ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 18

0
303

CHƯƠNG 18

 

Còn các sinh vật trên hành tinh khác thì sao, ý con là về ngoại hình của họ?

Con thích Ta nói về ai đây. Vì có rất nhiều các sinh vật ngoài hành tinh khác nhau cũng có sự sống như các con vậy.

Phải nói là vô cùng nhiều.

Chà, cũng có những sinh vật giống hệt chúng con sao?

Dĩ nhiên rồi, giống y chang các con thôi – chỉ có vài chỗ khác nhau nho nhỏ.

Họ sinh sống như thế nào? Họ ăn cái gì? Ăn mặc ra sao? Rồi người ta liên lạc với nhau kiểu gì? Con muốn tìm hiểu tất cả về người ngoài hành tinh. Thôi thì Ngài hãy nói cho con biết đi.

Ta biết là con rất tò mò muốn biết nhưng những quyển sách thế này đâu có phải được viết ra với mục đích thoả mãn cái sự tò mò đó của con. Mục đích chính của cuộc đối thoại này là để truyền bá thông điệp cho cái thế giới mà con đang sống.

Con chỉ muốn hỏi thêm vài câu thôi. Thực ra thì đâu phải chỉ là tò mò không đâu mà còn hơn thế nữa? Chúng con có thể học hỏi thêm được điều gì đó chăng. Hay nói một cách chính xác hơn là để ghi nhớ.

Chính xác là điều đó. Vì con chẳng cần học cái gì hết chỉ cần nhớ mình là ai mà thôi.

Ngài đã nói điều này rất kỹ ở quyển 1 rồi. Mà những chúng sinh ở các hành tinh khác thì họ có nhớ họ là ai không?

Giống như điều con nghĩ thôi, chúng sinh ở khắp nơi đều trong những giai đoạn khác nhau của sự tiến hoá. Nhưng đối với những chúng sinh tiến hoá cao thì đúng là họ luôn nhớ mình là ai.

Họ sống như thế nào? Đi lại? Làm việc? Giao tiếp ra sao?

Ở các xã hội tiến hoá cao thì không có cái kiểu đi lại như các con. Công nghệ đã tiến bộ vượt bậc đến nỗi người ta chẳng cần phải sử dụng các nhiên liệu để vận hành động cơ gắn trong lòng những cỗ máy to đùng đâu.

Thêm nữa thì người ta còn đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ vật lý, các hiểu biết về tâm linh cũng như thấu hiểu bản thể của thể chất.

Thành quả của sự kết hợp của 2 loại tiến bộ vượt bậc này đó là HEBs có thể tháo lắp bất kỳ phần nào của cơ thể. Và điều này khiến cho chúng sinh tiến hoá cao có thể đến bất kì nơi đâu bất kỳ thời gian nào mà họ muốn.

Kể cả việc băng qua vũ trụ với khoảng cách là mấy ngàn năm ánh sáng sao?

Ừ, thì hầu như đúng là vậy đó. Còn để du hành đường dài như đi từ thiên hà này qua thiên hà khác thì họ làm theo cái kiểu như thảy đá trên nước vậy. Người ta không phải đi xuyên qua Ma Trận – vũ trụ này mà thật ra thì họ “nhảy vòng quanh” thì đúng hơn. Đây là hình ảnh gần gũi nhất để cho con dễ hình dung cái tính chất vật lý này.

Còn với cái mà xã hội của các con hay nói, à “công việc” – cái khái niệm này không tồn tại trong hầu hết những nền văn minh của HEBs. Người ta chỉ thi hành nhiệm vụ, thực hiện các hoạt động dựa trên việc người ta thực sự thích làm công việc nào mà thôi và họ nhìn nhận nó như là cách tốt nhất để thể hiện bản thân của mình.

Nếu người ta có thể làm vậy thì thiệt là tuyệt vời, nhưng mà còn thành phần lao động trình độ thấp thì sao?

Khái niệm “lao động trình độ thấp” không hề tồn tại. Cái mà các con gán cho là “lao động trình độ thấp” thì lại là những người được tôn kính nhất trong thế giới của những sinh vật đã tiến hoá cao.

Những HEBs làm những nhiệm vụ hàng ngày để bào đảm cho xã hội hoạt động và tồn tại đều được trọng thưởng. Họ được đề cao như là “những công nhân” hoạt động trong ngành dịch vụ phục vụ tất cả mọi người. Ta phải để từ “công nhân” trong ngoặc bởi vì một HEBs không coi như vậy là “làm việc” mà đây là hình thức tối cao của việc thể hiện bản thân mình.

Cái ý niệm và trải nghiệm mà con người tạo ra quanh việc bộc lộ bản thân mình – cái mà các con gọi là “làm việc” thì chúng hoàn toàn không nằm trong xã hội của HEBs. HEBs sẽ không chọn những trải nghiệm kiểu như “khẳng định mình”, “cực nhọc”, “làm thêm giờ” hoặc họ cũng không cố sống cố chết để thành “dẫn đầu”, “thành công” hay “thăng tiến”.

Cái khái niệm “thành công” theo cái cách mà các con định nghĩa thì hoàn toàn xa lạ đối với họ bởi vì cái khái niệm đối lập là “thất bại” cũng chẳng tồn tại.

Vậy thì làm sao mà HEBs có được trải nghiệm của thành tựu và thành quả vậy?

Tất nhiên là họ sẽ không dựng lên một hệ thống vây quanh các giá trị như “cạnh tranh”, “thắng”, “thua”, “được”, “mất” như cái cách mà hầu hết các hoạt động của xã hội các con đang hướng về chúng, thậm chí là còn ở trong các trường học nữa kia. Mà người ta hiểu thấu đáo cái gọi là giá trị thực của xã hội và thực sự đề cao chúng.

Họ định nghĩa “thành tựu” theo kiểu “làm để tạo ra các giá trị” chứ không phải làm để mang đến “vinh quang” hay “tiền tài” thậm chí chúng có giá hoặc không.

Vậy thì HEBs cũng có một “hệ thống giá trị” đó thôi.

Ừ, có chứ, tất nhiên rồi. Nhưng mà không giống với hầu hết loài người. HEBs đề cao cái mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Chúng con cũng như vậy.

À nhưng cái cách mà con định nghĩa cái “lợi ích” khác lắm. Các con chỉ thấy cái lợi ở trong cái kiểu người ta cầm gậy đánh tới đánh lui một cái thứ hình cầu nhỏ nhỏ hoặc thoát y trên màn bạc mà thôi. Chứ các con đâu có thấy cái ích của việc dạy cho trẻ ghi nhớ những chân lý tuyệt vời của cuộc sống hay nơi nuôi dưỡng cội nguồn tâm linh của xã hội.

Vì thế mà các con trả tiền cho các ngôi sao điện ảnh, các tuyển thủ bóng chày hay thậm chí còn tôn sùng họ hơn các giáo viên và thầy tu. Cứ theo cái đà này thì xã hội của các con càng ngày càng tiến lùi thay vì tiến tới cái nơi mà các con muốn.

Khả năng quan sát của các con chưa thực sự được tiến hoá. HEBs thì luôn thấy rõ “cái vốn là như vậy” và “cái hoạt động được”. Con người thì không thế.

HEBs không tôn kính các thầy tu hay các tu sĩ chỉ bởi vì điều đó thuộc về “chuẩn mực đạo đức” mà chỉ bởi đó là “cái hoạt động được” để đưa xã hội tiến đến nơi mà họ muốn. Vì thế mà ở đó vẫn có cấu trúc giá trị, giá trị đó sẽ là “có” và “không có”.

Vì thế mà ở nơi ấy thì chính những nhà giáo mới là những người giàu có và nổi tiếng và những tuyển thủ bóng chày mới là kẻ nghèo xác.

Cũng có những thứ “không có” ở tại xã hội của HEBs. Không có những con người khốn cùng vì phải sống trong đáy sâu của suy thoái.

Hoàn toàn không có chỉ trong vòng 1 giờ mà có đến những 400 ngàn đứa trẻ chết vì đói hay có đến 30,000 người chết đói mỗi ngày như trên hành tinh của các con. Cũng không có những thứ cuộc sống “lay lắt qua ngày” để kiếm sống. Hoàn toàn không. Ở xã hội của HEBs không có những điều như “bần cùng” hay “nghèo khổ”.

Làm sao họ thoát khỏi nó? Bằng cách nào?

Áp dụng 2 nguyên tắc cơ bản:

  • Chúng ta là Một
  • Và bấy nhiêu đó là đủ rồi.

HEBs nhận thức rất rõ về sự đủ và chính ý thức của họ tạo ra điều đó. Thông qua việc nhận thức được sự tương tác qua lại của mọi vật mà HEBs không lãng phí hay phá huỷ bất cứ nguồn tài nguyên thiên nhiên nào trên hành tinh của HEBs. Nên lúc nào cũng có đủ cho mọi người – vì thế mà “bấy nhiêu đó là đủ rồi”.

Còn con người thì nhận thức “thiếu” – “không đủ” chính là gốc rễ của mọi lo lắng, mọi áp lực, mọi cạnh tranh, mọi ganh ghét, mọi giận dữ, mọi tranh đấu và cuối cùng là mọi chém giết trên hành tinh của các con.

Còn điều này nữa, nhân loại cứ ôm khư khư cái niềm tin vào sự tách biệt thay vì sự hoà hợp. Tất cả những điều đó đã tạo ra hết 90 phần trăm đau khổ của cả nhân loại, sự đau thương trong suốt chiều dài lịch sử và sự bất lực trong rất nhiều nỗ lực từ trước đến này để đưa nhân loại thoát khỏi sự đau thương.

Nếu như các con có thể thay đổi được 2 nhân tố của nhận thức của chính mình thì mọi chuyện đã khác đi.

Bằng cách nào. Con cũng muốn làm lắm nhưng chẳng biết làm sao. Hãy cho con một công cụ chứ không chỉ nói suông thế này.

Tốt thôi. Vậy mới công bằng nhỉ. Vậy thì công cụ đây. “Hãy làm như thể…”

Hãy Làm như thể các con là Một. Hãy bắt đầu làm điều đó vào ngày mai. Xem mọi người như là “chính mình”, để được nếm trải khó khăn. Coi mọi người như “chính mình”, để được trải nghiệm những điều thật khác.

Làm thử đi, ngày mai đi lanh quanh đâu đó và thử làm xem. Nhìn mọi người theo cách nhìn mới. Và rồi hãy bắt đầu làm như thể “bấy nhiêu đó là đủ rồi”. Nếu như con đã có “đủ” tiền, “đủ” yêu thương và “đủ” thời gian thì liệu con sẽ có hành động khác đi hơn chăng. Con có chia sẽ mọi thứ thoải mái hơn, tự do hơn và công bằng hơn chăng?

Thú vị thật, bởi vì chúng con đang hành xử y chang như vậy với nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng con, và tụi con đang bị các nhà môi trường chỉ trích vì điều đó đó. Ý con là, chúng con đang làm như là “bấy nhiêu đó là đủ rồi”.

Cái lý thú ở đây chính là điều con đang làm, nếu có thứ nào mà các con cho là có lợi nhưng nó đang hiếm hàng, thì các con sẽ theo dõi sát sao- thậm chí còn trữ hàng nữa kia. Nhưng mấy con đã chơi vội quá để rồi lại thua dưới tay môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cả hệ sinh thái nữa.

Vì thế có thể nói rằng chính các con đã không quan tâm đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cả hệ sinh thái đang nuôi dưỡng các con.

Hay đó là cái cách mà chúng con đang làm “bấy nhiêu đó là đủ rồi”.

Nhưng các con đâu có làm đúng. Nếu làm đúng thì các con sẽ chia những nguồn tài nguyên kia công bằng hơn. Hiện nay thì 4/5 sản lượng tài nguyên thiên nhiên lại chỉ được 1/5 dân số của loài người sử dụng. Và chả có ai buồn nghĩ đến chuyện thay đổi điều đó.

Nó sẽ đủ cho tất cả mọi người nếu như con hãy dừng ngay suy nghĩ vô tư rằng một số ít nào đó được đặc quyền phung phí nó. Nếu mọi người dùng tài nguyên một cách thông minh, thì các con sẽ dùng ít hơn cái số mà các con dùng hiện nay chỉ có vài người xài mà lại xài thật phung phí.

Sử dụng tài nguyên chứ đừng lạm dụng nó. Đó là điều mà tất cả các nhà sinh thái học đều nói đến.

Chà con lại thấy tuyệt vọng nữa rồi. Ngài cứ làm con thấy u ám quá.

Con có biết điều này không, con là một điều gì đó? Con đang đi trên một con đường vắng và hoàn toàn lạc lối, con cũng quên luôn là làm sao con đến được cái nơi mà con muốn. Có người đột nhiên xuất hiện và chỉ đường cho con. Vui quá! Con phải sung sướng mới đúng chứ nhỉ? Không. Con thấy tuyệt vọng. Hay thật.

Con tuyệt vọng bởi vì con không hề thấy chúng con đang đi đúng trên con đường đó. Con còn chẳng thấy người ta muốn đi đến đó nữa. Con thấy chúng con đang đi vào đường cùng, chính điều đó làm con thấy rất chán nản.

Con không chịu sử dụng năng lực quan sát của mình đó thôi. Ta thấy hàng ngàn người cảm thấy phấn chấn khi đọc được điều này. Ta cũng thấy hàng triệu người nhận ra ở đây chứa đựng những chân lý rất chi giản đơn. Và Ta cũng thấy một lực lượng mới chấp nhận sự thay đổi này đang lớn mạnh lên trên hành tinh của các con.

Còn những hệ tư tưởng cũ đang bị vứt bỏ. Những chính quyền cai trị đang bị bỏ lại. Các chính sách kinh tế đang được sửa đổi.

Những chân lý linh đạo đang được kiểm chứng lại. Chủng tộc của các con đang thức tỉnh.

Không nên biến sự cảnh tỉnh và quan sát trong những trang sách này thành điều khiến các con cảm thấy chán nản. Vì các con đã xem chúng như một chân lý thì chúng có thể trở thành động lực mạnh mẽ nếu như các con để chúng thành nguồn năng lượng vận hành cỗ máy của sự thay đổi.

Các con chính là những tác nhân thay đổi. Các con chính là những người có thể tạo ra một sự đổi thay trong việc làm thế nào mà nhân loại trải nghiệm và tạo ra cuộc sống của họ.

Làm sao? Con có thể làm gì?

Hãy sống khác đi. Hãy trở thành sự thay đổi. Thành hiện thân của ý thức “Chúng ta là Một” và “Bấy nhiêu đó là đủ rồi”.

Thay đổi bản thân, thay đổi cả thế giới.

Các con đã mang quyển sách này, tài liệu “Đối thoại với Thượng Đế” đến cho chính con vì thế mà con hãy khắc ghi điều đó để chính mình một lần nữa được sống như những chúng sinh tiến hoá cao hơn.

Trước đây chúng con cũng từng sống như thế này phải không? Ngài từng nói rằng trước đây đã có lúc chúng con đã sống như thế.

Đúng. Ở cái thời mà các con gọi là thời cổ đại và những nền văn minh cổ đại. Những điều mà Ta mô tả ở đây đã từng được chủng tộc của các con trải nghiệm trước kia.

Giờ thì phần nào đó trong con cảm thấy u ám hơn nữa. Ý Ngài là tụi con đã từng có và rồi để mất tất cả sao? Vậy thì toàn bộ chuyện tụi con “đi xoay vòng” thế này có ý nghĩa gì chứ?

Tiến hoá. Tiến hoá không phải theo 1 đường thẳng.

Giờ đây các con đang có một cơ hội để tái tạo lại những trải nghiệm tuyệt nhất của những nền văn minh cổ xưa, trong khi đó tránh né sẽ biến mọi thứ trở nên tệ hơn mà thôi.

Lần này các con đừng để bản ngã và khoa học kỹ thuật tiên tiến phá huỷ xã hội của mình. Các con có thể làm khác đi. Con – các con có thể tạo nên sự khác biệt. Con sẽ cảm thấy hào hứng lắm nếu như con chấp nhận điều đó.

Con đã hiểu. Và khi mà con để bản thân mình nghĩ theo hướng đó. Chà, thú vị quá đi mất. Và con sẽ tạo nên sự khác biệt. Kể thêm cho con nghe đi. Con muốn ghi nhớ càng nhiều càng tốt về lúc chúng con đã đạt thành tựu, cái thời văn minh thời cổ đại ấy, và hiện nay các sinh vật tiến hoá cao ra sao, người ta sống như thế nào?

Họ sống với nhau thành nhiều cụm hay theo cách gọi của các con là những cộng đồng, nhưng hầu như người ta đã bỏ đi hết cái mà các con gọi là “thành thị” hay “quốc gia”.

Tại sao?

Bởi vì “thành thị” trở nên quá khổ và nó không còn hỗ trợ được cho lối sống thành cụm nữa, mà nó cũng đi ngược lại mục đích. thế là người ta cho ra đời “những cá thể tập trung” thay vì cụm cộng đồng.

Giống hành tinh của con thôi. Người ta có cảm giác “cộng đồng” nhiều hơn ở những vùng thị trấn nhỏ và vùng làng quê- ngay cả các vùng nông thôn mở rộng cũng vậy – nhiều hơn so với chúng con ở các thành phố lớn.

Đúng, đó mới chính là sự khác biệt duy nhất trong vấn đề này đây giữa thế giới của các con và các hành tinh khác mà chúng ta đang nói đến đây.

Cái nào kia?

Các cư dân của những hành tinh khác đã học được điều này. Cho nên họ quan sát kỹ hơn “cái hoạt động được”.

Chúng con thì ngược lại, cứ càng ngày càng mọc lên những đô thị khổng lồ thậm chí ngay cả khi chúng con thấy rõ rằng chính chúng đang phá huỷ cuộc sống của mình.

Đúng vậy.

Chúng con còn thấy tự hào vì được tăng hạng nữa. Một khu vực đô thị từ bậc 12 lên được bậc 10 trong danh sách những thành phố lớn nhất và mọi người nghĩ rằng đó là điều đáng để ăn mừng nữa kia. Phòng thương mại thật sự quảng cáo cho nó nữa.

Xem sự thoái bộ là tiến bộ là biểu hiện rõ nhất của xã hội nguyên thuỷ.

Ngài đã nói rồi. Ngài cứ làm con cảm thấy u ám một lần nữa.

Càng lúc càng có nhiều người không theo những thứ như vậy nữa. Càng lúc càng có nhiều người hơn trong các con đang tái tạo lại những cộng đồng nhỏ “phù hợp”

Vậy thì Người đang xúi tụi con nên bỏ quách mấy cái thành phố sầm uất kia và quay về chốn thị trấn và làng quê sao?

Ta không có cái đặc quyền kêu con làm cái này hay cái kia. Ta chỉ đơn giản đang quan sát mà thôi.

Lúc nào cũng vậy, vậy thì cái mà Ngài đang quan sát có dính đến việc tại sao tụi con cứ di cư lên những thành phố ngày một sầm uất hơn, mà thậm chí cả khi chúng con thấy rằng việc đó là chả có ích gì cho tụi con chăng?

Bởi vì có quá nhiều người trong các con không thấy được cái gì là tốt cho mình cả. Các con cứ tin rằng hoà mình vào trong những thành phố lớn sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng chúng chỉ càng sinh ra thêm vấn đề mà thôi.

Đúng là các đô thị lớn thì có nhiều dịch vụ, nhiều cơ hội việc làm, có nhiều những địa điểm vui chơi giải trí mà các con có tìm nổ mắt cũng không thấy những thứ đó ở những vùng thôn quê và làng mạc. Nhưng sai lầm của các con chính là khi các con xem trọng những thứ đó trong khi thực tế thì chúng chỉ là thứ có hại mà thôi.

À há. Ngài cũng có đánh giá của mình về việc này rồi đây. Ngài dấu đầu lòi đuôi rồi nhé. Ngài vừa nói tụi con đã tạo ra “sai lầm”

Nếu con đi về San Jose… Ta tiếp tục nào…

Cũng được thôi nếu như con cứ khăng khăng cho là chuyện các quan sát của Ta là “phán xét” và cái sự thật mà Ta tuyên cáo chính là “định hướng” cũng được thôi, và Ta cũng biết là các con đang kiếm tìm sự xác thực có tính vĩ mô hơn trong cách giao tiếp và nhận thức của các con. Vì thế mà lần nào Ta cũng sẽ toàn chỉ ra những điều mà các con đã nhận thức sai.

Nếu như các con đang đi về hướng của San Jose, nhưng lúc đó nơi mà con mong muốn đi đến là Seattle kia, vậy thì người chỉ đường có sai không khi nói rằng con đã đi “sai” rồi? Vậy có phải là người chỉ đường kia đang “định hướng” cho con chăng?

Con đoán là không?

Con đoán là không hả?

Được thôi, người ta không có sai.

Vậy thì người đó đang làm điều gì?

Người ta chỉ nói “là vậy à”, và rồi chỉ cho nơi mà chúng ta muốn đi.

Tuyệt. Con hiểu ra vấn đề rồi đó.

Nhưng Ngài đã nói cái này nhiều lần lắm rồi. Nói đi nói lại. Thế mà tại sao con vẫn cứ quay lại cái ý niệm ban đầu rằng Ngài đang định hướng và phán xét chúng con thế nhỉ?

Bởi vì con đang bị ấn tượng bởi chính cái hình ảnh “Thượng Đế” trong truyền thuyết của các con, và các con cũng gộp cả Ta vào trong đó bất cứ khi nào các con muốn.

Ngoài ra thì nếu như Ta chỉ hướng nào đó cho các con, thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Rồi thì các con sẽ không phải mày mò tìm hướng nữa và đi đến kết luận ngay. Các con chỉ có việc làm theo Ta chỉ bảo.

Dĩ nhiên thì không có cách nào mà các con nhận thức được điều mà Ta nói, vì hàng ngàn năm nay có ai tin là đã nói cái gì đâu. Bởi vậy không còn lựa chọn nào khác là cứ dựa vào những người truyền đạt lại những gì mà Ta hay nói vào cái thời Ta còn tại thế. Nhưng cái đó mới chính là rắc rối, có quá nhiều người dạy và cách dạy khác nhau, phải nói là nhiều như lá mùa thu.

Vì vậy giờ các con đang được quay ngược lại vạch xuất phát, rồi tự mình đưa ra kết luận cho mình.

Có cách nào đưa chúng con thoát khỏi cái ma trận này không và cả cái vòng tròn nghiệt ngã dành cho nhân loại này không? Liệu có lúc nào đó chúng con “mới đi đúng đường” không?

Cũng có một “lối thoát” và các con sẽ “đi đúng đường. Chỉ cần các con nâng cao kỹ năng quan sát của mình lên thôi. Các con sẽ thấy rõ hơn thứ gì đang phụng sự các con. Cái này gọi là “tiến hoá”. Thật ra, các con không thể “không đi đúng đường” được. Các con không thể thất bại. Đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào mà thôi, không phải là không bao giờ.

Nhưng chẳng phải chúng con đã hết thời gian ở tại hành tinh này rồi sao?

Ồ, nếu đó là tham số của các con- nếu các con muốn “đi đúng đường” trên chính hành tinh này, trong khi hành tinh cụ thể này vẫn đang hỗ trợ cho con thì trong cái phạm vi đó, thì nên nhanh lên.

Làm sao chúng con tăng tốc được? Hãy giúp chúng con với.

Ta đang giúp các con đây. Chứ con nghĩ có cái đối thoại này để làm gì?

Vậy hãy giúp chúng con thêm nữa. Ban nãy Ngài nói rằng các chúng sinh tiến hoá cao ở trên các hành tinh khác thì họ cũng bỏ đi khái niệm “các quốc gia”, tại sao họ làm vậy?

Bởi vì họ thấy rằng cái khái niệm mà các con gọi là “chủ nghĩa dân tộc” đi ngược lại cái Nguyên tắc đầu tiên của họ:

CHÚNG TA LÀ MỘT.

 

Mặt khác thì chủ nghĩa dân tộc hỗ trợ cho cái nguyên tắc thứ hai của chúng con là:

THÍCH ỨNG ĐỂ SINH TỒN.

 

 

Chính xác.

Các con tự tách biệt mình trong phạm vi các quốc gia chỉ vì sinh tồn và an toàn và chẳng may thì nó toàn đưa đến điều ngược lại. Sinh mệnh tiến hoá cao từ chối liên hiệp các quốc gia. Họ chỉ tin vào việc có 1 quốc gia duy nhất. Con có thể nói thế này họ hình thành “một quốc gia, dưới quyền Thượng Đế”.

Hay nhỉ. Nhưng liệu họ có “công lý và tự do cho tất cả “không?

Mấy con có không?

Hay!

Vấn đề ở đây là mọi chủng tộc và mọi loài đang tiến hoá, và sự tiến hoá có cái mục đích là để quan sát thấy được cái đang phụng sự cho các con, và từ đó sẽ tự tạo ra cách cư xử thích hợp – như thể họ hợp lại là để cùng di chuyển về một hướng và tránh xa các hướng khác. Cùng 1 thể di chuyển tới trước, để tránh sự tách biệt.

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đâu vì sự đoàn kết chính là Chân lý Tối thượng và “tiến hoá” chỉ là cách nói khác của “tiến dần về phía chân lý” thôi.

Con chú ý thấy rằng “quan sát cái đang phụng sự và tạo ra cách cư xử thích hợp” nghe ra cũng na ná với cái “thích ứng nhất để sinh tồn” – một trong những nguyên tắc của chúng con.

Nó giống vậy, đúng không?

Vậy thì bây giờ là lúc “quan sát” xem cái “thích ứng nhất để sinh tồn” (đó là, tiến hoá của các loài) không phải là thành tựu, mà thật vậy, toàn bộ các loài đang phải chịu đoạ đày – bản thân bị huỷ hoại bởi việc gọi 1 quá trình là “nguyên tắc”.

Trời đất ơi, người làm con rối nữa rồi.

Các con gọi quá trình đó là “sự tiến hoá”, cái “nguyên tắc” dẫn đường cho quá trình đó là cái điều khiển tiến trình của sự tiến hoá.

Con không sai vì sự tiến hoá là “thích ứng nhất để sinh tồn”. Đó là một quá trình nhưng đừng lầm lẫn giữa “quá trình” và “nguyên tắc”.

Nếu “tiến hoá” và “thích ứng để sinh tồn” là đồng nghĩa, và nếu như con tuyên bố rằng “thích ứng để sinh tồn” đó chính là Nguyên tắc định hướng thì các con đang nói rằng “Nguyên tắc định hướng của sự tiến hoá” chính là sự tiến hoá.

Nhưng điều đó chỉ thể hiện rằng cái tuyên bố này được xuất phát từ một chủng tộc không hề được biết rằng họ có thể kiểm soát quá trình tiến hoá của họ. Đó là cái tuyên bố của một loài suy nghĩ rằng bản thân mình bị đày ải tới cái mức chỉ là kẻ đứng mà nhìn sự tiến hoá của chính mình. Bởi vì hầu hết người ta nghĩ rằng “sự tiến hoá” là một quá trình đằng nào nó cũng “tiếp diễn” chứ nó không phải là một quá trình mà chính họ đang điều khiển nó theo những nguyên tắc nhất định.

Và vì thế giống loài ấy thông cáo rằng “Chúng ta tiến hoá bởi nguyên tắc của… chà, tiến hoá”. Nhưng mà họ không bao giờ nói cái nguyên tắc đó Là Gì vì người ta còn đang lúng túng giữa quá trình và nguyên tắc.

Còn ngược lại thì với những loài mà đã biết rõ rằng sự tiến hoá là một quá trình nhưng là một quá trình được chính loài đó kiểm soát. Thì họ không hề lúng túng giữa “quá trình” và “nguyên tắc” mà tự khắc họ sẽ chọn một nguyên tắc làm kim chỉ nam và điều khiển quá trình đó.

Cái này được gọi là nhận thức sự tiến hoá và chủng tộc của các con chỉ mới vừa đến đó mà thôi.

Chà, thật là một cái nhìn sâu sắc. Đó là lý do tại sao Ngài cho Barbara Marx Hubbard quyển sách đó à. Như con nói là, cô ta thật sự gọi đó là Nhận thức tiến hoá.

Dĩ nhiên. Ta nói với cô ta như thế mà.

À con cũng thích nó nữa. Mà con thích chúng ta quay lại đoạn đối thoại về ETs (người ngoài hành tinh). Làm sao mà các chúng sinh tiến hoá cao sắp xếp tổ chức của họ nếu như không có các quốc gia? Làm sao mà họ cai trị được nó?

Họ không dùng “sự tiến hoá” như là Nguyên Tắc Định hướng Đầu Tiên của sự tiến hoá mà khác hơn nữa là họ tạo ra một nguyên tắc được dựa trên một sự quan sát thuần tuý. Họ chỉ nhìn thấy rằng bọn họ là Một và họ đã tự tạo ra các cơ chế chinh trị, kinh tế, xã hội và tâm linh để hỗ trợ chứ không phải tàn phá.

Đó là Nguyên Tắc Đầu Tiên.

Nó trông giống thế nào ạ? Chẳng hạn như chính phủ.

Khi mà nơi đó chỉ có một mình Con thôi, thì con cai trị con thế nào hả?

Lại nữa à?

Khi nơi đó chỉ có mình con thôi, thì con cai trị hành vi của mình ra sao? Ai sẽ cai trị hành vi của con? Ai, ngoài bản thân con đây?

Không ai hết. Khi con chỉ có một mình – nếu như con bị lạc vào hoang đảo nào đó chẳng hạn, không ai “ngoài bản thân” con sẽ cai trị và kiểm soát chính hành vi của con. Con sẽ ăn, mặc và làm những gì mà con muốn. Mà có khi con chẳng cần phải mặc đồ nữa kia. Con sẽ ăn bất cứ khi nào con đói, làm bất cứ điều gì con thấy thích và khiến con cảm thấy khoẻ mạnh. Con sẽ làm bất cứ thứ gì con muốn và còn tự quyết rằng con cần cái gì để sống sót.

Chà như mọi khi thì trong con luôn tiềm ẩn sự thông tuệ. Ta đã nói với con trước đây rằng con không cần phải học gì cả mà con chỉ cần phải nhớ thôi.

Vậy thì những nền văn minh tiến hoá là thế này ư? Ăn lông ở lỗ, hái lượm, đẽo thuyền? Nghe cứ giống như những người man di vậy.

Theo con nghĩ thì ai là kẻ hạnh phúc và gần với Thượng Đế hơn vậy?

Trước đây tụi con đã như thế này rồi.

Ừ thì chúng ta đã từng. Đó cũng là biểu hiện của những nền văn minh bậc thấp khi mà người ta hoang tưởng rằng sự giản đơn chính là man di và phức tạp mới chính là tiến hoá cao. Thú vị là những người mà tiến hoá cao thì nhìn nó theo kiểu khác.

Nhưng sự vận động của mọi nền văn hoá, thật ra đó là quá trình của chính sự tiến hoá càng tiến lên cao hơn thì mức độ phức tạo càng cao chứ.

Ừ, nó là một cách cảm nhận. Nhưng ở đây chính là sự phân hoá lớn nhất:

Cái phức tạp nhất mới chính là cái đơn giản nhất. Một hệ thống càng “phức tạp” bao nhiêu, thì người ta lại thiết kế nó đơn giản đến bấy nhiêu.

Thật vậy, đó mới là cái duyên ngầm tuyệt vời ẩn trong Sự Giản Đơn. Người thông tuệ sẽ hiểu điều này.

Đó là lý do tại sao những chúng sinh tiến hoá cao đều sống cực kỳ đơn giản. Hệ thống chính phủ, giáo dục, kinh tế hay tôn giáo tất cả đều cực kỳ và vô cùng đơn giản.

Chẳng hạn Hệ thống chính phủ tiến hoá cao hầu như không có chính quyền, chỉ là chính quyền tự quản thôi. Giống như kiểu chỉ có 1 thành viên và chỉ có một mà thôi. Tất cả chỉ có thế thôi.

Chỉ có những nền văn minh tiến hoá cao.

Chính xác.

Con đang bắt đầu xâu chuỗi mọi thứ lại với nhau được rồi.

Tốt. Chúng ta không còn nhiều thời gian đâu.

Ngài phải đi à?

Quyển sách này trở nên lê thê rồi đây.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here