PHẦN THỨ NHẤT
CÁC ĐẤNG CHÂN SƯ
CHƯƠNG I
SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CHÂN SƯ
ĐẠI LƯỢC
Sự có mặt trên thế gian của những Người đã trở nên Toàn thiện là một điều rất quan trọng cho những điều mà Thông Thiên Học trình bày cho chúng ta. Điều này rất hợp lý sau khi chúng ta đã hấp thụ được những giáo lý Thông Thiên Học về Luật Nhân Quả và Luật Tiến Hóa bắng phương pháp Luân Hồi. Nếu chúng ta để ý quan sát chung quanh, chúng ta thấy con Người ở nhiều trình độ tiến hóa khác nhau: có nhiều người còn kém chúng ta rất xa và có những người, trên phương diện nầy hay phương diện khác, đã vượt khỏi chúng ta một cách rõ rệt.
Vì lẽ đó, có thể có những người khác càng tiến nhiều hơn nữa; thật vậy nếu Nhân loại cứ tuần tự tiến hóa trải qua một loạt nhiều kiếp sống liên tiếp, nhằm một mục đích nhất định, thì tất là phải có những người đã đạt được mục đích đó.
Vài người trong chúng ta, trong thời kỳ tiến hóa đó, đã khai mở một vài giác quan thượng đẳng, những giác quan này hãy còn tiềmtàng trong mỗi người và sẽ là cái sở đắc chung cho tất cả mọi người trong tương lai. Nhờ những giác quan đó, chúng ta có thể nhìn thấy những nấc thang tiến hóa ở trên cũng như ở dưới chúng ta, và chúng ta nhận thấy rằng tất cả mọi nấc thang tiến hóa đều cóngười đã đạt tới.
Có rất nhiều bằng chứng trức tiếp về sự hiện hữu của những bậc Toàn thiện mà ta gọi là những Chân Sư. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng
trước hết mỗi người trong chúng ta phải tự quả quyết rằng những bậc đó hẳn là phải có; sau đó, chúng ta mới có thể suy diễn rằng nhưng người mà chúng ta được tiếp xúc thuộc về loại này.
Lịch sử của tất cả các quốc gia đều chứa đựng những công trình của những bậc vĩ nhân thuộc về tất cả mọi nghành hoạt động củacon người. Những người ấy, trong phạm vi hoạt động riêng của họ, đã vượt khỏi quần chúng ở một mức quá cao đến nỗi có những thời kỳ những lý tưởng của họ thật là quá tầm hiểu biết của người đương thời. Lẽ tất nhiên, không những công việc của họ làm đãbị mất đi đối với nhân loại, mà cho đến tên tuổi của họ cũng không được lưu truyền.
Người ta nói rằng lịch sử của một quốc gia có thể tóm tắt bằng tiểu sử của một số rất ít người, một số ít những người xuất sắc, vượt khỏi đám đông và thực hiện những bước tiến lớn lao trong tất cả các ngành nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, khoa học, triết lý, từthiện, chánh trị và tôn giáo. Những người này vượt khỏi trình độ của giới họ, hoặc về phương diện sùng tín và bác ái, như những bậc Thánh và những nhà từ thiện; hoặc về phương diện hiểu biết thâm sâu về Vũ trụ và nhân sinh, như những triết gia và những nhà bác học; hoặc về phương diện phụng sự Nhân loại, như những bậc đại văn hào và những nhà cải tạo xã hội.
Nếu ta thử xét xem những người đó đã vượt khỏi nhân loại được bao nhiêu, và đã đi bao xa trên con đường tiến hóa, thì thật chúng ta không thể nhận thấy cái giới hạn của sự tiến hóa đó.
Rất có thể, trong thời quá khứ, và cho đến ngày nay, vẫn có những người tiến hóa hơn cả những nhân vật lịch sử lưu danh hậu thế, những người cao cả về tâm linh cũng như về kiến thức hay đường nghệ thuật, những người hoàn toàn về phương diện toàn thiện của nhân loại, những người mà ta gọi là những đấng Thánh Nhân hay Siêu Nhân, mà có vài người trong chúng ta đã có cái diễmphúc vô biên được gặp gỡ.
Những đấng Siêu Nhân ấy làm vẻ vang và tô điểm cho những trang lịch sử, đồng thời cũng là cái vinh diệu và hy vọng cho nhân loại, vì chúng ta biết rằng các Ngài là những đấng tiền phong làu làu chói rạng như ngọn hải đăng để soi đường cho chúng ta noi theo nếu chúng ta muốn đạt được cái quả vị tốt đẹp huy hoàng của các Ngài. Chúng ta đã chấp nhận từ lâu thuyết tiến hóa của mọi hình thểđể biểu lộ sự sống thiêng liêng. Một tư tưởng bổ túc và lớn lao hơn nhiều là sự tiến hóa của chính sự sống thiêng liêng đó, nó chỉ rằng cái lý do của sự tiến hóa hình thể, để càng ngày trở nên tốt đẹp, mềm dẻo tế nhị hơn, là vì cái Sự Sống bên trong cần tự biểu lộ qua những hình thể đó. Những hình thể sinh ra, trưởng thành, già cỗi và chết, nhưng cái Tinh thần bên trong vẫn sống trường cửu, nó đemđến một linh hồn cho những hình thể đó, và tiến hóa bằng sự kinh nghiệm thu thập được do các hình thể ấy. Khi một hình thể đã
đạt được mục đích và trở nên già cỗi thì nó bị loại bỏ, để nhường chỗ cho một hình thể khác.
Đằng sau cái hình thể đang tiến hóa, luôn luôn có một sự sống vô cùng: sự sống thiêng liêng đó thấm nhuần trong toàn cõi thiên nhiên, như cái áo khoác muôn màu của Thượng Đế. Chính Thượng Đế tự biểu lộ trong sắc đẹp của cái hoa, trong sức mạnh của cái cây, trong cái dịu dàng mềm mại của con thú cũng như trong Tâm hồn con Người. Chính vì cái Ý chí của Ngài hỗn hợp với Cơ Tiến
Hóa mà ta thấy Sự Sống ở khắp nơi luôn luôn tiến hóa không ngừng và vì đó sự hiện hữu của những Người Toàn Thiện là vấn đề rất tựnhiên, do sự kết tinh đến chỗ tuyệt đích của một con đường tiến hóa dài và liên tục về cả những phương diện quyền năng, minh triết và bác ái. Và trên những Đấng Cao cả đó, vượt khỏi tầm nhỡn quang và tầm hiểu biết của chúng ta, còn những chân trời sáng lạnhuy hoàng hơn nữa, mà chúng tôi sẽ trình bày sau.
Cái hậu quả hợp lý của sự kiện trên là tất phải có những Người Toàn Thiện trên thế gian. Thật thế, có biết bao nhiêu những bằng chứng về sự hiện hữu của những bậc siêu nhân trải qua mọi thời đại. Những bậc nầy, thay vì hoàn toàn từ giã cõi Trần để tiếp tục một đời sống cá nhân trong những cõi siêu nhiên, vì tình thương nhân loại, đã ở lại tiếp xúc với thế gian.
Những bậc ấy giúp đỡ nhân loại tiến hóa về mọi mặt mỹ lệ, bác ái và chân lý, để giúp họ trở thành những Người Toàn Thiện, cũng ví như thỉnh thoảng ta gặp một nhà thảo mộc học yêu các giống cây cỏ và cố gắng vun trồng một giống cam quý hay một giống hoa hường thượng hạng.
SỰ CHỨNG MINH CỦA CÁC TÔN GIÁO
Các Kinh Thánh của tất cả mọi tôn giáo đều chứng minh sự hiện diện của những bậc Siêu Nhân đó, tràn đầy sức sống Thiêng Liêng đền nỗi người ta coi các Ngài như những đại diện của Thượng Đế vậy. Trong mỗi tôn giáo, và đặc biệt nhất ngay từ khi thành lậptôn giáo ấy, một và có khi nhiều đấng Cao Cả như thế xuất hiện. Người Ấn độ giáo có những đấng Thần linh của họ, hay những hiện thân của Thượng Đế như đấng Krishna, Shankaracharya và Đức Phật Thích Ca cùng nhiều bực Chân Sư, đại Thánh và Giáo Chủ. Những đấng Cao Cả đó chú ý không những đến sự thức tỉnh tánh chất tâm linh con Người, mà còn chú ý đến tất cả những gì có thểgóp phần vào sự sống tiện nghi của nó ở cõi hạ giới này. Tất cả những người thuộc về đạo Gia-tô đều biết rõ – hay ít nhất cũng phải biết – sự nối gót kề nghiệp nhau của những nhà Tiên Tri, Giáo Chủ và bực Thánh của tôn giáo họ; họ biết rằng, theo một ý nghĩa nào đó(có lẽ không được hiểu rõ)đấng Giáo Chủ tối cao của họ, đức Jésus Christ, vừa là Người, vừa là Trời. Và tất cả những tôn giáo cổ, đã suy tàn cùng với sự suy vong của các quốc gia, thậm chí đến những tôn giáo của những bộ lạc dã man, đều chủ trương rõ rệt
sựhiện hữu của những bậc Siêu Nhân, là những bậc giúp đỡ bằng mọi cách những dân tộc còn ấu trĩ đã sống cùng một thời với các Ngài.
NHỮNG BẰNG CHỨNG GẦN ĐÂY
Gần đây, không thiếu gì những điều chứng minh trực tiếp cho sự hiện diện của các đấng Cao Cả. Trong thuở thiếu thời của tôi, tôi không cảm thấy cần dùng những sự chứng minh như thế, vì sự học hỏi của tôi đã giúp tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những đấng Cao Cảấy có thật. Theo tôi thì thật là một sự tự nhiên mà tin nơi sự hiện hữu của nhựng bậc Siêu Nhân đó, và tôi có cái ý muốn mãnh liệt làgặp gỡ các Ngài một cách trực tiếp. Tuy nhiên, có nhiều người trong số những tân hội viên Thông Thiên Học muốn biết những bằng chứng về điều đó. Xin nói ngay rằng bà Blavatsky và Đại tá Olcott (là những nhà sáng lập Hội Thông Thiên Học), bà Annie Besant và chính tôi đều đã thấy một vài vị trong các đấng Cao Cả đó; những hội viên Thông Thiên Học khác cũng đã có cái ân huệ nhìn thấy một
hay hai vị Chân Sư. Về điều nầy, người ta có thể tìm thấy nhiều chứng minh cụ thể trong những tác phẩm của các vị mà tôi vừa kể trên.
Có người cho rằng những kẻ nhìn thấy – hay tưởng tượng rằng họ nhìn thấy các đấng Chân Sư – có thể chỉ là nằm mơ hay là bị một ảo ảnh. Có điều chắc rằng chúng tôi rất ít khi nhìn thấy các Ngài trong những khi mà, như các Ngài, chúng tôi còn ở trong xác thân. Trong những thuở ban đầu của hội Thông Thiên Học, khi mà chỉ có một mình bà Blavatsky mở đặng năng khiếu thần thông, thì các Chân Sư thường hay hiện hình để cho mọi người đều thấy đặng các Ngài.
Người ta có thể tìm thấy nhiều bằng chứng về điều nầy trong lịch sử thuở ban đầu của Hội Thông Thiên Học:những đấng Cao Cả xuất hiện như thế, tự nhiên không phải là ở trong xác thân Ngài, mà đó chỉ là một sự hiện hình.
Nhiều người trong chúng ta nhìn thấy các Ngài một cách thường xuyên và đều đều trong giấc ngủ. Trong khi ngủ chúng tôi xuất vía(hay đi bằng thể Trí, tùy trình độ tiến hóa của mỗi người) để đến viếng các Ngài và chúng tôi nhìn thấy các Ngài trong thể xác, nhưng khi đó chúng tôi không còn ở trong xác thân và vì đó, ở cõi trần, người ta hay có sự nghi ngờ về loại kinh nghiệm nầy. Họ phản đối rằng: “Trong trường hợp đó, anh đã ở ngoài xác thân và bởi đó, có thể anh đã nằm mơ hay là bị một ảo ảnh: hoặc là những người màanh nhìn thấy đã xuất hiện như một cái bóng rồi lại biến mất. Làm sao anh biết chắc rằng đó là đức Thầy?”.
Có một vài trường hợp mà Chân Sư và người nhìn thấy Ngài đều ở trong thể xác. Đó là trường hợp của bà Blavatsly; tôi đã nghe bàchứng minh rằng bà đã từng sống một thời gian trong một đạo viện ở xứ Népal, tại đây bà thấy ba vị trong các đấng Chân Sư, luôn
luôn ở trong thể xác của các Ngài. Một vài vị trong số đó đã nhiều lần xuống núi từ những đạo viện của các Ngài trong dãy Hy-Mã-Lạp-Sơn để vào tận xứ Ấn Độ. Đại tá Olcott thuật lại rằng ông thấy hai vị Chân Sư trong những dịp vừa kể trên đó là đức Chân SưMorya và đức Chân Sư Kuthumi. Sư huynh Damodar K. Mavlankar, mà tôi được quen biết hồi năm 1884, đã gặp Chân Sư Kuthumi trong thể xác của Ngài. Ngoài ra còn có trường hợp của sư huynh S.Ramaswamilyer, mà tôi rất quen biết thời kỳ đó, đã có dịpgặp Chân Sư Morya bằng thể xác, và người ta có thể đọc bài tường thuật về việc nầy nhan đề là:”Bằng cách nào một đệ tử đã gặp Chân Sư” trong quyển “5 năm với giáo lý Thông Thiên Học”. Ông W,T.Brown, thuộc chi bộ Luân Đôn, cũng đã có diễm phúc gặp một trong những đấng Cao Cả đó trong những hoàn cảnh tương tự. Ngoài ra, còn có rất nhiều chứng minh của các vị sư huynh người ẤnĐộ, không hề được góp nhặt hoặc kiểm điểm lại, vì lý do chánh là các vị đã từng có được sự kinh nghiệm đó đều hoàn toàn tin tưởng nơi sự hiện diện của các bậc Siêu Nhân và việc có thể gặp gỡ các Ngài, đến nỗi họ không thấy cần phải ghi chép những sự kinh nghiệm cá nhân như thế.
SỰ KINH NGHIỆM CÁ NHÂN CỦA TÔI
Về phần tôi, tôi có thể thuật lại hai lần tôi đã gặp đặng Chân Sư, trong khi Ngài và tôi đều ở trong thể xác. Một vị là đấng Chân Sư màngười ta mệnh danh là Jupiter trong quyển sách nhan đề “Những tiền kiếp của Alcyone”, chính Ngài đã giúp đỡ bà Blavatsky rất nhiều để viết một vài phần của bộ sách nầy tại Philadelphie và New-York. Khi tôi còn ở tại Adyar, Ngài đã có lòng tốt mà khiến vị sư huynh đáng kính của tôi là T. Subba Rao hãy dắt tôi đến viếng Ngài. Vâng lời Ngài dạy, chúng tôi lên đường đến nơi đạo viện của Ngài, và được Ngài tiếp đón rất lịch sự. Sau một cuộc nói chuyện dài và vô cùng lý thú, chúng tôi được hân hạnh dùng cơm với Ngài mặc dù Ngài thuộc giai cấp Bà-la-môn, và trải qua một đêm với nửa ngày hôm sau dưới mái nhà của Ngài. Trong trường hợp này người ta sẽ nhìn nhận rằng không thể có vấn đề ảo tưởng. Còn vị Chân Sư thứ nhì mà tôi đã có cái hạnh phúc được gặp là Chân Sư BáTước Saint-Germain, có khi người ta gọi Ngài là Hoàng tử Rakoczy. Tôi gặp Ngài trong những dịp rất thông thường, không có hẹn nhau trước, và như có vẻ tình cờ, trong khi Ngài đi bộ chơi ở đường phố Corso tại La mã và phục sức như một người trưởng giả nước Ý. Ngài đưa tôi vào khu vườn trên đồi Rincio và Ngài với tôi cùng ngồi đàm đạo trên một giờ về Hội Thông Thiên Học và công việc của Hội; có lẽ tôi nên nói rằng chính Ngài nói và tôi ngồi nghe thì đúng hơn, và trả lời khi Ngài hỏi.
Tôi thấy có những vị nhân viên khác của Quần Tiên Hội trong nhiều dịp khác nhau. Lần đầu mà tôi gặp một vị trong các Ngài là ở một khách sạn tại Cairo; trong dịp đó, tôi đi qua Ấn Độ cùng với bà Blavatsky và những người khác, và chúng tôi ghé lại thủ đô Ai Cập trong ít lâu. Chúng tôi có thói quen hay tựu họp trong phòng bà Blavatsky để làm việc; hôm ấy tôi ngồi bệt xuống sàn, cắt và dán những bài báo mà bà muốn cất để dành. Bà thì ngồi ở một bàn gần đó, cánh tay trái của tôi đụng vào áo dài của bà. Cánh cửa phòng
ởngay trước mặt chúng tôi vẫn khép chặt trong lúc đó. Thình lình, không có gì chuẩn bị trước, tự nhiên có một người đứng sững giữa bàBlavatsky và tôi, mà chúng tôi có thể sờ mó được. Tôi giựt nảy mình và tỏ vẻ luống cuống. Bà Blavatsky lấy làm thú vị lắm và bảo tôi: “Nếu anh không đủ sự hiểu biết để giữ bình tĩnh trước một sự nhỏ nhặt như thế, thì anh sẽ không đi xa trên đường Huyền Môn!”.
Tôi được giới thiệu cho người khách lạ, vị nầy lúc đó chưa phải là một Chân Sư, nhưng một vị La Hán, còn dưới các Chân Sư một bậc. Tới nay, vị ấy đã trở nên Chân Sư Djwal-Kul. Vài tháng sau đó, một ngày nọ đức Chân Sư Morya đến thăm chúng tôi. Ngài có cái hình dáng bề ngoài như một người thường với thể xác vật chất. Ngài đi qua gian phòng của tôi để đến gặp bà Blavatsky lúc ấy đang làmviệc trong phòng bà. Đó là lần đầu tiên mà tôi thấy Ngài một cách rõ ràng, vì hồi đó tôi chưa khai mở đầy đủ những năng khiếu tiềmtàng để nhớ lại những gì tôi thấy trong cái thể thanh của tôi. Một lần khác, tôi thấy đức Chân Sư Kuthumi trong những trường hợp tương tự trên nóc trụ sở trung ương của Hội Thông Thiên Học tại Adyar. Lúc đó Ngài đang bước qua một hàng rào lan can, dường như Ngài vừa hiện hình từ khoảng trống không ở bên kia hàng rào. Tôi cũng đã nhiều lần thấy đức Chân Sư Djwal-Kul với một dáng điệu như vậy ở trên nóc trụ sở đó.
Những sự chứng minh vừa kể trên có vẻ ít giá trị hơn, vì các vị Chân Sư xuất hiện như những hình bóng. Nhưng từ khi đó, tôi đã tậpsử dụng tự do những thể thanh cao của tôi và đến viếng các vị Chân Sư bằng cách đó, nên tôi có thể chứng thật rằng những vị đã hiện hình cho chúng tôi thấy trong những năm đầu tiên của Hội Thông Thiên Học, chính là những vị Chân Sư mà tôi vẫn thường thấy
trong những đạo viện của các Ngài. Có người cho rằng, cũng như những người khác đã cùng có sự kinh nghiệm đó, tôi chỉ là nằm mơ, vì những cuộc thăm viếng nói trên đã xảy ra trong giấc ngủ của xác thể. Tôi chỉ có thể đáp lại rằng đó là một giấc mơ trường cửu một cách lạ lùng, và trong trường hợp riêng của tôi, nó đã kéo dài trên 40 năm, và đồng thời có một số đông người cũng đã có kinh nghiệmgiống như thế!
Tôi xin mời những ai muốn có những sự chứng minh về vấn đề này (và sự muốn đó rất là hợp pháp), hãy tra cứu những tài liệu sách vở có từ lúc khởi đầu thành lập Hội Thông Thiên Học. Những người có dịp gặp bà Hội Trưởng của chúng ta (bà Annie besant) có thểđược nghe bà thuật lại có tất cả bao nhiêu vị Chân Sư mà bà đã gặp trong nhiều dịp khác nhau. Nhiều hội viên của chúng ta cũng sẽkhông ngần ngại mà chứng minh rằng họ đã thấy một vị Chân Sư; có thể trong cơn tham thiền họ đã thấy dung nhan của Ngài và sauđó, đã có bằng chứng chính xác rằng đó là vị nào. Ngoài ra, người ta sẽ tìm thấy nhiều chứng minh trong bộ sách “Nhựt ký” của Đại tá Olcott, hay trong quyển sách nhan đề: “Các Chân Sư có thật không?” mà tác giả là ông M. A.O.Hume, ông này trước kia đã từng có một địa vị cao trong ngành Hành Chánh ở Ấn Độ và đã từng hợp tác nhiều với vị nguyên Phó Hội Trưởng của chúng ta, ông A.P.Sinnett. Việc nầy đã được công bố trong quyển “Thông Thiên Học bí truyền”. Ông Hume, một người Anh lai Ấn Độ, tính đa nghi, với một tâm hồn tích cực của một luật gia, đã đích thân mở một cuộc điều tra về sự hiện diện của các Chân Sư, (mà có khi người ta
gọi là những bậc Anh Cả vì các Ngài thuộc về nhóm Quần Tiên Hội và là những bậc Anh Cả của Nhân Loại). Dẫu rằng ở vào thời kỳ xaxămđó, ông Hume cũng đã kết luận rằng ông đã thu thập được những bằng chứng không thể chối cãi về sự hiện diện của các Ngài. Lẽ tất nhiên sau nầy còn có nhiều bằng chứng khác nữa đã chồng chất thêm kể từ khi ông viết quyển sách đó.
Nhờ có được nhãn quang siêu linh và những năng khiếu khác do sự phát triển những quyền năng tiềm tàng, mà chúng tôi được kinh nghiệm một cách thường xuyên rằng ngoài ra con đường tiến hóa của nhân loại, còn có những con đường tiến hóa khác và trong số đó có những bậc ngang hàng với các vị Chân Sư, thuộc về cấp đẳng sinh hoạt cao hơn chúng ta. Chúng tôi đã gặp một vài vị màta gọi là Thiên Thần, và những vị khác tiến hóa cao hơn chúng ta nhiều về đủ mọi phương diện.
SỰ TIẾN HÓA CỦA VẠN VẬT
Từ khi chúng tôi có thể giao tiếp với các vị Chân Sư trong thời gian phát triển của chúng tôi, tự nhiên là chúng tôi đã hỏi các Ngài, với tất cả tấm lòng thành kính, rằng bằng cách nào các Ngài đã đạt tời trình độ ấy? Các Ngài đều trả lời rằng cách đây không lâu các Ngài cũng đã từng ở vào trình độ tiến hóa của chúng ta bây giờ. Các Ngài đã bước ra khỏi hàng ngũ của nhân loại và một vị trong các Ngài đã nói rằng một ngày kia chúng ta cũng sẽ trở nên như các Ngài vậy; rằng toàn thể Thái Dương Hệ của chúng ta là một biểu lộ củasự sinh hoạt, tiến hóa từ trình độ thấp đến cao và càng lên cao mãi, vượt khỏi sự hiểu biết của con người, cho đến quả vị Thiêng Liêng.
Lúc bắt đầu sự tiến hóa của vạn vật, có những giai đoạn rõ rệt, loài thảo mộc là loài kết tinh của loài kim thạch, loài cầm thú tiếp diễn sau loài thảo mộc, và loài người tiếp theo sau loài cầm thú. Cũng như thế, loài người có một cứu cánh nhất định, một cái giới hạn màkhi họ vượt qua thì họ bước sang một giai đoạn cao hơn một cách rõ rệt, tức là: trên loài người còn có những bậc Siêu nhân loại.
Trong khi nghiên cứu hệ thống tiến hóa đó, chúng ta được biết rằng trong mỗi người đều có ba phần chánh: xác thân, linh hồn và Tinh Thần, mỗi phần như thế lại có thể chia ra làm nhiều chi nhánh khác. Đó là sự định nghĩa con Người, mà Thánh Paul đã đưa ra cách đây 2.000 năm. Tinh Thần hay là Nhứt Nguyên Chơn Thần (Monade) là hơi thở của Thượng Đế (vì danh từ spirit (Tinh thần) gốc dochữ la tinh spiro,có nghĩa là hơi thở), tức là điểm linh quang của Thượng Đế, và là con Người thật, mặc dầu người ta có thể diễn tả
đúng hơn là nó phảng phất ở trên đầu con người. Chương trình tiến hóa của nó là phải giáng xuống cõi vật chất, để thu hoạch những kinh nghiệm rõ ràng và minh bạch trong mọi chi tiết về vật chất. Theo chúng tôi được biết, điểm Chơn Thần đó, tức là một điểm linh quang của Thượng Đế, không thể giáng xuống thấp đến cõi trần là nơi chúng ta đang tư tưởng và hoạt động. Đó là bởi vì cái tỷ lệ
rung động của nó khác biệt quá nhiều với tỷ lệ rung động của vật chất, và bởi đó phải có những trạng thái vật chất trung gian. Cái điểmlinh quang đó vốn có tự cõi nào trong thiên nhiên, điều đó chúng tôi không được biết, vì nó vượt quá tầm hiểu biết của con người. Sự biểu lộ thấp hơn của Chơn Thần, mà người ta có thể gọi là sự phản chiến của điểm linh quang của Thượng Đế, giáng xuống cõi thấp nhất trong các Cõi của vũ trụ, như chúng tôi đã nói trong quyển “Thông Thiên Học dẫn giải”.
Chúng ta thường nói 7 cõi trong thiên nhiên, tức là cõi vật chất của Vũ Trụ. Chơn Thần có thể giáng xuống cõi thứ 2 của những cõi nầy, tức là cõi mà ta gọi là Cõi Chơn Thần, nhưng nó dường như không thể xuống thấp hơn nữa được. Để có sự tiếp xúc cần thiết với cõi vật chất nặng trọc hơn nữa, nó tự phân thân ra một phần xuyên qua hai cõi và phần đó tức là cái mà ta gọi là Chơn Nhơn hay Linh hồn.
Tinh thần của Thượng Đế, cao hơn cái Phàm Nhơn của ta nhiều, phảng phất ở trên. Linh hồn ta chỉ là một phần yếu đuối và thô thiển của nó, có thể gọi là một đầu của ngón tay bằng lửa mà Chơn Thần chỉ xuống cõi chúng ta. Chính linh hồn cũng không thể giáng xuống thấp hơn cái phần trên của cõi Thượng giới – cõi thứ 5 kể từ cõi trên hết, cõi trần là cõi thứ 7 và cõi thấp nhất – và, để có thể xuống một vị trí thấp hơn, nó phải chiết ra một phần của nó, phần này trở nên cái phàm nhơn mà chúng ta được biết. Như thế, cái phàmnhơn đó, mà mỗi người trong chúng ta tưởng là chính mình, thật ra chỉ là một phần của một mảnh.
Mọi sự tiến hóa trải qua những loài thấp thỏi trong cõi thiên nhiên đều có một mục đích là chuẩn bị sự phát triển của thành phần conngười. Một con thú, trong cuộc sống ở cõi trần, và ít lâu sau ở cõi trung giới, có một linh hồn cũng riêng biệt và độc lập như linh hồn con người. Linh hồn đó không tái sinh trở lại trong một thể xác riêng biệt, nó trở lại một kho vật chất tinh anh mà giáo lý Thông Thiên Học gọi là “hồn khóm” (Âme-groupe). “Hồn khóm” đó ví như một hồ nước, đem sự sống đến cho nhiều con thú đồng một loài, thí dụ như 20 con ngựa. Khi một con ngựa sắp do hồn khóm đó mà sinh ra thì sự vật diễn ra như thể người ta đem một cái bình vào trong hồ nước để múc đầy bình đem ra ngoài. Trong một kiếp sống của con ngựa, nó thu thập được mọi sự kinh nghiệm làm thay đổi linhhồn của nó và do đó nó học được những bài học nhất định; những bài học đó có thể ví như những thuốc nhuộm với nhiều màu sắc riêng biệt được trộn vào cái bình đầy nước. Khi con ngựa chết linh hồn nó trở về hồn khóm, ví như nước trong bình được đổ vào cái hồ nước trở lại và những màu trong bình nước hòa lẫn trong hồ. Nếu một con ngựa khác cũng do một hồn khóm sinh ra, thì phần nước tượng trưng cho linh hồn của nó, và đổ vào một bình khác, không thể giống như phần nước tượng trưng cho con ngựa trước.
Khi một con thú đã phát triển đầy đủ để có thể trở nên người, thì sau khi chết, linh hồn nó không còn trở về hồn khóm nữa, mà thành một cá tính riêng biệt. Và khi đó, mới diễn ra một sự kiện vừa lạ lùng vừa tốt đẹp. Cái tinh hoa của linh hồn đó, tượng trưng
bằng nước trong bình, trở nên một cái thể hoạt động cho một cái gì cao hơn nhiều, thể hiện cho một đời sống thanh cao hơn. Chúng takhông có một thí dụ đúng đắn nào ở cõi trần để diễn tả điều đó, trừ ra cái thí dụ đúng đắn nào ở cõi trần để diễn tả điều đó, trừ ra cái thí dụ bơm không khí vào chất nước bằng áp lực mạnh để làm nước sủi bọt có chất hơi. Nếu ta chấp nhận cái biểu tượng đó, chất
nước tượng trưng cho linh hồn con thú, nay đã trở nên cái thượng trí của một người, và chất không khí bơm vào nước tức là cái Chơn Nhơn mà tôi đã có dịp nói qua, cái Linh hồn con người, biểu lộ Tinh Thần của Thượng Đế. Việc linh hồn giáng trần được tượng trưng trong truyện Thần thoại cổ Hy Lạp bằng biểu tượng cái Chén. Cái Chén là sự tượng trưng toàn hảo của cơ tiến hóa hạ tầng, trong đó được rót chất rượu của sự sống thiêng liêng, để linh hồn người có thể sinh ra. Như chúng tôi đã nói, linh hồn con thú trước
kianay trở nên thể thượng trí con Người, cái Thể nầy vốn ngự tại phần trên của cõi Thượng giới, tức là cái thể bất diệt trường cửu củaChơn Nhơn hay Linh hồn người. Tất cả những bài học đã thâu thập được trong giai đoạn tiến hóa đầu tiên của các hình thể, lúc ấymới được chuyển qua cái trung tâm sinh hoạt mới nầy.
Sự tiến hóa của linh hồn tức là sự tuần tự trở về một cõi giới siêu việt thanh cao, ở ngay dưới cõi Chơn Thần, nó đem theo những kết quả của sự giáng Trần, dưới hình thức những kinh nghiệm và đức tánh đã thâu thập được.
Cái thể xác của chúng ta đã hoàn toàn phát triển, và như thế, chúng ta đáng lẽ phải làm chủ nó; nhưng chúng ta chỉ thật sự làm chủnó khi nào xác thân được hoàn toàn đặt dưới sự kiểm soát của linh hồn. Nói chung thì sự kiểm soát đó đã được thực hiện trong những giống dân tiến hóa của nhân loại hiện thời, tuy rằng có lúc thân xác cũng còn quật khởi trở lại. Thể Vía cũng đã hoàn toàn phát
triển, nhưng nó hãy còn lâu mới được đặt dưới sự hoàn toàn kiểm chế của chúng ta. dẫu cho trong những giống dân tiến hóa, mà chúng ta là những phần tử, người ta hãy còn thấy có nhiều người bị lệ thuộc những tình cảm của chính họ. Thay vì họ chủ trị những cảmxúc đó theo ý muốn, họ lại thường khi bị những cảm xúc đó chế ngự họ. Họ để cho những điều xúc cảm của họ chạy loạn xạ, nhưmột con ngựa rừng chạy lồng lên vì sợ hãi, chở người kỵ mã trên lưng nó đi đến những nơi mà y không hề muốn đến.
Người ta có thể nói rằng đối với những phần tử tốt của những giống dân tiến hóa nhất hiện thời, thì xác thân của họ đã phát triển hoàn toàn và được kềm chế, còn thể Vía của họ cũng phát triển không kém, nhưng chưa được chủ trị. Thể Trí của họ còn đang phát triển, nhưng chưa được đầy đủ. Bởi đó họ còn phải cố gắng nhiều trước khi ba thể Xác, Vía và Trí hoàn toàn chịu khuất phục linh hồn. Khi nào điều ấy được thực hiện, thì cái Chơn Tánh con người sẽ thu hút được phàm tánh, và Chơn Nhơn, hay Linh Hồn, sẽ chủ trị được Phàm Nhơn. Mặc dầu con người vẫn chưa được hoàn toàn, những Thể của nó đã được khá thuần nết để chỉ còn theo đuổi có một mục đích duy nhất mà thôi.
Từ trước đến giờ, linh hồn đã cố gắng từ từ và chậm chạp để kiểm soát những Thể riêng của nó cho đến khi hòa hợp với chúng làmmột. Sau đó, đến lượt Chơn Thần phải làm chủ Linh Hồn và sẽ đến một thời kỳ mà Chơn Thần với Linh Hồn sẽ hỗn hợp làm một, cũng như Phàm Nhơn hiệp nhứt với Chơn Nhơn. Đó tức là Chơn Nhơn hiệp nhứt với Chơn Thần. Khi nào kết quả đó được thành tựu, thì con người sẽ đạt được cái mục đích của sự Nhập Thế: y sẽ trở nên một bậc Siêu Nhân, tức một vị Chơn Tiên vậy.
ĐỜI SỐNG SIÊU NHÂN LOẠI
Đến khi đó, lần đầu tiên, con người mới bước vào đời sống thật sự, vì cái Cơ Tiến hóa vĩ đại đó, trước hết trải qua các loài sinh hoạt thấp thỏi và sau đó trải qua loài người cho đến các bậc Siêu Nhơn loại, chỉ là một cuộc chuẩn bị cho đời sống thật sự của Tinh Thần, nó chỉ bắt đầu khi con người đã vượt khỏi trình độ làm người. Nhân loại là lớp học cuối cùng của trường đời ở thế gian và khi nào con người đã hoàn thành sự học hỏi của y ở dưới Trần thì y mới bước vào đời sống thật sự, đời sống của Tinh Thần đến lúc vinh quang, hay đời sống của Đấng Christ. Đời sống đó như thế nào, chúng ta chưa thể biết được, mặc dầu chúng ta thấy những vị đã từng sống cuộc đời đó, đó là một đời sống huy hoàng và tốt đẹp không có gì so sánh được, và thậm chí nó vượt quá tầm hiểu biết củachúng ta. Tuy nhiên, nó là một sự thật sống động và sâu xa mà sau cùng mỗi người trong chúng ta sẽ có được một cách tuyệt đối chắc chắn. Chúng ta không thể tránh khỏi cái đời sống đó, dù chúng ta muốn. Khi chúng ta hành động ích kỷ và đi ngược giòng tiến hóa, chúng ta sẽ làm chậm trễ sự tiến bộ của mình, nhưng rốt cuộc chúng ta không thể chận đứng trào lưu tiến hóa.
Sau khi đã giải thoát khỏi kiếp sống làm người, bậc Toàn Thiện thường bỏ lại những Thể vật chất của Ngài, nhưng Ngài vẫn giữ cái quyền năng khoác lấy bất cứ một Thể nào nếu Ngài xét thấy cần dùng cho công việc của Ngài. Trong đa số trường hợp, bậc Siêu Nhân đã đạt tới trình độ ấy rồi thì không còn cần dùng một thể xác nữa. Ngài không còn giữ lại Thể Vía, Thể Hạ Trí hay đến Thể Thượng Trí, mà sống một cách thường xuyên ở cảnh giới cao nhất của Ngài. Khi nào, vì một mục đích gì, mà Ngài cần tiếp xúc với một cõi giới thấp hơn, Ngài phải dùng đỡ một cái Thể tạm thời thuộc về cõi giới đó, bởi vì Ngài chỉ có thể tiếp xúc với những người ở cõi đó qua sự trung gian của vật chất thuộc về cõi giới liên hệ. Nếu Ngài muốn nói chuyện với người khác bằng phương tiện vật chất, Ngài phải khoác lấy một cái xác thân; ít nhất Ngài phải có một sự hiện hình dù là chỉ có một phần, nếu không Ngài sẽ không thể nói chongười ta hiểu được.
Cũng như thế, nếu Ngài muốn ghi một ấn tượng trong Trí của ta, Ngài phải khoác lấy một thể Trí. Bất cứ lúc nào Ngài cần khoác lấy một hạ thể để làm công việc của Ngài, Ngài có quyền năng để làm như vậy tùy theo ý muốn, nhưng Ngài chỉ giữ cái Thể đó trong thời gian cần thiết mà thôi.
Có bảy con đường chờ sẵn bậc Toàn Thiện trong giai đoạn tiến hóa Siêu Nhân Loại. Chúng tôi sẽ nói đến vấn đề nầu trong một chương sau.
QUẦN TIÊN HỘI
Thế gian được dìu dắt và điều khiển một phần lớn do một Hội Quần Tiên mà trong đó các Chân Sư của chúng ta có dự phần. Những người học Đạo thường có quan niệm sai lầm về các Ngài. Họ thường coi các Ngài như một nhóm sống chung nhau trong các Đạo Viện lớn ở một nơi bí mật. Những người khác tưởng các Ngài là Thiên Thần; nhiều sinh viên Huyền môn của chúng ta tưởng rằng các Ngài hết thảy đều là người Ấn Độ, hay hết thảy đều ờ trên dãy Hy-mã-lạp-sơn. Những điều đó không đúng. Những nhân viên Quần Tiên Hội đều có sự giao tiếp thường xuyên với nhau luôn luôn, nhưng sự giao tiếp đó diễn ra ở các cõi trên và các Ngài không có nhất thiết phải sống chung với nhau. Vài vị trong các Ngài, mà chúng ta gọi là các Chân Sư Minh Triết,bằng lòng thâu nhận đệtửđể dạy Đạo, và coi đó như một phần công việc của các Ngài. Nhưng các vị ấy chỉ gồm một thiểu số trng cái thành phần vĩ đại củacác bậc Toàn Thiện.
Các Chơn Tiên đều có nhiều quyền năng kỳ bí, nhưng hết thảy những quyền năng đó đều phát triển một cách tự nhiên từ những khảnăng mà chúng ta hiện có… Sự thật thì vị Chơn Tiên có những khả năng đó ở một mực độ cao hơn ta rất nhiều. Tôi nghĩ rằng cái đặc tính cao quý nhứt của Chân Sư, so với chúng ta, là Ngài xét mọi vật với một quan điểm khác hẳn chúng ta, vì Ngài tuyệt đối không còn giữ một dấu vết nào của tư tưởng ích kỷ nó thường hiện rõ ở đa số người. Vị Chơn Sư đã loại trừ cái Ngã thấp hèn và sống không phải cho mình, mà cho tất cả. Tuy nhiên với một ý nghĩa mà chỉ có một mình Ngài có thể hiểu một cách thật sự, cái “tất cả” đó thật ra không phải cái gì khác hơn là Ngài. Ngài đã đạt tới trình độ không còn một mảy may sơ sót trong tánh tình, không còn một tư tưởng hay tình cảm vị kỷ, và cái động lực duy nhất của Ngài là hợp tác với Thiên Cơ, cùng hòa hợp với Đức Thượng Đế điều khiển cơ Tiến Hóa.
Cái đặc tính lộ liễu nhất của vị Chân Sư, sau cái đặc tính kể trên, là sự phát triển hoàn toàn về cả mọi phương diện. Hết thảy chúng ta đều bất toàn; không một ai trong chúng ta đã đạt tới cái mức độ cao tột trên bất cứ một lãnh vực nào; thậm chí nhà thông thái hay bậc đại thánh cũng chỉ đạt tới một cao độ phi thường ở trên một điểm mà thôi, và còn nhiều khía cạnh của tánh chất họ vẫn chưa phát triển. Hết thảy chúng ta đều có vài mầm mống của vô số những đặc tính, nhưng ở mỗi người, cái mầm đó chỉ mới thức
động có một phần và một cách không đồng đều. Trái lại, một vị Chân Sư là một người hoàn toàn phát triển về tất cả mọi phương diện, một người mà lòng sùng tín, bác ái, thiện cảm và lòng thương xót chúng sinh đều nảy nở hoàn toàn. Đồng thời, phần trí tuệ của Ngài làmột cái gì vượt khỏi tầm hiểu biết của ta rất xa trong lúc hiện tại, và phần tâm linh của Ngài vô cùng tuyệt diệu và thiêng liêng. Ngài vượt trội lên hẳn tất cả mọi người mà chúng ta được biết, bởi vì Ngài đã hoàn toàn phát triển.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO (Trọn Bộ)
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ BA: NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO LỚN – CHƯƠNG 7: CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT (Kết Thúc)
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 6: THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐIỂM ĐẠO
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 5: THỜI KỲ NHẬP MÔN
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 4: THỜI KỲ DỰ BỊ CHIẾC HÌNH NỘM
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ HAI: CÁC VỊ ĐỆ TỬ – CHƯƠNG 3: CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHÂN SƯ VÀO CỬA ĐẠO
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 2: THỂ XÁC CỦA CÁC CHÂN SƯ HÌNH DÁNG CỦA CÁC NGÀI
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ NHẤT: CÁC ĐẤNG CHÂN SƯ – CHƯƠNG 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CHÂN SƯ ĐẠI LƯỢC
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: Mục Lục