Đối thoại với Thượng Đế những mặc khải mới – Chương 1.

0
379

Thượng Đế ơi, Ngài hãy lại đây. Chúng con cần Ngài giúp đỡ.

Ta ở đây.

Chúng con cần giúp đỡ.

Ta biết.

Ngay bây giờ.

Ta hiểu.

Thế giới đang trên bờ vực của thảm họa. Và con không nói về thiên tai. Con đang nói về tai họa do con người tạo ra.

Ta biết. Và con nói đúng.

Ý con là, trước đây loài người đã từng có những bất đồng nghiêm trọng, nhưng sự chia rẽ và bất đồng của chúng con không còn đơn giản chỉ là dẫn đến chiến tranh dù là chỉ điều này thôi cũng đã đủ tồi tệ rồi – mà giờ đây còn dẫn đến sự kết thúc của nền văn minh mà chúng con biết.

Đúng vậy. Con đã đánh giá tình hình một cách chính xác rồi đấy. Các con hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chỉ là vẫn chưa hiểu được bản chất của nó mà thôi. Các con không biết nguyên nhân vì sao. Vì vậy mà các con tiếp tục cố gắng giải quyết nó từ nhiều góc độ, ngoại trừ cái góc độ nguyên do thực chất tạo ra nó.

Là góc độ nào ạ?

Góc độ niềm tin.

Vấn đề mà thế giới ngày nay phải đối mặt là vấn đề về tâm linh. Cách các con nghĩ về tâm linh đang giết chết các con. Các con cứ cố gắng giải quyết vấn đề của thế giới như thể đó là một vấn đề chính trị, một vấn đề kinh tế, hay thậm chí là một vấn đề quân sự, nhưng nó lại không nằm trong số này. Loài người dường như không biết phải giải quyết ra nó ra làm sao.

Vậy thì hãy giúp chúng con với.

Ta đang giúp đây.

Bằng cách nào ạ?

Bằng nhiều cách.

Thử nói một cách đi ạ.

Quyển sách này.

Quyển sách này sẽ giúp chúng con sao?

Nó có thể đấy.

Chúng con phải làm gì đây?

Đọc nó.

Rồi thế nào nữa ạ?

Rồi chú tâm vào nó.

Mọi người đều nói cái kiểu đó. “Tất cả đều có trong sách. Hãy đọc và chú tâm vào nó. Bạn chỉ cần làm có vậy thôi.” Vấn đề là, mỗi người giơ lên một cuốn sách khác thì làm thế nào.

Ta biết.

Và mỗi cuốn sách lại nói kiểu khác.

Ta biết.

Vậy bây giờ chúng con nên “đọc và chú tâm vào” cuốn sách này phải không?

Vấn đề không phải là con nên làm gì mà là con có thể làm gì nếu nếu con chọn làm như thế. Đây là một lời mời gọi, không phải là một yêu cầu.

Tại sao con lại muốn đọc cuốn sách này chứ khi con đã được những Tín Đồ Chân Chính cho biết rằng tất cả các câu trả lời đều có trong những cuốn sách khác — những cuốn sách mà họ đang bảo con phải chú tâm vào?

Bởi vì cho tới giờ các con vẫn chưa chú tâm vào chúng. 

Có chứ, chúng con có chú tâm mà. Chúng con tin rằng chúng con đã chú tâm rồi.

Đó là lý do tại sao bây giờ các con lại cần giúp đỡ đấy. Các con tin rằng các con đã chú tâm vào chúng, nhưng thật ra là không. Các con cứ nói rằng các Thánh Thư của các con là thứ đã cho các con quyền đối xử với nhau theo cái lối hành xử hiện tại đây, mà cứ mỗi nền văn hóa lại có nhiều quyển sách Thánh khác nhau. Các con còn nói như vậy chỉ vì các con chưa thực sự lắng nghe thông điệp sâu sắc hơn từ chúng. Phải, các con đã đọc chúng rồi đấy, nhưng các con chưa thực sự lắng nghe.

Nhưng chúng con có lắng nghe mà! Chúng con đang làm những gì các Thánh Thư bảo chúng con nên làm!

Không. Các con đang làm những gì CÁC CON bảo mình nên làm.

Điều đó nghĩa là gì ạ?

Nó có nghĩa là thông điệp cơ bản của tất cả các Thánh thư đều là như nhau. Điều khác biệt chính là cách con người ta diễn dịch chúng.

Diễn dịch theo nhiều cách khác nhau không có gì là “sai” cả. Tuy nhiên, tự chia rẽ lẫn nhau vì những cách diễn giải khác biệt này, kết tội người khác là sai lầm vì người ta nghĩ khác và rồi giết chóc lẫn nhau cũng vì lí do này thì có lẽ chẳng hề mang lại lợi ích nào cho các con cả đâu.

Hiện giờ, các con đang làm như thế đấy. Mà các con đã làm thế từ lâu lắm rồi.

Các con không thể đồng ý với nhau ngay cả trong cùng đội nhóm của mình, giữa các nhóm với nhau lại còn bất đồng ý kiến hơn về ý nghĩa của những lời trong sách rồi viện lí do đó mà thanh minh cho sự tàn sát đồng loại mình.

Các con tranh luận với nhau về những lời kinh Qu’ran, và về ý nghĩa của những từ ngữ trong đó. Các con tranh luận với nhau về lời của Thánh Kinh, Kinh Vệ Đà, Kinh Bhagavad-Gita, Luận Ngôn, Pali Canon, Lão Tử, Talmud, Hadith, Sách Mặc Môn[ Book of Mormon], Upanishad, Kinh Dịch (the I Ching), Adi Gran th, Mahabharata, Yoga-sutras, Mathnawi, Kojiki…và từng từ ngữ trong đó.

Được rồi, con đã hiểu được vấn đề rồi.

Không, thực ra, các con không hiểu. Và đó là điểm mấu chốt ở đây. Vấn đề là, có rất nhiều thánh thư và thánh kinh, và các con hành động như thể là chỉ có một thánh kinh trên đời vậy. 

Chỉ thánh thư của các con mới là hàng thật. Tất cả những thứ còn lại thì giỏi lắm chỉ là đạo theo, tệ hơn nữa thì là đều là những lời báng bổ. 

Không những chỉ có một Thánh Thư, mà lại còn chỉ có một cách duy nhất để diễn dịch Thánh Thư đó mà thôi: đó là cách các con diễn dịch.

Chính tính Bản Ngã Tâm Linh này đã gây khổ đau cho toàn bộ giống loài các con. Chính cái quan niệm của các con về Thượng Đế đã gây ra cho các con và cho kẻ khác nhiều khổ đau hơn bất kì quan niệm nào khác trong kinh nghiệm làm người.

Các con đã biến nguồn cội của niềm vui vĩ đại nhất thành ra nguồn cội của thống khổ lớn nhất..

Thật là điên rồ. Tại sao vậy? Tại sao chúng con lại làm điều đó vậy?

Bởi vì có một thứ mà mọi người dường như sẵn sàng từ bỏ mọi thứ vì nó. 

Họ sẽ từ bỏ tình yêu, họ sẽ từ bỏ hòa bình, họ sẽ từ bỏ sức khỏe, sự hòa hợp và hạnh phúc, họ sẽ từ bỏ sự an toàn, an ninh và thậm chí là sự tỉnh táo của chính họ, duy chỉ vì một điều này.

Là điều gì ạ?

Là họ nói đúng.

Các con sẵn sàng từ bỏ mọi thứ các con đã từng xây dựng, mọi thứ các con từng muốn, mọi thứ các con từng tạo ra, để là người “đúng”. Thật vậy, vì điều này, các con sẵn sàng từ bỏ luôn cả cuộc sống.

Nhưng chẳng phải là nên như thế sao ạ? Ý con là, người ta phải bảo vệ điều gì đó trong đời chứ. Và Lời của Thượng Đế là những lời đúng đắn mà!

Thượng Đế nào vậy?

Thượng Đế nào ấy à?

Phải. Ông Thượng Đế nào? Adonai? Allah? Elohim? God? Hari? Jehovah? Krishna? Lord? Rama? Vishnu? Yahwey?

Thượng Đế mà lời của Ngài đã được các vị Thầy và các nhà Tiên Tri mang đến cho chúng con một cách rõ ràng. 

Vị Thầy nào và nhà Tiên Tri nào thế?

Thầy nào? Nhà Tiên Tri nào ư?

Phải. Là Adam? Noah? Abraham? Moses? Confucius? Siddhartha Gautama? Jesus? Patanjali? Muhammad? Baha’u’llah? Jalalal-Din Rumi? Martin Luther? Joseph Smith? Paramahansa Yogananda?

Ngài không phải đang xem tất cả những vị này đều ngang hàng với nhau đó chứ, phải vậy không?

Tại sao không? Vị này có vĩ đại hơn vị kia không?

Chắc chắn rồi!

Thế là vị thầy nào?

Vị thầy mà con tin tưởng vào!

Chính xác. Bây giờ con đã hiểu được vấn đề rồi đấy.

Vậy Ngài muốn con phải làm gì, từ bỏ đức tin của mình ư?

Ta không “muốn” con phải làm bất cứ điều gì cả. Câu hỏi đặt ra là, con muốn làm gì?

Con muốn tìm cách vượt qua tất cả những niềm tin hỗn tạp mà con người có này.

Có một cách.

Là cách nào ạ?

Vượt thoát khỏi chúng.

Thế nghĩa là gì?

Vượt thoát có nghĩa là vượt xa hơn, vượt qua khỏi. Nó không có nghĩa là bác bỏ hoàn toàn hoặc phá hủy hoàn toàn. Con không cần phải phá hủy một thứ để vượt qua nó. 

Các con sẽ không muốn phá hủy hệ thống niềm tin cũ của mình trong bất kỳ trường hợp nào, bởi vì có quá nhiều thứ trong nó mà các con sẽ muốn giữ lại. “Vượt thoát” không mang nghĩa là “loại trừ”, mà là “rộng lớn hơn”. Hệ thống niềm tin mới rộng lớn hơn của các con chắc chắn sẽ giữ lại một số niềm tin cũ — một phần của hệ thống niềm tin cũ mà các con cảm thấy vẫn giúp ích được cho mình — và do đó, nó sẽ là sự kết hợp của cái mới và cái cũ, không phải là sự rủ bỏ cái cũ hoàn toàn từ trên xuống dưới. Con có thể thấy được sự khác biệt chứ?

Con nghĩ là thế.

Tốt. Vậy các con có thể không cần phản đối nữa.

Lý do mà con người cứ bám ghì lấy những niềm tin cũ kĩ của họ là vì họ không muốn bôi bác những niềm tin đó khi rũ bỏ chúng sạch sẽ. Họ nghĩ rằng họ chỉ có thể lựa chọn: Hoặc là từ bỏ cái cũ hoàn toàn hoặc chấp nhận cái cũ hoàn toàn. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn duy nhất mà các con có. Các con có thể xem lại cái cũ và cân nhắc xem những phần nào của cái cũ không còn phù hợp nữa. Các con có thể mở rộng cái cũ để làm cho những phần của cái cũ phù hợp hơn. Các con có thể thêm vào cái cũ để làm mới một số phần trong hệ thống niềm tin của các con. 

Bác bỏ hoàn toàn niềm tin các con đang có hiện tại chẳng khác nào hạ thấp rất nhiều điều đã được dạy, rất nhiều điều đã được hiểu, rất nhiều điều đã được thực hiện — và rất nhiều điều đã là những điều tốt lành.

Bác bỏ hoàn toàn sẽ khiến cho rất nhiều người trên thế giới cảm thấy rằng họ “sai”. Rằng tổ tiên đã “sai”, rằng toàn bộ thánh kinh là “sai”, làm cho cả cuộc sống ngày hôm nay cũng là “sai” nốt. Nếu thế mọi người sẽ phải thừa nhận rằng tất cả các khía cạnh tâm linh của trải nghiệm làm người đều đã sai lạc, hiểu biết sai lạc. 

Nó vượt quá khả năng của hầu hết mọi người. Họ cũng không nên thừa nhận như thế, bởi vì nó không đúng.

Thực ra các con không cần phải tuyên bố rằng các con đã “sai” về bất cứ điều gì, bởi vì các con đã không hề sai. Các con chỉ đơn giản là đã không có một sự hiểu biết đầy đủ mà thôi. Các con cần thêm thông tin.

Vượt lên những niềm tin hiện tại không phải là bác bỏ chúng hoàn toàn mà là “bổ sung vào”. 

Bây giờ các con có thêm nhiều thông tin hơn mà các con có thể thêm vào những gì các con hiện đang tin tưởng, các con có thể mở rộng niềm tin của mình — không phải hoàn toàn bác bỏ chúng, hãy mở rộng chúng — và tiếp tục cuộc sống của các con theo một cách mới. Một cách có hiệu quả.

Nhưng con đâu có biết gì nhiều hơn đâu chứ.

Có, con có đấy.

Con có sao?

Con có quyển sách này.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here