ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 8

0
318

CHƯƠNG 8

 

Điều thú vị khi nói chuyện với Ngài là Ngài luôn để lại cho con nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Bây giờ con có nhiều câu hỏi về chính trị cũng như về tình dục!

Có người nói 2 điều ấy là 1, và trong chính trị tất cả những gì các con làm luôn là Fu…

Khoan đã nào! Ngài lại sắp sửa nói tục phải không?

Chà, đúng vậy, Ta nghĩ rằng Ta sẽ gây sốc chút ít cho con.

Chà chà! Ngưng đi nha! Thượng Đế không nên nói chuyện cái kiểu ấy!

Thế tại sao con lại nói được?

Hầu hết chúng con đều không làm thế.

Con mà không cái quái gì.

Những người kính sợ Thượng Đế đều không nói thế.

Ồ, Ta hiểu rồi, con phải sợ Thượng Đế để không xúc phạm đến Người.

Mà ai nói rằng Ta bị xúc phạm do một lời đơn giản vậy?

Và, cuối cùng, con không thấy thú vị sao, một lời nói mà ai đó trong các con sử dụng khi đang cao hứng để mô tả tình dục vĩ đại, con cũng dùng như lời sỉ nhục nặng nhất của con? Điều đó không nói gì cho con về cách con cảm nhận về tính dục sao?

Con nghĩ Ngài nhầm lẫn rồi. Con không cho là người ta dùng những từ ấy để mô tả giây phút làm tình thực sự lãng mạn, ngây ngất đâu.

Ồ thật không? Con có bao giờ ở lại trễ trong một phòng ngủ nào chưa?

Chưa. Ngài thì sao?

Ta ở trong mọi phòng ngủ – trong mọi lúc.

Oái, điều này sẽ làm cho chúng con cảm thấy thoải mái đây.

Cái gì? Con nói rằng các con làm những chuyện trong phòng ngủ mà các con không muốn làm trước mặt Chúa?

Ai cũng không thoải mái nếu có ai đang nhìn, càng ít thoải mái hơn nếu đó là Chúa.

Nhưng trong một số nền văn hóa sơ khai, một số người vùng Polynesian – làm tình được thực hiện hoàn toàn công khai.

Vâng, nhưng hầu hết mọi người đều chưa tiến tới mức độ tự do như vậy. Thực tế là họ sẽ coi những hành vi ấy là sự thoái hóa – về một tình trạng vô đạo, sơ khai.

Những người mà con gọi là “dân ngoại” ấy rất tôn trọng sự sống. Họ không biết đến chuyện hãm hiếp, và hầu như không có giết chóc trong xã hội của họ. Xã hội các con đặt tình dục – một chức năng rất tự nhiên, rất con người – vào dưới tấm phủ, rồi nhìn xung quanh và giết chết những người đang ở bên ngoài. Đó là sự tục tĩu!

Các con đã làm cho tình dục thành dơ bẩn, đáng hổ thẹn, chuyện cấm kỵ, đến nỗi các con bối rối khi làm nó!

Vô lý. Hầu như ai cũng có một cảm thức chừng mực – thậm chí họ còn nói là cảm thức bậc cao – về tình dục. Họ xem nó là một tương tác riêng tư; với một số người, là một phần thánh thiêng trong quan hệ của họ.

Thiếu riêng tư không đồng nghĩa với thiếu sự thánh thiêng. Hầu hết mọi nghi thức thánh của nhân loại đều được thực hiện ở chỗ công cộng.

Đừng nhầm lẫn sự riêng tư với sự thánh thiêng. Hầu hết các hành vi tồi tệ nhất của các con đều diễn ra trong riêng tư, và các con chỉ dành hành vi tốt đẹp nhất của mình để bày ra công cộng thôi.

Đây không phải là một lý lẽ biện minh cho tình dục chỗ công cộng; nó chỉ là một lưu ý rằng sự riêng tư không nhất thiết tương đồng với sự thánh thiêng – và sự công khai cũng không cướp đi sự thánh thiêng của con đâu.

Còn về sự chừng mực, nguyên cái từ ấy thôi và khái niệm hành vi đứng sau nó đã cản trở niềm vui vĩ đại nhất của người ta hơn bất kỳ một cơ cấu nào của con người, chỉ đứng sau ý niệm cho rằng Thượng Đế là đấng thích trừng phạt, ý niệm dùng để kết thúc công việc.

Có vẻ như Ngài không tin vào sự chừng mực.

Cái rắc rối của “chừng mực” là có ai đó phải đặt ra tiêu chuẩn. Điều này lập tức có nghĩa là hành vi của con bị giới hạn, định hướng, kiểm soát bởi ý niệm của một người khác về cái gì sẽ đem lại niềm vui cho con.

Trong các vấn đề về tính dục – cũng như trong mọi vấn đề khác – chuyện này còn có thể lớn hơn là “giới hạn” nữa; nó có thể phá hoại.

Ta không thể nghĩ được điều gì đáng buồn hơn là một người cảm thấy thích cảm nghiệm một điều gì đó, rồi khựng lại vì họ nghĩ rằng điều họ đang mơ ước, tưởng tượng có thể vi phạm “Tiêu Chuẩn về Sự Đúng Mực!”

Con nhớ nhé, đó không phải là một điều họ không nên làm – mà chỉ là điều vi phạm sự chừng mực thôi.

Không chỉ trong chuyện tính dục, mà trong cả đời sống, không bao giờ, đừng bao giờ không làm điều gì chỉ vì nó có thể vi phạm những tiêu chuẩn của một người khác về sự chừng mực.

Nếu Ta có một dán một khẩu hiệu trên xe hơi của Ta, nó sẽ là: HÃY VI PHẠM SỰ CHỪNG MỰC

Ta sẽ dán câu ấy trong mọi phòng ngủ.

Nhưng cảm thức của chúng con về cái gì là “đúng” và “sai” là cái gắn kết xã hội lại với nhau. Làm sao chúng con có thể sống chung nếu chúng con không đồng ý với nhau về điều đó được?

“Sự chừng mực” không liên quan gì tới các giá trị tương đối của các con về “đúng” hay “sai” cả. Các con có thể đồng ý rằng “giết người là sai,” nhưng tắm truồng dưới mưa có “sai” không? Các con có thể đồng ý với nhau rằng “xơi vợ hàng xóm” là “sai”, nhưng “lấy” vợ con có sai không? Hoặc để cho vợ xơi con một cách ngon lành có sai không?

“Chừng mực” ít khi nào chỉ các hạn chế pháp lý, nhưng thường chỉ các vấn đề đơn giản hơn, về cái gì được cho là “chừng mực.”

Hành vi “chừng mực” không luôn luôn là hành vi nằm trong cái mà con gọi là “lợi ích lớn nhất” của con. Hiếm khi nào nó là hành vi đem lại cho con niềm vui lớn nhất.

Trở lại với chuyện tính dục, vậy là Ngài nói rằng bất cứ hành vi nào cũng là hành vi được chấp nhận bao lâu có sự đồng thuận đôi bên giữa những người tham gia và bị ảnh hưởng?

Điều đó lại không đúng cho cả cuộc sống sao?

Nhưng đôi khi chúng con không biết ai sẽ chịu ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng tới mức nào.

Con phải nhạy bén với điều đó. Con phải ý thức sắc bén. Và nếu có chỗ nào con thực sự không biết được, và cũng không thể đoán ra, con phải nghiêng về phía Tình Yêu.

Câu hỏi trọng tâm cho BẤT KỲ quyết định nào là: “Tình yêu sẽ làm gì bây giờ?”

Tình yêu cho chính con, và tình yêu cho mọi người khác chịu ảnh hưởng hoặc liên quan.

Nếu con yêu nhau, con sẽ không làm bất cứ điều gì con tin rằng có thể hoặc sẽ làm tổn thương đến người kia. Nếu có vấn đề hoặc nghi ngờ gì, con sẽ chờ cho đến khi con có thể minh bạch về chuyện đó.

Nhưng điều đó nghĩa là những người khác có thể giữ con làm “con tin”. Họ chỉ cần nói rằng chuyện này chuyện kia sẽ làm họ “tổn thương”, và thế là hành động của con bị cản trở.

Chỉ có bởi Chính Con thôi. Chắc con cũng không muốn cản trở hành động của chính mình với những điều không làm hại người mà con yêu?

Nhưng nếu Ngài cảm thấy bị tổn hại do không làm điều gì đó thì sao?

Khi ấy con phải nói với người yêu sự thật của con, rằng con đang cảm thấy tổn thương, thất vọng, nhụt chí do không làm điều gì đó; rằng con muốn làm điều này; rằng con muốn người yêu đồng ý để con có thể làm việc đó.

Con phải nỗ lực tìm kiếm sự đồng ý. Cố gắng đạt tới một sự thỏa hiệp; tìm kiếm một cách hành động nào để mọi người đều tông tag lợi.

Và nếu không tìm thấy cách hành động thì sao?

Khi ấy Ta sẽ lặp lại điều đã nói trước kia: Phản bội chính con để không phản bội người khác là Phản Bội. Đó là sự Bội Phản Cao Nhất.

Shakespeare của các con đã nói như thế này: ”Với bản thân con, hãy thành thực, Và phải đi theo nó, ngày cũng như đêm. Khi ấy con không thể sai lầm với bất cứ ai.”

Nhưng một người luôn “đi theo” điều mình muốn sẽ trở thành một người rất ích kỷ. Con không thể tin được rằng Ngài lại cổ vũ điều này.

Con cho rằng người ta sẽ luôn làm điều mà con gọi là “chọn lựa ích kỷ.” Ta bảo con điều này: Con người có thể thực hiện chọn lựa cao nhất.

Nhưng Ta cũng bảo con điều này: Chọn lựa cao nhất không phải luôn là chọn lựa trông có vẻ phục vụ một người khác.

Nói cách khác, đôi khi chúng ta phải đặt mình lên hàng đầu.

Ồ, con luôn phải đặt mình lên hàng đầu. Thế rồi, tùy thuộc vào điều con đang cố làm hoặc con đang tìm cách trải nghiệm mà con mới chọn lựa. Khi mục đích của con, mục đích đời con – là rất cao cả, thì các chọn lựa của con cũng sẽ như vậy. Đặt chính mình lên hàng đầu không có nghĩa là trở nên cái con gọi là “ích kỷ” – nó có nghĩa là ý thức về bản thân.

Ngài đặt một nền tảng rất rộng để dẫn lối cho các việc của con người.

Chỉ bằng việc thực hành tự do lớn nhất, sự trưởng thành lớn nhất mới đạt được, hoặc thậm chí có thể được.

Nếu tất cả những gì con đang làm là đi theo quy tắc của một người khác, khi ấy con không lớn lên, mà là vâng lời.

Ngược với các cơ cấu của con, vâng phục không phải điều Ta muốn nơi con. Vâng phục không phải là trưởng thành, và trưởng thành là điều Ta ước ao.

Và nếu chúng con không trưởng thành, Ngài sẽ ném chúng con vào hỏa ngục, phải vậy không?

Sai rồi. Nhưng Ta đã nói về điều này trong Quyển 1, và chúng ta sẽ bàn dài chuyện ấy ở Quyển 3.

Okay. Vậy, trong những tham số rộng lớn Ngài đã đặt ra, con có thể hỏi Ngài vài câu hỏi về tình dục trước khi chúng ta khép lại đề tài này không?

Bắn đi.

Nếu tình dục là một phần tuyệt vời đến thế trong kinh nghiệm của con người, thế tại sao rất nhiều bậc thầy về linh đạo lại rao giảng sự tiết chế? Và tại sao có rất nhiều bậc tôn sư có vẻ sống độc thân?

Vì cùng một lý do, hầu hết trong số họ đã được khắc họa như là sống giản dị. Những người tiến tới một mức độ hiểu biết cao đều đem những ước muốn của thân xác vào quân bình với trí óc và linh hồn họ.

Các con là những hữu thể có ba phần, và hầu hết mọi người cảm nghiệm về họ như một thân thể. Ngay cả trí óc cũng bị lãng quên sau tuổi 30. Không ai đọc nữa. Không ai viết. Không ai dạy. Không ai học. Trí óc bị quên mất. Nó không được nuôi dưỡng. Nó không được mở rộng. Không có gì mới đưa vào. Lượng xuất ra tối thiểu được yêu cầu. Trí óc không được nuôi dưỡng. Nó không được đánh thức. Nó bị ru ngủ, đần ra. Các con làm tất cả những gì có thể để bứt nó ra. Truyền hình, phim ảnh, truyện giựt gân rẻ tiền. Dù con làm gì đi nữa, đừng suy nghĩ, đừng suy nghĩ, đừng suy nghĩ.

Thế là hầu hết mọi người sống đời sống trên một bình diện thân xác. Nuôi thân xác, mặc thân xác, cho thân xác “các món”. Hầu hết mọi người không đọc lấy một quyển sách tốt – Ta muốn nói một quyển sách từ đó họ có thể học điều gì đó – trong nhiều năm. Nhưng họ có thể nói với con toàn bộ chương trình truyền hình trong tuần. Có điều gì đó rất đáng buồn trong đó.

Sự thật là, hầu hết mọi người không muốn phải suy nghĩ. Họ bầu ra người lãnh đạo, họ ủng hộ chính quyền, họ chấp nhận những tôn giáo không đòi hỏi suy nghĩ độc lập.

Hãy làm mọi thứ tiện cho tôi. Hãy nói cho tôi phải làm gì.

Hầu hết mọi người muốn thế. Tôi ngồi đâu? Khi nào tôi đứng? Tôi nên chào như thế nào? Khi nào tôi trả tiền? Anh muốn tôi làm gì?

Quy tắc là gì? Đâu là những ranh giới của tôi? Hãy nói cho tôi, hãy nói cho tôi, hãy nói cho tôi. Tôi sẽ làm – chỉ cần có ai bảo tôi thôi!

Thế rồi họ chán ghét, thất vọng. Họ đi theo các quy tắc, họ làm như họ được bảo. Có gì sai lầm nhỉ? Mọi thứ hư hỏng từ lúc nào? Tại sao nó lại nát bét ra thế?

Nó Tan vỡ vào lúc con từ bỏ cái đầu mình – công cụ sáng tạo vĩ đại nhất con có được. Đã tới lúc làm bạn với đầu con lại rồi. Hãy là bạn đồng hành với nó – nó cảm thấy cô đơn quá. Hãy nuôi dưỡng nó – nó đang chết đói đấy. Một số người trong các con, một thiểu số thôi, đã hiểu rằng các con có  một thân xác và một cái đầu. Các con đã đối xử tốt với cái đầu mình. Tuy nhiên, ngay cả trong số những người biết tôn trọng cái đầu và mọi thứ của nó

– ít người học được cách sử dụng cái đầu hơn một phần mười khả năng của nó. Nếu các con biết khả năng của nó là thế nào, các con sẽ không bao giờ ngừng thưởng thức các điều kỳ diệu của nó – và sức mạnh của nó.

Và nếu các con nghĩ số người trong các con biết quân bình đời sống giữa thân xác và trí óc là nhỏ, số người nhìn thấy mình như những hữu thể có ba phần – thân xác, trí óc và linh hồn – lại càng quá ít ỏi.

Nhưng các con là những hữu thể có ba phần đấy. Các con không chỉ là thân xác, cũng không chỉ là thân xác có một cái đầu.

Các con có nuôi dưỡng linh hồn không? Các con thậm chí có biết đến nó không? Các con đang chữa lành nó hay làm tổn thương nó? Các con đang lớn lên hay đang chết héo? Các con đang lớn ra hay co lại?

Có phải linh hồn con cũng cô đơn như trí óc con không? Có phải thậm chí nó còn bị lãng quên không? Và lần cuối cùng con cảm thấy tâm hồn con được diễn tả là khi nào? Lần cuối cùng con khóc vì vui mừng là khi nào? Con có làm thơ không? Sáng tác nhạc? Khiêu vũ dưới mưa? Làm bánh? Vẽ một cái gì? Sửa một món đồ bị hỏng? Hôn một em bé? Áp một con mèo lên mặt? Leo lên đồi? Tắm truồng? Đi bộ lúc bình minh? Chơi Harmonica? Nói chuyện ‘đến khuya’? Làm tình hàng giờ… trên bờ biển, trong rừng? Hòa mình với thiên nhiên? Tìm kiếm Thượng Đế?

Lần cuối cùng con ngồi một mình trong thinh lặng, đi vào nơi sâu thẳm nhất của lòng mình là khi nào? Lần cuối con chào linh hồn mình là lúc nào? Khi con sống như một tạo vật một mặt, con lún sâu vào những vấn đề của thân xác: Tiền bạc, tình dục. Sở hữu. Kích thích và thỏa mãn vật chất. An toàn.

Danh tiếng. Lợi nhuận.

Khi con sống như một tạo vật hai mặt, con mở rộng mối quan tâm đến những vấn đề của trí óc. Đồng hành, sáng tạo. Kích thích bởi những tư tưởng mới, ý niệm mới; sáng tạo những mục đích mới, thách đố mới; sự trưởng thành cá nhân.

Khi con sống như một tạo vật ba mặt; cuối cùng con cũng đạt tới sự quân bình với chính mình. Mối quan tâm của con bao gồm cả những vấn đề của linh hồn: căn tính thiêng liêng; mục đích cuộc đời; quan hệ với Thượng Đế, nẻo đường tiến hóa; trưởng thành tâm linh; định mệnh cuối cùng.

Khi con tiến hóa vào những trạng thái ý thức ngày càng cao, con đưa vào nhận thức trọn vẹn mọi khía cạnh của hữu thể con.

Nhưng sự tiến hóa không có nghĩa là bỏ rơi những khía cạnh của Bản Ngã vì những khía cạnh khác. Nó chỉ có nghĩa là mở rộng điểm tập trung; quay đi khỏi hầu hết những dấn thân độc quyền với một khía cạnh, mà hướng về tình yêu đích thực và yêu mến đối với mọi khía cạnh.

Vậy tại sao có rất nhiều bậc thầy tán thành sự tiết dục?

Vì họ không tin rằng loài người có thể đạt tới sự quân bình. Họ tin rằng năng lượng tính dục – và các năng lượng bao quanh các kinh nghiệm thế tục khác – quá mạnh không thể điều hòa được, để đưa nó vào quân bình. Họ tin rằng kiêng cữ là cách duy nhất để tiến hóa về mặt tâm linh, thay vì chỉ là một kết quả có thể có của nó.

Nhưng không phải sự thật là một số người tiến hóa cao đã “từ bỏ tình dục” sao?

Không, theo nghĩa cổ điển của từ “từ bỏ.” Đây không phải là một sự bỏ đi điều gì do ép buộc, cái mà con vẫn muốn nhưng biết là “có thì không tốt.” Nó giống hơn với một sự giải phóng giản đơn, một chuyển động ra xa, như người ta đẩy mình ra xa khỏi một lời mời ăn sáng lần nữa. Không phải vì món điểm tâm không ngon. Cũng không phải vì nó không tốt cho con. Nhưng đơn giản chỉ vì, dù nó tuyệt vời đến đâu, nhưng con no rồi.

Khi con có thể buông bỏ sự dính líu với tình dục với lý do này, con có thể muốn làm như thế. Rồi một lần nữa, con có thể không. Con có thể chẳng bao giờ quyết định rằng mình đã “no”, và có thể vẫn luôn muốn lại kinh nghiệm này, trong hòa hợp với những kinh nghiệm khác của Hiện Hữu con.

Điều ấy tốt thôi. Tất cả đều tốt. Hoạt động tính dục không kém chất lượng cho việc giác ngộ, không kém phần tiến hóa tâm linh so với không hoạt động tính dục đâu.

Điều mà giác ngộ và tiến hóa khiến con mất đi chính là sự nghiện thèm với tình dục, nhu cầu sâu xa phải có kinh nghiệm, những hành vi bị cưỡng bức.

Và cũng thế, sự quan tâm quá mức tới tiền bạc, quyền lực, an toàn, sở hữu, và những kinh nghiệm khác của thân xác sẽ biến mất. Nhưng sự yêu thích đích thực của con với chúng sẽ không và cũng không nên mất đi. Sự yêu thích tất cả cuộc sống là sự tôn trọng với Tiến Trình mà Ta đã tạo ra. Chán ghét sự sống hoặc bất cứ niềm vui nào của nó, dù là niềm vui cơ bản nhất, niềm vui thể lý – là chán ghét Ta, Người Sáng Tạo.

Vì khi con gọi sáng tạo của Ta là xấu xa, thì con gọi Ta là gì? Nhưng khi con gọi sáng tạo của Ta là thánh, con thánh hóa kinh nghiệm của kinh nghiệm về nó, và thánh hóa cả Ta nữa.

Ta bảo con điều này: Ta không tạo ra một cái gì đáng khinh cả – và như Shakespeare của các con đã nói, “không có gì tội lỗi, chỉ e rằng suy nghĩ mới làm cho nó như thế thôi.”

Điều này đưa con tới vài câu hỏi nữa, mấy câu hỏi cuối cùng, về tình dục. Vậy có phải mọi kiểu tình dục giữa những người lớn đồng tình với nhau đều tốt không?

Đúng vậy.

Con muốn nói thậm chí cả tình dục “kỳ cục”? Cả tình dục không tình yêu? Cả tình dục đồng giới?

Trước hết, một lần nữa hãy nói rõ rằng không có gì bị Thượng Đế chê cả. Ta không có ngồi đây để xét đoán, để gọi một hành động này là Tốt và cái khác là Xấu.

(Con biết rồi, Ta đã nói dài về chuyện này trong Cuốn 1.)

Bây giờ, trong bối cảnh cái gì giúp con, cái gì không giúp con trên Con đường Tiến Hóa, chỉ có con mới có thể quyết định.

Tuy nhiên, có một sự chỉ dẫn bao quát, trên đó mọi linh hồn tiến hóa đều đồng ý. Không có hành động nào gây ra tổn thương cho người khác lại đưa tới sự tiến hóa nhanh chóng cả.

Còn có một chỉ dẫn thứ nhì nữa.

Không có hành động nào liên quan tới người khác có thể thực hiện mà không được sự đồng ý hoặc cho phép của người kia.

Bây giờ chúng ta hãy xem các vấn đề con về hỏi trong bối cảnh các hướng dẫn này. Tình dục “lập dị”? Ừm, nếu nó không làm tổn thương ai, và được thực hiện với sự cho phép của mọi người, thì có lý do nào có người gọi nó là “sai” nhỉ?

Tình dục không tình yêu? Tình dục “chỉ vì tình dục” đã được tranh luận ngay từ thời xưa rồi. Ta thường nghĩ mỗi khi Ta nghe được câu hỏi này là Ta muốn đi vào một phòng đầy người và nói: “Mọi người ở đây, có ai chưa từng bao giờ có quan hệ tình dục ngoài một mối quan hệ chính thức, kéo dài, có cam kết, yêu thương, chung thủy, xin hãy giơ tay lên.”

Ta chỉ nói thế này thôi: Bất cứ cái gì không có tình yêu đều không phải là con đường nhanh nhất dẫn tới Thượng Đế.

Dù đó là tình dục không tình yêu hay là món spaghetti không tình yêu, thịt viên không tình yêu, nếu con chuẩn bị bữa tiệc và tiêu thụ nó mà không có tình yêu, con đang thiếu mất phần đặc biệt nhất của kinh nghiệm rồi.

Thiếu phần đó có gì sai không? Một lần nữa, “sai” có lẽ không phải là từ thích hợp. “Không thuận lợi” có thể tốt hơn, nếu con muốn tiến hóa thành một hữu thể tâm linh bậc cao hơn, nhanh hết mức có thể.

Tình dục đồng giới ư? Rất nhiều người muốn nói rằng Ta chống lại tình dục đồng giới – hoặc hành động nhân danh nó. Nhưng Ta không xét đoán gì cả về chọn lựa này kia của các con.

Người ta muốn đưa ra đủ loại xét đoán về giá trị – về mọi thứ – và Ta sắp phá hỏng bữa tiệc. Ta sẽ không tham dự với họ trong những phán đoán ấy, điều đó lại càng khó hòa hợp với những người nói rằng Ta đã tạo ra chúng.

Ta quan sát thấy thế này: Có một thời, người ta nghĩ rằng hôn nhân giữa những người khác chủng tộc không chỉ không nên khuyến khích, mà còn chống lại luật Thượng Đế nữa. (Kỳ lạ là một số người vẫn nghĩ thế.) Họ chỉ vào Kinh Thánh của họ như là thẩm quyền của họ – thậm chí như họ làm cho quyền bính của họ về các vấn đề xoay quanh chuyện đồng tính luyến ái vậy.

Ngài muốn nói là người khác chủng tộc được phép cưới nhau à?

Câu hỏi này khá vớ vẩn, nhưng không ngớ ngẩn như sự chắc chắn của một số người cho rằng câu trả lời là “không”.

Còn câu hỏi về tình dục đồng giới cũng ngớ ngẩn như vậy à?

Con quyết định đi. Ta không xét đoán về chuyện đó, hay về bất cứ điều gì. Ta biết con muốn Ta xét đoán. Điều đó sẽ làm cho đời sống con dễ chịu hơn nhiều. Không cần quyết định điều gì. Không có những tiếng kêu khó chịu. Mọi thứ đã được quyết định cho con rồi. Không cần làm gì cả ngoài vâng lời. Không còn gì nhiều của một cuộc sống, ít nhất về mặt sáng tạo hay tự trao quyền, ngoại trừ địa ngục… cũng không bị stress luôn.

Cho con hỏi Ngài vài câu hỏi về tình dục và trẻ em. Ở tuổi nào thì thích hợp để cho phép trẻ em ý thức về tính dục như một kinh nghiệm sống?

Trẻ em ý thức về mình như một hữu thể có giới tính – tức là, như một con người – từ lúc khởi đầu cuộc sống của chúng. Điều mà nhiều bậc cha mẹ trên hành tinh của các con hiện đang làm là cố gắng ngăn cản chúng biết được điều đó. Nếu tay của em bé đi vào “nhầm chỗ”, con kéo nó ra chỗ khác. Nếu một đứa bé con bắt đầu tìm những thời điểm để tự sướng trong niềm vui ngây thơ với cơ thể của nó, con phản ứng với sự kinh hãi, và truyền cảm giác kinh hãi ấy cho con của con. Đứa trẻ tự hỏi: “mình đã làm gì, mình đã làm gì? Mẹ giận rồi, mình đã làm gì nhỉ?”

Với loài người các con, vấn đề không phải là khi nào thì cho con cái các con làm quen với tình dục, mà là khi nào thì các con thôi đòi hỏi rằng chúng phủ nhận căn tính là hữu thể có giới tính. Đâu đó khoảng giữa độ tuổi 12 và 17, hầu hết các con từ bỏ cuộc chiến rồi, và nói, đại khái (mặc dù lẽ đương nhiên là không bằng lời – đơn giản là các con không nói về những điều này): “Được rồi, bây giờ con có thể thấy là con có những cơ quan sinh dục và những chuyện liên can tới tình dục để làm với chúng.”

Nhưng vào lúc này, tác hại đã gây ra rồi. Con cái con đã được cho thấy cả chục năm trước hoặc hơn thế rằng chúng phải xấu hổ với những phần cơ thể ấy. Một số thậm chí còn không được gọi đúng tên các bộ phận này. Chúng nghe mọi thứ, từ “chim” đến “hạ thể” cho tới những từ mà một số người trong các con phải nỗ lực lắm để phát minh ra – tất cả chỉ nhằm tránh việc gọi thẳng “dương vật” hay “âm đạo.”

Vậy khi đã nắm rất rõ ràng rằng mọi thứ có liên quan tới những phần cơ thể ấy phải được che giấu, tránh nói tới, phủ nhận, khi ấy con cái con bước vào tuổi dậy thì mà không biết điều gì làm nên những cái đang xảy ra với chúng. Chúng không hề có sự chuẩn bị gì. Dĩ nhiên, khi ấy chúng hành động một cách đáng thương, khi đáp ứng với những thúc đẩy mới mẻ và khẩn cấp nhất một cách kỳ cục, nếu không nói là không phù hợp.

Điều này không cần thiết, Ta cũng không coi thế là phục vụ con cái các con, lại còn rất nhiều đứa trong chúng đi vào đời sống người lớn với những cấm kỵ, ức chế tình dục, và có thể tới mức “tịt luôn”.

Ngày nay trong các xã hội văn minh, con cái không bao giờ bị đe dọa, khiển trách hoặc “sửa sai” khi chúng bắt đầu tìm kiếm các thú vui đầu đời trong tự nhiên của chính con người chúng. Giới tính của cha mẹ chúng cũng không – tức là, căn tính của cha mẹ chúng như những hữu thể có giới tính – nhất là bị tránh né hay che giấu không cần thiết. Khỏa thân, dù là cha mẹ hay con cái hoặc anh em, được nhìn và đối xử như hoàn toàn tự nhiên, hoàn toàn kỳ diệu, hoàn toàn bình thường – không như những điều đáng phải hổ thẹn.

Các chức năng tính dục cũng được nhìn và đối xử hoàn toàn tự nhiên, hoàn toàn kỳ diệu, và hoàn toàn bình thường.

Trong một số xã hội, cha mẹ quan hệ với nhau trong sự chứng kiến trọn vẹn của con cái họ – và còn gì có thể cho con cái họ cảm thức lớn lao hơn về vẻ đẹp và sự kỳ diệu và bình thường và niềm vui tinh tuyền và sự hoàn toàn bình thường của sự biểu hiện tình yêu giới tính hơn thế? Vì cha mẹ luôn làm mẫu về “đúng” và “sai” trong mọi hành vi, và con cái nhận lấy những tín hiệu tế nhị và không tế nhị lắm từ cha mẹ chúng về mọi thứ thông qua điều chúng thấy cha mẹ suy nghĩ, nói và làm.

Như đã nói trước đây, con có thể gọi những xã hội ấy là “ngoại đạo” hay “sơ khai”, nhưng có thể thấy được rằng trong những xã hội ấy, hiếp dâm và những tội phạm do sự đam mê hầu như không hiện hữu, đĩ điếm bị cười nhạo như chuyện ngớ ngẩn, và các cấm đoán và rối loạn tính dục đều không được nghe nói tới bao giờ.

Trong khi sự cởi mở như vậy không được đề nghị chỉ cho xã hội riêng của các con (trong tất cả, nhưng đặc biệt nhất của thiết lập nó không có nghi ngờ sẽ là văn hóa quá kỳ thị), nó là thời gian mà cái gọi là nền văn minh hiện đại trên hành tinh của các con làm điều gì đó để kết thúc sự kềm chế, cảm giác tội lỗi và xấu hổ quá thường xuyên bao quanh và đặc trưng cho toàn bộ các biểu hiện kinh nghiệm tình dục và xã hội của các con.

Ngài có gợi ý hay ý kiến gì không?

Hãy thôi đừng dạy con cái ngay từ đầu đời chúng rằng những thứ liên quan tới chức năng rất tự nhiên của thân thể chúng là đáng hổ thẹn và sai lầm. Thôi đừng dạy cho con cái con rằng bất cứ cái gì liên quan tới tính dục đều phải che giấu. Hãy cho phép con cái con nhìn thấy và quan sát khía cạnh lãng mạn của các con. Hãy cho chúng thấy các con ôm nhau, vuốt ve, nựng – hãy cho chúng thấy cha mẹ chúng yêu nhau và bày tỏ tình yêu một cách cụ thể là một điều rất tự nhiên và rất kỳ diệu. (Con sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng trong nhiều gia đình, một bài học giản đơn như thế chưa bao giờ được dạy cả.)

Khi con cái con bắt đầu chấp nhận các cảm xúc, tò mò và thúc bách tình dục của chính chúng, hãy làm cho chúng kết nối với kinh nghiệm mới mẻ và mở rộng này của chính chúng với một cảm giác hoan hỉ và thưởng thức nội tâm, chứ không phải tội lỗi và hổ thẹn.

Và lạy Chúa, hãy dừng ngay việc che giấu thân xác con trước con cái đi. Nếu chúng thấy con đang khỏa thân bơi lội trong một hồ nước vùng quê trong một chuyến cắm trại, hoặc trong hồ bơi sân sau nhà, chuyện ấy hoàn toàn bình thường; đừng quá lo lắng chuyện chúng bất chợt thấy con đang đi từ phòng ngủ sang phòng tắm mà không mặc đồ; hãy chấm dứt nhu cầu che đậy, đóng cửa, ngăn chặn mọi cơ hội, dù vô tội đến đâu, cho con con được giới thiệu với con như một hữu thể có căn tính tính dục của chính con. Con cái nghĩ về cha mẹ chúng như những kẻ vô tính, vì cha mẹ chúng đã tự khắc họa mình theo cách ấy. Rồi khi ấy chúng hình chung chúng cũng phải sống như thế, bởi vì mọi trẻ em đều ganh đua với cha mẹ chúng. (Các chuyên gia trị liệu sẽ nói cho con biết rằng ngay hiện nay, một số con cái đã trưởng thành vẫn gặp thời gian khó khăn nhất để hình dung cha mẹ chúng thực sự “đang làm” chuyện đó, và dĩ nhiên điều đó tràn đầy trong những đứa con ấy, bây giờ là những bệnh nhân trong văn phòng nhà tư vấn, sự tức giận, mặc cảm tội lỗi hay hổ thẹn, vì chúng một cách tự nhiên muốn “làm điều đó,” và chúng không thể hình dung ra mình có gì sai).

Vậy, hãy nói chuyện về tình dục với con cái con, hãy cười phá lên về tình dục với con con, dạy chúng và cho phép chúng, và nhắc nhở chúng, chỉ cho chúng thấy làm thế nào để hân thưởng tính dục của chúng. Đó là điều con có thể làm cho con cái con. Và con làm điều này từ khi chúng sinh ra, với cái hôn đầu tiên, cái nựng đầu tiên, sự vuốt ve đầu tiên chúng nhận từ con, và chúng nhìn thấy con nhận được từ nhau.

Cảm ơn Ngài. Cảm ơn Ngài. Con rất hy vọng Ngài sẽ đem lại lại chút lành mạnh nào đó cho chủ đề này. Nhưng một câu hỏi cuối cùng. Khi nào là thích hợp để giới thiệu, thảo luận hoặc tranh luận về tính dục với con cái mình?

Chúng sẽ nói cho con biết khi nào đến lúc. Mỗi đứa trẻ sẽ làm rõ chuyện đó, không sai được đâu, nếu con thực sự quan sát và lắng nghe. Thực sự là nó sẽ đến theo từng kỳ. Nó đến theo tuổi. Và con sẽ biết cách thích hợp theo tuổi để ứng phó với sự chín muồi theo kỳ của tính dục con cái con, nếu con rõ ràng, nếu con kết thúc với “việc chưa kết thúc” của con về tất cả chuyện này.

Làm sao chúng con đi tới chỗ đó được?

Hãy làm những gì cần thiết. Đăng ký một buổi hội thảo. Gặp một chuyên gia trị liệu. Tham gia một nhóm. Đọc một quyển sách. Suy niệm về nó. Khám phá hết cỡ về nhau, khám phá lại về nhau như nam và nữ. Hãy khám phá, thăm lại, lấy lại, tìm lại giới tính của chính con. Hãy thưởng thức nó. Thích thú nó. Làm chủ nó. Hãy làm chủ tính dục đầy niềm vui của chính con, và khi ấy con có thể cho phép và cổ vũ con cái con làm chủ tính dục của chúng.

Một lần nữa, xin cảm ơn Ngài. Bây giờ, khi bỏ qua các vấn đề với con cái và trở lại chủ đề lớn hơn về tính dục con người, con phải hỏi Ngài thêm một câu nữa. Và điều này có vẻ xấc xược và khiếm nhã nữa, nhưng con không thể kết thúc cuộc nói chuyện này mà không hỏi nó được.

Thôi đừng xin lỗi nữa, có hỏi gì thì hỏi đi.

Được rồi. Có chuyện gọi là “quá nhiều” trong tình dục không?

Không. Dĩ nhiên là không rồi. Nhưng có cái gọi là quá nhiều nhu cầu tình dục.

Ta đề nghị điều này: Hãy thưởng thức mọi sự. Không cần gì hết.

Kể cả con người?

Kể cả con người. Đặc biệt là con người. Cần đến ai đó là cách nhanh nhất để giết chết một mối quan hệ.

Nhưng tất cả chúng con ai chả muốn cảm thấy mình được cần.

Vậy thì thôi đi. Thay vào đó, hãy thích cảm thấy mình không được cần đến – vì quà tặng lớn nhất con có thể cho ai đó là sức mạnh và khả năng không cần đến con, không cần con vì một cái gì cả.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here