Đối thoại với Thượng Đế những mặc khải mới – Chương 21

0
201

Vâng. Con chưa bao giờ – và bây giờ con đang lặp lại chính mình – chưa bao giờ nghe nhiều kinh nghiệm phổ biến trong cuộc sống được giải thích dưới góc độ sâu sắc hiếm có như vậy. Thượng Đế ơi, ngài làm cho mọi thứ thật rõ ràng, quá đơn giản và quá rõ ràng. Cảm ơn ngài. Và xin hãy tiếp tục, cứ lặp lại chính mình nhiều như ngài muốn. Bây giờ, con nhận thấy rằng điều này là hoàn hảo.

Con có thể thay đổi thế giới của con, và cách nhanh nhất để làm điều đó sẽ là tránh xa những ảo tưởng của các con và đón nhận một mặc khải mới, và một trải nghiệm tâm linh mới. Đây sẽ là điều can đảm nhất mà loài người đã làm trong nhiều thế kỷ. Nó có thể thay đổi lịch sử loài người.

Con đồng ý với điều đó! Vậy chúng ta hãy quay trở lại cuộc thảo luận của chúng ta về các cấu trúc tinh thần tạo ra các quy ước xã hội, mà làm lệch lạc đi các nguyên tắc sống cơ bản. Ngài nói rằng “đạo đức” là một trong những cấu tạo tinh thần đó, và chúng con thực sự có thể bị nó dẫn đi lạc lối.

Không phải các con có thể bị, mà nào giờ các con đã bị rồi.

Được rồi. Vậy làm thế nào để chúng con sống được một cuộc sống mà không có giá trị đạo đức? Và “cấu trúc tinh thần” được gọi là “quyền sở hữu” liên quan đến nguyên tắc sống được gọi là “tính thích nghi”, hay khái niệm “quyền sở hữu” của chúng con liên quan đến nguyên tắc sống được gọi là “tính bền vững” như thế nào?

Xin giúp con thấy được mối quan hệ giữa cấu trúc tinh thần được tái tạo bởi con người, quy ước xã hội và nguyên tắc sống. Và điều gì làm cho điều cuối cùng tốt hơn điều đầu tiên?

Điều cuối cùng không “tốt hơn” điều đầu tiên, theo nghĩa là vượt trội hơn về mặt đạo đức. Chỉ đơn giản là nó có nhiều chức năng hơn. Các nguyên tắc sống cơ bản khá hữu ích. Nhiều cấu tạo tinh thần của con người và các quy ước xã hội của nó thì không. Nó chỉ đơn giản là như vậy thôi. Nhiều ý tưởng và hành vi của con người không có chức năng gì. Chúng bị rối loạn chức năng.

Chẳng hạn, con không nhận thấy rằng hầu hết các mối quan hệ của con người đều bị rối loạn chức năng sao? Chúng không hoạt động theo cách mà chúng đã được định sẵn từ trước. Chúng sụp đổ. Chúng tan rã.

Điều này là do con người đã từ bỏ các Nguyên tắc sống Cơ bản để ủng hộ các cấu trúc tinh thần cá nhân của riêng họ và các quy ước xã hội hình thành từ chúng. Bây giờ nếu những niềm tin mà các khái niệm tinh thần của các con dựa trên đó là chính xác, thì các quy ước xã hội của các con — tức là, các hành vi tập thể — cũng sẽ khả thi như các Nguyên tắc sống Cơ bản vậy. Nhưng niềm tin của các con không chính xác, mà đầy ảo tưởng.

Chúng ta đã xem xét những niềm tin sai lầm tai hại nhất của các con. Bây giờ chúng ta hãy xem cách chúng tạo ra các quy ước xã hội có tác động tiêu cực đến cuộc sống của các con như thế nào.

Tuyệt! Con đã chờ đợi phần này bấy lâu rồi đấy. Con thực sự muốn hiểu điều này sâu sắc hơn.

Chúng ta không thể xem xét tất cả các quy ước xã hội của các con  được, bởi vì như vậy thì cuộc đối thoại này sẽ không bao giờ kết thúc mất, nhưng chúng ta có thể lấy một ví dụ rất hay, điều mà cho con cơ hội để xem cách… Niềm Tin Sai Lầm tạo ra các Quy Ước Xã Hội, thứ mà tạo ra các Rối Loạn Xã Hội, đe dọa sự Sống Còn của giống Loài như thế nào.

Tất nhiên, sự sống còn của giống loài là những gì chúng ta đang nói đến ở đây. Đó là những gì chúng ta đã thảo luận ngay từ đầu mà.

Con biết. Con ý thức được điều đó. Chúng ta phải thực sự hành động ở đây. Nếu giống loài của chúng ta tồn tại, thì chúng ta phải đạt đến một số cấp độ nhận thức mới.

Bởi vì cách con người đang hành xử, phải. Bởi vì loài người đã tiến xa đến mức nào trong khả năng tiêu diệt lẫn nhau, nhưng lại không thể tiến bộ trong khả năng sống hòa thuận với nhau, phải. Đó là những gì đang tạo ra khủng hoảng.

Vì vậy, hãy quay trở lại từ đầu tiên trong danh sách các ví dụ về các quy ước do con người tạo ra: Đạo đức. Đó là một điều hay, vì nó giao thoa giữa các nền văn hóa. Nó liên quan đến mọi xã hội trên trái đất.

“Đạo đức” của chúng con gần như cũng đã phá hủy mọi xã hội trên trái đất.

Đó là một sự quan sát chính xác đấy.

Vậy niềm tin sai lầm đã tạo ra khái niệm tinh thần mà chúng ta gọi là đạo đức, và các quy ước xã hội hình thành từ đó là gì?

Niềm tin rằng Thượng Đế cần một điều gì đó — cụ thể là con phải cư xử theo một cách nào đó — là sự ảo tưởng mà từ đó “đạo đức” của các con đã xuất hiện.

Được rồi, tốt, con hiểu rồi. Nhưng ngay cả khi Thượng Đế không có những cách thức mà Ngài muốn chúng con cư xử theo đấy, thì có gì sai khi có “đạo đức”? Chúng giúp chúng con sống cuộc sống của chúng con.

Vấn đề với “đạo đức” là chúng phải dựa trên một số Giá Trị Tối Thượng hoặc Giá Trị Cuối Cùng. Đạo đức mà không có quyền lực đạo đức, thì đều vô giá trị, giống như tiền tệ không có tiêu chuẩn vàng hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị đằng sau chúng vậy.

Đồng ý. Đạo đức phải có một số thẩm quyền phía sau chúng.

Và trong những ngày đầu tiên, khi các xã hội bắt đầu hình thành, khi các nền văn hóa nhân loại khác nhau đang hình thành, thì quyền lực đằng sau đạo đức của họ là gì?

Con cho rằng, ý tưởng của họ về thế nào là “đúng”.

Và con cho rằng cuối cùng họ lấy những ý tưởng đó từ đâu?

Từ Thượng Đế?

Chính xác. Chí ít, họ nói rằng họ đã lấy chúng từ nơi đó.

Vui lòng để con làm rõ lại việc điều này xảy ra như thế nào.

Hầu hết các nền văn minh sơ khai đều trộn lẫn giữa cái mà ngày nay gọi là tôn giáo và chính trị một cách triệt để, trích dẫn các quy tắc thần thánh để hỗ trợ các quy định nơi thế tục.

Các nền văn hóa nguyên thủy hướng đến “các vị thần” vì tất cả những gì họ muốn kêu gọi — không chỉ là mưa hay mùa màng bội thu, mà còn là thẩm quyền đặt ra các quy tắc ứng xử, hay cái mà ngày nay các con gọi là “đạo đức.”

Các nền văn hóa sau này cũng làm như vậy. Hầu hết các luật dân sự bắt đầu như là các quy tắc tôn giáo, được trao cho người dân thông qua “mặc khải” này hay mặc khải khác. Cho dù những người xung quanh họ tin vào nhiều Thượng Đế hay vào một Thượng Đế toàn năng duy nhất, thì những ý tưởng đầu tiên của họ về “đúng” và “sai” đều đã xuất phát từ sự hiểu biết về những gì vị Thần của họ muốn và cần.

Và, lẽ ra đã thật khác biệt làm sao, nếu như họ quyết định rằng vị Thần của họ không cần gì cả. Than ôi, đây đã không phải là những gì họ quyết định. Và do đó, nhiều bộ quy tắc quản lý cuộc sống hàng ngày được cho là đã được Thượng Đế “truyền lại” trực tiếp cho Con Người. Một bộ sưu tập trong số này thực sự được mô tả như là các “điều răn” của Thượng Đế.

Quan niệm của các con về những nhu cầu và mong muốn của một số quyền lực lớn hơn quyền lực của các con, với trí tuệ sâu sắc hơn trí tuệ của các con, và với một thẩm quyền vượt xa thẩm quyền của chính các con, chính là điều ẩn sau hầu như mọi chuỗi mệnh lệnh đạo đức hoặc tiêu chuẩn ứng xử mà xã hội thế tục đã đặt ra.

Điều đó bao gồm các xã hội hiện không tuyên bố có niềm tin vào Thượng Đế, tuyên bố rằng niềm tin như vậy là sai lầm hoặc mê tín và không gì khác hơn là “thuốc phiện của mọi người”.

Thậm chí những xã hội này chỉ đơn thuần là đoạt lấy những lời dạy trước đây của tổ tiên họ về “đúng” và “sai” —mà những lời dạy trước đó hoàn toàn bắt nguồn từ một số hình thức thờ thần và gắn bó với “ý nguyện của các vị thần”.

Đã từ bao giờ rồi, vì lẽ tự nhiên, con người phải trải nghiệm bản thân như một phần của một tổng thể rộng lớn hơn, và hiểu biết sâu sắc rằng tổng thể đó là một thứ được gọi là Thượng Đế. Thuyết vô thần (Atheism) là một phản ứng học được; thần luận (Deism) là một phản ứng tự nhiên, một sự “biết” từ trực giác, một nhận thức sâu sắc ở cấp độ tế bào.

Nhưng những gì con người “biết” về Thượng Đế trong tế bào của họ, và những gì họ “tin” về Thượng Đế trong tâm trí của họ, thường là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Ngày nay, có hàng triệu người (không phải một vài mà là hàng triệu người) tiếp tục tin rằng Thượng Đế đã đặt ra cả một hệ thống luật lệ để con người tuân theo, và những người này tuyên bố rằng Luật lệ của Thượng Đế phải cai quản, hướng dẫn và kiểm soát tất cả hành vi của xã hội dân sự. Có các quốc gia mà toàn bộ mọi người chấp nhận Luật lệ của Thượng Đế là Luật Dân sự, cai trị mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của họ.

Chà, chúng con có thể làm tệ hơn vậy nữa kìa, con cho là vậy. Ý con là, điều đó thì có gì là tệ chứ?

Không có gì tệ cả, miễn là những gì con tưởng tượng là “Luật lệ của Thượng Đế” là công bằng.

Nếu đó là Luật lệ của Thượng Đế, làm sao nó có thể không công bằng được chứ?

Nếu luật đó nói rằng không một cá nhân nào có quyền tự mình suy nghĩ hoặc quyết định, mà phải chấp nhận Luật lệ của Thượng Đế như những người thầy uyên bác đã giải thích, thì liệu điều đó có công bằng không?

Uh… nghe có vẻ không công bằng, nhưng con đoán nó sẽ phụ thuộc vào việc những người thầy đó nói rằng Luật lệ của Thượng Đế là gì. Nó sẽ phụ thuộc vào cách họ đã giải thích điều đó.

Nếu những người thầy uyên bác đấy nói rằng, theo Luật lệ của Thượng Đế, lời khai của phụ nữ tại tòa án có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông, liệu điều đó có công bằng không?

Ồ, vâng, ngài đã đề cập đến điều đó trước đấy rồi. Và không, tất nhiên điều đó sẽ là không công bằng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu những người thầy uyên bác nói rằng, theo Luật lệ của Thượng Đế, một người phụ nữ không được tự do kết hôn với người mà cô ấy muốn, và quyền ly hôn của cô ấy không bình đẳng với quyền của một người đàn ông, liệu điều đó có công bằng không?

Không.

Nếu những người thầy uyên bác nói rằng, theo Luật lệ của Thượng Đế, một người “có đức tin sai” không thể làm chứng trong một trường hợp chống lại một người có đức tin “đúng”, thì liệu điều đó có công bằng không?

Dĩ nhiên là không. Đừng ngớ ngẩn vậy chứ.

Nếu những người thầy uyên bác nói rằng, theo Luật lệ của Thượng Đế, quyền thừa kế của một đứa trẻ nam sẽ gấp hai đứa trẻ nữ, liệu điều đó có công bằng không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu những người thầy nói rằng sự báng bổ đối với Thượng Đế hoặc nhà tiên tri của Thượng Đế sẽ bị trừng phạt bằng cái chết — và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi không nói rõ chính xác “báng bổ” là gì? Liệu điều đó có công bằng không?

Không, không, nó không hề công bằng. Và con hiểu rõ trọng điểm. Trọng điểm là hàng triệu người bị cai trị bởi các luật “dân sự” như vậy ở các quốc gia Hồi giáo, nơi Shariais được sử dụng để thay thế luật pháp, hoặc nơi các luật dân sự tồn tại dựa trên nó.

Theo con hiểu, Shariais là sự kết hợp của những lời trong kinh Qur’an, những lời dạy trong Hadith (một tập hợp những lời tường thuật truyền miệng, cuối cùng được viết thành văn bản, về Muhammad và cách ông ta sống), và cái được gọi là ijma ( sự đồng thuận của những người thầy Hồi giáo, tiến sĩ luật và các học giả về cách giải thích hai điều đầu tiên). Điều này có chính xác không?

Hiểu biết của con là cơ bản, nhưng không phải là không chính xác.

Và những “luật lệ” tôn giáo mà ngài vừa đề cập ở đây —chúng đều là một phần của Sharia sao?

Phải.

Thật khó cho con để tin rằng Thượng Đế sẽ bất công như vậy, bất công một cách quá đáng. Ngài có chắc chắn rằng những người đã trích dẫn lời ngài đã hiểu tất cả những điều này một cách đúng đắn không? Những thứ về ưu thế của nam giới chẳng hạn. Đó là Luật Thần Thánh sao?

Con có bao giờ nghi ngờ về nó không?

Đây chỉ là quan điểm của các học giả Hồi giáo, hay là có Kinh thánh thực tế xác nhận lời dạy này?

Ồ, kinh Qur’an rất rõ ràng về điều này đấy.

Hãy cho con một ví dụ.

Sürah 4:11:

“Vì vậy, Thánh Allah hướng dẫn các người về quyền thừa kế của con cái các người: một phần cho nam giới bằng phần của hai người nữ. Phần của hai con gái, nếu chỉ có con gái, từ hai con trở lên, phần của họ bằng hai phần ba số thừa kế; nếu chỉ có một đứa con gái, thì phần của cô ấy là một nửa ”.

Chà. Ngay ở đó trong Thánh Kinh.

Nhưng thực sự, ngài không mong đợi con chấp nhận điều này, hay tin rằng đây là Thánh Ngôn của Ngài đó chứ, phải không? Hầu hết mọi người trong thời đại ngày nay sẽ từ chối một Thượng Đế đã nói những điều như thế này.

Vậy thì họ sẽ bị trừng phạt bằng sự nguyền rủa đời đời.

Không đâu. Không phải chỉ đơn giản vì chia tài sản thừa kế của người ta cho các con của người ta một cách bình đẳng, và từ chối một Thượng Đế đã nói rằng đừng làm như vậy.

Hãy đọc phần Sürah 35:36:

“Nhưng những ai từ chối (Thánh Allah) — vì chúng ta thưởng cho mọi kẻ vô ơn, nên họ sẽ là Lửa của Địa Ngục!

 “Và ngọn lửa sẽ không thiêu rụi họ hoàn toàn, khiến họ phải chết, cũng như không làm giảm bớt sự đau khổ của nó đối với họ. Và họ sẽ kêu cứu, ‘Ôi, Thượng Đế ơi, hãy cho chúng con ra ngoài, để chúng con có thể làm điều đúng đắn!’ Nhưng ta sẽ không làm như vậy! Không bao giờ! Ta sẽ nói với họ, ‘Ngươi không sống đủ lâu để nghĩ tới được những điều này hay sao? Và ta đã không gửi lời cảnh báo đến ngươi hay sao? Vì vậy, bây giờ, hãy nếm thử hình phạt đi! Sẽ không có bất kỳ ai giúp đỡ kẻ ác cả.”

Đây là những gì ngài sẽ nói sao? Đây là điều mà Thượng Đế nhân từ sẽ nói, nếu linh hồn nhận ra lỗi lầm của mình và cầu xin một cơ hội khác sao?

Thượng Đế nhân từ không thể hiện lòng thương xót đối với những người không tin. Kinh Thánh của các con nói như vậy mà.

Và khi con có các nền văn hóa và toàn bộ xã hội đặt ra luật lệ của họ dựa trên loại kinh thánh như vậy, họ cũng như Thượng Đế vậy, được phép không thể hiện lòng nhân từ và hành động theo những cách khủng khiếp, mà không bị trừng phạt.

Xã hội loài người tạo ra “đạo đức” từ những “chỉ dẫn từ Thượng Đế” như vậy.

Chà, có lẽ ở một số nền văn hóa, nhưng không phải ở Hoa Kỳ. Chúng con tự hào về sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Như một số quốc gia và nền văn hóa khác, chúng con không tuyên bố rằng Thượng Đế là đấng có thẩm quyền đằng sau đạo đức và luật pháp của chúng con.

Thật vậy sao?

Lời cam kết trung thành với lá cờ tổ quốc của các con không mô tả đất nước của các con là “một quốc gia, dưới quyền của Chúa…” sao?

Con đã không đọc “chúng con tin tưởng nơi Chúa” trên đồng tiền của các con sao?

Tác phẩm nghệ thuật trên mặt sau của tờ tiền đô la của các con không có liên quan gì đến Thượng Đế sao?

Con không tuyên thệ bằng cách đặt tay lên một cuốn Kinh thánh và nói “Vậy xin Thượng Đế giúp con” sao?

Con không bắt đầu các phiên họp của Quốc hội bằng một lời cầu nguyện — mà sau đó con thông qua luật bảo vệ việc cầu nguyện trong trường học sao? Hãy đọc những lời của khổ thơ thứ ba của bài quốc ca của các con đi.

Con hiểu ý ngài rồi.

Cho dù các chính phủ có muốn thừa nhận điều đó hay không (và ngày càng nhiều chính phủ hiện nay ra mặt và nói về điều đó), thì chính quan điểm tôn giáo của đại đa số người dân trong một xã hội đã hình thành nền tảng của tất cả các luật và tất cả quy tắc đạo đức địa phương, một cách có ý thức hoặc trong vô thức.

Để trao cho hệ thống đạo đức của mình bất kỳ quyền hạn nào, hàng triệu người trong số các con đã dựa vào điều mà các con cho là Luật lệ của Thượng Đế.

Nhiều người sẽ nói, “Đó không phải là những gì chúng con cho là Luật lệ của Thượng Đế, mà là những gì chúng con biết là Luật lệ của Thượng Đế. Luật lệ đó rất rõ ràng, và nó đã được đặt ra vì chúng con. ”

Vậy nếu một người không tin là có Thượng Đế trên đời thì sao?

Người đó vẫn phải tuân theo luật dân sự. Nhưng con thực sự hiểu ý ngài. Trên thực tế, hầu hết các luật dân sự của chúng con đều dựa trên thẩm quyền đạo đức mà chúng con đúc kết từ “ý tưởng tốt nhất” mà chúng con có về những gì Thượng Đế muốn. Và, như ngài đã chỉ ra, ở một số quốc gia thậm chí không có bất kỳ nỗ lực nào để gián tiếp xử lý điều này.

Họ ra mặt và nói thẳng rằng luật dân sự là luật của Thượng Đế, như trong Kinh thánh đã viết.

Và nếu cuối cùng, luật pháp và đạo đức của các con dựa trên sự giải thích nào đó về Ý Nguyện của Thượng Đế, thì lúc này Luật pháp của Thượng Đế như có trong bất cứ điều gì được Kinh Thánh chấp nhận tại địa phương, sẽ trở thành “tiêu chuẩn vàng”.

Đúng vậy.

Vì vậy, nguồn của Luật của Thượng Đế của các con, tốt hơn hết, là nên chính xác.

Đó không phải là vấn đề, bởi vì Thượng Đế đã trao trực tiếp kinh Torah cho Moses. Kinh Tân Ước cũng chính xác đến từng từ ngữ cuối cùng. Kinh Qur’an cũng hoàn hảo như vậy. Chí Tôn Ca Bhagavad-Gita rất tuyệt vời. Các nguyên tắc hướng dẫn của Sách Mặc Môn đã được Thượng Đế giao trực tiếp cho Joseph Smith thông qua Thiên thần Moroni. Kinh điển Pali chứa đựng sự khôn ngoan đến lạ thường. Vân vân, và vân vân.

Đây là những “tiêu chuẩn vàng về đạo đức” trong các nền văn hóa mà chúng được trọng vọng, và chúng được nhiều tín đồ của chúng coi là hoàn toàn chính xác theo nghĩa đen.

Vậy chúng ta hãy xem xét một số Luật lệ của Thượng Đế nào.

Không thêm lần nào nữa đâu.

Chờ đã. Có rất nhiều điều mà chúng ta thậm chí còn chưa chạm tới kia mà.

Điều này có cần thiết không? Tất cả những gì ngài sắp làm sẽ là trích dẫn một lần nữa, từ một trong những kinh thánh của nhân loại, một số văn bản mà đã không còn áp dụng cho xã hội hiện đại được nữa.

Con có sẵn sàng thừa nhận rằng nhiều từ ngữ trong nhiều cuốn sách thánh của các con là không thể áp dụng được trong bất kỳ xã hội văn minh nào không?

Vâng, con sẵn sàng thừa nhận điều đó. Có lẽ một số Luật lệ của Thượng Đế có trong nhiều Sách Thánh khác nhau không bao giờ có lý nổi.

Giống như “Lời của Thượng Đế” nói rằng nếu một người có một đứa con trai bướng bỉnh không chịu vâng lời và say xỉn, cha mẹ con ta sẽ lôi con ta ra cổng và tất cả những người trong làng sẽ ném đá con ta cho đến khi con ta chết? Giống như điều này sao?

Vâng, vâng, giống như điều đó vậy.

Giống như điều mà nói rằng các con không được cắt tóc, các con cũng không được tỉa bớt râu của mình đi sao?

Vâng, vâng, cũng giống như điều đó nữa.

Và nhiều điều khác?

Và nhiều điều khác, vâng.

Giống như Luật lệ của Thượng Đế nói rằng bất cứ ai chạm vào xác chết sẽ bị ô uế trong bảy ngày, hoặc nếu con là thầy tư tế, con có thể mua một nô lệ, hoặc không được làm bất cứ công việc gì trong ngày Sabbath, hoặc người con em trai nghèo khổ của con có thể bị mua lại và bị ép buộc trở thành người hầu làm thuê cho con, hoặc sau khi giao hợp, cả hai người đều bị ô uế? Hay rằng phù thủy và pháp sư sẽ bị xử tử?

Bây giờ đối với con, có vẻ như đây chỉ là một vài câu thánh thư không có lý lẽ gì theo tiêu chuẩn của con người ngày nay, nhưng sự thật là, danh sách các quy tắc của Thượng Đế mà hầu hết các con cho rằng không có lý gì đối với bất kỳ người nào biết lý lẽ, lại quá dài đến mức nó có thể tạo thành cả một quyển sách đấy.

Thực tế là, nó đã tạo thành cả một quyển sách.

Ta đã đưa nhiều ví dụ này vào cuộc trò chuyện này — và ta cũng sẽ đưa ra những ví dụ khác sau này — để con có thể hiểu một trọng điểm lớn hơn: Các con đã xây dựng thẩm quyền đạo đức của mình dựa trên Luật lệ Thiêng liêng, thứ mà các con áp dụng trên cơ sở không thương lượng, tùy thuộc vào cảm nhận của các con về chúng tại một thời điểm cụ thể, trong một nền văn hóa cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể nào đó.

Nếu ngài đang nói rằng chúng con coi thường những lời trong Sách Thánh của chúng con khi chúng con thấy rõ ràng rằng chúng không còn áp dụng được vào cuộc sống của chúng con nữa, thì con thừa nhận quan điểm này.

Nói cách khác… Đạo đức của các con không có tiêu chuẩn nào cả, ngoài trừ điều gì có tác dụng và điều gì không có tác dụng.

Đó là sự thật, và mọi thứ khác đều là hư cấu.

Thậm chí ngay cả các con cũng đồng ý, được chứng minh không phải bằng lời các con nói, mà bằng những hành vi của các con, rằng Lời của Thượng Đế, như được ghi lại trong nhiều Sách Thánh của các con, không nên được tuân theo đến từng từ, bởi vì nó (*được cho là) không thể sai sót được.

Rõ ràng là không, bởi vì trong tất cả những cuốn sách đó, Lời của Thượng Đế đã bị con người hạ thấp. Nhưng nếu “tiêu chuẩn vàng” mà chúng con dựa vào để xây dựng nền tảng đạo đức của mình, trong các nền văn hóa khác nhau của chúng con là không phải là không thể sai lầm, thì sao?

Vậy thì con đang xây dựng đạo đức của mình dựa trên các quy luật tâm linh mà khi xét về tổng thể, chẳng có nghĩa lý gì cả. Chúng tự mâu thuẫn với chính mình trong một Thánh Thư cụ thể, và chúng mâu thuẫn với chính chúng từ Thánh Thư này sang Thánh Thư khác. Vì vậy, loài người đã được ban cho các luật lệ mà từ đó, các con phải nhặt nhạnh và lựa chọn ra để khiến chúng trở nên đúng mực.

Tất nhiên, các con không muốn thừa nhận rằng các con đang làm điều này, bởi vì khi đó các con sẽ trở thành con mồi của thuyết tương đối, một từ rất bẩn thỉu trong vốn từ vựng của các con.

Các con muốn trở thành một kẻ chuyên chế. Các con muốn tin và khẳng định rằng tuyệt đối có “Đúng” và “Sai”. Nhưng, đến cuối cùng, CÁC CON phải quyết định đó là gì. Các con không thể dựa vào luật pháp của các con, và các con thậm chí không thể dựa vào Thượng Đế của các con được.

Các con phải tự quyết định, bởi vì những lời của luật pháp và Thượng Đế của các con đã được chứng minh là ngu xuẩn khi được thấm nhuần toàn bộ, khi áp dụng một cách bừa bãi, khi tuân thủ một cách tuyệt đối, theo nghĩa đen, mà không linh hoạt trong từng trường hợp và hoàn cảnh. Chúng không thể hoạt động theo cách đó. Không gì có thể hoạt động theo cách đó.

Nhiều luật lệ tôn giáo của các con, do chính các con thừa nhận, đơn giản là nên bị bỏ qua. Chúng khó có thể là nguồn gốc của nền tảng đạo đức thực sự của toàn bộ xã hội của các con.

Do đó, bằng chính hành động của mình, các con đã chứng minh rằng: “đạo đức” = “hoạt động”.

Nguyên tắc Sống Cơ bản của cuộc sống được tiết lộ. Đó là trọng điểm mà con đang cố gắng xây dựng.

Vâng, và nhân tiện, giống loài của các con đã xác định điều này. Các con đã quyết định trên hành tinh của mình rằng điều gì là “đúng” là điều hoạt động, tùy thuộc vào điều các con đang cố gắng trở thành, làm hoặc có. Các con chỉ đơn giản là không sẵn sàng thừa nhận điều này mà thôi.

Để làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, các con đã không thể đi đến thống nhất về những gì các con đang cố gắng để trở thành, làm và có, trong một tập thể với nhau, được gọi là nhân loại.

Và đây là những trở ngại – những trở ngại đứng thứ hai trong số chúng – đối với hòa bình và hòa hợp trên Trái Đất.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here