ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 3: Chương 17

0
330

CHƯƠNG 17

 

Ngoài cái việc mà họ không hề tàn sát lẫn nhau thì xin Ngài hãy kể thêm cho con biết về những nền văn minh bậc cao và những sinh vật bậc cao đó đi. Điều gì làm cho họ khắc hẳn với chúng con?

Họ biết chia sẻ

Thì, chúng con cũng chia sẻ với nhau mà.

Không con ạ, họ sẻ chia cho nhau mọi thứ, với tất cả mọi người. Không ai không làm việc đó cả. tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới, của môi trường mà họ sống đều được chia đều cho tất cả mọi người.

Không một quốc gia, một dân tộc hay một nền văn hóa nào có cái ý niệm “sở hữu” một nguồn tại nguyên nào đó chỉ bởi vì cái nguồn tài nguyên đó vô tình được tìm thấy ở nơi ấy.

Chính cái hành tinh (hay những hành tinh ấy) được các sinh vật ưu ái gọi là “nhà”, vì bọn họ hiểu rằng nó thuộc về tất cả vạn vật- thuộc về tất cả chúng sinh ở trong cái hợp thể đó. Mà thật vậy, hành tinh của một nhóm các hành tinh được hiểu rằng nó là “một hợp thể”. Người ta xem nó như một tổng thế chứ không phải là 1 nhóm các bộ phận gồm các phần lẻ tẻ tách rời nhau mà bất kỳ ai có thể loại bỏ nó, khiến nó bị suy tàn hay xóa sổ nó mà không làm ảnh hưởng đến hợp thể đó.

Hệ sinh thái, chúng con gọi nó như vậy.

Chà, nó còn rộng lớn hơn thế nhiều. Nó không chỉ là một hệ sinh thái nơi mà chỉ có mối quan hệ giữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sinh vật sinh sống trên đó đâu con ạ. Mà nó chính là mối quan hệ của chính các sinh vật đó với nhau và với cả môi trường sống nữa.

Đó là mối tương quan giữa muôn loài.

Một hợp thể đa chủng loại!

Đúng rồi, mà Ta thích cách gọi đó. Đó là một từ hay bởi vì cái mà chúng ta đang thảo luận thì còn rộng lớn hơn cả cái hệ sinh thái. Hay cái mà Buckminster Fuller gọi là môi trường tư tưởng của con người.

Ta thích cái hợp thể đa chủng loại hơn. Cách gọi này dễ hiểu hơn nhiều. Ta đã luôn tự hỏi mình cái “noosphere” là thứ gì vậy. Mà “Bucky” cũng thích cái từ của con đấy. Anh ta cũng chẳng bảo thủ lắm đâu. Anh chàng này luôn thích những thư đơn giản và dễ dàng mà.

Ngay lúc này Ngài đang nói chuyện với Buckminster Fuller sao? Ngài chuyển hướng cuộc đối thoại này sang chiêu hồn rồi đấy ạ?

Cứ nói thế này, Ta có lí do để biết rằng cái thực tế mà nó được định nghĩa và vì rằng Buckminster Fuller cảm thấy thích thú với cái từ mới của con đấy.

Chà hay quá đi mất. Ý con là thật tuyệt làm sao khi có thể biết được điều này.

Ừ thì Ta cũng nghĩ cái đó tuyệt mà

Vậy thì một hợp thể đa chủng loài chính là mấu chốt của những nền văn minh bậc cao.

Đúng thế, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng cá thể không quan trọng đâu. Mà trái lại, sự thật là các cá thể thật sự có vai trò thiết yếu trong việc phản chiếu lại ảnh hưởng của nó trên toàn hợp thể nhất là khi đưa ra một quyết định nào đó.

Ai cũng hiểu rằng một hợp thể đa chủng loài nuôi dưỡng sự sống và mọi chúng sinh với tất cả những gì mà nó có. Không làm bất cứ điều gì nguy hại đến toàn hợp thể đã trở thành một tuyên bố chung rằng mỗi cá thể đều quan trọng như nhau mà chẳng hề phân biệt địa vì sang hèn, tiền tài, quyền năng hay sự giác ngộ. Tất cả chúng sinh, tất cả chủng loài trong cùng 1 hợp thể.

Sao có thể như thế được? Điều đó làm sao mà khả thi được? Trên hành tinh của chúng con, nhu cầu và mong muốn của loài này phải lệ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của những loài khác hoặc là chúng con sẽ không thể trải nghiệm cuộc sống như cái cách mà chúng con biết về nó.

Các con đang mạo hiểm khi tiến gần đến cái thời gian mà lúc đó các con sẽ không thể trải nghiệm hoàn toàn “cái cuộc sống mà các con vốn biết” chỉ bởi vì các con cứ khăng khăng rằng mình đang sống đúng với mong muốn của tập thể mà thực ra thì đó chỉ là ham muốn của 1 cá thể mà thôi.

Ngài đang nói đến con người.

Đúng rồi, không phải tất cả chúng sinh mà chỉ là một vài cá nhân. Thậm chí nó chẳng thuộc về số đông (cái mà có thể người ta gắn cho nó vài lập luận có vẻ logic nữa cơ), mà hơn thế nữa thì nó thuộc về cái thiểu số.

Những kẻ giàu có nhất và quyền lực nhất.

Con nhìn thấy được vấn đề rồi đấy. Ta nói tiếp nào. Lên án những kẻ giàu có và toàn mỹ. Mà ngược lại kia. Nền văn minh của các con không đáng bị lên án đến vậy đâu, làm thế chẳng khác nào người ta lại đi quở trách những đứa trẻ cả. Nhân loại sẽ làm điều mà họ đang làm với chính bản thân họ và với cả những người khác nữa. Cứ làm mãi cho đến khi họ nhận ra rằng đó không phải là lợi ích tối cao của họ nữa mà thôi. Sẽ chẳng có lời chỉ trích nào làm thay đổi được điều đó đâu.

Nếu mà lên án hay chỉ trích có thể khiến người ta thay đổi thì các tôn giáo từ xưa đến đã đạt được tầm ảnh hưởng còn nhiều hơn thế nữa kia.

Chà. Tín tin. Ngài đang tính làm mọi người cảm thấy hoang mang sao?

Ta đâu có làm những chuyện như thế chứ. Con có tự thấy chột dạ khi nhìn ra được cái điều giản đơn đó không? Con hãy để ý nữa xem và rồi con sẽ nhận ra tại sao. Cả hai chúng ta đều hiểu rõ điều này. Sự thật thì mất lòng. Nhưng quyển sách này là để dành chỗ cho sự thật. Cũng như những thứ khác đã được Ta truyền cho cảm hứng, cả điện ảnh hay các chương trình truyền hình nữa.

Con không chắc là con có muốn khuyên người ta xem ti vi không nữa.

Dù tốt dù xấu gì thì truyền hình hiện nay chính là ngọn lửa của cả xã hội. Nó không chỉ có mỗi việc khiến con lạc lối đến cái nơi mà con chẳng muốn đi đến đâu. Đó là những thông điệp mà có được sự chấp thuận của các con thì nó mới được xuất hiện đấy chứ. Đừng chỉ trích các phương tiện truyền thông. Một ngày nào đó con có thể sẽ cần đến nó để truyền tải một thông điệp khác đi.

Nếu có thể, xin cho con quay lại chủ đề cũ… liệu con có thể quay lại câu hỏi ban đầu của mình không ạ? Con vẫn muốn biết làm thế nào mà một hợp thể đa chủng loài có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của toàn thể chúng sinh trong hợp thể để vạn vật đều được đối xử công bằng như nhau?

Mọi nhu cầu đều được đáp ứng một cách bình đẳng nhưng các nhu cầu của từng cá thể thì không hề giống nhau chút nào. Đó là một câu hỏi về tỷ lệ và sự cân bằng.

Những sinh vật tiến hóa bậc cao luôn nhận thức sâu sắc rằng tất cả chúng sinh thuộc về cái mà chúng ta ở đây gọi là một hợp thể đa chủng loài đều có những những nhu cầu cần được đáp ứng. Nên hiểu rằng dạng vật chất đó được tạo ra với mục đích để duy trì sự sống cho chính hợp thể đó. Và họ cũng biết rõ không phải mọi nhu cầu đều giống nhau hay bình đẵng như nhau nếu xét trên khía cạnh những điều kiện mà chúng cần có để tồn tại trên hợp thể đó.

Ta sẽ dùng chính hợp thể của các con để làm ví dụ

Dạ vâng

Ta hãy lấy 2 loài mà các con gọi là “thực vật” và “con người” nhé

Tuỳ Ngài thôi.

Có một sự thật hiển nhiên rằng thực vật thì không cần quá nhiều cái để “bảo trì” sự sống hàng ngày như con người vì thế mà nhu cầu của chúng không giống nhau. Tuy nhiên chúng cũng có tương quan với nhau đó là loài này phụ thuộc vào loài kia. Con phải lưu tâm rằng nhu cầu của cây cũng nhiều như nhu cầu của con người nhưng chúng không đòi hỏi quá nhiều. Nhưng nếu mà các con phớt lờ đi nhu cầu của một sinh vật sống khác, thì chính các con đang gây nguy hại đến cho mạng sống của chính mình.

Có một quyển sách cực kỳ quan trọng mà Ta đã nói đến trước đây “The Last Hours of Ancient Sunlight” đã đề cập sắc nét đến sự diệu kỳ này. Trong đó người ta viết rằng, cây cối hấp thu carbonic trong bầu khí quyển, nó sử dụng phần khí carbon này trong không khí để sản sinh ra carbon hydrat đển giúp chúng lớn lên.

(Gần như cả cái cây, bao gồm rễ cây, thân cây, lá cây hay thậm chí là quả hay hạt của cây đều được cấu thành từ carbonhydrat).

Trong khi đó thì cây cũng sản sinh ra oxy. Đó là thứ “chất thải” chính yếu của cây.

Mặt khác thì chính con người lại rất cần oxy để sống. Không có cây để chuyển đổi carbonic, có rất nhiều trong bầu không khí thành khí oxy – không có nó thì các con – một loài sinh vật như bao loài cũng không thể nào sống sót được. Các con, ngược lại thở ra carbonic, thứ mà thực vật cần để sinh tồn. Con đã thấy được sự cân bằng chưa?

Dĩ nhiên rồi ạ. Điều này thật tuyệt diệu làm sao.

Cảm ơn con. Vậy thì bây giờ hãy đừng tàn phá nó nữa.

Thôi mà. Chúng con đã trồng lại 2 cây chỉ thay thế cho 1 cây mà chúng con chặt đi đó thôi

Ừ thì cứ cho là thế và rồi thì phải sẽ mất đến 300 năm để cho những cái cây kia đủ lớn về kích cỡ và có đủ khả năng để chúng có thể tham gia vào việc sản sinh oxy đủ nhiều như những cái cây cũ mà các con đã chặt phăng đi.

Rồi gì nữa nào, à cái nhà máy sản xuất khí oxy- cái biệt danh mà các con ưu ái gọi cho Khu rừng nhiệt đới Amazon đó có thể được tái tạo lại trong khả năng của nó để cân bằng bầu khí quyển của hành tinh trong khoảng hai hay ba ngàn năm gì đó. Đừng có lo lắng. Các con đang gọt sạch hàng ngàn mẫu anh rừng hàng năm, nhưng cũng đừng lo lắng gì.

Tại sao? Tại sao chúng con lại làm như vậy?

Các con khai hoang đất đai để có chỗ nuôi gia súc để giết thịt ăn. Người ta nói rằng chăn nuôi là để tạo ra thu nhập cho những cư dân bản địa của vùng rừng nhiệt đới này. Vì thế mà tất cả những thứ này được tuyên bố là để cho việc cải tạo đất đai.

Ở những vùng văn minh bậc cao thì cái việc ăn dần ăn mòn hệ sinh thái kiểu này không phải là cải tạo mà đó chỉ là phá hoại mà thôi. Vì thế mà HEBs đã tìm ra cách để cân bằng toàn bộ nhu cầu của hợp thể. Họ chọn thực hiện điều này thay vì chỉ để phục vụ ham muốn của 1 bộ phận nhỏ trong hợp thể đó vì họ nhận thức được rằng nếu mà cái hợp thể này bị phá hủy đi thì sẽ chẳng còn có một sinh vật nào trong hợp thể đó còn sống sót được.

Trời ơi, điều này chẳng phải quá rõ rồi sao. Đó là một sự thật hiển nhiên đau lòng

Cái “sự hiển nhiên” này còn có thể tàn khốc với Trái Đất hơn nữa nếu như trong những năm tới các sinh vật được gọi là kẻ thống trị của quả đất này không hề chịu thức tỉnh.

Con hiểu điều đó. Con hiểu nó rất rõ là đằng khác. Và con muốn làm điều gì đó nhưng bản thân con cảm thấy mình quá vô dụng. Đôi lúc con cảm thấy chính mình lực bất tòng tâm. Con có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi đây?

Con chẳng cần phải làm gì cả. Nhưng có một điều mà các con có thể thực hiện đấy

Xin Ngài hãy giúp con.

Nhân loại đã và đang cố gắng giải quyết mọi thứ ở cái mức “hình thức” trong một thời gian dài mà không hề gặt được chút thành quả nào cả. Đó là bởi vì sự thay đổi thực sự nằm ở “bản chất” chứ không phải “hình thức.

À, các con cũng có những khám phá nhất định đấy, tốt thôi, và các con cũng đạt được những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật và vì vậy mà theo vài cách thì các con đã làm cho cuộc sống của chính mình dễ dàng hơn. Nhưng không rõ là liệu nó có làm cho các con trở nên tốt hơn chăng. Và với những vấn đề lớn hơn, các con hầu như chẳng có chút tiến triển nào. Các con đang đối diện với những khó khăn mà các con đã phải đương đầu với nó nhiều thế kỷ ngay trên chính hành tinh này.

Cái suy nghĩ rằng Trái Đất này tồn tại là để dành cho các sinh vật đang thống trị nó được quyền khai thác là 1 ví dụ điển hình.

Hiển nhiên rằng các con sẽ chẳng thay đổi được cái hình thức đó cho đến khi các con thay đổi cái bản chất.

Các con phải thay đổi cái tư tưởng rằng các Con Là Ai trong cái mối quan hệ với môi trường xung quanh và vạn vật xung quanh trước khi các con có thể hành động một cách khác hơn đi.

Đó là vấn đề của nhận thức. Các con phải nuôi dưỡng nhận thức trước khi các con có thể thay đổi được nó.

Chúng con làm điều đó như thế nào?

Hãy thôi im lặng đi. Hãy cất tiếng nói lên. Nổi loạn lên. Đưa các vấn đề ra trước công luận. Các con thậm chí cần nâng cao ý chí của tập thể nữa.

Chẳng hạn với 1 vấn đề thế này, Tại sao không trồng cây gai dầu và dùng nó để sản xuất giấy? Các con có biết được rằng là bao nhiêu cái cây đã bị chặt đi chỉ để phục vụ cho việc in báo hàng ngày chăng? Các con không có ý kiến gì về việc mấy cái cốc giấy, thùng đựng cạc-tong hay giấy vệ sinh chăng?

Trồng cây gai thì chi phí bỏ ra lại rất thấp, nhưng thu hoạch lại dễ dàng và nó không chỉ dùng cho việc làm giấy mà thôi. Nó còn dùng để tạo ra được những sợi thừng chắc chắn nhất, những loại áo quần rất bền và thậm chí còn chế tạo những loại dược liệu hay nữa. Thật vậy đó, trồng bồ đà ít tốn kém, thu hoạch dễ và có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng đã có một cuộc vận động hành lang rất lớn chống lại nó. Sẽ có nhiều mất mát lắm để đồng ý cho cái thế giới này trồng cái cây ấy ở khắp nơi. Đây chỉ là 1 ví dụ của việc làm thế nào mà lòng tham đã thay thế những cảm xúc thông thường trong cảm xúc của con người.

Vì vậy mà hãy đưa quyển sách này cho bất kì ai mà con biết. Việc này không chỉ là để họ lĩnh hội những điều kiểu này thôi đâu mà là để cho bất kỳ ai thấu hiểu quyển sách này lên tiếng. Và vẫn còn đó những điều tuyệt diệu hơn nữa. Chỉ cần mở những trang sách ra…

Vâng nhưng con đang bắt đầu cảm giác tuyệt vọng, mà cũng có rất nhiều người cảm giác y như vậy sau khi học đọc xong quyển 2. Có phải rằng ở đây chúng ta sẽ càng ngày càng nói nhiều hơn về cái cách mà chúng con đang hủy hoại mọi thứ không? Bởi vì con cảm giác không chắc chắn là con có sẵn sàng đón nhận những gì tiếp theo không nữa.

Con có sẵn sàng để được truyền cảm hứng không? Con có sẵn sàng để nhận được những điều kì thú không? Bởi vì khi Ta học hỏi và khám phá về những nền văn minh khác, những nền văn minh bậc cao, chúng sẽ khiến con cảm thấy hứng thú và đầy cảm hứng.

Hãy nghĩ đến những khả năng! Hãy nghĩ đến những cơ hội! Hãy nghĩ đến một tương lai hoàng kim đã đến rất gần.

Nếu như chúng con thức tỉnh

Con sẽ thức tỉnh. Các con đang thức tỉnh. Mô hình đang biến chuyển.

Thế giới này đang thay đổi. Sự thay đổi đang xảy ra ngay trước mắt các con đó thôi.

Quyển sách này là một phần của nó. Các con cũng là 1 phần của nó. Con hãy nhớ rằng con đang ở trong chính nơi này để hàn gắn nó. Con đang ở trong không gian để hàn gắn không gian. Còn không có một lý do nào xác đáng hơn là việc con được xuất hiện ở nơi đây. Đừng bỏ cuộc con ạ. Đừng bỏ cuôc! Cuộc phiêu lưu vĩ đại này chỉ vừa mới bắt đầu mà thôi.

Được thôi, con chọn việc mình sẽ được truyền cảm hứng và sự thông tuệ từ những người phát triển cao hơn, và không bị lung lạc bởi chính điều đó.

Tốt lắm. Đây là một lựa chọn khôn ngoan được đưa ra ở ngay cái nơi mà con nói con muốn được xem như là 1 loài. Con có rất nhiều thứ mà con có thể nhớ khi quan sát những chúng sinh nơi đó.

HEBs sống hòa hợp với nhau thành 1 thể với nhận thức sâu sắc rằng mọi thứ đều tương tác qua lại với nhau. Chính cái tinh thần trách nhiệm này quyết định hành vi của họ. Tinh thần trách nhiệm có thể gọi nó là nguyên tắc sống cơ bản trong xã hội của họ. Hành vi của các con cũng được tạo ra bởi chính các tinh thần trách nhiệm của các con – hay là các nguyên tắc xã hội cơ bản của các con.

Vậy thì nguyên tắc xã hội cơ bản của HEBs là gì?

Nguyên tắc đầu tiên chính là: Chúng ta là một. Mỗi quyết định, mỗi lựa chọn và tất cả những thứ mà các con gọi là “đạo đức “và “luân lý” đều dựa trên nguyên tắc này.

Nguyên tắc thứ hai đó là: Trong cùng 1 tập thể, tất cả đều tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì cái nguyên tắc này mà không có bất kỳ một ai có thể hoặc có ý muốn sở hữu một thứ nào đó làm của riêng chỉ bởi vì “anh ta tìm thấy nó trước” hay là vì nó là “sở hữu” của anh ra, hay là tính chuyện “dự trữ’ nó. Sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi chúng sinh ở trong hợp thể đó đều được tôn trọng và nhìn nhận. Nhu cầu tương xứng cho mỗi cá nhân sống trong quần thể đó đều được giữ ở mức cân bằng- bởi vì họ luôn nằm lòng điều đó.

Vậy có phải rằng với cái luật lệ thứ 2 thì có nghĩa là sẽ chẳng hề có tư hữu cá nhân chăng?

Không phải như cái cách con vẫn thường hiểu đâu. Một HEBS trải nghiệm “tư hữu cá nhân” theo cái cách mà trách nhiệm của cá nhân khi anh ta phải bảo vệ thứ ấy. Theo như ngôn ngữ của các con, thì có một từ gần nghĩa mà nó mô tả được cái mà những sinh vật cấp cao ấy cảm nhận về điều đó kiểu như là “sở hữu chiến lợi phẩm”, từ đó là sự quản lý. Mỗi HEBs là 1 người quản lý chứ không phải là 1 người chủ.

Cái từ “làm chủ” và nhận thức của các con với nó hoàn toàn không tồn tại trong nền văn hóa của HEBs. Không hề tồn tại cái gọi là “sở hữu” trong nhận nhức cái “thuộc về cá nhân”. HEBs không có chiếm hữu, với HEBs chỉ có chăm nom mà thôi. Điều đó có nghĩa là họ giữ gìn, họ ôm ấp, yêu thương và chăm sóc mọi thứ nhưng họ không làm chủ chúng.

Con người sở hữu, HEBs chăm nom. Theo ngôn ngữ của các con thì đây chính là cách mô tả sự khác biệt đó.

Trong lịch sử sơ khai của nhân loại, con người cảm giác họ có đặc quyền được tư hữu cá nhân mọi thứ mà họ chạm đến. Điều này bao gồm cả vợ con, đất đai, những kẻ giàu có và những vùng đất, “vật chất” hay bất cứ thứ nào khác mà những thứ của họ có thể chiếm được thì tất cả đều là của họ cả. Phần nhiều quan điểm này vẫn được coi là một sự thật hiển nhiên trong xã hội loài người hiện nay.

Con người trở nên mê muội với cái quan niệm “quyền sở hữu”. Những HEBs quan sát chúng từ xa thì gọi đó là “sự ám ảnh sở hữu”.

Bây giờ, khi mà con đã tiến hóa, con phải hiểu nhiều thật nhiều rằng con thật sự ra chả sở hữu thứ gì cả- kể cả vợ chồng hay con cái. Rất nhiều người trong các con vẫn còn bám víu vào cái ý niệm rằng họ có thể sở hữu đất đai, mọi thứ ở trên nó, dưới nó và bao trùm nó (vâng, con cũng có thể nói rằng “cái không khí quyền” nữa cơ).

HEBs của vũ trụ này thì ngược lại hoàn toàn, họ thấu hiểu hơn ai hết rằng cái hành hành tinh vật chất dưới chân mà họ đứng hoàn toàn không phải là thứ có thể được sở hữu bởi ai đó- mặc dù một HEBs có thể được cấp cho 1 lô đất để họ chăm nom thông qua cơ chế của xã hội mà họ sống. Nếu cô ta là 1 người quản lý tốt thì cô ta có thể được chấp thuận (hay được hỏi) để chuyển quyền quản lý nó cho con cái của cô ta hay, từ con cái qua tới cháu chắt nữa. Nhưng nếu bất cứ khi nào mà cả người quản lý hay con cháu của người đó bị xác nhận là một người quản lý quá tồi thì họ không còn được quyền chăm nom mảnh đất đó nữa.

Chà! Nếu đó mà là nguyên tắc ở đây thì chắc phải có đến một nữa các nhà kinh doanh phải buộc bị bỏ tài sản lại rồi và hệ sinh thái chắc sẽ được cải thiện nhanh chóng chỉ sau 1 đêm mà thôi.

Con thấy đấy, ở những nền văn minh tiến hóa cao, “công ty” theo cái cách mà con gọi chúng đó sẽ không bao giờ được cái quyền cưỡng đoạt đất đai để tạo ra lời nhuận cho chính nó. Mà người ta có thể thấy rõ ràng rằng chất lượng cuộc sống của rất nhiều người làm việc tại các công ty đó đều bị thiệt hại về lâu về dài. Lợi nhuận nằm ở đâu?

Chà, cái tổn hại này người ta chẳng biết được chỉ vài năm ngược lại thì cái lợi có thể thấy được ngay ở đây, ngay bây giờ. Vì thế mà chúng có thể gọi là lợi trước mắt/ hại lâu dài. Nhưng có mấy ai quan tâm đến cái hại lâu dài đó kia chứ nếu như người ta chẳng sống ở đó mãi để trải nhiệm nó?

Sinh mệnh tiến hóa cao làm điều đó. Nhưng rồi họ lại sống lâu hơn.

Hơn khoảng bao lâu?

Lâu hơn rất nhiều. Ở một vài xã hội của HEBs, người ta bất tử – miễn là họ chọn ở lại trong thể xác của họ. Vì thế mà trong xã hội của HEBs, mỗi chúng sinh thường được trải nghiệm những hậu quả lâu dài của những hành động mà họ đã gieo.

Làm sao mà họ có thể sống lâu đến thế?

Dĩ nhiên là họ lúc nào mà chả sống, bất cứ cái gì họ đều tiến xa hơn các con nhưng Ta hiểu ý của con là gì. Theo ý con thì đó là sống “trong thân xác”.

Vâng. Làm sao mà họ có thể ở lâu trong xác thân của họ được? Tại sao điều đó xảy ra được?

Chà cái điều đầu tiên là bởi vì họ không làm ô nhiễm không khí, nguồn nước và cả đất đai của họ nữa. Chẳng hạn là họ không hề bón hóa chất vào đất, cái mà thực vật hay động vật sẽ hấp thu vào và chúng sẽ mang theo vào cơ thể khi Ta sử dụng những thực và động vật kia.

Một HEBs, thật ra thì họ không bao giờ ăn động thực vật ở trên mặt đất bị nhiểm hóa chất và rồi cái chất độc kia thấm vào con vật và rồi Ta lại tiêu hóa nó. HEBs sẽ đánh giá chính xác thói quen này như kiểu muốn tự sát vậy. Vì thế mà HEBs không gây ô nhiễm cho môi trường, khí quyển và thể xác của họ như cái cách mà con người làm. Cơ thể của các con là một sự sáng tạo tuyệt mỹ, nó được tạo ra để “tồn tại” lâu hơn. HEBs cũng có biểu hiện những biểu hiện tâm lý khác nhau đề đều được kéo dài sự sống.

Chẳng hạn như?

HEBs chẳng bao giờ lo lắng – và họ càng chẳng thể nào hiểu nổi cái ý niệm “lo lắng” hay “áp lực”. Cũng chẳng có 1 HEBs nào biết cái gọi là “ghét bỏ”, “bực dọc”, ghen tỵ hay hoảng loạn cả. Vì vậy mà HEBs sẽ không có những phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể khiến nó bị ăn mòn và phá hủy. Một HEBs sẽ gọi điều này là “tự nuốt chính mình”, và một HEBs nếu không sớm đánh Tan nó thì nó sẽ phá Tan thể xác ra.

Làm sao mà HEBs có thể duy trì việc này? Liệu con người có khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình chăng?

Trước tiên 1 HEBs hiểu rằng mọi thứ đều rất hoàn hảo, đó là một quá trình của vũ trụ, nó có sự sắp đặt của chính nó và điều mà họ nên làm là không nên can thiệp vào đó. Vì vậy mà một HEBs sẽ chẳng bao giờ lo lắng cả bởi vì HEBs hiểu được quá trình này.

Và để trả lời cho con câu hỏi thứ hai thì: được, con người có kiểm soát được nó mà mặc dù một vài người không tin là họ có khả năng đó và những người khác thì đơn giản là họ đã không chọn lựa thực tập điều này. Chỉ có rất ít người đã nỗ lực thực sự để được sống lâu hơn – giả định rằng hóa chất và ô nhiễm không khí không thể giết chết họ và cũng có gỉa định rằng họ không tình nguyện để đầu độc chính mình theo những cách khác.

Chờ chút. Chúng con “tình nguyện đầu độc bản thân mình sao”?

Một vài người trong các con làm thế đó.

Như thế nào chứ?

Như Ta đã nói đó, các con ăn chất độc mà. Một vài người trong các con uống vào chất độc. Một số còn hút chất độc nữa.

Các sinh mệnh tiến hóa cao hơn nhận thấy hành vi này thật khó hiểu. Người ta chẳng thể hiểu tại sao các con lại cố tình đưa vào cơ thể mình những chất mà các con hiểu rõ chúng chẳng có một cái ích lợi nào cả.

À thì chúng con cảm thấy rằng ăn uống hút thuốc là những thứ gọi là tận hưởng.

Một HEBs nhận thấy rằng cuộc sống ở trong cơ thể chính là sự tận hưởng và họ không thể nào tưởng tượng ra cái việc mà người ta được thấy trước cái viễn cảnh nó sẽ hạn chế hay kết liễu thân xác hoặc giả làm cho thân xác này đau đớn mà vẫn cứ đâm đầu mà làm đau.

Nhiều người trong chúng con không tin rằng việc ăn nhiều thịt đỏ, uống rượu bia hay hút thuốc sẽ làm hạn chế hay kết liễu và thậm chí làm cho thân xác này đau đớn đâu.

Vậy thì kỹ năng quan sát của các con quá tệ. Chúng cần được mài dũa thêm.

Một HEBs sẽ đề nghị con rằng con chỉ cần đơn giản nhìn ra xung quanh mình thôi.

Vâng, à ừ …còn điều gì về những xã hội tiến hóa cao của vũ trụ này thì người hãy nói cho con nghe đi

Không có biết xấu hổ là gì

Không có xấu hổ sao?

Hay bất cứ cảm giác tội lỗi nào hết.

Vậy thì làm sao mà một người bị quy kết là quản lý vùng đất tồi vậy? Ngài nói là họ sẽ cách ly anh ta khỏi vùng đất đó. Điều đó chẳng phải đồng nghĩa với việc anh ta bị phán xét và bị kết tội sao?

Không. Điều đó chỉ có nghĩa rằng anh ta được theo sát và nhận thấy rằng anh ta không thể quản lý mà thôi. Ở một xã hội tiến hóa thì chúng sinh chẳng khi nào bị đưa cho cái việc mà người ta không làm được đâu.

Nhưng nếu lỡ người ta cứ vẫn muốn làm thì sao?

Họ sẽ không “muốn” đâu con.

Sao lại không?

Biết mình đã không làm được thì tự khắc nó sẽ triệt tiêu đi ham muốn thôi. Đó là chuyện hiển nhiên mà họ tự hiểu rằng cố đấm ăn xôi sẽ gây hậu quả khó lường cho những thứ khác. Bởi vậy người ta sẽ không làm cái chuyện tào lao đó vì hại người chẳng khác gì hại mình. Người ta biết rõ đến vậy đó.

Vậy thì người ta hiểu chuyện cũng nhờ “bản năng sinh tồn” y chang như ở Trái Đất vậy nhỉ.

Chắc rồi. Sự khác duy nhất đó là cái định nghĩa của từ “bản thân”. Con người định nghĩa bản thân nông cạn lắm. Nói đến bản thân thì thôi rồi nào là “bản thân của tôi”, Gia đình của tôi, xã hội của tôi. HEBs thì định nghĩa bản thân khác lắm. Nói đến “bản thân” thì đó là Bản thân, gia đình và cộng đồng.

Kiểu như mọi thứ chỉ là 1 mà thôi.

Thì chỉ có một mà thôi. Đó là cái cốt lõi.

Con đã hiểu.

Mà còn nữa, chẳng hạn như một chúng sinh đã tiến hóa lên cao thì chẳng bao giờ cố sống cố chết để phải nuội dạy con cái nếu như họ cảm thấy mình không đủ khả năng đâu. Đó là lý do tại sao trong những xã hội phát triển cao thì chẳng ai để cho con nít đi nuôi con nít bao giờ. Trẻ nhỏ phải được các bậc trưởng lão nuôi dưỡng. Không phải là trẻ vừa sinh ra bị tách khỏi bố mẹ đâu, không phải là tách chúng ra khỏi vòng tay của cha mẹ rồi giao cho người xa lạ nuôi nấng đâu. Không như vậy.

Ở những nơi đó thì trưởng lão sống cùng con trẻ. Cũng không có chuyện bỏ mặc chúng muốn sống thế nào cũng được. Hay cũng không có chuyện chúng bị lãng quên và chúng định đoạt tương lai của mình thế nào thì kệ xác chúng nó đâu. Mà con trẻ đều được tôn trọng, nâng niu, gần gũi, yêu thương và được cộng đồng quan tâm. Khi một hài nhi chào đời, những trưởng lão sẽ có mặt xung quanh và tự sâu trông trái tim của cộng đồng gia đình sẽ khiến cho đứa nhỏ cảm nhận hết được sự yêu thương chăm sóc như những đứa trẻ được có bố mẹ yêu thương ở chỗ của con vậy đó… Có khác chăng là, tụi nhỏ sẽ tự biết rằng ai là “bố mẹ” của nó – dùng theo ngôn từ của các con là vậy, chứ theo ngôn ngữ của họ sẽ là “người ban cuộc sống” – mấy đứa nhỏ đó sẽ không bị ép phải học những điều căn bản của cuộc sống từ những người mà vẫn là những kẻ vẫn đang mày mò để học đâu.

Ở xã hội của HEBs, trưởng lão mở lớp và hướng dẫn quá trình học như xậy nhà, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Trẻ nhỏ sẽ được nuôi dưỡng trong một môi trường thông tuệ, yêu thương, nhẫn nại và đầy sự thấu hiểu. Còn những người trẻ sinh ra đứa nhỏ thì thường đi đâu đó đối đầu với thử thách, tận hưởng lạc thú của tuổi trẻ. Mà bọn họ cũng có thể chọn con đường dành nhiều thời gian cho con trẻ cũng được. Họ cũng có thể sống ở chung “nhà” cùng với các trưởng lão và bọn trẻ ở dưỡng đường đó cũng được, để trải nghiệm cảm giác mình cũng là 1 phần trong đó. Mọi thứ được xem như là những trải nghiệm về sự hòa hợp cùng nhau. Nhưng các trưởng lão mới là người chịu trách nhiệm nuôi nấng trẻ nhỏ. Các trưởng lão xem đó là một vinh dự khi được gánh trên vai trọng tránh nuôi dưỡng mầm non của thế hệ tương lai. Ở HEBs người ta coi trọng việc này hơn là để cho những người trẻ tuổi nuôi nấng chúng.

Mà Ta cũng nói về cái chuyện này trước đây rồi khi mà chúng ta nói đến cái chuyện nuôi nấng con cái ở chổ của con và con nên thay đổi nó ra sao đó.

À vâng, cảm ơn Ngài vì đã giải thích tường tận cho con về cái cách mà họ nuôi dưỡng trẻ. Vậy giờ mình quay lại cái chổ là làm kiều gì mà HEBs không hề cảm thấy tội lỗi hay hổ thẹn dù cho anh ta có làm cái quái gì đi nữa?

Đã nói là không bởi vì hổ thẹn hay tội lỗi chỉ là những thứ bên ngoài người ta áp đặp vào mà thôi. Nó chỉ là thứ được tiếp thu mà cũng chẳng nghi ngờ gì về điều đó hết, nhưng đầu tiên là người ta áp đặt nó từ phía ngoài kia. Lúc nào cũng vậy hết. Không có Thánh Thần nào (tất cả chúng sinh đều là Thánh Thần) mà nhận thức được chính mình hay vạn vật xung quanh là những thứ kiểu như “xấu hổ” hay “tội lỗi” mãi cho đến khi thiên hạ gán ghép nó theo kiểu đó hết. Trong xã hội của các con đó, có đứa nhỏ nào tự thấy xấu hổ khi “tè dầm” không? Làm gì có chuyện đó. Tụi nó chẳng biết đó là gì cho đến khi người ta nói với chúng như thế là xấu. Có đứa nhỏ nào thấy tội lỗi khi chúng nó thấy thích thú khi mơn trớn bộ phận sinh dục của chúng không? Cũng không luôn, mãi cho đến khi người ta nói đó là xấu xa.

Mức độ tiến hóa của một nền văn minh được đo bằng cái cách mà người ta đánh giá hành động hay sự vật kiểu như “xấu hổ” hay “tội lỗi”.

Vậy làm bất cứ trò gì cũng không xấu hổ sao? Người ta có làm gì cũng chẳng thấy tội lỗi sao?

Ta nói với con rồi mà, làm gì có cái gọi là đúng là sai. Có nhiều người vẫn không chịu hiểu điều đó. Mà để hiểu cái được đề cập đến ở đây thì người ta phải đọc hết toàn bộ cái đối thoại này kia. Lấy đại 1 câu nào đó ra thì trời cũng chả hiểu nổi. Quyển 1 và 2 thì chứa những chi tiết lý giải về nền văn minh phía trên. Còn ở đây thì con đang hỏi Ta mô tả về nền văn minh tiến hóa cao của vũ trụ. Bọn họ thì đã hiểu được sự thông tuệ này.

Được thôi. Vậy bọn họ còn có gì khác với chúng con nữa?

Khác nhiều lắm chứ. Họ không có cạnh tranh. Người ta không tranh đấu vì họ biết 1 người thua là cả bọn đều thua. Cho nên người ta không có thứ gọi là thể thao, trò chơi để dạy trẻ nhỏ (hằn sâu với mấy đứa lớn) cái suy nghĩ phức tạp rằng 1 đứa nào đó thắng trong khi đứa khác thua thì đó là giải trí. Mà Ta cũng nói rồi, người ta chia sẻ với nhau mọi thứ. Khi 1 ai đó cần thì họ không màng đến việc giữ lại làm của riêng chỉ bởi vì nó là hàng hiếm mà còn ngược lại đó chính là lý do chính đáng mà người ta cần chia sẻ. Trong xã hội của các con thì, nếu con mà phải chia sẻ thứ gì thì hàng càng hiếm, thì giá càng cao. Làm vậy để chắc mẩm rằng nếu mình phải xìa ra cái thứ mà mình đang “có” thì ít nhất mình cũng sẽ giàu to. Sinh mệnh tiến hóa cao cũng làm giàu bằng cách chia sẻ hàng hiếm. Điều khác duy nhất giữa HEBs và con người có chăng đó là cái cách mà HEBs định nghĩa “làm giàu” là gì mà thôi. Một HEBs cảm thấy mình đang “làm giàu” bằng việc chia sẻ thoải mái cho mọi người mà không cần quan tâm đến thứ gọi là “lợi nhuận” kia. Thật vậy cảm xúc đó chính là lợi nhuận. Hành vi của các con bị tạo ra bởi hàng loạt các chuẩn mực xã hội nơi mà các con sống. Như Ta đã nói trước đây đó, 1 trong những cái cơ bản là: Thích ứng nhất để sinh tồn.

Cái này có thể gọi là nguyên tắc thứ 2. Nền tảng của xã hội được tạo ra từ đó: kinh tế, chính trị, tôn giáo, giáo dục, cấu trúc xã hội. Nhưng đối với sinh mệnh tiến hóa cao thì nguyên tắc chả khác gì một phép nghịch hợp cả. Chúng tự mâu thuẫn với nhau. Vì nguyên tắc đầu tiên của HEBs là Chúng ta là một, Cái “một” ở đây không có “thích ứng” cho toàn bộ cho đến khi “tất cả” cùng “thích ứng”. Bởi thế mà thích ứng để sinh tồn là điều không thể hay nó chỉ là thứ duy nhất có thể (vậy đấy là 1 mâu thuẫn) – vì cái thích ứng nhất không thích ứng cho đến khi nó là chính nó.

Con có hiểu kịp không vậy?

Vâng. Thì chúng con gọi nó là cộng sản.

Trên hành tinh của các con đã thẳng tay gạt bỏ bất kỳ hệ thống nào không cho phép sự thăng tiến của người này thì buộc người kia phải trả giá.

Nếu mà một hệ thống chính phủ hay kinh tế nào đó muốn nỗ lực để đạt được sự phân phối công bằng đi, cho “tất cả”, tạo ra lợi ích cho “mọi người”, khi đó thì tài nguyên thuộc về “tất cả”, thì các con sẽ nói nào rằng chính phủ đang xâm phạm trật tự tự nhiên. Nhưng ở những nền văn mình tiến bộ thì trật tự tự nhiên đó chính là phân phối đều.

Kể cả chuyện người ta hay tổ chức nào đó chỉ ngồi chơi xơi nước thôi sao? Kể cả khi họ chẳng có chút đóng góp nào xây dựng cộng đồng sao? Hay thậm chí những kẻ đó là xấu xa sao?

Thì tài sản của cộng đồng chính là sự sống. Nếu như con còn sống, thì cũng là đang góp phần vào xây dựng cộng đồng đó chứ. Một linh hồn phải trú trong 1 thân xác cũng là 1 điều khó khăn rồi. Mà để đồng ý cho việc ở trong hình dạng này, nói theo 1 cách thì đó là một sự hy sinh lớn lao lắm chứ nhưng đối với 1 người thì rất là cần thiết và kể cả khi người ta chỉ tận hưởng mà thôi. nếu như tất cả phải trải nghiệm để biết được chính mình và để tái tạo lại một cái chính mình mới mẻ cho những phiên bản vĩ đại tiếp theo của những tầm nhìn vĩ mô hơn cái mà nó từng sinh ra cái đó.

Việc hiểu tại sao chúng ta lại chọn chốn này cũng quan trọng lắm chứ.

Chúng ta hả?

Những linh hồn tạo thành tập thể đó.

Ngài làm con rối quá

Như Ta đã giải thích với con rồi, chỉ có một linh hồn, một cá thể, một thực thể. Mà một vài người gọi là “Thượng Đế”. Thực thể duy nhất “cá tính hóa” bản chất của nó hòa nhập vào mọi thứ trong vũ trụ này- nói theo kiểu khác thì tất cả cũng là nó. Cái này bao trùm hết cả mọi chúng sinh hay cái mà các con hay gọi là các linh hồn.

Thế thì “Thượng Đế” đó cũng là mỗi linh hồn sao?

Thì mỗi linh hồn bây giờ, trước đây sau này cũng chỉ vậy mà thôi.

Vậy Thượng Đế cũng là 1 “tập thể” à?

À đó là cái từ mà Ta chọn bởi vì nó tương tương với ngôn từ mà các con dùng để mô tả những sự vật như thế.

Không phải chỉ là 1 cá thể, mà là 1 tập thể hả?

Đâu có cần thiết phải là 1 người hay 1 ai đó. Nghĩ thoáng ra đi con!

Vậy thì Thượng Đế là cả hai à. Một thực thể thuyệt vời được tạo ra từ tập hợp của những cá nhân.

Giỏi! Rất giỏi!

Vậy tại sao cái tập thể này lại đến Trái Đất?

Để biểu đạt bản thân trong thể lý. Để tìm thấy bản thân dựa trên kinh nghiệm của chính nó. Để trở thành Thượng Đế. Y chang cái mà Ta đã nói trong quyển 1 đó.

Ngài tạo ra chúng con để thành Ngài à?

Chính xác. Đó là lý do tại sao các con được tạo ra.

Và loài người được tạo ra bởi 1 tập thể à?

Kinh thánh của các con viết thế này: “Hãy để chúng ta tạo ra con người theo trí tưởng tượng của chúng ta và sau đó là sở thích của chúng ta”, trước khi bị dịch thuật xào nấu.

Cuộc sống là một quá trình mà Thượng Đế tạo ra chính mình và rồi tự trải nghiệm sự sáng tạo đó. Quá trình sáng tác này kéo dài vô tận và mãi mãi. Nó diễn ra ở mọi lúc. Công cụ làm việc của Thượng Đế là tính tương đối và thể lý. Năng lượng tinh khiết (cái mà các con gọi là các linh hồn) đó chính là Thượng Đế đó. Bản thể thực sự là thiêng liêng.

Bằng một quá trình mà thông qua đó nguồn năng lượng thành chính yếu, linh hồn ẩn trong thể lý. Quá trình này xảy ra bởi vì năng lượng tự nó làm chậm nó lại – nó làm thay đổi đi dao động vốn có của nó, hay cái mà các con gọi là các xung động. Cái này là cái mà tất cả đều thực hiện trong từng phần. Đó là, tất cả của từng phần. Những cá thể của một phách mà các con gọi là linh hồn. Sự thật thì chỉ có duy nhất một linh hồn mà thôi, tự nó định hình và biến đổi chính nó. Cái này cũng có thể gọi là sự cải tạo. Các con chính là Bản thể của Thượng Đế (mang thông tin của Thượng Đế). Đó chính là sự đóng góp rồi và chính là bản thân của con cũng đủ rồi.

Nói cho đơn giản thế này nhé, với cái việc mà con chấp nhận có một thể xác thì điều đó là quá đủ rồi. Ta chẳng muốn chẳng cần gì hơn nữa đâu. các con đã đóng góp vào cho cộng đồng rồi. Các con đã biến điều đó thành khả thi cho cái cộng đồng đó rồi – thành một nguyên tố của cộng đồng – để trải nghiệm cái gì là tốt cho con. Mà thậm chí là khi con viết lên rằng Chúa tạo ra thiên đường và Trái Đất và muôn loài trên đó, chim chóc của bầu trời, cá của đại dương, và nghe thật đã Tai quá đi mất.

“Cái tốt” nói trắng ra là chẳng thể tồn tại nếu không có cái đối lập với nó. Vì vậy mà nếu con từng tạo ra cái xấu xa, đi ngược lại vận động, đi ngược chiều với cái tốt. Nó chính là mặt đối lập của cuộc sống – thế là con đã tự đi tới bắt tay với thần Chết rồi đó.

Nhưng thực tế thì cái chết đâu có thật sự tồn tại trong cái hiện thực cốt lõi này, nó chỉ là là chuyện bày ra cho vui thôi, một sự sáng tạo, một trải nghiệm tưởng tượng mà thôi. Vì dù sao qua nó thì người ta mới biết trân trọng cuộc sống của mình hơn. Vậy thì “xấu xa” (EVIL) chỉ là từ “sống” (LIVE) đánh vần ngược mà thôi, chứ có gì đâu. Chơi chữ hay quá đi mất. Các con sống trong 1 đống các bí ẩn kỳ thú mà có mấy ai nhận ra nó chứ.

Còn giờ thì con đã biết được phần còn lại của vũ trụ này, con đã lĩnh hội được cái sự thật vĩ đại này. Con có thể không bao giờ phải đòi hỏi người ta báo đáp mình khi con chia sẻ tài nguyên hay những thứ thiết yếu trong cái cõi trần này nữa.

Nó đẹp đẽ đến vậy mà nhiều người vẫn cứ muốn gọi nó là cộng sản.

Nếu mà người ta thích vậy thì cứ chiều đi. Mà có điều là Ta phải nói với con thế này mãi cho đến khi cộng đồng của các con hiểu được tính cộng đồng thì lúc đó các con mới có thể trải nghiệm được Tiệc Thánh hay lúc đó mới biết rõ chân tướng của Ta.

Những cộng đồng phát triển cao hơn thì họ luôn hiểu rất sâu sắc những thứ mà Ta đã nói ở đây. Ở những nơi đó thì không có chuyện người ta giữ khư khư cho riêng mình hay hét giá thiệt cao cho những thứ hàng quý hiếm. Chỉ có những cái xã hội sơ khai thì mới làm những trò đó. Chỉ có những chúng sinh non trẻ mới thích cái gọi là cơ hội để thu lợi nhuận khi có thứ gì đó khan hiếm mà thôi. Xã hội của HEBs không bị chi phối bởi “Cung và Cầu” đâu.

Đây là 1 phần của xã hội mà con người hô hào rằng nó góp phần xây dựng đời sống con người và tạo ra vật chất cho xã hội. Nhưng nếu nhìn từ quan điểm của những chúng sinh đã tiến hóa hơn thì cái xã hội của các con đã xâm hại cái gọi là lợi ích chung đó, bởi vì làm gì có chuyện mà ai ai cũng được hưởng cái lợi đó.

Một đặc tính khác biệt và rất thú vị của những nền văn minh tiến hóa cao đó là người ta hoàn toàn không có cái khái niệm, không có từ ngữ hay thậm chí là cái suy nghĩ “của Ta” hay “của họ” gì cả. Trong ngôn ngữ của họ không có bóng dáng của sở hữu cách và nếu mà những người ở đó dùng ngôn ngữ của địa cầu thì chắc người ta chỉ dử dụng mạo từ để mô tả vật mà thôi. Kiểu sử dụng tương đương vậy “xe của tôi” thì thành “cái xe mà giờ ở cùng tôi”, “bạn đời của tôi” hay “con tôi” thành “bạn đời”, hay “đứa con mà giờ ở với tôi”. Cái cụm “giờ ở với/cùng” hay “sự hiện hữu của cái gì đó” chắc là gần giống với cái mà các con gọi là “làm chủ” hay “sở hữu” đó. Thì cái “sự hiện hữu của…” gì đó thành một món quà, đó là những “món quà” thật sự của cuộc sống.

Cho nên nếu dùng ngôn từ của những nền văn minh tiến hóa cao thì người ta không thể nói được cái cụm “cuộc sống của tôi” mà họ chỉ nói thế này “cuộc sống mà tôi hiện hữu”.

Giống cái cách nói của các con “sự hiện hữu của Thượng Đế”.

Khi con chính là sự hiện hữu của Thượng Đế (mà đó là con, bất cứ khi nào con đều hiện hữu trong mỗi người khác), thì con sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến việc lấy từ Thượng Đế cái thuộc về Người, hay bất cứ phần nào thuộc về điều đó cả. Tự nhiên con sẽ muốn chia sẻ, chia sẻ thật đều mọi phần của Thượng Đế. Hiểu biết tâm linh này chính là nền tảng của cấu trúc xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo của xã hội tiến hóa cao.

Đây là vũ trụ quan của toàn cuộc sống và nó chỉ là một mớ thất bại nếu các con chỉ đứng đó mà nhìn thôi, để hiểu được nó và sống tòan tâm ý với nó thì cũng nên biết rằng chính nó sẽ gây ra nhiều trải nghiệm xung đột với cái mà con đã biết trên Trái Đất này.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here