NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI – CHƯƠNG 10: NHỮNG HẠNG NGƯỜI KHÁC NHAU 

0
174

CHƯƠNG X  

NHỮNG HẠNG NGƯỜI KHÁC NHAU 

Trong sự tiếp xúc hằng ngày với những người xung quanh, chúng ta có thể phân  biệt được một vài loại người mà chúng ta sắp thành hạng theo một hệ thống riêng.  Có hạng người tính tình cởi mở, xã giao lịch thiệp; có hạng người dè dặt kín đáo,  tính tình trầm lặng; có hạng người ích kỷ, hạng người vị tha …

Nhiều nhà Tâm Lý Học đi đến kết luận rằng con người có thể sắp thành hạng, và  lập một căn bản khoa học cho việc sắp hạng ấy. Sự phân hạng thông thường nhất  là cuả Carl Jung, ông này phân loại người ra làm hai hạng chính: Hạng người có  tâm hồn khép chặt (intraverti); và hạng người có tâm hồn cởi mở (extraverti).  Hạng người “Khép chặt” tức là hạng người hướng sự chú ý của họ vào bên trong,  nghĩa là vào chính bản thân mình; còn hạng người “Cởi mở” tức là hạng người  hướng sự chú ý của họ ra thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, các Đạo gia cho rằng Carl Jung và những nhà Tâm Lý Học khác đều  không đưa ra những giải thích mỹ mãn và đích đáng về lý do nào đã khiến cho  một người sinh ra đời lại có một tâm hồn khép chặt, và một người khác sinh ra lại  có một tâm hồn cởi mở. Ông Carl Jung và những nhà bác học khác cho rằng hai  trạng thái tâm lý căn bản này là do những nguyên nhân về sinh lý. Tuy nhiên quan  niệm nhà Đạo gia đối với vấn đề này, cũng như các vấn đề khác, là những nguyên  nhân về sinh lý kể trên chỉ là phụ thuộc; còn các sinh hoạt cùng thái độ cử chỉ của  một người trong một kiếp trước mới là nguyên nhân chính.

Những tập hồ sơ Edgar Cayce có ghi chép rõ ràng nhiều trường hợp hướng nội,  tức là của những tâm hồn khép chặt, nguyên nhân do bởi những kinh nghiệm từ kiếp trước. Xét kỹ những trường hợp này, người ta thấy rằng nguyên tắc liên tục  của Luật Nhân Quả hành động một cách rõ ràng, và chuyển từ kiếp này sang kiếp  khác một vài thái độ hay trạng thái tâm lý của con người một cách liên tục không  gián đoạn. Dưới đây là một trường hợp: Một thiếu nữ 21 tuổi, sinh viên, có khiếu  về âm nhạc, nhưng có tính e lệ rụt rè một cách quá đáng. Mặc dầu cô có dung mạo  đẹp đẽ, nhưng cô khó tìm bạn và rất buồn khi thấy mình không được nhận vào Câu  Lạc Bộ của trường. Người ta không biết gì về những hoàn cảnh gia đình của cô  trước khi cô vào trường, vì có thể đó là nguyên nhân gây cho cô cái tính rụt rè  nhút nhát bây giờ. Tuy nhiên, cuộc soi kiếp của ông Edgar Cayce cho biết rằng  điều này có nguyên nhân ở một kiếp trước. Hồi đó, cô ta là một mệnh phụ dưới  triều đình nước Pháp, có tài hoa, sắc đẹp và rất lịch thiệp. Nhưng chồng bà vốn là  một người ích kỷ, không muốn cho bà xã giao khéo léo và lịch sự với tất cả mọi  người. Bởi đó, ông ta ngăn trở mọi sự giao tế xã hội của vợ bằng một sự áp chế lạnh lùng và khắc nghiệt, thậm chí có khi ông ta đánh đập vợ bằng roi vọt. Điều này làm cho bà vợ e dè sợ sệt, và sự sợ sệt đó hãy còn in sâu vào tiềm thức cho  đến bây giờ.

Sau đây là một trường hợp cũng có sự áp chế tương tự, tuy rằng trong những hoàn  cảnh khác hẳn. Ông Edgar Cayce soi kiếp cho một thah niên 28 tuổi, anh chàng  này hiếu học và tâm tính “Khép chặt”. Ông Edgar Cayce cho biết trong một kiếp  trước, y bị khủng bố tàn nhẫn trong những vụ xử án các tay phù thủy ở Salem,  thuộc tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Kinh nghiệm đó đã bộc lộ bằng hai cách  trong tâm tính của y bây giờ. Trước hết y có sự căm hờn đối với mọi hình thức áp  chế; và sau đó y có tính rất hiếu học, nhưng lại muốn giữ những điều hiểu biết  riêng cho mình, không muốn thổ lộ cho ai.

Chúng ta đã thấy rằng một con chó hay con mèo mà bị đánh đập tàn nhẫn, chúng  cũng biết tự vệ và có lòng đố kỵ với loài người. Lẽ tự nhiên, đối với người thanh  niên này, trong tiềm thức của y vẫn còn in sâu một bản năng tự vệ, nó khiến cho y  giữ gìn đề phòng những người xung quanh, không chịu tiếp xúc với họ và không  chịu thổ lộ với ai những điều hiểu biết của mình. Những tập hồ sơ Edgar Cayce  còn ghi nhiều trường hợp giống như trên về những vụ án phù thủy ở Salem, mà kết  quả là làm cho đương sự có một khái độ khép nép, ẩn độn, dè dặt cũng y như thế.  Một vị bác sĩ có tính rất dè dặt kín đáo, không thích giao du, được biết nguyên  nhân là vì trong một kiếp trước, y đã giữ giới tịnh khẩu theo kỷ luật của phái  Quaker. Một vị giám đốc kinh doanh ở New York cũng có tính rụt rè, thiếu xã  giao lịch thiệp. Trong một kiếp trước, ông ta là một nhà thám hiểm, sống một cuộc  đời cô độc và tự lập ở miền Nam Phi châu. Một cô nữ sinh nhút nhát và tự ti mặc  cảm, được biết kiếp trước cô ta là một người thổ dân da đỏ dưới thời đô hộ của  người thực dân da trắng ở Bắc Mỹ châu và hãy còn giữ thái độ nghi ngờ và giữ mình đối với kẻ khác.

Theo sự chứng minh của những trường hợp kể trên và nhiều trường hợp khác  trong tập hồ sơ Edgar Cayce, thì tính rụt rè ẩn độn vẫn kéo dài một cách liên tục từ kiếp này sang kiếp khác, bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên khiến cho đương sự có  thái độ đó. Nguyên tắc liên tục này cũng áp dụng y như trong trường hợp những  người có tính tình cởi mở. Đây là trường hợp một người đàn bà ngoài ba mươi  tuổi, đã hai lần ly dị, có một tâm hồn cởi mở và vẫn còn nghĩ đến một cuộc tái giá  lần thứ ba. Cuộc soi kiếp của ông Edgar Cayce cho biết rằng cái thái độ hồn nhiên,  yêu đời đó được truy nguyên từ hai kiếp về trước: Trong một kiếp, cô làm huấn  luyện viên tại một trường khiêu vũ hồi thời kỳ khai mở thuộc địa ở Bắc Mỹ; trong  một kiếp trước nữa dưới triều đình vua nước Pháp, cô là một bà ái phi của vua  Louis thứ mười lăm. Trong kiếp đó, cô đã phát triển được những khả năng khôn  khéo, lịch thiệp và quyến rũ, làm cho người người đều thương mến, từ ông vua  cho đến chị bếp trong cung cấm. Trong kiếp làm huấn luyện viên khiêu vũ, cô  cũng đã sử dụng và phát triển thêm những khả năng trên đây.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here