CHƯƠNG II
NHÃN THÔNG ĐƠN GIẢN – TOÀN PHẦN
(Simple (Simple (Simple (Simple clairvoyant clairvoyant clairvoyant clairvoyant – Full)
Chúng ta đã định nghĩa nhãn thông này như là một sự khai mở thị giác thể phách, hay thể vía, để có thể thấy được những gì chung quanh chúng ta ở mức độ tương ứng, nhưng thường thì chúng ta không có khả năng thấy được những vật ở một khoảng cách rất xa, cũng không nhận biết được quá khứ hay tương lai. Nhưng khả năng thấy xa hơn này, không phải hoàn toàn không có ở người mởnhãn thông đơn giản, vì thị giác thể vía có tầm sâu rộng hơn thị giác thể xác; những người có khả năng nhãn thông này đôi lúc tình cờ thấy được những mảnh vụn hình ảnh của quá khứ hoặc vị lai, mà khi họ muốn chính họ cũng không biết làm cách nào để thấy được chúng. Do đó, chúng ta thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa sự tình cờ thoáng thấy, và năng lực thấy được thực sự trong việc phóng tầm nhìn vào không gian hay thời gian.
Chúng ta nhận thấy có nhiều cấp độ nhãn thông khác nhau trong những người nhạy cảm, từ người chỉ nhận được cảm tưởng lờ mờ, không xứng đáng gọi là nhãn thông, cho đến người có đầy đủ năng lực thị giác thể phách và cả thể vía. Có lẽ đối với chúng ta, phương pháp đơn giản nhất là bắt đầu diễn tả trường hợp những người đã phát triển đầy đủ năng lực này; rồi những trường hợp phát triển từng phần được liệt kê vào vị trí của chúng một cách tự nhiên.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu thị giác thể phách. Khả năng này chỉ đơn giản là sự nhạy cảm sâu rộng hơn bình thường đối với những rung động vật chất; tuy người có được khả năng này sẽ thấy được một số sự việc mà đa số người đời không thấy được. Chúng ta hãy quan sát những sự vật quen thuộc (cả những sự vật sinh động lẫn không sinh động) thay đổi như thế nào dưới nhãn quan này, và có những yếu tố mới nào xen vào. Những gì tôi sắp diễn tả nơi đây, là kết quả của một khả năng đầy đủ, được kiểm soát hoàn hảo; và hầu hết những trường hợp gặp trong cuộc sống thực tế hình như đều xảy ra trong một giai đoạn ngắn.
Sự thay đổi rõ ràng nhất, là hầu hết những vật thể không sinh động đều xuất hiện gần như trong suốt dưới nhãn quan của người đạt được khả năng này, người ấy trở nên nhạy cảm hơn đối với những độ dài sóng khác nhau của một vài sự rung động. Họ có thể dễ dàng thấy xuyên qua tường gạch, vì đối với thị giác này, bức tường gạch dường như chỉ là một màn mỏng của sương mù. Cho nên việc gì xảy ra trong một căn phòng kế bên, họ đều thấy rõ như không có bức tường ngăn cách; họ có thể tả lại một cách chính xác đồ vật để trong một cái hộp đóng kín, hay đọc một bức thư còn niêm phong; chỉ cần một ít kinh nghiệm, họ có thể thấy một đoạn văn trong một quyển sách khép kín. Việc đọc quyển sách khép kín, hoàn toàn dễ dàng đối với người có thị giác thể vía, nhưng khá khó khăn đối với người sử dụng thị giác thể phách; vì vấn đề là họ phải nhìn xuyên qua tất cả những trang sách chồng chất lên nhau.
Người ta thường hỏi, trong cuộc sống hàng ngày, người ấy luôn luôn thấy bằng thị giác bất thường đó, hay chỉ sử dụng nó khi nào họ muốn. Câu trả lời là, nếu quan năng này được phát triển một cách hoàn hảo, họ sẽ hoàn toàn kiểm soát được nó, và họ có thể sửdụng nhãn quan đó hoặc nhãn quan bình thường của đôi mắt thể xác tùy theo ý muốn. Họ thay đổi từ nhãn quan này qua nhãn quan kia một cách rất dễ dàng và tự nhiên, giống như bây giờ chúng ta thay đổi tiêu điểm của mắt từ một cuốn sách trên bàn đến một vật nào đó đang di động ở cách xa chúng ta một dặm. Đó là khả năng tập trung tâm thức vào một quang cảnh nào đó theo ý muốn. Trong một lúc nhất định, người này hoàn toàn thấy rõ vật mà họ chú ý đến, đồng thời họ cũng có một tri thức lờ mờ về một quang cảnh khác, giống như khi chúng ta tập trung nhìn vào bất cứ vật gì mà chúng ta cầm trong tay, chúng ta cũng thấy lờ mờ bức tường đối diện như là một hậu nền.
Khi một người sở hữu quyền năng thị giác đó, sẽ có một sự thay đổi kỳ lạ khác, đó là họ thấy mặt đất ở dưới chân họ trở nên gần như trong suốt, do đó họ có thể thấy xuyên qua khá sâu dưới lòng đất; giống như với mắt thường, chúng ta có thể thấy xuyên qua nước trong. Sự kiện này cho họ thấy được một sinh vật đang chui dưới đất, họ có thể phân biệt mạch mỏ than hay kim loại v.v…, nếu không ở quá sâu dưới mặt đất.
Giới hạn của thị giác thể phách khi người ta nhìn qua chất đặc, giống như giới hạn khi chúng ta nhìn qua nước hay sương mù. Chúng ta không thể thấy ngoài một khoảng cách nào đó, vì môi trường trung gian qua đó chúng ta nhìn không hoàn toàn trong suốt.
Đối với người đã đạt được năng lực thị giác này, họ thấy hình dáng của những vật thể sinh động thay đổi rất nhiều. Cơ thể của conngười và thú vật đối với người ấy trở nên trong suốt, cho nên họ có thể nhìn thấy sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, và họ cóthể chẩn đoán đến một mức độ nào đó đối với vài căn bệnh.
Với khả năng thị giác này, họ cũng có thể nhận thấy một số những nhóm sinh vật khác nhau, các loài tinh linh thiên nhiên và những loài khác nữa, mà thể xác của chúng không thể phản ảnh bất cứ loại tia sáng nào trong giới hạn của quang phổ như thường được thấy. Trong các thực thể mà họ thấy được, có một vài loài tinh linh thiên nhiên bậc thấp, mà thể xác của chúng được cấu tạo bằng chất dĩ thái nặng trược hơn. Nhóm này gồm hầu hết những loài tiên nữ, thần tài, ma quỉ mà nhiều câu chuyện về chúng vẫn còn lưutruyền ở các vùng núi Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan và nhiều nơi trên khắp thế giới.
Loài tinh linh thiên nhiên là loài chính yếu cư ngụ trên cõi trung giới, nhưng vẫn có khá nhiều loài đó thuộc về phần dĩ thái của cõi trần; dĩ nhiên phần này dễ được thấy bởi tầm mắt của người thường hơn những phần khác. Thật vậy, khi đọc các chuyện thần tiênphổ thông, người ta thường bắt gặp các dấu hiệu cho thấy rõ là chúng thuộc về nhóm tinh linh thiên nhiên mà chúng ta đang đề cậpđến. Bất cứ học giả nào có đọc về những chuyện thần tiên đều nhớ rằng, người ta thường nói đến một vài loại dầu hay thuốc bí ẩn, khi thoa lên mắt một người, làm cho người ấy đôi khi thình lình thấy được những thành viên của đoàn thể tiên gia (fairy commonwealth).
Thường có những câu chuyện về hiệu quả của việc dùng chất thuốc thoa lên mắt, những câu chuyện này xuất phát từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, chắc hẳn có một sự thật nào đó ở phía sau những câu chuyện này, cũng như thường có những sự thực ở phía sau truyền thuyết dân gian phổ thông. Hiện nay không có sự thoa vào mắt như thế để mở thị giác thể vía, mặc dù có một vài loại dầu khi thoa lên khắp cả thân thể, sẽ trợ giúp rất nhiều cho sự xuất vía ra khỏi thể xác một cách có tri thức đầy đủ. Sự hiểu biết về điều này dường như được tồn tại từ thời trung cổ, đó là bằng chứng cho thấy một vài dấu vết về ma thuật thời xưa. Nhưng việc thoa thuốc lên đôi mắt có thể rất dễ kích thích sự nhạy cảm của mắt và làm cho nó tiếp nhận được một số rung động của chất dĩ thái.
Câu chuyện thường xảy ra liên hệ đến người dùng cách thoa loại dầu thần bí để nhìn thấy được tiên nữ, kết quả là họ bị vị tiên nữđập hay đâm vào mắt, chẳng những làm cho thị giác thể phách của họ bị mất mà thị giác của thể xác cũng không còn sử dụng được (Xin xem quyển “Phương diện khoa học về những chuyện thần tiên” của ông E.S.Hartlane trong bộ sách “Khoa học hiện đại”, hoặc những sưu tập khác về các chuyện thần tiên). Nếu thị giác hoạch đắc là thị giác cõi trung giới, điều đó sẽ hoàn toàn vô hiệu, vì sựtổn thương của thể xác không ảnh hưởng gì đến quan năng thể vía; nhưng nếu thị giác thuộc về thể phách, trong nhiều trường hợp sự hư hỏng đôi mắt thể xác sẽ tức khắc làm mất nhãn quan thể phách, vì cơ chế tác động giữa hai thể liên hệ chặt chẽ nhau.
Bất cứ người nào sở hữu năng lực thị giác đó, cũng có thể nhận thấy thể phách con người, nhưng vì kích thước thể phách gần nhưy hệt thể xác, thành ra nó khó lôi cuốn sự chú ý của họ, ngoại trừ lúc thể phách tách rời một phần nào ra khỏi thể xác trong lúc xuất thần hoặc lúc chịu ảnh hưởng của sự gây mê. Sau khi chết, thể phách hoàn toàn rút ra khỏi thể xác, người có năng lực thị giác đósẽ thấy nó rõ ràng, và họ thường thấy nó bay lượn trên các phần mộ mới chôn cất, khi họ đi ngang qua một đất thánh hay một nghĩa địa. Nếu có dịp tham dự một buổi cầu hồn, người ấy sẽ thấy chất thể phách rỉ ra từ bên hông của đồng tử, họ có thể quan sát thấy những thực thể thông linh sử dụng chất này.
Người phát triển khả năng nhãn thông loại này cũng sớm thấy được rằng khả năng nhận thức về màu sắc của họ được nâng caohơn. Họ có thể nhận thấy một số màu sắc hoàn toàn mới lạ, khác với bất cứ màu sắc nào có trong quang phổ như chúng ta đã biết, cho nên không có từ ngữ để diễn tả. Chẳng những họ thấy các đồ vật lạ có màu sắc hoàn toàn mới lạ, mà họ còn thấy có những thay đổi màu sắc của nhiều đồ vật quen thuộc, tùy theo chúng có hay không một vài sắc thái của các màu mới lạ này trộn lẫn với màu cũ. Như vậy dưới mắt người bình thường, hai loại màu sắc hiện ra có vẻ hoàn toàn hòa hợp nhau, nhưng người có nhãn quan tinh vi hơn thường thấy những sắc thái khác biệt.
Chúng ta hãy đề cập đến một vài sự thay đổi chính yếu xảy ra khi một người sở hữu thị giác thể phách. Phải luôn luôn nhớ rằng trong hầu hết mọi trường hợp, cùng lúc cũng có sự thay đổi tương xứng đến với các giác quan khác của họ; vì thế họ có thể nghe, và cólẽ cũng có thể cảm nhận nhiều hơn hầu hết những người chung quanh họ. Bây giờ, giả sử họ có thêm được thị giác của cõi trung giới, thì sẽ có thêm những sự thay đổi gì?
Khi ấy sẽ có nhiều sự thay đổi rất quan trọng, như cả một thế giới mới mở ra trước mắt họ. Chúng ta hãy trình bày vắn tắt những điều kỳ diệu theo cùng một thứ tự như trên. Trước hết hãy tìm hiểu xem những vật thể không sống động có vẻ gì khác dưới tầm nhìn củanhãn quan thể vía. Về điểm này, tôi có thể khởi sự, bằng cách viện dẫn một câu trả lời lạ lùng trong bài viết có tên “The Vahan”:
“Có một sự khác biệt rõ ràng giữa thị giác thể phách và thị giác thể vía, thị giác thể vía dường như có liên hệ đến chiều đo thứ tư.
“Cách dễ nhất để hiểu sự khác nhau, là dùng một thí dụ. Nếu bạn nhìn một người, lần lượt với hai loại thị giác, trong cả hai trường hợp, bạn sẽ thấy các nút áo đều ở mặt sau cái áo choàng của họ. Nếu bạn chỉ dùng thị giác thể phách, bạn sẽ thấy các nút áo xuyên qua cơ thể họ, và bạn sẽ thấy phần dưới chân của họ gần bạn nhất. Nhưng nếu bạn nhìn bằng thị giác thể vía, chẳng những bạn sẽ thấy giống như vậy, mà còn thấy như là bạn cũng đứng phía sau người này.
“Hoặc nếu bạn nhìn bằng nhãn quan thể phách vào một khối gỗ hình lập phương có chữ viết trên tất cả các bề mặt, khối gỗ trở nên trong suốt như gương dưới mắt bạn, và bạn có thể thấy xuyên qua nó, khi ấy chữ viết trên mặt đối diện đều bị đảo ngược đối với bạn, trong khi mặt bên phải cũng như bên trái không còn được thấy rõ nữa, ngoại trừ bạn di chuyển, bởi vì bạn nhìn theo cạnh của nó. Nhưng nếu nhìn nó bằng nhãn quan thể vía, bạn sẽ thấy cùng lúc tất cả mọi mặt xếp thẳng lên nhau, dường như trọn cả thể khối trở thành một mặt phẳng trước mắt, và bạn cũng thấy rõ mọi phần tử bên trong, không phải thấy xuyên qua những phần tử khác, mà tất cảđều bày ra trên một mặt phẳng giống như bạn đang nhìn nó ở tất cả mọi hướng.
“Từ phía lưng một cái đồng hồ, nếu bạn nhìn bằng thị giác thể phách, bạn sẽ thấy xuyên qua nó tất cả bánh xe, và cả bề mặt, nhưng những số trên mặt đồng hồ được thấy đảo ngược; nếu bạn nhìn nó bằng thị giác thể vía, bạn sẽ thấy mặt đồng hồ ngay trên mặt phẳng ở phía trên, và tất cả bánh xe đều nằm rời rạc nhau, không có vật này che lấp trên vật kia.”
Nơi đây chúng ta nhận ra ngay yếu tố chủ yếu của sự thay đổi, người sở hữu nhãn thông nhìn mọi vật trên một quan điểm hoàn toàn mới, khác hơn bất cứ sự vật gì mà trước đây họ từng tưởng tượng ra được. Đọc bất cứ trang sách nào của một quyển sách khép kín không có gì là khó khăn đối với họ, vì bây giờ họ không nhìn nó xuyên qua tất cả những trang sách khác, trước hay sau nó, nhưng họ nhìn thẳng vào nó, dường như chỉ có một trang duy nhất. Họ thấy được mạch mỏ sắt hay than đá ở sâu dưới lòng đất, vì bây giờ đất đá không còn là vật ngăn cản nhãn quan của họ. Độ rõ của thị giác thể phách rất khác nhau đối với bề dày một tấm vách tường hay một số bức tường kế tiếp nhau; nhưng đối với thị giác thể vía, không có sự khác biệt, bởi vì ở cõi trung giới không có sự xenkẽ giữa người quan sát và vật bị quan sát. Dĩ nhiên, điều này có vẻ nghịch lý và hình như không thể xảy ra được, cũng như hoàn toàn không thể giải thích được đối với một cái trí chưa được huấn luyện đặc biệt để hiểu ý tưởng này, nhưng vấn đề này hoàn toàn là sự thật.
Điều này sẽ đưa thẳng chúng ta vào giữa vấn đề đang được bàn cãi rất nhiều về chiều đo thứ tư, đây là vấn đề rất thích thú, nhưng có lẽ không đủ chỗ để chúng ta bàn bạc trong giới hạn quyển sách này. Những người nào muốn nghiên cứu vấn đề này, tôi xin đềnghị nên bắt đầu đọc quyển “Khoa học giả tưởng” của ông C.H.Hinton hay quyển “Một thế giới khác” của tiến sĩ A.T. Schofield, kế đóhọ nên đọc một tác phẩm sâu xa hơn cũng của C.H.Hinton “Một kỷ nguyên mới của tư tưởng”. Ông Hinton cho rằng, chẳng những chính ông có thể thông đạt một cách có tri thức về một số hình tượng đơn giản có chiều đo thứ tư, mà ông cũng nói rằng, bất cứ người nào bỏ công thực hành theo những điều chỉ dẫn của ông, với sự kiên nhẫn, họ có thể đạt tới tri thức giống như ông vậy. Tôi không chắc rằng tất cả mọi người đều có thể đạt được năng lực như ông nói, theo tôi, muốn có năng lực này cần phải có khả năng caothâmvề toán học, nhưng trong bất cứ trường hợp nào tôi cũng có thể chứng minh sự khai triển khối lập phương thành khối có chiều đo thứ tư như ông diễn tả là điều thực tế, vì trên cõi trung giới nó là một cái hình hoàn toàn quen thuộc. Bây giờ ông đã hoàn thành một phương pháp mới diễn tả nhiều chiều đo bằng màu sắc, để thay thế các biểu tượng chữ viết. Ông nói điều này sẽ làm đơn giản rất nhiều cho việc nghiên cứu, người đọc có thể phân biệt ngay, nhờ thấy bất cứ phần nào hay đường nét của khối lập phương được khai triển. Phương pháp mới này đã được diễn tả đầy đủ, kèm theo bản vẽ sẵn sàng sắp được in ra báo, và người ta phỏng đoán sẽ được xuất bản vào năm tới.
Khi ám chỉ lý thuyết về chiều đo thứ tư, tôi biết bà Blavatsky có ý kiến cho rằng đó chỉ là một lối trình bày vụng về ý niệm sự thẩm thấu hoàn toàn của vật chất; và ông W.T.Stead đã theo đuổi đường lối tương tự, khi trình bày quan điểm cho các độc giả của ông, với cái tên là “Sự xuyên suốt”. Tuy nhiên, sự nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết và lặp đi lặp lại dường như cho thấy cách giải thích này không bao gồm tất cả sự kiện. Đó là sự diễn tả hoàn hảo về thị giác thể phách, nhưng ý niệm hoàn toàn khác đối với chiều đo thứ tư, nhưông Hinton đã trình bày để giải thích những sự kiện quan sát được do thị giác thể vía. Cho nên tôi liều lĩnh gợi ý một cách kính trọng rằng, khi bà Blavatsky nói như thế, bà nghĩ về thị giác thể phách chứ không phải thị giác thể vía, và câu nói của bà chỉ ứng dụng đặc biệt đối với quan năng bậc thấp, có lẽ lúc đó bà không đề cập đến quan năng nhãn thông bậc cao.
Vậy thì những người theo đường lối phát triển này phải luôn luôn nhớ rằng họ đang sở hữu năng lực phi thường, khó giải thích. Mỗi điểmbên trong mỗi vật chất đặc, hoàn toàn phơi bày dưới cái nhìn chăm chú của nhà linh thị; cũng như mỗi điểm ở bên trong một vòng tròn, sẽ được phơi bày dưới đôi mắt chăm chú của một người nhìn vào đó.
Người sở hữu năng lực nhãn thông còn thấy được nhiều hơn thế nữa, không những họ thấy rõ bên trong cũng như bên ngoài củamỗi vật, mà còn thấy được thể vía của vật chất. Mỗi nguyên tử và phân tử vật chất cõi trần, đều có những nguyên tử và phân tử tương xứng cõi trung giới, và người có nhãn thông có thể thấy rõ khối vật thể do những nguyên tử và phân tử cõi trung giới tạo ra. Phần thể vía của một vật thường lộ ra một ít bên ngoài phần vật chất của vật đó, vì thế kim loại, đất đá và nhiều vật khác, thường được thấy có hào quang thể vía bao chung quanh.
Người hoạch đắc thị giác này sẽ đạt được sự hiểu biết sâu rộng qua sự nghiên cứu vật chất vô cơ. Họ thấy được phần thể vía củađồ vật, mà trước kia họ hoàn toàn không thấy; chẳng những họ thấy được nhiều hơn trước về cấu trúc của vật chất, mà những gì bây giờ họ thấy đều rõ hơn và trung thực hơn trước kia. Thị giác mới này cho con người thấy gần đúng với thực tế hơn thị giác thể xác. Thí dụ, nếu họ nhìn một khối thuỷ tinh bằng nhãn quan thể vía, tất cả những bề mặt của khối thủy tinh đều hiện ra bằng nhau, giống như trên thực tế; trong khi nhìn theo phối cảnh ở cõi trần, bề mặt ở xa sẽ xuất hiện nhỏ hơn, dĩ nhiên đó chỉ là ảo giác, do những giới hạn của đôi mắt.
Chúng ta thấy rõ có nhiều điều lợi ích trong việc dùng nhãn quan thể vía để quan sát các thực thể sinh động. Người có nhãn thông thấy được hào quang cây cỏ và cầm thú; đối với cầm thú, những ham muốn, những cảm xúc và bất cứ tư tưởng nào của chúng cũng đều biểu hiện rõ ràng trước mắt họ.
Giá trị cao quí nhất của năng lực nhãn thông nằm trong việc áp dụng để quan sát con người; thường ai có năng lực này có thể giúp đỡ mọi người có hiệu quả hơn, vì có thể hiểu biết rõ ràng hơn về người cần được sự trợ giúp. Họ có thể thấy hào quang và trọn cảthể vía, nhưng họ chưa thấy được những thể cao hơn, tuy nhiên họ có thể biết được khá nhiều về những thể cao nhờ sự quan sát cẩnthận. Khả năng khảo sát của họ về thể phách đem lại lợi ích đáng kể trong việc xác định vị trí và phân loại những tổn thương hay bệnh tật của hệ thống thần kinh hệ. Trong khi với khả năng nhãn thông thể vía, tức khắc họ hiểu tất cả những mối cảm xúc, đam mê, hammuốn và khuynh hướng của người trước mắt họ, cũng như tư tưởng của rất nhiều người khác.
Khi nhìn vào một người, họ sẽ thấy người ấy được bao quanh bởi một màn sương chói lọi của hào quang thể vía, tỏa ra đủ loại màu sắc sáng chói; những màu sắc cùng sự sáng chói này biến đổi không ngừng theo sự thay đổi của tư tưởng và tình cảm con người. Họ sẽ thấy hào quang này tràn ngập màu hồng đẹp đẽ của loại tình cảm trong sạch, màu xanh da trời trong sáng của lòng tôn sùng, màu nâu đục của tánh ích kỷ, màu đỏ tươi đậm của sự nóng giận, màu đỏ tối khủng khiếp của sự dâm dục, màu xám tái mét củasự sợ hãi, màu mây đen của tánh ganh ghét và hiểm độc, hoặc bất cứ hàng trăm dấu hiệu khác mà người có nhãn thông lão luyện nhận ra rất dễ dàng. Vì thế dưới sự quan sát của người có nhãn thông, bất cứ người nào cũng không thể che giấu những trạng thái tình cảm thật sự về bất cứ vấn đề gì.
Những dấu hiệu thay đổi của hào quang là một đề tài rất lý thú cần được nghiên cứu sâu rộng, nhưng trong giới hạn của quyển sách, chúng ta không thể đi sâu vào chi tiết. Một bài tường thuật đầy đủ hơn về sự kiện này cùng nhiều hình ảnh màu, sẽ được trình bày trong tác phẩm của tôi nhan đề “Con người hữu hình và vô hình”.
Khi quan sát hào quang thể vía, chẳng những người có nhãn thông thấy được kết quả tạm thời của những cảm xúc đi xuyên qua nó trong lúc ấy, mà họ còn biết được một cách tổng quát khuynh hướng và đặc tính của người khác qua cách sắp xếp và tỷ lệ màu sắc hào quang, khi con người trong tình trạng nghỉ ngơi tương đối. Tính tình của con người được biểu lộ qua thể vía ở cõi trung giới, vì thế những gì thấy được trong thể vía có thể đưa đến kết luận một cách khá chính xác.
Vị có nhãn thông sẽ dễ dàng xét đoán về đặc tính của một người, khi quan sát tư tưởng của người ấy được biểu lộ trên cõi trung giới. Tư tưởng thực sự xuất phát từ cõi thượng giới (tức cõi trí), là nơi mà tất cả tư tưởng được biểu lộ trước tiên như những rung động của thể trí. Nhưng nếu đó là một tư tưởng ích kỷ, hoặc tư tưởng bị liên kết theo một cách thức nào đó với một cảm xúc hay sự hammuốn, lập tức nó xuống cõi trung giới, khoác lấy một hình thể làm bằng chất liệu cõi trung giới, và có thể được nhận thấy bởi vị cónhãn thông.
Gần như tất cả tư tưởng của đa số người đời đều thuộc vào một trong những loại kể trên, do đó trên phương diện thực hành, người có nhãn thông cõi trung giới có thể nhận thấy rõ trọn cá tính của người khác. Vì thể vía của con người và những hình tư tưởng dohọ phóng ra liên tục, như là một quyển sách để mở đối với vị có nhãn thông, cho nên vị ấy có thể đọc được khá nhiều những đặc tính của kẻ khác. Bất cứ người nào muốn biết thêm về hình tư tưởng dưới mắt của người có nhãn thông, có thể tìm đọc quyển “Hình TưTưởng” do bà Besant và tôi biên soạn.
Chúng ta đã thấy có những thay đổi về hình dáng của những đồ vật sống động và không sống động, dưới nhãn quan của người cónhãn thông trọn vẹn ở cõi trung giới. Bây giờ chúng ta hãy xem những sự vật hoàn toàn mới mà họ thấy được. Họ sẽ tri thức đầy đủhơn, rộng lớn hơn ở nhiều hướng trong thiên nhiên, nhưng chủ yếu sự chú ý của họ phải do những cư dân sống trong thế giới ấy thuhút; trong phạm vi quyển sách này, chúng ta không cần kể chi tiết về họ. Muốn tìm hiểu thêm, độc giả nên xem những quyển sách nói về cõi trung giới đã được hội Thông Thiên Học xuất bản. Ở đây, chúng ta chỉ có thể kể một vài nhóm chính trong số những cư dân cõi trung giới.
Người có nhãn thông sẽ chịu ảnh hưởng bởi các hình ảnh thay đổi không ngừng do dòng sóng liên tục của tinh hoa chất luôn quay cuồng chung quanh như đe doạ, nhưng luôn luôn phải rút lui trước ý chí cố gắng kiên định của họ; họ sẽ ngạc nhiên trước một đoàn thực thể khổng lồ, tạm thời được rút ra từ đại dương này, và hiện tồn riêng biệt do tư tưởng và ước muốn tốt hoặc xấu của con người. Họ sẽ thấy nhiều đám tinh linh thiên nhiên khác nhau, đang làm việc hoặc đùa giỡn; đôi khi họ cũng có thể nghiên cứu một cách thích thú sự tiến hoá phi thường của một vài hạng thấp trong hàng ngũ các vị thần linh cao cả, những vị này được xem như tương đương với cộng đồng thiên thần, theo thuật ngữ Thiên Chúa Giáo.
Nhưng có lẽ điều làm họ thích thú nhất ở cõi trung giới là những cư dân thuộc giống người. Những cư dân này được chia thành hai nhómchính: nhóm thứ nhất gồm những người mà chúng ta gọi là người sống, nhóm thứ hai gồm những người mà chúng ta nhầm lẫngọi là những người đã chết, nhưng thật ra hầu hết họ đang hoàn toàn sống thực. Họ sẽ tìm thấy ở đâu đó một người trong số những người thuộc nhóm một, hoàn toàn thức tỉnh và đầy đủ tri thức, có lẽ được gởi đến để trao cho họ vài thông điệp, hay nhiệt tâm quan sát họ để xem họ tiến bộ được bao nhiêu. Trong khi đó đa số người đời khi thoát khỏi thể xác trong lúc ngủ, sẽ lang thang vô định, và được bao bọc trong những tư tưởng của riêng họ, gần như vô thức đối với những sự việc xảy ra chung quanh.
Họ sẽ tìm thấy trong số đông những người từ trần, có mọi cấp độ tâm thức và trí thông minh khác nhau. Người đời nghĩ rằng cái chết sẽ làm cho con người thay đổi hoàn toàn, nhưng thực ra người chết không có gì thay đổi. Sau khi chết, họ cũng chính là người như ngày trước lúc chết, với cùng khuynh hướng, tính tình, đức hạnh cũng như tật xấu, chỉ trừ họ mới lột bỏ thể xác; việc mất thểxác không làm cho họ trở thành một người khác, như sự cởi bỏ áo khoác bên ngoài không làm một người trở thành một người khác. Vì thế, người nghiên cứu cõi trung giới sẽ gặp đủ loại người, khôn ngoan cũng như đần độn, người có từ tâm, người hay phiền muộn, người nghiêm khắc, người nông nổi, người có khuynh hướng tâm linh, người thích nhục dục, cũng giống như trong số những người còn sống.
Chẳng những người có nhãn thông nhìn thấy được người chết, mà còn nói chuyện với họ; vị ấy có thể đóng vai trò rất hữu ích chongười chết, bằng cách thông tin và hướng dẫn. Nhiều người chết trong tình cảnh quá bất ngờ và rối loạn, đôi khi bị đau khổ dữ dội vì họ thấy những sự việc xảy ra ở trung giới không giống các truyện thần tiên của nhi đồng, như trong tín ngưỡng dân gian phương Tây đã siêu việt hóa vấn đề; cho nên khi hiểu biết thế giới mới đó, chúng ta có thể giải thích rõ ràng cho những người cần biết.
Một người sở hữu hoàn toàn khả năng này có thể giúp đỡ cho người sống cũng như người chết bằng nhiều cách khác nhau, vấnđề này tôi đã đề cập trong quyển sách nhỏ “Những vị cứu trợ vô hình”. Ngoài những thực thể cõi trung giới, người ấy cũng thấy những cái xác thể vía – bóng ma và các lớp vỏ đang trong mọi giai đoạn phân huỷ; nơi đây chúng tôi chỉ đề cập đến những điều cần thiết, độc giả muốn tìm hiểu sâu xa thêm, xin đọc những quyển “Sự chết và sau khi chết?” và “Cõi trung giới”, cũng do chúng tôi biên soạn.
Một kết quả phi thường thích thú khác do nhãn thông thể vía mang lại là tâm thức của người ấy không còn bị gián đoạn giữa lúc thức và ngủ. Ban đêm khi ngủ, họ sẽ rời khỏi thể xác để cho nó được nghỉ ngơi, trong khi họ hoạt động thuận tiện hơn nhiều trong thể vía. Sáng dậy, họ quay về nhập lại vào thể xác, và không bị mất ý thức hay trí nhớ giữa hai trạng thái thức và ngủ; vì thế dường như họcó thể sống gấp đôi, và họ sử dụng trọn vẹn cả thời giờ một cách hữu ích, thay vì bị mất 1/3 kiếp sống trong khoảng trống vô thức.
Người có nhãn thông còn có một năng lực lạ lùng khác nữa (tuy nhiên muốn kiểm soát hoàn toàn năng lực này, cần phải có khả năng cao hơn thuộc cõi thiên đàng) đó là khả năng phóng đại phần tử cực nhỏ của thể xác hay thể vía, thành bất cứ độ lớn nào theo ýmuốn, giống như tác dụng của một kính hiển vi – dường như chưa có một kính hiển vi nào có sức mạnh phóng đại bằng 1/1000 năng lực phóng đại thuộc tâm linh. Phương tiện này có thể giúp cho giả thuyết nguyên tử và phân tử của khoa học trở nên thực tế sinh động; và các sinh viên huyền môn với sự khảo sát kỹ lưỡng hơn, họ nhận thấy cấu trúc của chúng phức tạp hơn nhiều so với sự diễn tả của khoa học. Điều này cũng làm cho họ thích thú tìm hiểu tất cả những tác động của điện lực, từ lực và chất dĩ thái. Khi có vài chuyên gia trong các ngành khoa học phát triển được khả năng thị giác này, họ sẽ diễn tả dễ dàng những khám phá rất tốt đẹp và phi thường.
Đây là một trong những quyền năng (hay siddhi-s) mà các sách vở Đông phương đã diễn tả, dành cho người hiến dâng đời mình cho sự tiến hoá về tâm linh; mặc dù tên gọi dành cho những quyền năng này được đề cập ở đây có thể không giống với tên gọi ởnhững nơi khác. Như vậy khi nói về quyền năng tự làm ra to hoặc nhỏ theo ý muốn, đó là cách diễn tả có vẻ kỳ lạ đảo ngược sự kiện, vì trên thực tế, phương pháp thực hiện việc này được đề cập rõ trong những sách cổ. Do tạm thời sử dụng máy móc mà người tathấy rõ những vật rất nhỏ trong thế giới vô cùng vi tế. Với cùng cách thức như thế (hoặc phương cách đảo nghịch) tạm thời làm gia tăng nhiều lần kích thước của bộ máy, có thể giúp con người có được tầm nhìn rộng rãi hơn. Chúng ta hy vọng điều này có ý nghĩa trên phương diện vật chất cũng như trên phương diện tinh thần, ngoài bất cứ những gì mà khoa học đã từng mơ tưởng đem lại cho conngười. Việc làm biến đổi kích thước như thế, thực sự xảy ra trong vận cụ của tâm thức người nghiên cứu, mà không phải ở bất cứvật gì bên ngoài. Tóm lại các cổ thư Đông phương đã đề cập vấn đề xác thực hơn chúng ta.
Sự đo lường hoạt động tâm linh (psychometry) và thị giác thứ nhì (second sight) là một trong số những khả năng tuyệt vời trong giới hạn hiểu biết của chúng ta; nhưng các khả năng này sẽ được bàn đến một cách đầy đủ hơn trong một chương về sau, vì hầu hết sự biểu lộ của chúng có liên hệ đến nhãn thông trong không gian hay trong thời gian.
Bây giờ, tôi xin trình bày sơ lược những gì mà một nghiên cứu sinh đã được huấn luyện để khai mở hoàn toàn thị giác thể vía, có thể thấy thế giới rộng rãi bao la hơn. Như tôi đã nói, không có sự thay đổi khác thường trong thái độ tinh thần của họ, đó chỉ là kinh nghiệm xác tín sự hiện hữu của linh hồn, và nó vẫn tồn tại sau khi họ chết, kinh nghiệm này còn củng cố niềm tin về tác động của luật nhân quả và nhiều điểm tối quan trọng khác. Họ có thể cảm nhận và định giá đúng mức sự khác nhau, giữa niềm tin sâu xa do sự kiểm chứng của lý trí và sự hiểu biết chính xác do kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- NHÃN THÔNG (Trọn bộ)
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 9: PHƯƠNG PHÁP KHAI MỞ (Kết thúc)
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 8: NHÃN THÔNG TRONG THỜI GIAN – THỜI TƯƠNG LAI
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 7: NHÃN THÔNG TRONG THỜI GIAN – THỜI QUÁ KHỨ
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 6: NHÃN THÔNG TRONG KHÔNG GIAN – KHÔNG CHỦ TÂM
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 5: NHÃN THÔNG TRONG KHÔNG GIAN – CÓ MỘT PHẦN CHỦ TÂM
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 4: NHÃN THÔNG TRONG KHÔNG GIAN – CÓ CHỦ TÂM
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 3: NHÃN THÔNG ĐƠN GIẢN – TỪNG PHẦN
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 2: NHÃN THÔNG ĐƠN GIẢN – TOÀN PHẦN
- NHÃN THÔNG – CHƯƠNG 1: NHÃN THÔNG LÀ GÌ?
- NHÃN THÔNG (Mục Lục)