng mọi thứ đã bắt đầu thay đổi. Có rất nhiều thứ quan trọng trong công cuộc tạo dựng cộng đồng và xây dựng gia đình nhiều thế hệ, nhiều hơn so với những năm trước đây. Và, nhiều hơn và nhiều hơn nữa, các con đang tôn vinh những người lớn tuổi, tạo ra ý nghĩa và giá trị về cuộc đời của họ. Đây là một bước tiến lớn. Vì vậy, mọi thứ đang “đảo chiều “. Nền văn minh của các con đã bước thêm một bước. Bây giờ, nó tiến lên từ đó. Con không thể thay đổi chúng chỉ trong một ngày. Con không thể, thí dụ như thay đổi toàn bộ cách làm cha mẹ, làm thế nào để bắt đầu. Tuy nhiên, con có thể thay đổi tương lai từng bước, từng bước một.
Đọc quyển sách này cũng là một trong những bước đó. Cuộc đối thoại này xoay quanh những điểm quan trọng trước khi chúng ta hoàn thành nó. Sự lặp đi lặp lại không phải ngẫu nhiên. Mà là để nhấn mạnh nó.
Bây giờ, con đã yêu cầu Ta đưa ra những ý tưởng cho việc xây dựng tương lai của các con. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nhìn vào ngày hôm qua của các con.
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3 (Trọn bộ)
- Download Ebook sách Đối thoại với Thượng Đế tập 3 – File PDF DOCX
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 20 (Kết thúc)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 19
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 18
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 17
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 16
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 15
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 14
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 13
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 12
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 11
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 10
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 9
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 8
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 7
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 6
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 5
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 4
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 3
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 2
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 2)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 1 (Phần 1)