Thư viện Trái Đất xin chào bạn,

Thư viện đã và đang bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và chi phí để chọn lọc và dịch rất nhiều đầu sách tâm linh hay. Đó là do Thư viện có mong muốn là có thể nghiên cứu và diễn giải những bí ẩn, thành những kiến thức khoa học tâm linh, dưới dạng những khái niệm mà mọi người có thể hiểu được dễ dàng.

Trân trọng - Young Nguyễn

THÔNG THIÊN HỌC

Thông-Thiên-Học vốn dịch chữ Théosophie của pháp mà chữ Théosophie của pháp lại do chữ Hi-Lạp mà ra.
Chiết tự chữ Théosophie thì:

Théos: Dieu: Thượng-Ðế

Sophia: Sagesse: Minh-Triết.

Théosophia: Sagesse de Dieu ou Sagesse divine

Minh-Triết của Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

AI ÐẶT RA DANH TỪ THÉOSOPHIA? _ KHÔNG AI BIẾT CẢ.

AI DÙNG DANH TỪ THÉOSOPHIA ÐẦU TIÊN?

Con người dùng danh từ Théosophia đầu tiên là nhà Ðại Hiền Triết Hi-Lạp tên Ammonius, tục gọi là Saccas hay Ammonius Saccas ( Cuối thế kỷ thứ hai Tây lịch kỷ nguyên). Ngài dạy tại trường Alexandrie ( Ai-Cập) và sáng lập ra phái Tân Triết học Platon. Ba vị cao đồ của Ngài là: Plotin. Longin, và Origene.

Nhưng mãi tới thế kỷ thứ 13, danh từ Théosophia mới được thông dụng ở Tây phương, chớ không phải bà Blavatsky đặt ra chữ Théosophia.

DANH TỪ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG ÐÃ CÓ TỪ NGÀN XƯA

Tuy nhiên danh từ Minh Triết Thiêng-liêng đã có từ ngàn xưa bên Ấn-độ.

Trong những kinh Ưu-bà-ni-sa-đà và Phệ Ðà (Upanishads et Védas) người ta thường gặp danh từ Brahma Vidya.

Chiết tự ra thì:

Brahma : Dieu : Thượng-Ðế.

Vidya: Sagesse : Minh-Triết.

Brahma Vidya : Sagesse de Dieu ou Sagesse divine.

Brahma Vidya là Minh Triết của Ðức Thượng-Ðế hay là Minh-Triết Thiêng-Liêng.

Tới đây chắc chắn quí bạn đã thấy mặc dầu danh từ Théosophia của Hi-Lạp đồng nghĩa với Brahma Vidya của Ấn-Ðộ song nó sanh ra sau lâu lắm, sau cả chục ngàn năm. Bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh rằng: Chơn lý vẫn một và vị đặt ra danh từ Théosophia đã đắc đạo. Danh từ Thésophia dịch ra tiếng Việt là Thông-thiên-học là một sự miễn cưỡng, mặc dầu Thông-thiên-học có nghĩa là thông suốt lẽ trời.

Gọi nó là Ðạo, đúng hơn.