NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI – CHƯƠNG 9: TẦM VÓC MỚI CỦA KHOA TÂM LÝ  

0
151

CHƯƠNG IX  

TẦM VÓC MỚI CỦA KHOA TÂM LÝ  

Người ta có thể học được nhiều việc bằng cách thử giải quyết những vấn đề khó  khăn. Sự giải quyết nhiều vấn đề lý thú căn cứ trên một nguyên tắc quan trọng là  sự lý luận hay suy ngẫm.

Vấn đề quan trọng nhất trong mọi vấn đề bí hiểm của cuộc đời là sự bí mật về con  người. Con người là ai? Y từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Để giải đáp vấn đề này,  chúng ta có thể áp dụng một phương pháp khoa học giản dị như sau: Chúng ta đưa  cho một người kia sáu cái que diêm và bảo y hãy sắp thành bốn hình tam giác đều  cạnh với nhau (triangles équilatéraux.) Người ấy lần mò sắp đặt các que diêm một  hồi lâu … Sau cùng y đành chịu thua và bỏ cuộc vì không sao xếp được. Bài toán  đố bí hiểm này chỉ có thể giải quyết được nếu người ấy bỏ cái ý nghĩ sắp xếp các  diêm quẹt theo hai chiều đo (chiều dài và ngang) trên một mặt bàn bằng phẳng, mà  hãy thêm vào một chiều thứ ba, tức là chiều sâu, và xếp nó thành một khối Kim Tự Tháp.

Vấn đề bí hiểm của đời người đại khái cũng giống như cái trò chơi kể trên. Chúng  ta chỉ cần thêm vào một bề đo thứ ba, tức là yếu tố thời gian, và chúng ta sẽ có thể hiểu được nguồn gốc và tương lai của con người.

Người ta thường cho rằng đời người chỉ là cái kiếp sống của thể xác, kể từ khi bắt  đầu sinh ra cho đến khi chết là hết. Nhưng nếu người ta có thể chứng minh một  cách khoa học rằng con người không phải là cái thể xác vật chất, mà cũng là một  linh hồn; linh hồn ấy đã từng sống trước khi y sinh ra và sẽ tiếp tục tồn tại sau khi  y chết, thì sự khám phá đó sẽ làm đảo lộn tất cả khoa Tâm Lý Học hiện naỵ Điều  đó chẳng khác nào như một cái ống thăm dò mà người ta cắm xuống tận những  lớp sâu trong lòng Trái Đất để tìm mỏ dầu. Khoa Tâm Lý Học hiện đại ví như một  cái lỗ sâu có năm phân để trồng một củ hành, so với một cái giếng dầu lửa bề sâu  ba ngàn thước tượng trưng cho bề đo vừa nói trên.

Trong thời gian gần đây, các nhà Tâm Lý Học đã nghiên cứu tỉ mỉ về cá tính của  con người, và nhờ sự nghiên cứu công phu đó, người ta đã có nhiều sự áp dụng  thực tế vào các vấn đề lao động, hướng nghiệp, công tác xã hội … Tuy thế những  sự phát minh đó cũng chỉ biết một cách rất nông cạn về con người.

Nếu người ta áp dụng thuyết Luân Hồi, thì đó là một ngọn đèn pha sáng rực soi  vào những hang ngách tối tăm, sâu thẳm của vấn đề bí hiểm này. Nhờ đó, người ta  có thể nhận thấy rõ bằng cách nào cấu tạo nên những tính tình, cử chỉ, thái độ, đức  tính, vận mạng cùng thân thế hiện nay của một người.

Chúng ta có thể dùng một ví dụ khác: đời người có thể ví như một khối nước đá ngâm dưới nước; chín phần chìm xuống nước chỉ có một phần nổi lên trên. Thuyết  Luân Hồi tiết lộ cho ta thấy chín phần khối nước đá chìm dưới mặt nước, còn khoa  Tâm Lý Học hiện nay chỉ nghiên cứu một cách vất vả mệt nhọc về một phần nhỏ bé nổi lên trên, mà ta có thể nhìn thấy.

Những tập hồ sơ của Edgar Cayce còn đưa ra nhiều ví dụ về bề đo “Thời gian” kể trên, và về cách mà nó giải thích cá tính hiện nay của một người. Trong một cuộc  soi kiếp, ông Edgar Cayce có nói về một người lính Gaulois bị tướng La Mã  Annibal bắt làm tù binh và bắt làm nô lệ chèo thuyền ở giữa biển. Người tù binh  này bị các tướng da đen ngược đãi và sau cùng, y bị một tên da đen đánh chết.  Việc này xảy ra đã từ ba kiếp về trước, nhưng lòng căm thù uất hận về hành động  tàn ác này đã ăn sâu vào tiềm thức của y trải qua 22 thế kỷ. Trong kiếp này, y làm  nghề nông nghiệp và trồng tỉa ở tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ.

Suốt cả đời, y luôn luôn có một lòng thù ghét sâu đậm đối với dân da đen; thậm  chí, y lập nên một Hội bảo vệ chủ quyền của người da trắng. Đó là một ví dụ điển  hình về việc người ta giữ nguyên vẹn cá tính từ kiếp này sang kiếp khác. Người ta  có thể tìm thấy rất nhiều trường hợp như thế trong các tập hồ sơ Edgar Cayce.

Một nhà viết báo biểu lộ trong nhiều năm một tinh thần chống Do Thái rất mãnh  liệt. Cuộc soi kiếp cho biết rằng thái độ ấy được truy nguyên ra từ một kiếp trước  ở xứ Palestine, trong kiếp đó, y thuộc về giáo phái Samaritains, phái này thường  có những cuộc xung đột dữ dội với người Do Thái ở nước láng giềng.

Một người đàn bà 38 tuổi, độc thân, đã có nhiều mối tình duyên trong đời, nhưng  không chịu kết hôn với một người nào vì bà ta có một lòng nghi kỵ rất thâm sâu  đối với đàn ông. Sự dè dặt và nghi kỵ này do bởi ở một kiếp trước bà ta đã từng  đau khổ vì bị chồng bỏ để đi tùng chinh trong trận Thánh Chiến.

Một người phụ nữ nọ có một tinh thần tôn giáo rất rộng rãi khoan dung, được biết  rằng cô có đức tính này là nhở bởi kiếp trước có tham dự cuộc Thánh Chiến, và đã  từng sống chung với người Hồi Giáo. Trong khi tiếp xúc với những người thuộc  một tôn giáo khác hẳn, lần đầu tiên cô dã nhận thức được rằng những người  “Ngoại đạo” cũng biểu lộ những đức tính tốt như can đảm, nhân từ, khoan hậu, và  lòng sùng tín thiêng liêng. Điều này đem đến cho cô một ấn tượng mạnh mẽ sâu  xa đến nỗi nó đã làm cho cô có một ý thức rõ rệt và bền bỉ về đức tính khoan dung  đối với người thuộc tôn giáo khác hơn mình.

Trái lại, một nhà chuyên môn quảng cáo nọ có óc hoài nghi và không có tín  ngưỡng tôn giáo, kiếp trước cũng là một chiến sĩ trong trận Thánh Chiến. Nhưng y  cảm thấy có sự khác biệt giữa sự Thuyết Giáo và Hành Đạo trong số những người  mà y đã gặp, đến nỗi trong kiếp này y vẫn còn giữ một sự nghi ngờ rất lớn đối với  những sự biểu lộ tôn giáo về hình thức bên ngoài.

Những ví dụ kể trên gồm ba thái độ khác nhau: Thái độ về vấn đề chủng tộc, đối  với người khác phái và đối với vấn đề tôn giáo, mà nguyên nhân là do bởi ở một  kiếp trước. Lẽ tự nhiên trong mỗi trường hợp, đương sự phải gặp những hoàn cảnh  địa phương thuận tiện để gây cho y sự phản ứng về các vấn đề đó. Người căm thù  dân da đen sinh ra ở miền Nam Hoa Kỳ năm 1853 là thời kỳ mà những phong tục  và truyền thống ở xứ này là những hoàn cảnh thuận tiện để gây cho y cái ý niệm  kỳ thị chủng tộc da đen.

Vấn đề ảnh hưởng của hoàn cảnh địa phương cũng được nêu ra trong những  trường hợp khác như đã kể trên, hoặc trong nhiều trường hợp tương tự. Sự kiện  rằng có nhiều người cũng ở vào những hoàn cảnh địa phương giống như nhau,  nhưng lại có sự phản ứng khác hẳn, dường như chỉ ra rằng sự phản ứng đó có một  nguyên nhân sâu xa hơn là do những hoàn cảnh sinh hoạt ở kiếp này. Các nhà  chữa bệnh tâm thần đều đồng cho rằng những thái độ tinh thần của con người vốn  từ trong tiềm thức biểu lộ ra ngoài. Nguyên tắc Luân Hồi chỉ nới rộng lĩnh vực  tiềm thức để gồm luôn cả những kinh nghiệm của những kiếp trước. Cũng như trong những trường hợp bệnh tật của thể xác, người ta đã truy nguyên lý do của  mỗi chứng bệnh ở những kiếp trước là do bởi yếu tố thời gian. Đó là nói về những  thái độ cử chỉ của con người đối với một vài vấn đề nhất định. Những thái độ đó,  cũng như những khuynh hướng, đố kỵ, ưa thích … đều gộp lại làm thành phần cá  tính của một người. Những bản năng tự tồn, bản năng sinh sản … đều hỗn hợp một  cách chặt chẽ với tất cả những điều ham muốn khác của đời sống con người. Tuy  nhiên, ngoài những sự nhu cầu căn bản chung của nhân loại, còn có những điều  thích thú say mê và hứng khởi đặc biệt, biểu lộ một cách khác biệt nhau rất xa ở một số người. Ví dụ:

Trong một gia đình có năm người con, một đứa thích âm nhạc, một đứa thích máy  móc, một đứa thiên về hội hoạ, một đứa thích sưu tầm các loài bướm; đứa sau  cùng chơi bời du đãng và phá phách làng xóm.

Sự giải thích thông thường của khoa học tâm lý về sự khác biệt giữa những khả năng và tính chất kể trên: một là do sự di truyền và hai là do những yếu tố tâm lý  phân giải tùy thuộc nơi vị trí của một người trong gia đình và những kinh nghiệm  riêng mà y thu thập được.

Những tập hồ sơ của Edgar Cayce chứa đựng những ví dụ dưới đây về những  khuynh hướng đặc biệt của một số người, được truy nguyên ra từ nhiều kiếp trước.

Một vị nha sĩ sinh trưởng ở thành phố New York, mặc dầu rất hài lòng về chức  nghiệp và đời sống ở thành thị, nhưng thỉnh thoảng lại thấy muốn sống ở ngoài  đồng ruộng hoặc trên bờ sông với một khẩu súng săn và một cái cần câu; và cắm  trại một mình với một chiếc lều dựng lên giữa bãi sa mạc. Sự thích thú sống gần với tự nhiên này vốn không phù hợp với tâm tính của một người quen sống ở thị thành, nhất là gia đình của y đã từng sống ở thành thị trải qua nhiều thế kỷ. Điều  này chỉ có thể giải thích được bằng thuyết Luân Hồi. Cuộc soi kiếp của ông Edgar  Cayce cho biết rằng trong một tiền kiếp, y là một người Đan Mạch di cư sang Bắc  Mỹ trong thời kỳ khai thác thuộc địa. Y sống ở New Jersey, trong một vùng có  nhiều đầm đìa, hồ ao, sông rạch; y sống với nghề săn bắt, gài bẫy thú rừng, và  buôn bán các loại thú. Cuộc đời hoạt động chốn bụi rừng, đầm lạch, sông ngòi, đã  đem cho y một sự thích thú đặc biệt vẫn còn tồn tại đến ngày nay, tuy rằng điều ấy  còn phải lệ thuộc vào đời sống hành nghề nha sĩ của y trong kiếp này.

Có nhiều người cảm thấy yêu mến nồng nàn một xứ hay một vùng địa phương xa  lạ. Những cuộc soi kiếp truy nguyên ra sự hấp dẫn này ở một kiếp trước của  đương sự, trong kiếp đó y đã từng trải qua một thời kỳ sung sướng và hạnh phúc ở xứ ấy. Ví dụ: Một người đàn bà nọ kinh doanh buôn bán lớn ở vùng bờ biển phía  Đông xứ Hoa Kỳ, luôn luôn vẫn có ý muốn di cư xuống ở miền Tây Nam xứ ấy.  Sau cùng bà ta di cư thật và hiện nay bà làm chủ một khách sạn lớn ở tại New  Mexicô. Cuộc soi kiếp cho biết bà đã từng sống trong hai tiền kiếp ở vùng này, và  lòng trìu mến của bà đối xứ ấy vẫn còn tồn tại trong những thế kỷ trung gian.

Có bốn người kia, một người cảm thấy yêu mến những vùng hải đảo miền Nam  Thái Bình Dương, một người muốn sống ở tiểu bang New Orleans, một người yêu  mến xứ Ấn Độ và một người lại thích ở xứ Trung Hoa. Những cuộc soi kiếp cho  biết rằng trong kiếp trước, họ đã từng sống ở các xứ ấy, và đó là lý do của sự hấp  dẫn nói trên.

Sự thích thú về một môn nghệ thuật hay một nghề nghiệp nào cũng là do ở những  kinh nghiệm trong các tiền kiếp. Một thiếu phụ kia yêu thích đến say mê môn  khiêu vũ và kịch nghệ Hy Lạp, được biết rằng đó là do kinh nghiệm trong một  kiếp trước của y ở Hy Lạp, trong thời kỳ những môn nghệ thuật này phát triển đến  cực điểm. Sự thích thú của một thanh niên nọ về hiện tượng thần giao cách cảm  được truy nguyên ra từ một kiếp trước ở châu Atlantis, trong kiếp trước y đã dạy  môn Tâm Lý Học và chuyển dịch tư tưởng.

Cũng do một kinh nghiệm cũ về nghề hoa tiêu và là giám đốc ngành chuyên vận ở châu Atlantis, mà một thiếu nữ nọ cảm thấy rất thích thú về môn lái máy bay và  môn kỹ thuật hàng không trong kiếp này. Một người đàn bà nọ ham thích làm việc  công tác xã hội phụng sự các trẻ em tật nguyền khốn khổ, được cho biết rằng kiếp  trước y đã từng sống ở xứ Palestine, tại đây y chịu ảnh hưởng giáo lý của Đức  Jesus và bắt đầu hiến dâng cuộc đời để săn sóc cứu chữa những kẻ tàn tật và bệnh  hoạn. Một vị kỹ sư nọ đảm nhiệm một cơ quan nghiên cứu, và đã từng làm việc  nhiều năm trong phong trào phát triển ngành kỹ thuật, kiếp trước vốn là một người  Atlantis chuyên coi về ngành Quản Trị Khoa Học trong xứ ở châu Atlantis.

Sự tái diễn những kinh nghiệm và khả năng đặc biệt từ những tiền kiếp, dường  như càng biểu lộ rõ rệt trong cuộc đời của những nhân vật tên tuổi. Chúng tôi  không căn cứ điều này trên những cuộc soi kiếp của ông Edgar Cayce, mà căn cứ trên tiểu sử của những nhân vật ấy.

Ví dụ như trường hợp của ông Heinrich Schliemann, nhà khảo cổ Đức đã khám  phá ra những di tích cổ của thành phố Troy bị chôn vùi dưới mặt đất, và nhờ đó đã  xác nhận tính cách lịch sử của thiên Anh Hùng Ca “Iliade” của Homère. Ông là  con của một vị mục sư nghèo, giảng đạo tại miền Bắc nước Đức nhưng trong lúc  thiếu thời ông đã say mê “Iliade”, ông nhất định học tiếng Hy Lạp và truy tìm nơi  diễn tả sự tích của thiên Anh Hùng Ca bất hủ này.

Trong ba mươi lăm năm, ông Schiemann cố gắng dành dụm một số tiền để giúp  ông thực hiện công trình khảo cổ này. Ông trở nên một nhà sinh ngữ học ưu tú,  nhưng ông lại thích nhất môn sinh ngữ Hy Lạp và tất cả những gì thuộc về xứ ngàn năm vạn vật này. Về sau, ông dùng những cách hành văn Hy Lạp trong khi  nói chuyện và nhà chép tiểu sử của ông thuật lại rằng trong dịp làm lễ rửa tội cho  con trai ông, ông đặt quyển Anh Hùng Ca của Homère trên đầu con ông và ngâm  vang lên những câu thơ bất hủ trong đó trước khi giao nó cho vị linh mục làm  phép rửa tội! Điều này chỉ là một trong những cử chỉ lố lăng khác, nó phản ảnh  một lòng hâm mộ và say mê nồng nhiệt nền văn hóa cổ xưa của xứ Hy Lạp. Một  sự say mê nồng nhiệt như thế có thể hiểu được nếu chúng ta thấy rằng đó chỉ là do  ký ức của linh hồn muốn nhắc nhở và sống lại thời kỳ hạnh phúc đã qua trong dĩ vãng.

Một ví dụ khác cũng rất lý thú là trường hợp của nhà văn Lafcadio Hearn. Ông  sinh ra trên một hòn đảo ở gần Hy Lạp, cha ông là người Ai Len, mẹ ông là người  Hy Lạp. Ông đi phiêu lưu từ Hy Lạp sang Anh quốc, Mỹ quốc, đảo Guadeloupe,  Martinique, và sau cùng ông đã tìm thấy “Quê hương tinh thần” của ông ở xứ Nhật  Bản. Tại đây ông cưới vợ Nhật, đổi tên Nhật, và dạy học ở một trường Nhật. Sự hiểu biết sâu xa về tâm hồn của người Nhật Bản, tài năng lạ lùng của ông trong sự diễn đạt cái tinh hoa của nước Nhật cho thế giới Âu Tây và diễn đạt tư tưởng Âu  Tây cho người Nhật, không làm cho ta ngạc nhiên nếu ta thấy rằng đó chỉ là do  những kinh nghiệm cũ của ông ta trong một tiền kiếp ở Nhật Bản.

Trường hợp của ông T.E.Lawrence là một ví dụ khác nữa. Ông ta rất đặc biệt khôn  khéo trong việc tiếp xúc với người Ả Rập và đã sống chung với họ như một người  Ả Rập. Ông không hề cảm thấy thoải mái dễ chịu ở tại quê hương xứ sở hay trong  gia đình ông ở Anh quốc. Ông chán nản mọi sự học ở nhà trường, trừ ra lớp học  lịch sử cuộc Thánh Chiến (Croisades), và việc nghiên cứu các tòa lâu đài cùng  thành lũy thời Trung Cổ.

Sự thành công đặc biệt của ông trong vai trò tướng soái chỉ huy quân đội Ả Rập có  thể hiểu được như là kết quả của một giai đoạn phiêu lưu ở kiếp trước hồi thời  Trung Cổ, trong kiếp đó chính ông ta là người Ả Rập và là một chiến thuật gia,  nhưng không đạt được mục đích trước khi ông ta từ trần.

Những khuynh hướng đặc biệt kể trên không phải chỉ có những nhân vật tên tuổi  của lịch sử mà thôi; mỗi người đều có thể nhận thấy ít nhiều khuynh hướng đó ở chính những bạn bè thân quyến của mình.

Những nét riêng hay đặc điểm về cá tính, cũng như những thích thú và cử chỉ cùng  thái độ đặc biệt của một người là những yếu tố quan trọng trong việc phân tích tâm  lý, và những tập hồ sơ của Edgar Cayce đã nêu ra những trường hợp vô cùng lý  thú về sự truy nguyên ra những kiếp trước.

Bà vợ của một nhà triệu phú nọ Ở miền Tây Hoa Kỳ có một tính chất rất độc tài và  chuyên chế. Cuộc soi kiếp cho biết nguyên nhân là vì bởi kiếp trước, y đã từng  làm giáo sư ở tiểu bang Ohio, và trong những kiếp trước nữa, y đã từng nắm giữ những chức vụ cao ở Palestine và ở Ẩn Độ.

Một thanh niên nọ từ thuở nhỏ đã tỏ ra có tính rất hay tranh luận đôi co, và có thể lý luận mọi sự một cách rất hùng hồn và xác đáng. Nguyên nhân là trong một kiếp  trước, y đã từng làm một luật gia và một kiếp trước nữa, y đã làm quan tòa ở xứ Ba Tư.

Một người đàn bà nọ có khuynh hướng trầm lặng và thần bí. Trong kiếp trước, bà  ấy đã từng cầm đầu một tu viện kín, vào hồi đầu thế kỷ mười chín.

Một thanh niên nọ con nhà giàu có, nhưng lại có tật chè chén say sưa quá độ đến  nỗi gây sự thất vọng và đau khổ cho một gia đình trưởng giả. Thói say sưa này  được truy nguyên ra do sự chơi bời phóng túng trong kiếp trước, hồi thời kỳ thiên  hạ đổ xô nhau đi tìm vàng ở California. Người ta thấy hằng trăm trường hợp tương  tự trong những cuộc soi kiếp của ông Edgar Cayce.

Khoa Tâm Lý Học hiện đại cho rằng sự khác biệt giữa những người nhân loại  được định đoạt trước hết bởi sự di truyền của cha mẹ và sau đó bởi ảnh hưởng của  hoàn cảnh xung quanh. Tuy nhiên, theo quan niệm về thuyết Luân Hồi thì chính sự di truyền và ảnh hưởng của hoàn cảnh cũng là những kết quả báo ứng của những  nguyên nhân gây ra từ những kiếp trước, và bởi đó mọi đức tính của linh hồn đều  là do cái công phu đào tạo của từng cá nhân chứ không phải do cha mẹ truyền lại.

Đức Phật có nói: “Hành động là kết quả của tư tưởng”. Những gì mà chúng ta làm  hiện nay là kết quả của những điều ta đã suy ngẫm từ trước. Trong Phật giáo, thuyết Luân Hồi là một giáo lý căn bản; đức Phật dạy rằng những đức tính của con  người bây giờ là kết quả của những tư tưởng và hành động của y trong những kiếp  trước.

Có nhiều người, tuy chấp nhận Luật Nhân Quả, nhưng lại quan niệm luật ấy dưới  khía cạnh trừng phạt và đau khổ. Ta nên nhớ rằng danh từ Karma chỉ có nghĩa là  hành động, và đó là một danh từ trung lập. Mọi sự vật trong Vũ Trụ đều có hai  phương diện Âm và Dương, và Nghiệp Quả (Karma) cũng không ngoài cái thông  lệ đó. Lẽ tất nhiên, một hành động có thể tốt hay xấu, vị kỷ hay vị tha. Nếu cách  hành động cư xử của một người là tốt, thì không có gì ngăn trở y cứ tiếp tục làm  những điều phải và tốt lành do cái đà tiến hoá tự nhiên của con người. Điều đó có  thể gọi là Nguyên Tắc Liên Tục của nghiệp quả. Trái lại, nếu một người có những  hành động xấu xa hung dữ độc ác, thì nghiệp quả đó phải được sửa chữa bằng  Luật Nhân Quả; điều này gọi là Nguyên Tắc Thừa Trừ.

Do Nguyên Tắc Thừa Trừ, tức là do bởi mãnh lực tạo thế quân bình của Luật  Nhân Quả, chúng ta được dìu dắt trở lại con đường chính, là con đường tự tu tiến  và cải thiện lấy mình. Còn do Nguyên Tắc Liên Tục, chúng ta cứ từ từ tiến bước  một cách đều đặn, không gián đoạn trên con đường chính, tức là con đường tiến  hóa đưa đến mục đích giải thoát vậy.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here