CHƯƠNG 4
Ái chà, chúng ta thực sự lạc đề rồi. Bắt đầu là nói chuyện về Thời gian, kết thúc lại nói về tôn giáo có tổ chức.
Đúng vậy, đó là chuyện xảy ra khi nói chuyện với Thượng Đế. Khó mà giữ giới hạn cho đối thoại lắm.
Để con xem có thể tóm tắt lại những điểm Ngài nhấn mạnh trong Chương 3 không nhé!
Không có thời gian, chỉ có lúc này thôi. Không có thời điểm nào ngoại trừ thời điểm này.
Thời gian không phải cái gì liên tục. Nó là một phương diện của Tương đối tính, tồn tại trong một phạm trù “lên và xuống” với các “thời điểm” và “biến cố” chồng lên nhau, xảy ra đồng thời.
Chúng ta không ngừng chu du giữa các thực tại trong lĩnh vực này của thời gian- phi thời gian – mọi lúc, thường là trong giấc ngủ. Cảm giác ngờ ngợ là một kiểu chúng ta nhận thức về điều này.
Chưa bao giờ có một thời gian ở đó chúng ta đã không có – cũng sẽ không bao giờ có một thời gian như thế.
Khái niệm “Tuổi” liên hệ với linh hồn, thực ra là liên hệ với những mức độ ý thức, chứ không phải với chiều dài “thời gian.” Không có sự dữ.
Chúng ta là Hoàn Hảo, như chúng ta là.
“Sai” là sự khái quát hóa của trí óc, dựa trên Kinh nghiệm Tương đối. Chúng ta lập ra những quy tắc khi chúng ta tiến đi, thay đổi chúng cho phù hợp với Thực Tại Hiện Giờ, và điều đó hoàn toàn ổn. Nó là đúng như
nó nên là, phải là, nếu chúng ta là những hữu thể tiến hóa.
Hitler đã lên thiên đàng (!)
Mọi thứ xảy ra đều là ý Thượng Đế – tất cả mọi sự. Điều đó bao gồm không chỉ bão lụt, giông tố, và động đất, nhưng cả Hitler nữa. Bí mật của hiểu biết là biết được Mục đích đằng sau các biến cố.
Không hề có “trừng phạt” sau cái chết, và mọi nhân quả chỉ tồn tại trong Kinh nghiệm Tương đối, chứ không ở trong Cõi Tuyệt đối.
Các thần học của con người là nỗ lực điên khùng của nhân loại nhằm giải thích một Thượng Đế điên khùng không tồn tại.
Cách duy nhất để thần học của con người có ý nghĩa là chúng ta chấp nhận một Thượng Đế không có ý nghĩa gì hết. Thế nào? Bản tóm như thế tốt chứ?
Tuyệt vời.
Tốt rồi. Vì bây giờ con đã có một triệu câu hỏi. Các câu thứ 10 và 11 chẳng hạn, cần được làm sáng tỏ thêm. Tại sao Hitler lên thiên đàng? (Con biết Ngài vừa mới thử giải thích điều này, nhưng con cần hơn thế.) Và đâu là mục đích đứng đằng sau mọi biến cố? Và cái Mục đích lớn hơn này liên hệ với Hitler và những bạo chúa khác như thế nào?
Trước hết hãy nói về Mục đích.
Mọi biến cố, mọi kinh nghiệm đều có mục đích là tạo ra cơ hội. Các biến cố và kinh nghiệm là các Cơ hội. Không hơn không kém.
Sai lầm là đánh giá chúng như những việc làm của ma quỷ, sự trừng phạt của Thượng Đế, “phần thưởng của Trời,” hoặc bất cứ điều gì khác. Chúng chỉ đơn thuần là các Sự kiện và Trải nghiệm, những cái xảy ra mà thôi.
Chính điều chúng ta nghĩ về chúng, làm về chúng, đáp ứng với chúng mới cho chúng một ý nghĩa. Các biến cố và kinh nghiệm là các cơ hội được kéo đến cho con, được cá nhân hay tập thể các con tạo ra thông qua ý thức. Ý thức tạo ra kinh nghiệm. Con đang cố gắng nâng cao ý thức của mình. Con đã lôi kéo các cơ hội ấy đến với mình để có thể sử dụng chúng như những công cụ trong việc sáng tạo và trải nghiệm Người Mà Con Là. Người Mà Con Là là một hữu thể có ý thức cao hơn mức hiện giờ con đang thể hiện.
Bởi vì Ý Ta là con nên biết và trải nghiệm Người Mà Con Là, Ta cho phép con tự đưa mình vào bất cứ sự kiện và kinh nghiệm nào con chọn làm ra để đạt được điều đó.
Những Tay Chơi khác trong Trò Chơi Vũ Trụ đôi lúc cũng cùng tham gia với con – hoặc như những Người Gặp Thoáng Qua, Người Tham Dự Vòng Ngoài, Đồng Đội Tạm Thời, Người Phối Hợp Dài Hạnh, Bà Con và Gia Đình, Người Yêu, hoặc Bạn Đời.
Những linh hồn ấy được con lôi kéo đến với mình. Con được họ lôi kéo đến với họ. Đó là một kinh nghiệm sáng tạo hỗ tương, bày tỏ các chọn lựa và ước muốn của cả hai.
Không ai đến với con tình cờ cả. Không có cái gọi là ngẫu nhiên. Không có gì xảy ra tình cờ cả.
Cuộc sống không phải là sản phẩm của cơ hội.
Các sự kiện, cũng như con người, được lôi kéo đến với con, bởi con, vì các mục đích của chính con. Các kinh nghiệm và sự phát triển ở tầm mức cả hành tinh là kết quả của ý thức nhóm. Chúng được lôi kéo đến với toàn thể nhóm của con, như là kết quả của các chọn lựa và ước muốn của cả một nhóm.
Ngài nói “nhóm của con” là có ý gì?
Ý thức nhóm là cái còn chưa được hiểu rộng rãi, nhưng nó cực kỳ mạnh mẽ, và nếu con không cẩn thận, nó thường đè bẹp ý thức cá nhân. Vì thế, con phải luôn nỗ lực để tạo ra ý thức nhóm ở bất cứ nơi nào con đến, và với bất cứ cái gì con làm, nếu con muốn kinh nghiệm sống rộng lớn hơn của con được hòa hợp.
Nếu con ở trong một nhóm mà ý thức nhóm không phản ảnh ý thức của con, và ngay lúc này con không thể nào thay đổi ý thức nhóm một cách hiệu quả, khôn ngoan là con hãy rời bỏ nhóm, bằng không thì nhóm có thể dắt mũi con. Nó sẽ đi tới nơi nó muốn đi, bất kể đến nơi con muốn đi là nơi nào.
Nếu con không thể tìm thấy một nhóm mà ý thức của nó phù hợp với ý thức của con, hãy là nguồn của một nhóm. Những người khác có ý thức tương tự sẽ bị lôi kéo đến với con.
Các cá nhân và những nhóm nhỏ hơn phải ảnh hưởng tới những nhóm lớn hơn – và cuối cùng, nhóm lớn nhất là TẤT CẢ loài người – để có được thay đổi đáng kể và bền vững trên hành tinh của các con.
Thế giới của các con, và tình trạng trong nó, là phản chiếu của ý thức toàn thể, kết hợp của mọi người đang sống ở đó.
Con có thể nhìn thấy xung quanh con, nhiều việc dở dang còn phải làm. Trừ phi, dĩ nhiên, con hài lòng với thế giới như hiện tại. Điều đáng ngạc nhiên là phần lớn người ta hài lòng thế. Bởi thế mà thế giới không thay đổi.
Hầu hết mọi người hài lòng với một thế giới trong đó sự khác biệt chứ không phải tương đồng được tôn trọng, và sự bất đồng được sắp xếp bởi xung đột và chiến tranh.
Hầu hết mọi người thỏa mãn với một thế giới trong đó sinh tồn là dành cho người mạnh nhất, “sức mạnh là lẽ phải, cạnh tranh là bắt buộc, và chiến tông tag được gọi là điều tốt đẹp nhất.”
Nếu một hệ thống như thế cũng tạo ra những “người thua cuộc” – thì cũng chấp nhận thế, miễn là con không ở trong số đó.
Hầu hết mọi người thỏa mãn, cho dù một mô hình như thế tạo ra những người thường bị giết chết khi bị xem là “sai”, chết đói và vô gia cư khi họ là “người thua cuộc,” bị áp bức và bóc lột khi họ không đủ mạnh.
Hầu hết mọi người định nghĩa “sai” là cái gì khác với họ. Đặc biệt, khác biệt tôn giáo là không chấp nhận được, cũng như nhiều khác biệt về xã hội, kinh tế hay văn hóa.
Sự bóc lột tầng lớp hạ cấp được biện minh bởi những tuyên bố mang tính tự khen từ giới thượng lưu về chuyện các nạn nhân của họ hiện giờ tình cảnh tốt hơn nhiều so với trước khi bị bóc lột. Bằng thước đo này, giới thượng lưu có thể lờ đi vấn đề mọi người nên được đối xử thế nào nếu người ta thực sự công bằng, thay vì chỉ làm cho một hoàn cảnh tồi tệ nên tốt hơn một chút rồi hưởng lợi một cách tục tĩu qua giao dịch đó.
Hầu hết mọi người phá lên cười khi có người đề nghị một loại hệ thống khác với cái hiện đang tồn tại. Họ nói rằng những hành vi kiểu cạnh tranh và giết chóc và “kẻ chiến tông tag chiếm được chiến lợi phẩm” là cái làm cho nền văn minh của họ nên vĩ đại! Hầu hết mọi người thậm chí còn nghĩ rằng không còn con đường tự nhiên nào khác, rằng bản chất của con người là cư xử theo lối ấy, và hành động theo cách khác sẽ giết chết tinh thần nội tại đang đưa con người tới thành công. (Không ai từng đặt câu hỏi “Thành công cái gì?”)
Lại càng khó hiểu với những người thực sự giác ngộ là, hầu hết mọi người trên hành tinh của các con tin vào triết lý này, và đó là lý do tại sao hầu hết mọi người không quan tâm đến số đông đang đau khổ, sự áp bức những nhóm thiểu số, sự tức giận của tầng lớp hạ lưu, hoặc nhu cầu sống còn của ai đó ngoài bản thân họ và những người thân thích gần gũi với họ.
Hầu hết mọi người không thấy rằng họ đang tàn phá Trái Đất của họ – chính hành tinh đem cho họ Sự Sống – vì hành động của họ chỉ tìm kiếm tăng cường chất lượng cuộc sống của họ thôi. Thật đáng ngạc nhiên, họ không đủ tầm nhìn xa để thấy rằng các lợi ích ngắn hạn có thể tạo ra thua lỗ dài hạn, và thường là như thế, sẽ là như thế.
Hầu hết mọi người bị đe dọa bởi ý thức nhóm, một khái niệm như lợi ích tập thể, một cái nhìn về một thế-giới, hoặc một Thượng Đế hiện hữu trong hiệp nhất với toàn thể tạo thành, thay vì tách rời khỏi nó.
Nỗi sợ một cái gì đó đưa đến sự hiệp nhất và việc cả hành tinh này vinh danh Tất Cả Những Gì Chia Cắt khiến tạo ra sự chia rẽ, bất hòa, cắt đứt – nhưng các con xem ra không có khả năng học được từ chính kinh nghiệm của các con, và vì thế các con tiếp tục các hành vi của mình, với cùng một hậu quả. Sự bất lực trong việc cảm nghiệm đau khổ của người khác như là của mình là cái cho phép sự đau khổ ấy tiếp diễn.
Chia rẽ làm phát sinh sự thờ ơ, sự thượng tôn giả tạo. Sự hiệp nhất làm phát sinh thông cảm, bình đẳng đích thực.
Các biến cố xảy ra trên hành tinh của con – đã xảy ra đều đặn cả 3000 năm rồi – như Ta đã nói, là phản ánh của Ý Thức Tập Thể của “nhóm của con” – là nhóm của toàn hành tinh các con.
Mức độ ý thức ấy có thể được diễn tả một cách tốt nhất bằng từ ngữ “sơ khai”.
Hừm. Vâng. Nhưng chúng ta dường như đã đi trật khỏi câu hỏi ban đầu rồi.
Không phải thế đâu. Con hỏi về Hitler. Kinh nghiệm Hitler được hiện thực hóa như là kết quả của ý thức tập thể. Nhiều người muốn nói rằng Hitler đã thao túng một nhóm, trong trường hợp này là những đồng bào của ông ấy – bằng sự xảo quyệt và điêu luyện trong hùng biện của ông ta. Nhưng lối giải thích này tùy tiện đặt tất cả sự khiển trách lên vai Hitler, trong khi đó chính là điều mà cả khối người ấy mong muốn.
Nhưng Hitler không thể làm gì nếu không có sự hợp tác và hỗ trợ và chủ ý phục tùng của hàng triệu con người. Nhóm nhỏ hơn, tự gọi là người Đức phải chịu trách nhiệm khổng lồ trong vụ Holocaust. Cũng như, tới một mức độ nào đó, nhóm lớn hơn mệnh danh Nhân Loại, dù không làm gì khác, cũng đã cho phép mình thờ ơ và vô cảm với đau khổ ở nước Đức cho đến khi nó đạt tới mức độ rộng lớn đến độ cả những người theo chủ nghĩa cô lập nhẫn tâm nhất cũng không thể làm ngơ được nữa.
Con thấy đấy, chính ý thức tập thể đã cung cấp mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của phong trào Nazi. Hitler đã chớp lấy thời cơ, nhưng ông ta không tạo ra nó.
Điều quan trọng là hiểu được bài học ở đây. Một ý thức nhóm luôn nói về sự tách rời và thượng tôn sẽ tạo ra sự mất đi lòng thông cảm trên diện rộng, và mất đi sự thông cảm thì không tránh khỏi sự mất lương tâm theo sau nó.
Một khái niệm tập thể ăn rễ trong chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ bỏ qua những tiếng kêu nài của người khác, nhưng làm cho mọi người khác có trách nhiệm với con, và như thế biện minh cho sự báo thù, “sửa dạy,” và chiến tranh.
Auschwitz là giải pháp của Nazi như một cố gắng “sửa dạy” dành cho vấn đề người Do Thái.”
Sự kinh khủng của Kinh Nghiệm Hitler không phải ở chỗ ông ta đã phạm tội với nhân loại, song là việc nhân loại đã cho phép ông ta làm điều đó.
Điều ngạc nhiên không chỉ là một Hitler đã đến, song là rất nhiều Hitler khác đã đến.
Sự ô nhục không chỉ là Hitler đã giết hàng triệu người Do thái, nhưng là hàng triệu người Do thái đã bị giết trước khi bàn tay của Hitler bị chặn lại.
Mục đích của Kinh nghiệm Hitler là để cho nhân loại nhìn thấy rõ về mình.
Trong suốt lịch sử, con đã có những bậc thầy nổi danh, mỗi vị trình bày những cơ hội đặc biệt để nhớ lại Người mà Con Thực Sự Là. Những bậc thầy ấy đã cho con thấy được cái cao nhất và thấp nhất của khả năng con người.
Họ đã trình bày những gương mẫu sống động, thu hút về thế nào là làm người, về nơi con có thể đi cùng với kinh nghiệm, về nơi mà nhiều người trong các con có thể và muốn đi tới, với ý thức của các con.
Một điều phải ghi nhớ: Ý thức ở khắp mọi nơi, và nó tạo ra kinh nghiệm của con. Ý thức tập thể rất mạnh, và tạo ra kết quả với vẻ mỹ lệ hoặc xấu xa kinh khủng. Chọn lựa là ở nơi các con.
Nếu con không thỏa mãn với ý thức của nhóm của con, hãy tìm cách thay đổi nó.
Cách tốt nhất để thay đổi ý thức của những người khác là bằng tấm gương của chính con.Nếu tấm gương của chính con vẫn chưa đủ, hãy tạo ra nhóm riêng của con – con hãy là nguồn ý thức mà con muốn những người khác trải nghiệm.
Họ sẽ, khi con muốn.
Nó khởi đầu với con. Mọi thứ. Mọi sự.
Con muốn thế giới thay đổi ư? Hãy thay đổi những thứ trong thế giới của chính con.
Hitler đã cho con một cơ hội bằng vàng để làm điều đó. Kinh nghiệm Hitler – cũng như Kinh nghiệm Đức Ki-tô – rất sâu xa trong những ý nghĩa và sự thật mà nó mặc khái cho con về con. Nhưng những ý thức lớn hơn ấy chỉ sống – trong trường hợp Hitler hay Phật, Genghis Khan hoặc Hare Krishna, Attila the Hun hoặc Đức Jesus Ki-tô – bao lâu ký ức của con về họ còn sống.
Đó là lý do vì sao người Do thái xây dựng những tượng đài kỷ niệm vụ Holocaust và yêu cầu con đừng bao giờ quên nó. Vì có một ít Hitler trong tất cả các con – và chỉ là vấn đề mức độ mà thôi.
Quét sạch một dân tộc là quét sạch một dân tộc, dù là ở Auschwitz hay Wounded Knee.
Như vậy, Hitler đã được gửi đến với chúng con để cho chúng con bài học về những sự kinh khủng con người có thể mắc phải, mức độ mà con người có thể chìm vào sao?
Hitler không được gửi đến cho các con. Hitler do các con tạo ra. Ông ta xuất hiện từ Ý thức Tập thể của các con, và không thể nào hiện hữu nếu không có nó. Đó là bài học.
Ý thức về sự tách rời, phân biệt, thượng tôn “chúng ta” đối với “họ,” – là cái tạo ra Kinh Nghiệm Hitler.
Ý thức về Tình Huynh Đệ với Thượng Đế, về sự hiệp nhất, về Sự Một, về “của chúng ta” thay vì “của các bạn/của tôi, là điều tạo nên Kinh Nghiệm Ki- tô.
Khi đau thương là của chúng ta, chứ không chỉ là “của các bạn,” khi niềm vui là “của chúng ta” chứ không chỉ là “của tôi,” khi toàn thể kinh nghiệm sống là Của Chúng ta, khi ấy, cuối cùng con có kinh nghiệm về Toàn Thể Sự Sống.
Thế tại sao Hitler lại lên thiên đàng?
Bởi vì Hitler không làm gì “sai.” Hitler chỉ đơn giản làm điều ông ta đã làm. Ta nhắc cho con thêm một lần nữa rằng trong nhiều năm trời, hàng triệu người đã nghĩ rằng ông ta “đúng.” Thế thì làm sao ông ta có thể không nghĩ như thế được?
Nếu con đẻ ra một ý tưởng điên rồ, và mười triệu người đồng ý với con, con không thể nghĩ con là điên quá điên được.
Thế giới cuối cùng đã quyết định rằng Hitler sai. Tức là, những con người của thế giới đã có một đánh giá mới về Người Mà Họ Là, và Người Mà Họ Chọn Là, trong tương quan với Kinh Nghiệm Hitler.
Ông ta đã đưa ra một cây thước đo! Ông ta thiết lập một thông số, một đường biên giới, dựa vào đó chúng ta có thể đo lường và giới hạn các ý tưởng của chúng ta về chính mình. Đức Ki-tô cũng đã làm điều tương tự, ở một góc khác của quang phổ.
Đã có những Ki-tô khác, những Hitler khác. Và sẽ còn có nữa. Như vậy, hãy luôn tỉnh thức. Vì những người với ý thức cả cao lẫn thấp đều đang đi ở giữa các con – thậm chí giống như con đang đi ở giữa những người khác. Con nắm lấy cho mình loại ý thức nào?
Con vẫn không hiểu làm thế nào Hitler lại đã có thể lên thiên đàng.
Làm thế nào ông ta lại được thưởng vì điều ông ta đã làm?
Trước tiên, hãy hiểu rằng chết không phải là chấm dứt, nhưng là một khởi đầu. Không phải là điều đáng kinh sợ, nhưng là niềm vui. Đó không phải là đóng lại, nhưng là mở ra.
Giây phút hạnh phúc nhất của đời con sẽ là giây phút nó kết thúc.
Đó là bởi vì nó không chấm dứt nhưng chỉ tiếp tục trên một con đường rất đỗi sáng lạn, tràn đầy bình an và khôn ngoan và hoan lạc, đến nỗi thật khó miêu tả, và càng không thể nào cho con hiểu được.
Vậy điều đầu tiên con phải hiểu – như Ta đã giải thích cho con, rằng Hitler không làm tổn thương một ai cả. Theo một nghĩa nào đó, ông ta không gây ra đau khổ, nhưng là chấm dứt nó.
Chính Đức Phật cũng đã nói Đời là bể khổ. Phật nói đúng đấy.
Nhưng ngay cả nếu như con chấp nhận được điều đó – Hitler không biết rằng ông ta thật sự đã làm điều tốt. Ông ta nghĩ rằng mình đang làm điều xấu cơ mà!
Không, ông ta không nghĩ mình đang làm điều gì “xấu.” Ông ta thực sự đã nghĩ rằng mình đang giúp cho nhân dân mình. Và đó là điều các con không hiểu được.
Không ai làm điều gì “sai,” xét theo mô hình của họ về thế giới. Nếu con nghĩ rằng Hitler đã hành động điên khùng và đồng thời lại biết rằng mình điên khùng, thì con không hiểu một tí gì về sự phức tạp của kinh nghiệm loài người.
Hitler nghĩ rằng ông ta đang làm điều tốt cho nhân dân mình. Và dân của ông ta cũng đã nghĩ như thế! Đó là chuyện điên rồ! Đại đa số trong quốc gia đã đồng ý với ông ta!
Con tuyên bố rằng Hitler “sai.” Tốt lắm. Bằng thước đo này, con đi đến chỗ tự định nghĩa chính mình, biết hơn về chính mình. Tốt lắm. Nhưng đừng kết án Hitler vì đã cho con thấy điều đó. Phải có người nào đó làm việc này.
Con không thể biết lạnh trừ phi có nóng, trên trừ phi có dưới, trái trừ phi có phải. Đừng kết án cái này và chúc lành cho cái kia. Làm như vậy là không hiểu gì cả.
Suốt bao thế kỷ, người ta lên án Adam và Eva. Họ bị coi là đã phạm tội Nguyên Tổ. Ta bảo con điều này: Đó là Phúc Lành Nguyên Tổ. Vì không có biến cố ấy, biến cố tham dự vào việc biết lành và dữ, con thậm chí còn không biết được có hai khả năng cùng tồn tại! Thực ra, trước cái được gọi là sự sa ngã của Adam, hai khả năng này không tồn tại. Không có “sự dữ.” Mọi người và mọi sự đều tồn tại trong tình trạng hoàn hảo trường cửu. Đó đúng là thiên đường theo mặt chữ. Nhưng con không biết đó là thiên đường – không thể cảm nghiệm nó là hoàn hảo – vì con không biết gì khác cả.
Vậy thì con có lên án Adam và Eva nữa không, hay là cảm ơn họ? Và con sẽ nói gì với Hitler?
Ta bảo con này: Lòng yêu mến thương xót của Thượng Đế, sự khôn ngoan và tha thứ của Thượng Đế, ý hướng và mục đích của Người đều đủ lớn để ôm lấy tội ác kinh khủng nhất và tội nhân đáng ghét nhất.
Con có thể không đồng ý với điều này, nhưng chuyện ấy không ảnh hưởng gì. Con chỉ mới bắt đầu học được điều con đến đây để khám phá.
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2 (Trọn bộ)
- Download Ebook sách Đối thoại với Thượng Đế tập 2 – File PDF DOCX
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 20 (Kết thúc)
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 19
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 18
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 17
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 16
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 15
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 14
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 13
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 12
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 11
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 10
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 9
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 8
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 7
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 6
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 5
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 4
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 3
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 2
- ĐỐI THOẠI VỚI THƯỢNG ĐẾ 2: Chương 1