CÕI TRỜI CHÂN PHÚC – PHẦN 3: NHỮNG LOÀI GIẢ TẠO (Kết thúc)

0
164

3. NHỮNG LOÀI GIẢ TẠO

(Artificial)

Trong đề tài cõi thượng giới mà chúng ta đang bàn đến, thiết nghĩ cũng cần nói lướt qua những  loài giả tạo. Ở cõi này, loài tinh linh giả tạo còn nhiều hơn ở cõi trung giới; chúng hiện hữu tạm  thời do tư tưởng của các cư dân ở đó tạo ra. Chúng ta nên nhớ ở cõi thượng giới, tư tưởng rất  quan trọng và đầy năng lực; lực này chẳng những được sử dụng bởi những cư dân thuộc nhân  loại, kể cả những người còn giữ xác thân và những người không còn xác thân, mà cũng được  dùng bởi những vị thiên thần và những vị khách đến từ các cõi cao hơn. Như thế, chúng ta thấy  ngay sự quan trọng và ảnh hưởng của các thực thể giả tạo. Chúng ta cũng không còn cần lặp lại  nơi đây, các vấn đề được đề cập trong quyển sách trước về hiệu quả của tư tưởng con người và sự cần thiết canh chừng những tư tưởng phát ra. Chúng ta đã diễn tả đầy đủ về sự khác nhau  giữa tác động của tư tưởng trên những cõi sắc tướng và vô sắc tướng, và làm thế nào mà những  tinh linh giả tạo của cõi thượng giới được hiện tồn. Chúng ta cũng đã biết đại khái rằng có rất  nhiều, không thể kể hết được những thực thể tạm thời khác nhau thuộc loại này, và những tác  động rất quan trọng của chúng. Những vị Chân Sư và những đệ tử đắc đạo của các vị ấy đã sử dụng triệt để những hiệu quả này; cũng cần nhắc lại, những tinh linh giả tạo được tạo ra do tư  tưởng mạnh mẽ của những vị ấy sẽ tồn tại lâu hơn và có năng lực lớn hơn nhiều đối với những  tinh linh giả tạo ở cõi trung giới.

KẾT LUẬN

Khi lướt nhìn lại những gì đã viết, chúng tôi thấy rất hổ thẹn với ý nghĩ là diễn tả không được đầy  đủ. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để diễn đạt những sự huy hoàng tráng lệ của cõi thiên  đàng, nhưng với ngôn từ rất giới hạn của thế gian, chúng tôi không làm gì tốt hơn được. Thật  đáng tiếc quyển sách không được hoàn hảo, tuy nhiên có còn hơn không; độc giả cần có một  khái niệm về những gì sẽ xảy ra bên kia nấm mồ, tuy chỉ là những hiểu biết chưa rõ ràng. Khi con người đến được vùng trời sáng sủa đầy chân phúc này, chắc chắn họ sẽ nhận thấy nhiều hơn  những gì họ mong đợi; hy vọng rằng họ sẽ không quên những điều tuy ít oi nhưng cần thiết mà  họ đã tiếp thu trong tác phẩm này.

Trong sự cấu tạo nên con người, có những khí thể thuộc về hai cõi cao hơn cõi thượng giới. Thể bồ đề là biểu hiện của con người ở cõi mà chúng ta gọi là cõi bồ đề (buddhic plane), và linh thể (Atma) là một điểm linh quang trong con người) ở cõi thứ ba của thái dương hệ, thường được gọi  là cõi niết bàn (nirvanic plane). Ở người trung bình, các khí thể cao này chưa khởi sự khai mở; và  những cõi mà các khí thể này thuộc về rất khó mà diễn tả được bằng ngôn ngữ thế gian, còn khó  hơn là đối với cõi thượng giới. Chúng ta có thể nói rằng, ở cõi bồ đề tất cả những giới hạn đều  không còn nữa, và tâm thức con người mở rộng cho đến nơi nào mà họ còn nhận thức được;  không phải chỉ là lý thuyết suông, mà tuyệt đối do kinh nghiệm. Con người nhận thức được rằng,  tâm thức của đồng loại cũng bao gồm trong tâm thức của chính họ. Họ cảm nhận, biết và kinh  nghiệm một cách hoàn hảo tuyệt đối lòng thiện cảm bên trong tất cả mọi người, vì nó thực sự là  một phần của chính họ. Ở cõi niết bàn, con người đạt được một bước tiến xa hơn và nhận thấy  rằng, tâm thức của họ và tâm thức của những người khác là một, vì tất cả mọi tâm thức trên thực  tế chỉ là những mặt nhỏ của tâm thức vĩ đại, vô hạn của Thượng Đế (Logos); trong Ngài, tất cả sống, vận hành và hiện thực. Cũng như khi “giọt sương rơi vào biển cả lấp lánh”, kết quả tạo ra là  một tiến trình đảo ngược, và đại dương tuôn đổ vào giọt nước mà bây giờ, lần đầu tiên giọt nước  nhận ra rằng nó chính là biển cả, không phải chỉ là một phần mà là toàn thể. Thật là một điều  nghịch lý, không thể hiểu được và hình như không thể xảy ra được, thế mà đó là sự thực tuyệt  đối.

Tuy nhiên, ít nhất chúng ta có thể hiểu rằng, trạng thái chân phúc ở cõi niết bàn không giống như  ý tưởng của những người vô minh cho là một tình trạng hư vô trống không; mà trái lại, đó là một  trạng thái linh hoạt rất mạnh mẽ và hữu ích. Khi chúng ta tiến cao hơn trên nấc thang tiến hóa,  khả năng của chúng ta trở nên phong phú hơn, công việc của chúng ta dành cho người khác  càng rộng lớn hơn; minh triết và quyền năng vô hạn đồng nghĩa với khả năng vô biên dùng để phụng sự nhân loại, vì minh triết và quyền năng được hướng dẫn bởi lòng từ bi vô lượng.

HẾT

HỘI THÔNG THIÊN HỌC CÓ BA MỤC ĐÍCH

Tạo tình huynh đệ đại đồng không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, nam nữ, giai cấp hay màu  da.

Khuyến khích việc học hỏi, đối chiếu tôn giáo, triết lý và khoa học.

Nghiên cứu những định luật thiên nhiên chưa giải thích được và những quyền năng ẩn tàng trong  con người.

Muốn gia nhập Hội, bạn chỉ cần thừa nhận mục đích thứ nhất và xin liên lạc với Hội nơi quốc gia  bạn cư ngụ; hay với một bạn hội viên nào bạn biết.

Muốn biết thêm chi tiết, xin viết thơ cho vị tổng thơ ký Hội .

Bản dinh chính: Adyar, Chennai (Madras), 600 020 India

Hoa Kỳ: Theosophical Society in America

P.O. Box 270

Wheaton, IL 60189-0270

Canada: 2123 Jacques Hertel

Montréal, QC

H4L 1R4

Pháp Quốc: 4 Square Rapp

Paris VII è, France

CHÂN THÀNH TRI ÂN

Quý vị trợ giúp việc ấn loát các sách Thông Thiên Học.

Mọi chi tiết xin liên lạc:

– Nguyễn Trung Nghĩa, 16 Krotona Hill, Ojai, CA 93023.

– Điện Thoại: (805) 640-0637. – E-mail: nghia.12@sbcglobal.net

[1] Một số người cho rằng chất dĩ thái là trung gian dẫn truyền những làn sóng điện từ (electromagnetic waves). [2] Đừng hiểu lầm nguyên tử vật chất (atomic matter) được đề cập nơi đây với nguyên tử được diễn tả trong  khoa học vật chất. Ở đây nguyên tử vật chất được dùng để diễn tả mức độ thanh nhuyễn nhất của vật chất cõi  trung giới, thượng giới và những trạng thái khác của vật chất. [3] Thí dụ đối với người bình thường, kiếp sống ở cõi trần là 100 năm, thì kiếp sống ở cõi thượng giới khoảng  2000 năm hoặc ít hơn một chút. Còn đối với người tốt thì nếu kiếp sống ở cõi trần là 100 năm, thì kiếp sống ở cõi thượng giới là 3000 năm, hoặc nhiều hơn. (LDG) [4] Xin lưu ý, nơi đây 7 cảnh của cõi thượng giới được tính theo thứ tự từ trên xuống dưới. [5] Bảy cảnh của cõi trung giới được đếm ngược từ dưới lên trên; từ cảnh thứ 7 là cảnh thấp nhất lên cảnh thứ nhất là cảnh cao nhất. (LDG)

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here