CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ BA: NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO LỚN – CHƯƠNG 7: CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT (Kết Thúc)

0
169

 

PHẦN THỨ BA

NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO LỚN

CHƯƠNG VII

CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT

(CHỨNG QUẢ TU ĐÀ HƯỜN: Sotapatti) Sotapatti) Sotapatti) Sotapatti)

ĐẤNG ĐIỂM ĐẠO ĐỘC TÔN

Nói đến sự Điểm Đạo, nhiều người cho rằng đó là một cấp bực mà họ phải đạt tới trên đường tu hành. Họ tưởng tượng rằng người được Điểm Đạo là một người đã tiến hóa rất cao và đã trở nên một nhân vật siêu đẳng, khác hẳn người thường. Quan niệm đó tuy là đúng, nhưng chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nếu chúng ta thử xét vấn đề theo một quan điểm cao siêu hơn. Tánh cách quan trọng của sựĐiểmĐạo không phải là nơi ở việc đề cao một người, mà ở chỗ từ nay người ấy đã vĩnh viễn trở nên một phần tử của một Cơ quan vĩ đại, một Hội các Thánh, nói theo danh từ siêu việt của Thiên Chúa Giáo, dấu rằng ít có người đã chú ý đến ý nghĩa thật sự củanhững danh từ đó. Ý nghĩa huyền diệu của cuộc Điểm Đạo vào Quần Tiên Hội sẽ được hiểu rõ hơn sau khi chúng ta đã xem xét sựtổ chức của Quần Tiên Hội và công việc của các Chân Sư, mà chúng tôi sẽ giải bày trong những chương sau.

Người thí sinh, kể từ nay, đã trở nên khác hơn một người thường, bởi vì y là một phần tử của một sức mạnh kinh khủng. Trên mỗi hành tinh, đấng Thái Dương Thượng Đế đều có một vị đại diện của Ngài, hành động cũng như một vị Phó Vương. Trên quả địa cầu củachúng ta, thì cái danh hiệu dành cho vị Đại diện đó là “đức Ngọc Đế”. Chính Ngài là vị Trưởng Thượng của nhóm Quần Tiên Hội; cơquan này không phải chỉ là một tổ chức huyền bí mà mỗi vị đều có những trách vụ riêng, nó cũng là một sự hợp nhất vĩ đại, một khí cụ hoàn toàn uyển chuyển trong tay đức Ngọc Đế, một khí giới rất lợi hại mà Ngài có thể sử dụng. Có một Thiên Cơ huyền diệu và vô cùng mầu nhiệm, theo đó đấng Độc Tôn sau khi đã tự phân tán ra thành thiên hình vạn trạng trong thế gian, nay đang ở vào thời kỳ hợp nhứt trở lại làm một. Không phải là một đơn vị nào trong cái Cơ cấu toàn diện sẽ mất đi một phần nào quyền năng của nó, nhưng mỗi đơn vị sẽ thêm vào Cơ cấu đó một cái gì lớn lao hơn gấp ngàn lần; từ nay nó là một phần của Thượng Đế, một phần Thể Xác của Ngài mang, khí giới của Ngài dùng, chiếc đờn của Ngài khảy, khí cụ của Ngài dùng làm công việc.

Trên thế gian, chỉ có một đấng cầm quyền Điểm Đạo. Tuy nhiên, trong những cuộc Điểm Đạo thứ nhứt và thứ nhì, Ngài có thể phái một vị Chân Sư thay mặt cho Ngài để chủ tọa cuộc lễ, nhưng vị chủ lễ này phải hợp nhứt với Thượng Đế và kêu gọi đến Ngài vàogiờ phút quan trọng mà quả vị mới được ban cho người đệ tử. Cuộc Điểm Đạo thứ nhứt là một cơ hội huy hoàng và đáng ghi nhớ trong đời sống tâm linh của người đệ tử. Đức Chân Sư Kuthumi đã giải thích như thế khi Ngài thâu nhận một vị đệ tử, Ngài nói với vị này như sau:

“-Nay con đã đạt được mục đích đầu tiên của những hoài bão của con, từ giờ phút này, Ta khuyên hãy chú ý đến những điều kiện khắc khổ hơn nhiều và cần thiết để vượt qua giai đoạn kế tiếp. Điều mà con sẽ chuẩn bị, sự “Nhập Lưu”, mà Thiên Chúa Giáo gọi là sự”Cứu Rỗi”, là cái đích rốt ráo của một loạt những kiếp sống của con ở dưới cõi trần, cái kết quả thành tựu của bảy trăm kiếp. Trong cái dĩ vãng xa xăm, có lúc con đã thoát kiếp thú để bước qua giai đoạn làm người. Trong tương lai, mà ta hy vọng sẽ đến một ngày gần đây, con sẽ thoát khỏi kiếp làm người bằng cái cửa quả vị Chơn Tiên để trở nên một bực Siêu Nhân. Ở khoảng giữa hai điểm cực đoan đó, không có giai đoạn nào quan trọng hơn giai đoạn Điểm Đạo, và bây giờ con phải đặt hết tư tưởng vào đó. Không những nó lànó là một sự bảo đảm chắc chắn cho con từ rày về sau, mà nó còn thâu nhận con vào Quần Tiên Hội hằng có đời đời để giúp đỡ nhân loại.

Bởi đó, con hãy tưởng tượng rằng muốn nắm lấy một cơ hội phi thường như thế, cần phải có một sự chuẩn bị cẩn thận chu đáo là dường nào. Ta muốn cho con hãy luôn luôn ghi nhớ trong trí sự tốt đẹp huy hoàng của một cơ hội như thế, để cho con có thể sống theo kịp những lý tưởng cao siêu của nó. Thể xác của con hãy còn trẻ đối với một sự cố gắng vĩ đại như vậy, nhưng con có một cơ hội hiếmcó và tốt đẹp vô cùng. Ta muốn cho con hãy nắm lấy cơ hội đó một cách trọn vẹn”.

NGƯỜI TÂN ĐẠO ĐỒ (*) ĐỐI VỚI QUẦN TIÊN HỘI

Khi một linh hồn được Điểm Đạo, nó trở nên một phần tử của một tổ chức chặt chẽ nhứt trên thế gian; từ nay, nó đã hợp nhứt với cái biển tâm thức rộng lớn của Quần Tiên Hội. Trong một thời gian khá lâu, người Tân Đạo Đồ (người mới được Điểm Đạo) sẽ không thểhiểu tất cả tầm quan trọng của sự hợp nhứt đó. Người ấy phải đi sâu vào những thánh điện trước khi y có thể nhận định rằng sự liênquan đó chặt chẽ là dường nào, và tâm thức của đức Ngọc Đế rộng lớn là dường nào, mà tất cả các đấng Chân Sư đều ít nhiều cùng chia sớt với Ngài. Sự hợp nhứt đó là một điều mà chúng ta không thể hiểu nổi và diễn tả được ở cõi trần; nó thật siêu hình và tế nhị ngoài khả năng diễn tả của lời nói và văn tự. Tuy nhiên, nó vẫn có thật, và khi ta bắt đầu hiểu nó rồi, thì mọi sự đều là giả tạm hết cả.

Chúng ta đã thấy bằng cách nào người đệ tử chánh thức có thể đặt tin tưởng của y bên cạnh tư tưởng của Chân Sư. Bây giờ thì người Tân Đạo đồ có thể đặt tư tưởng của y bên cạnh tư tưởng của Quần Tiên Hội, và thu thập lấy một phần nào của cái tâm thức vĩ đại đó tùy theo cái khả năng tiếp nhận của y. Khi y càng thu thập nó về mình, thì y lại càng có thể thâu nhận thêm nhiều hơn, và tâm thức của y sẽ mở rộng để cho những tư tưởng chật hẹp không thể nào còn có được đối với y. Và cũng như người đệ tử chánh thức phải coi chừng đừng gây sự xáo trộn trong những Hạ Thể của Chân Sư, để khỏi gây ảnh hưởng không tốt đến công việc của Ngài, thì người Đạo đồ cũng phải giữ gìn đừng khi nào gieo một sự gì bất điều hòa vào trong biển Tâm Thức vĩ đại của Quần Tiên Hội nó hành động như một đại thể.

Người ấy phải nhớ rằng toàn thể Quần Tiên Hội không phải làm cùng một công việc giống như của các Chân Sư. Nhiều vị trong các Ngài có những việc khác, đòi hỏi một sự chú ý hoàn toàn và một sự im lặng tuyệt đối. Nếu trong những người tân Đạo Đồ, thỉnh thoảng có vị nào quên mất cái hoài bảo cao xa của mình, và gây những sự xáo trộn cho Quần Tiên Hội thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến công việc của những đấng Cao Cả. Những Chân Sư của chúng ta có thể bỏ qua việc ấy, và một đôi khi cũng sẵn lòng chịu đựng một vài sự phiền nhiễu như thế vì các Ngài nghĩ đến cái tương lai, khi người tân Đạo Đồ sẽ thật sự biết sử dụng những quyền năng của mình vào những công việc lớn. Nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những đấng Cao Cả khác, không có nhiệm vụ huấn luyện đệ tử, có thểnói: “Công việc của Chúng Ta bị làm xáo trộn, vậy những người hãy còn non nớt đó tốt hơn là hãy đứng ở ngoài!” Các Ngài sẽ nói rằng không có gì mất đi đâu, rằng ở ngoài cũng có thể tiến bộ được và các vị đệ tử có thể tiếp tục sửa mình cho được tốt đẹp hơn, tinhtiến hơn và khôn ngoan hơn trước khi được Điểm Đạo.

Sự mở rộng tâm thức của người tân Đạo Đồ là một điều huyền diệu đến nỗi người ta có thể diễn tả sự thay đổi đó như là một cuộc phục sinh. Người ấy bắt đầu sống một cuộc đời mới “như một đứa trẻ nhỏ”, cuộc đời của đấng Christ; và đấng Christ, tức là tâm thức trực giác hay tâm thức Bồ Đề xuất hiện tự trong tâm của y. Người ấy từ nay cũng có quyền năng ban rải ân huệ của Quần Tiên Hội, ân huệ này là một thần lực mạnh mẽ phi thường, mà y có thể ban rải hay gởi đến cho bất cứ người nào mà y thấy rằng xứng đáng và hữu ích. Nguồn thần lực của Quần Tiên Hội sẽ đi xuyên qua y nhiều ít tùy theo khả năng thu nhận của y. Y có trọn quyền sử dụng thần lực và có hoàn toàn trách nhiệm điều khiển thần lực ấy vì bất cứ mục đích nào do y chọn lựa. Trong cuộc lễ Điểm Đạo, ân huệ mà vị Chủ Lễ ban cho người đệ tử, có nghĩa như vầy; “Ta ban ân huệ cho con; Ta ban rải thần lực cho con. Về phần con hãy luôn luôn ban sự thiện chí cho kẻ khác”.

Người tân Đạo Đồ càng có nhiều đức tin chừng nào thì luồng thần lực đi xuyên qua y càng lớn chừng nấy. nếu y cảm thấy do dự, hoặc không dám lãnh trách nhiệm để cho một số thần lực mạnh mẽ đi xuyên qua y, y sẽ không thể dùng cái quyền năng huyền diệu đóđến mực tột độ. Còn nếu y có Đức Tin, hoàn toàn tin tưởng nơi Chân Sư của y và Quần Tiên Hội, và hoàn toàn chắc chắn rằng bởi vì y đã hợp nhứt với các Ngài nên tất cả mọi sự y đều có thể làm được, thì y sẽ đi khắp thế gian như một vị Thiên Thần gieo rắc ánh sáng chân lý, niềm vui tươi và ân huệ ở bất cứ nơi nào y đi đến.

Tâmthức của Quần Tiên Hội là một điều huyền diệu khôn tả. Nó giống như một biển đại dương yên lặng, sáng láng, và hợp nhứt một cách tuyệt diệu đến nỗi một gợn sóng nhỏ nhứt trong biển tâm thức đó tức khắc lan rộng cùng khắp nơi trong chớp nhoáng đến chỗtận cùng. Tuy nhiên đối với mỗi nhân viên Quần Tiên Hội, thì nó hình như là một tâm thức riêng biệt cá nhân, tuy rằng nó có bao hàmmột mãnh lực, một sức mạnh và một sự minh triết, mà không một tâm thức riêng của một người nào có thể có được.

Cũng như các vị đệ tử hợp nhứt với Chân Sư, thì Quần Tiên Hội cũng hợp nhứt làm một với Đấng Ngọc Đế. Những nhân viên Quần Tiên Hội có thể tự do tranh luận với nhau về mọi vấn đề, nhưng giữa họ có một sự hợp nhứt chặt chẽ cũng như là những khía cạnh khác nhau của một vấn đề đều hiện ra trước một người mà thôi. Bởi đó, tâm thức của Quần Tiên Hội luôn luôn bao la và yên lặng mà không có gì lay chuyển được. Tuy nhiên trong sự tranh luận mỗi đề nghị đều được hoan nghinh: người ta có cảm giác như toàn thể Quần Tiên Hội đều trông đợi với một sự thích thú lớn lao nhứt, sự góp phần của mỗi nhân viên vào việc cứu xét vấn đề đang thảo luận. Ở thế gian không có gì có thể so sánh cái tâm thức đó. Đạt tới nó, tức là tiếp xúc với một cái gì mới mẻ và lạ lùng, nhưng vôcùng huyền diệu và siêu việt một cách khôn tả, một cái gì nó không thể dẫn chứng hay so sánh được, nhưng nó tự hiện ra như thuộc về một cõi giới huyền bí và cao siêu hơn nhiều.

Tuy rằng những nhân viên Quần Tiên Hội đều hỗn hợp một cách lạ lùng với các tâm thức đó, nhưng họ cũng vẫn giữ cái sắc thái riêng biệt của mỗi người, bởi vì sự đồng ý của mỗi vị đều là cần thiết trong mọi quyết định quan trọng. Quyền uy của đức Ngọc Đế thật là tuyệt đối; tuy nhiên chung quanh Ngài lúc nào cũng có một Hội Đồng các Tiên Thánh, và Ngài sẵn sàng xem xét mọi khía cạnh củamột vấn đề mà bất cứ lúc nào một nhân viên của Hội đồng cũng có thể trình lên cho Ngài xem xét. Nhưng cái Chánh phủ huyền bí đó hoàn toàn khác hẳn mọi thể chế đại nghị của thế gian; những vị đó uy quyền đối với kẻ khác đều không do một đảng phái nào bầu cử hay chỉ định, các Ngài sở dĩ có cái hiện tại là do các Ngài tự lực đạt tới bằng sự phát triển tâm linh và bằng sự Minh Triết siêu đẳng. Không một vị nào hoài nghi điều gì về một quyết định của thượng cấp, bởi vì Ngài biết rằng vị thượng cấp đó quả thật cao hơn mình, vì vị này có một tầm nhỡn quang rộng lớn hơn và một khả năng quyết định bao quát hơn. Đối với các bậc Siêu Nhân đó, không thểcó vấn đề bị bắt buộc suy nghĩ hay hành động theo một chiều. Tuy nhiên, các Ngài có một đức tin hoàn toàn nơi Tổ chức vĩ đại củacác Ngài đến nỗi không bao giờ các Ngài có thể khác biệt nhau.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP THẤT BẠI

Trong một tổ chức như thế, chắc chắn là không thể có một sự thất bại hay một sự rối rắm nào xảy ra. Tuy nhiên, vì bẩm tánh con người vốn yếu ớt, và bởi vì không phải tất cả các nhân viên Quần Tiên Hội đều là những bậc Siêu nhân nên thỉnh thoảng cũng có xảy ramột vài trường hợp thất bại mặc dầu rất hiếm. Trong quyển “Ánh sáng trên đường đạo” có nói rằng: “Có những người vừa bước đến gần cửa Đạo, đã thụt lùi trở lại vì không đảm đương nổi trách nhiệm quá nặng nề, và không thể tiến tới nữa”. Chỉ có quả vị Chơn Tiên (Asekha) mới bảo đảm cho chúng ta một sự an toàn tuyệt đối. Vị cầm quyền Điểm Đạo nói với người thí sinh rằng từ nay y đã “nhập lưu” cho nên y đã vĩnh viễn được an toàn. Nhưng mặc dầu là như thế, y cũng vẫn còn có thể trì hoãn sự tiến bộ của y trong một thời gian rất lâu, nếu y vấp ngã trước những sự cám dỗ nó hãy còn lởn vởn trên bước đường của y đi qua. Được vĩnh viễn an toàn thường có nghĩa là được bảo đảm chắc chắn rằng mình sẽ vượt qua cùng với luồng Sóng Sinh Hoạt hiện thời, nghĩa là không bị bỏ sót lại vào ngày “Phán xét cuối cùng” ở vào khoảng giữa cuộc Tuần Hoàn thứ năm, khi mà đấng Christ hạ giáng xuống cõi vật chất quyết định rằng những linh hồn nào sẽ bị bỏ sót lại, và những linh hồn nào sẽ tiếp tục tiến hóa đến mức cuối cùng của Dãy Hành Tinh hiện tại. Không có ai bị sa đọa đời đời kiếp kiếp. Như đấng Christ đã nói, sự ngưng trệ đó chỉ diễn ra trong một thời kỳ rất lâu. Có những linh hồn không thể tiếp tục tới nữa trong chu kỳ hiện tại, nhưng họ sẽ tiếp tục trong chu kỳ kế tiếp, cũng như một đứa trẻ học dốt không thể thi đậu vào kỳ thi cuối năm, sẽ học khá hơn trong năm tới và thậm chí có thể đứng đầu trong lớp trong khóa học tới.

Khi việc đáng buồn đó xảy ra, khi mà trong số các vị được Điểm Đạo có một người bị thất bại, thì một gợn sóng đau thương làm rung động khắp cả biển Tâm thức của Quần Tiên Hội, bởi vì sự chia ly của một vị ra khỏi toàn thể chẳng khác nào như một cuộc giải phẫu, nó xé rách sợi dây liên lạc mật thiết nối liền tất cả làm một. Tuy nhiên, vị Đạo đồ đi lạc đường không phải là bị ly khai một cách vĩnh viễn, vì sợi dây liên lạc với Quần Tiên Hội không thể bị cắt đứt, mặc dầu chúng không biết gì cả về những sự thử thách, gian truân và đau khổ mà y phải trải qua trước khi được phối hiệp trở lại với toàn thể.

“Tiếng nói của Im Lặng” vẫn ngự trong lòng y, và mặc dầu y hoàn toàn rời khỏi con đường Đạo, nhưng một ngày kia tiếng nói đó sẽvang dội trở lại và chế ngự được y, và ly khai những dục vọng với những đức tánh thiêng liêng của y. Khi đó, với sự đau khổ và những tiếng kêu tuyệt vọng của phàm ngã bị bỏ rơi, y sẽ trở lại.

Những nghi thức Điểm Đạo tuy vẫn không thay đổi trải qua các thời đại, nhưng vẫn có một sự co giãn tùy nghi. Những lời đàm thoại giữa đấng Điểm Đạo với người thí sinh luôn luôn giống nhau về đoạn đầu, như hầu hết trong mọi trường hợp, có một phần thứ nhì gồmnhững lời răn dạy cá nhân của Ngài ban cho người thí sinh.

Phần này được gọi là phần riêng tư của cuộc đàm thoại. Tôi cũng thấy những trường hợp mà Ngài tạo ra một hình ảnh của kẻ thù lớnnhứt của người thí sinh, và hỏi y sẽ đối xử với người thù đó như thế nào, để biết xem y có sẵn lòng hoàn toàn tha thứ cho người đóvà giúp đỡ người đó không, nếu một cơ hội giúp đỡ như thế đến với y. Trong vài trường hợp, Ngài cũng hỏi người thí sinh về những công việc mà y đã làm, và đôi khi những người đã từng được y giúp đỡ cũng được mời đến để làm chứng…

Dưới đây là bài tường thuật một cuộc lễ Điểm Đạo.

MỘT CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT

(CHỨNG QUẢ TU ĐÀ HƯỜN: Solapatti Solapatti Solapatti Solapatti)

Vì năm đó (1915) lễ Wesak nhằm buổi sớm mai ngày 29 tháng 5 dương lịch, nên đêm 27 được chọn để cử hành lễ Điểm Đạo cho một thí sinh, và chúng tôi được lệnh sẵn sàng. Trong dịp này, đức Di-Lặc-Bồ-Tát là đấng Điểm Đạo và bởi đó, cuộc lễ diễn ra trong khuvườn của nhà Ngài. Khi đức Chân Sư Morya hay Chân Sư Kuthumi hành lễ, thì cuộc lễ thường diễn ra nơi ngôi đền cổ trong động đá, mà cửa vào ở gần chiếc cầu bắc ngang qua sông gần nhà của Ngài ở. Nhiều vị Chơn Tiên hội họp đông đủ, tất cả những vị màchúng tôi biết tên đều có mặt. Khu vườn đêm hôm ấy rất thanh lịch, những bụi hoa sơn lựu (rhoddendron) đều trổ bông màu đỏ sậmvà không khí trong vườn thơm ngát mùi hương của những khóm hoa hường nở sớm.

Đức Di-Lặc-Bồ-Tát ngồi trên chiếc ghế cẩm thạch ở dưới gốc cây cổ thụ trước nhà Ngài. Các vị Chân Sư ngồi theo hình bán nguyệt ở hai bên tả hữu, trên một sân thượng đầy cỏ, trên những chiếc ghế dành sẵn cho các Ngài. Đức Bàn Cổ Vaisasvata và đức Văn Minh Đại Đế cũng ngồi trên ghế cẩm thạch ở bên cạnh đức Bồ Tát.

Người thí sinh, cùng với vị Chân Sư giới thiệu y, đứng ở bậc dưới sân thượng, ngay dưới chân đức Bồ Tát. Ở phía sau, còn có những vị đệ tử khác, hoặc đã, hoặc chưa được Điểm Đạo, và vài người hiếu kỳ có cái hân hạnh được phép chứng kiến cuộc lễ, mặc dầu có đôi khi một tấm màn ánh sáng che khuất không cho họ thấy những hành động của những đấng Cao Cả. Người thí sinh, theo lệ, được mặc áo dài bằng vải trắng, còn các Chân Sư phần nhiều mặc y phục bằng lụa trắng có thêu ren vàng chung quanh.

Một nhóm rất đông các vị Thiên Thần bay lượn trên không, làm cho không khí tràn đầy một loại nhạc êm dịu; nhạc này, bằng một cách lạ lùng và huyền bí, hình như làm cho toàn thể người thí sinh cũng tiết ra một âm điệu phức tạp khó tả, biểu lộ những đức tánh vàkhả năng tiềm tàng của y. Loại âm nhạc đó vẫn tiếp tục suốt buổi lễ, làm nổi bật một cách tế nhị mọi lời nói thốt ra và làm bối cảnh chomọi câu chuyện, cũng như tiếng suối chảy nhẹ nhàng ở xa xa làm bối cảnh thiên nhiên cho tiếng chim hát trên cành, nhưng cũng vang lừng đến một mực hùng vĩ ở một vài giai đoạn của cuộc lễ. Âm nhạc đó làm cho không khí vang rền những âm ba, và làm cho giọng của người nói trở nên phong phú thêm lên. Trong mỗi trường hợp, âm nhạc đó căn cứ trên cái bản chất đặc biệt của người thí sinh, biến đổi âm điệu và biểu lộ những đặc tính hiện tại và tương lai của y, bằng một cách mà người thế gian như chúng ta không thể hiểu.

Người thí sinh đứng ở chính giữa khung cảnh như đã nói ở trên, đứng hai bên là hai vị Chân Sư đề nghị và ủng hộ y vào Quần Tiên Hội. Đức Thầy của y là Chân Sư Kuthumi dắt y tới trước còn Chân Sư Jésus là vị ủng hộ. Đức Di-Lặc-Bồ-Tát vừa mỉm cười vừa thốt ra câu hỏi mở đầu cuộc lễ:

-“Quý vị dắt ai đến trước mặt Ta đó?”

Đức Thầy đáp lại như thường lệ:

-“Đây là một thí sinh được nhận vào Quần Tiên Hội”

Kế đó đến câu hỏi:

-“Đạo huynh có bảo đảm rằng y xứng đáng được nhận hay không?”

Và câu đáp như thường lệ:

-“Tôi bảo đảm”.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here