ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 1: Chương 5

0
336

CHƯƠNG 5

 

Con đường nào thực sự là con đường đi tới Thượng Đế? Có phải bằng cách từ bỏ tất cả như một số yogis tin tưởng?

Sự đau khổ là gì? Có phải đau khổ vì phục vụ là con đường đi tới Thượng Đế như những người tu khổ hạnh thường nói?

Có phải chúng con có thể lên Trời bằng cách làm việc thiện như nhiều tôn giáo thường nói? Hay là chúng con tự do, muốn làm gì thì làm: Chẳng cần biết luật pháp, không cần giữ những tục lệ và đắm mình sống buông thả và rồi cũng tìm được Niết Bàn như nhiều tay Tân Thời Đại thường nói? Nó là gì? Là những tiêu chuẩn luân lý khắt khe hay là làm theo ý thích?

Nó là gì? Là những phẩm giá cổ truyền hay tới đâu hay tới đó? Nó là gì? Mười điều ngăn cấm hay bảy bước tới Giác Ngộ?

Các con rất cần được chỉ dạy cho các con một con đường, chẳng hạn như đường này đường kia, đúng không? Tại sao không phải là tất cả những thứ đó?

Con không biết. Con đang hỏi Ngài.

Vậy Ta sẽ trả lời để các con hiểu thật rõ.

Ta nói điều này cho tất cả những ai nghe thấy Lời của Ta và tìm tới Chân Lý Của Ta. Bất kỳ trái tim nồng nhiệt nào hỏi con đường đi tới Thượng Đế ở đâu đều được chỉ rõ. Ai ai cũng được trao cho Chân Lý tâm cảm (bằng nội tâm). Hãy tới với Ta theo con đường của Tim các con chớ đừng qua hành trình bằng ý. Các con không bao giờ tìm thấy Ta trong ý của các con. Muốn tìm được Thượng Đế, các con phải vượt khỏi ý (các con phải điên). Tuy nhiên Ta sẽ trả lời câu hỏi giống như một lời thẩm vấn gay gắt của các con nhưng các con sẽ giật mình té ngửa khi nghe câu trả lời của Ta: Chẳng có cái cóc khô gì là Mười Điều Răn Cấm Cả!

Ối Trời ơi! Không có sao?

Không. Không có! Ta răn cấm (ra lệnh) cho ai? Cho Ta hả? Và tại sao Ta lại cần răn cấm như vậy? Khi Ta muốn điều gì thì điều đó hiện hữu, đúng không?

Vậy thì đâu có cần ra lệnh cho ai? Và quả thực nếu Ta có ra lệnh, những lệnh này đương nhiên sẽ được tuân theo hay sao?

Làm sao Ta có thể ao ước điều này đến như vậy? Đến nỗi phải ra lệnh rồi nhìn điều đó không được thực hiện? Thứ vua gì lại làm như thế? Đâu có kẻ cầm quyền nào làm như vậy? Ta không phải là vua hay nhà cầm quyền gì cả. Ta là Đấng Sáng Tạo. Và Đấng Sáng Tạo không ngăn cấm chi hết mà chỉ sáng tạo, sáng tạo và tiếp tục sáng tạo.

Các con cũng như Moises xưa kia đã đứng trước Thượng Đế và nài nỉ Ta: Lạy Thượng Đế của con, xin hãy chỉ vẽ cho con. Hãy cho con một dấu hiện để con có thể nói lại với dân chúng!

Làm sao chúng con có thể biết được chúng con là những người được tuyển chọn?

Và Ta đã nói với Moises cũng như các con một bản thỏa ước linh thiêng, môt lời hứa vĩnh cửu, một cam kết chắc chắn và bảo đảm.

Và Lời của Thượng Đế xưa kia không phải một Mệnh Lệnh mà là một Thỏa Ước.

Đó là MƯỜI ĐIỀU CAM KẾT.

Các con sẽ yêu Thượng Đế hết lòng, hết trí, hết tâm hồn của các con. Các con sẽ không sùng bái tình yêu, tiền tài, danh vọng hay quyền năng đến từ những nguồn khác. Các con sẽ gạt sang một bên những thứ đó giống như đứa trẻ gạt đi những đồ chơi, không phải vì chúng không có giá trị mà vì các con đã vượt qua tuổi đó rồi. Và các con biết rằng các con sẽ đi con đường của Thượng Đế vì:

Các con sẽ nhân danh Thượng Đế để làm những gì và các con sẽ thấy hiệu quả. Do đó, các con không gọi danh Ta trong những chuyện phù phiếm, không nghĩ tới gọi danh hiệu Thượng Đế một cách vô ý thức. Các con sẽ hiểu sức mạnh của lời nói và tư tưởng nhân danh Ta. Bởi vì Danh Ta, danh vĩ đại “Ta Đây” sẽ không bao giờ được dùng mà vô hiệu quả. Điều này không thể xảy ra khi các con đã tìm thấy Thượng Đế. Và Ta cũng cho các con những dấu hiệu khác như:

Các con sẽ nhân danh Ta một ngày thiêng liêng. Như vậy để các con không nằm lâu trong ảo vọng và để giúp các con nhớ lại Các Con Là Ai và là gì? Chẳng bao lâu nữa, các con sẽ coi ngày nào cũng là ngày Sabbath và giây phút nào cũng linh thiêng.

Các con sẽ tôn kính cha mẹ vì cha mẹ cũng là con của Thượng Đế và đã đem đời sống đến cho các con. Từ đó, các con sẽ tôn kính mọi người.

Khi các con tìm thấy Thượng Đế, các con sẽ hiểu rắng: Các con không được sát hại đời sống của bất cứ ai hay sinh vật nào vì đời sống nào cũng vĩnh cửu.

Sự tôn kính đời sống giúp các con tôn trọng tất cả sinh vật và thực vật, chỉ làm tổn thương chúng trong trường hợp bất khả kháng vào mục đích tốt nhất.

Các con sẽ không làm mất tính chất thanh tịnh, cao đẹp của Tình Yêu bằng những ý nghĩ bất lương hay lường gạt người khác, vì như vậy là thông dâm. Ta hứa với các con: Khi các con đã tìm thấy Thượng Đế, các con sẽ không phạm tội thông dâm này nữa.

Khi các con tìm thấy Thượng Đế, các con sẽ không ăn cắp, ăn trộm, lường gạt, chiếm hữu bất cứ vật gì của ai khác.

Khi biết Thượng Đế, các con sẽ không nói một lời dối trá vì như vậy là làm chứng gian.

Và các con sẽ không thèm muốn vợ chồng người khác vì các con biết rằng tất cả những người khác đều là vợ chồng mình thì còn ham muốn gì nữa.

Khi biết Thượng Đế, các con chẳng thèm tài sản của người khác vì các con biết rằng tất cả tài sản đều thuộc về mình thì còn thèm muốn làm chi nữa. Các con sẽ biết mình đã tìm được con đường tới Thượng Đế khi các con thấy những dấu hiệu đó.

Ta đã hứa với các con rằng không ai chân thành đi tìm Thượng Đế lại còn phạm vào những hành vi như vậy.

Tiếp tục hành động như vậy là điều bất khả. Đó là tự do của các con chớ không phải giới hạn. Đó là những cam kết của Ta chớ không phải mệnh lệnh.

Bởi vì, Thượng Đế không có ra lệnh cho những gì Thượng Đế đã tạo ra. Thượng Đế chỉ dạy cho các con của Thượng Đế: Đây là cách để các con biết rằng các con đã trở về nhà.

Như vậy con khỏi cần theo “Mười Điều Răn” cũng được lên thiên đàng chăng?

Chẳng có cái gì gọi là lên Trời cả. Chỉ có tự nhận thức rằng các con đã ở đó rồi. Chỉ có chấp nhận. Chỉ có hiểu biết chớ không có hành động hay cố gắng gì cả. Các con không thể đi tới chỗ mà các con đã ở đó rồi. Muốn làm vậy, các con phải từ giã nơi các con đang ở và điều đó sẽ làm cho mục tiêu của cuộc hành trình thất bại.

Chuyện mỉa mai là phần lớn con người nghĩ rằng họ phải từ giã nơi họ đang ở để đi đến nơi họ muốn tới. Như vậy, họ từ giã cõi Trời để tới cõi Trời và đi qua Địa Ngục.

Giác Ngộ là hiểu rằng chẳng có nơi nào để tới, chẳng có gì để làm, chẳng có trở thành gì cả, ngoại trừ là đúng như hiện nay. Các con đang đi một cuộc hành trình không tới đâu cả. Cõi Trời! Như các con thường gọi chẳng ở đâu hết chính là ở đây và bây giờ.

Ai ai cũng nói vậy làm cho con điên cái đầu đây này. Nếu “Cõi Trời bây giờ và ở đây”. Tại sao con không thể thấy được? Tại sao con không cảm được? Và tại sao thế giới lại loạn xà ngầu như thế này?

Ta hiểu nỗi thất vọng của các con khi tìm cách hiểu hết tất cả những gì hiện hữu.

Xin Ngài chờ một chút. Có phải Ngài đang nói Thượng Đế thất vọng?

Các con tưởng rằng Ta không thể kinh nghiệm một điều mà các con kinh nghiệm sao?

Thật ra Ta đang kinh nghiệm bản thân Ta qua các con. Ta tạo ra các con để biết Ta là ai? Thôi Ta chẳng nên phá tan nát tất cả những ảo ảnh của các con về Ta trong một chương. Trong hình thể siêu việt nhất của Ta, Ta không kinh nghiệm thất vọng.

À! Con cảm thấy dễ chịu hơn.

Vừa qua Ngài đã làm cho con lo sợ.

Đó không có nghĩa là Ta không thể. Đó chỉ có nghĩa Ta chọn lựa làm như vậy. Các con cũng có thể chọn lựa như Ta vậy.

Thất vọng hay không thất vọng. Con vẫn cứ tự hỏi làm sao cõi Trời có thể ở đây bây giờ sao con lại không kinh nghiệm được.

Các con không thể kinh nghiệm được cái gì mà các con không biết. Và các con không biết là các con đang “cõi Trời bây giờ đây” bởi vì các con chưa từng bao giờ kinh nghiệm cõi Trời.

Thấy không? Đối với các con đó là cái vòng lẩn quẩn. Các con không thể hoặc chưa tìm cách nào kinh nghiệm cái mà các con chưa biết và các con không biết cái mà các con chưa kinh nghiệm.

Điều mà giác ngộ đòi hỏi các con làm là: Biết một gì đó mà các con chưa kinh nghiệm. Và do vậy, hãy kinh nghiệm nó. Biết mở cửa cho kinh nghiệm, nhưng các con lại tưởng tượng ngược lại. Thực ra các con đã biết rất nhiều, nhiều hơn những điều các con đã kinh nghiệm. Chỉ đơn giản các con không biết là các con biết.

Ví dụ: Các con biết là có một Thượng Đế nhưng có thể các con không biết là các con biết điều đó. Do vậy, các con cứ loanh quanh chờ kinh nghiệm. Và một thời gian qua, các con vẫn chờ cho có kinh nghiệm. Trong lúc đó, các con có nó (kinh nghiệm) mà không biết thì cũng như là chẳng có gì cả.

Trời đất ơi! Như vậy chúng ta đi vòng tròn.

Phải! Chúng ta đang đi vòng tròn. Và thay vì đi vòng tròn, có lẽ chúng ta nên là cái vòng tròn luôn. Đâu có bó buộc phải là một cái vòng lẩn quẩn, có thể là một cái vòng tuyệt diệu chớ.

Có phải từ bỏ là một phần của đời sống tâm linh?

Phải! Bởi vì cuối cùng mọi linh hồn đều từ bỏ những gì không thật. Và trong cuộc đời của các con cũng chẳng có gì là thật cả, ngoại trừ mối mối quan hệ giữa Ta và các con. Tuy nhiên, từ bỏ theo ý nghĩa cổ điển là “từ bỏ bản thân” là không cần thiết. Những người nhiệt tâm tìm cách chiến thắng mọi đam mê thế tục thường dốc hết lòng làm việc như đam mê Thượng Đế. Nhưng đam mê vẫn là đam mê. Đổi đam mê này lấy đam mê nọ vẫn không loại bỏ được nó.

Do đó, đừng phê phán những thứ mà các con đam mê. Chỉ ghi nhận chúng rồi coi chúng có phục vụ mình không dựa vào mô hình các con muốn là ai và muốn là gì?

Hãy nhớ! Các con luôn luôn ở trong vị thế tự sáng tạo ra mình. Mỗi thời điểm, mỗi lúc các con đang quyết định mình là ai? là gì? Phần lớn quyết định của các con dựa vào những chọn lựa của các con về đam mê trở thành ai và trở thành gì?

Thông thường, một người theo Đạo có vẻ như từ bỏ mọi đam mê thế tục, mọi ham muốn con người. Điều họ đã làm có nghĩa: Hiểu đam mê và ham muốn, nhận biết những ảo tưởng và tránh né những đam mê không phục vụ họ. Họ vẫn thích ảo tưởng vì đem lại cho họ cái dịp để có thể tự do chọn lựa trọn vẹn. Đam mê là chuyển biến tư tưởng hiện tại thành hành động. Nó châm nhiên liệu vào bộ máy sáng tạo. Nó chuyển những quan niệm thành ra kinh nghiệm. Đam mê là ngọn lửa giúp Ta hiểu rõ thực sự là ai.

Không nên chối bỏ đam mê vì làm như vậy là chối bỏ Các Con Là Ai và Các Con Thực Sự Muốn Là Gì? Con từ bỏ không bao giờ chối bỏ đam mê, con từ bỏ chỉ chối bỏ sự ràng buộc vào kết quả. Đam mê là thích hành động. Hành động là kinh nghiệm được hiện hữu. Tuy vậy, có gì được tạo ra như là một phần của hành động? Sự kì vọng.

Sống đời mình mà không có sự kì vọng, không cần phải có những kết quả rõ ràng. Đó là Tự Do. Đó là Thượng Đế tính. Đó là cách sống của Ta.

Ngài không quan tâm đến kết quả?

Tuyệt đối không. Vui thú của Ta là sáng tạo chớ không ở kết quả. Từ bỏ không phải là một quyết định chối bỏ hành động. Từ bỏ là một quyết định chối bỏ nhu cầu cần một kết quả đặc thù. Có một khác biệt rất lớn.

Có thể nào Ngài giải thích mệnh đề: “Đam mê là chuyển hiện tại thành hành động?

Tính hiện tại là trạng thái cao nhất của hiện hữu. Đó là tinh túy thanh tịnh nhất. Đó là cái diện “nay – không – nay”, cái diện “tất cả – không – tất cả”, cái diện “luôn luôn – không – bao giờ” của Thượng Đế.

Hiện tại thanh tịnh là Thượng Đế thanh tịnh.

Tuy nhiên, không bao giờ chúng ta coi là đủ nếu chỉ hiện hữu. Chúng ta bao giờ cũng khao khát kinh nghiệm Cái Là Ta và điều này đòi hỏi toàn bộ diện kia của Thiên Tính. Gọi là hành động.

Hãy coi là các con nắm cốt lõi của cái Ngã tuyệt vời, cái diện của thiên tính gọi là tình yêu. (Đó là Chân Lý về các con).

Đây: Tình yêu là một chuyện và hành động yêu thương lại là chuyện khác. Linh hồn ao ước làm một gì đó về bản chất của nó để có thể tự biết nó trong kinh nghiệm của chính nó. Do vậy, nó sẽ tìm cái hiện thực ý niệm cao cả nhất của nó bằng hành động. Cái khát khao làm như vậy là đam mê. Giết đam mê là giết Thượng Đế.

Các con thấy đó: Khi Thượng Đế làm điều yêu thương đó, Thượng Đế đã thực hiện Mình và chẳng còn cần thêm gì nữa.

Mặt khác, con người thường cảm thấy là cần phải có tiền lời trong các cuộc đầu tư như ta yêu một ai đó cũng muốn kiếm chác được chút gì yêu thương trở lại theo thói thường tình.

Đó không phải là đam mê. Đó là mong chờ.

Đó là cái nguồn bất hạnh lớn nhất tạo ra cho con người. Đó là điều phân cách con người với Thượng Đế. Người từ bỏ tìm cách chấm dứt sự phân chia này bằng kinh nghiệm mà một số những nhà thần bí Đông Phương gọi là Samandhi. Đó là hợp nhất, là một với Thượng Đế, hòa hợp với thiên tính, hợp tan trong thiên tính. Do vậy, người từ bỏ kết quả nhưng không bao giờ từ bỏ đam mê. Quả thế, vị chân sư biết qua trực giác rằng đam mê là đạo. Người ta thường nói rằng: Ai không có một đam mê gì đó, người đó chẳng có sức sống chút nào.

Ngài nói rằng: Chống lại cái gì cái đó tồn tại và nhìn cái gì thì cái đó biến đi.

Có thể nào Ngài giải thích điều này chăng?

Các con không thể chống lại cái gì mà các con cho là không có thực thể. Hành động chống lại một gì là hành động đem lại sự sống cho nó. Khi các con chống lại một năng lực, các con đặt nó hiện ra.

Càng chống lại càng làm cho nó thành hiện thực dù chống lại bất kỳ gì. Khi mở mắt ra và nhìn thì nó biến đi, có nghĩa là: Nó không còn giữ lại hình thể của nó nữa. Khi các con nhìn thật sự một vật các con cần nhìn xuyên qua, nhìn được như thế, sức mạnh ảo giác của sự việc sẽ biến mất.

Nhưng nếu mình không muốn cho vật mà mình nhìn biến đi thì sao?

Các con phải luôn luôn làm cho nó biến đi. Chẳng có gì trong thực tế bám vào các con. Tuy nhiên, nếu các con quyết định chọn lựa cái ảo giác về cuộc đời thay vì Chân Lý của tâm linh, các con chỉ có thể tái tạo lại nó như các con đã tạo nó ra lúc khởi đầu.

Làm như vậy, các con có thể có trong cuộc sống cái mà các con chọn lựa để có và các con loại bỏ khỏi cuộc sống cái mà các con không còn muốn kinh nghiệm.

Tuy nhiên, không nên bao giờ chống lại gì cả. Nếu nghĩ rằng chống đối sẽ loại bỏ được gì đó thì nên nghĩ lại.

Càng chống đối càng chôn chặt sự việc đó. Ta đã từng bảo với các con mọi tư tưởng đều sáng tạo sao?

Ngay cả tư tưởng nói rằng con không muốn một vật gì đó?

Nếu các con không muốn một vật thì nghĩ về nó làm gì? Nếu phải nghĩ về nó cũng đừng nên chống đối, hãy nhìn thẳng vào coi thực tế nó là cái gì? Rồi dùng sáng tạo chọn lựa nó hay không tùy theo ý thích.

Cái gì ra mệnh lệnh chọn lựa này?

Cái Các con Nghĩ Các Con Là Ai? Và Là Cái Gì? Đồng thời, Cái mà các con chọn lựa Mình Là Ai và Là Cái Gì?

Cái đó ra lệnh trong bất cứ mọi chọn lựa nào mà các con đã làm trong cuộc đời mình ở hiện tại cũng như tương lai.

Như vậy đời sống của một người từ bỏ là một con đường sai lầm?

Đó không phải là một Chân Lý. Những chữ người từ bỏ hàm một ý nghĩa sai. Trên thực tế, các con không thể từ bỏ gì cả bởi vì cái mà các con chống đối vẫn tồn tại. Một vị từ bỏ chân chính chẳng có từ bỏ mà chỉ chọn khác đi. Đó là một hành động chuyển biến tới một vật gì đó chớ không phải là dứt khỏi điều gì.

Các con không thể dứt bỏ một sự việc gì vì nó sẽ đeo đuổi các con mãi mãi. Như vậy không nên chống lại cám dỗ mà nên quay hướng khác đi. Hãy quay về Ta và đi ngược lại những gì không phải là Ta. Nhưng nên nhớ rằng: Chẳng có gì là con đường sai lầm bởi vì trong cuộc hành trình này các con không thể không tới nơi mà các con đương đi tới.

Đây chỉ là chuyện nhanh chậm, chỉ là vấn đề khi nào các con tới đó nhưng cũng vẫn chỉ là ảo giác bởi lẽ chẳng có “khi nào” cũng chẳng có “trước” hay “sau” mà chỉ có hiện tại, cái thời gian huy hoàng trong đó các con kinh nghiệm bản thân.

Vậy thì mấu chốt là gì? Nếu không có lối nào khác để không tới đó, thì mục đích cuộc sống này là gì? Tại sao chúng con phải lo lắng về tất cả những gì chúng con làm?

Hà! Tất nhiên các con không nên lo lắng, tốt hơn nên quan sát. Chí có nhận thức các con đang là ai và là gì, đang làm gì và đang có gì và coi những cái đó có phục vụ các con không?

Mục đích cuộc sống không phải là đi tới đâu cả, chỉ cần nhận thức rằng: Các con đang vẫn ở đó, vẫn đã luôn luôn ở đó.

Các con đang ở thời gian sáng tạo toàn tịnh, luôn luôn và mãi mãi. Vậy thì mục đích cuộc sống là sáng tạo Các Con Là Ai và là gì? Và rồi kinh nghiệm cái đó.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here