CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ HAI: CÁC VỊ ĐỆ TỬ – CHƯƠNG 3: CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHÂN SƯ VÀO CỬA ĐẠO

0
159

PHẦN THỨ HAI

CÁC VỊ ĐỆ TỬ

CHƯƠNG III

CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHÂN SƯ

VÀO CỬA ĐẠO

Từ bao giờ vẫn có một Tổ Chức gồm các vị Chơn Tiên, Đại Thánh gọi là nhóm Quần Tiên Hội. Từ bao giờ vẫn có những vị đã thông hiểu mọi sự và đạt được Minh Triết, và trong số những vị tiêu biểu cho những bậc Thánh Nhân, Hiền Triết đó, có những vị Chân Sưcủa chúng ta. Một phần của kho tàng Minh Triết mà các Ngài đã thu thập trải qua nhiều thế hệ vô biên, nay được đưa ra cống hiến chongười thế gian dưới cái tên là Thông Thiên Học. Ngoài ra còn một phần được gìn giữ, chưa được tiết lộ, còn quan trọng hơn nhiều. Có người nói với đức Thầy Kuthumi về sự thay đổi lớn mà giáo lý Thông Thiên Học và thuyết Luân Hồi đã đem lại cho cuộc đời củahọ, thì đức Thầy mỉm cười đáp rằng: “Lẽ tự nhiên; nhưng chúng tôi chỉ mới hé mở có một góc tấm màn bí mật của Thiên Cơ mà thôi”. Khi chúng ta đã hoàn toàn thấm nhuần giáo lý đưa đến cho chúng ta và sống với những giáo lý đó, thì Quần Tiên Hội sẽ vén tấm màn kia thêm một ít nữa; nhưng điều này sẽ không thực hiện trước khi chúng ta làm tròn những điều kiện kể trên.

Những người nào mong muốn hểu biết thêm và tiến đến gần Chân Sư, thì Đường Đạo sẽ mở cho họ. Người ấy chỉ có thể đến gần Chân Sư bằng cách trở nên vị tha cũng như các Ngài vậy, bằng cách quên bản ngã của mình và tự hiến mình trọn vẹn cho công việc phụng sự nhân loại, như các Ngài đã làm. Quan niệm của Chân Sư hoàn toàn khác hẳn quan niệm của chúng ta đến nỗi ta khó màhiểu được Ngài ngay từ lúc đầu. Cũng như chúng ta, các Ngài có những sự thương mến riêng tư, và tự nhiên cũng có khi các Ngài thương người nọ nhiều hơn người kia; tuy nhiên không bao giờ các Ngài để cho những tình cảm riêng tư đó ảnh hưởng, dầu là rất ít, đến thái độ của các Ngài đối với công việc chung. Các Ngài chịu phí công lao khó nhọc để giúp đỡ một người nào nếu các Ngài thấy ở nơi người ấy có những triển vọng lớn lao về tương lai; nếu các Ngài xét rằng tiêu phí thì giờ và sinh lực để giúp đỡ y cũng như một cuộc bỏ vốn đầu tư có lợi. Các Ngài tuyệt nhiên không hề có một mảy may thiên vị một người nào. Các Ngài chỉ nghĩ đến công

việc phải làm, công việc tiến hóa chung, và xét giá trị của một người tùy theo sự liên hệ của y đối với công việc đó. Bởi vậy, nếu chúng tatựluyện mình cho có đủ khả năng tham dự vào công việc đó, thì chúng ta sẽ tiến hóa rất mau.

TÁNH CÁCH VĨ ĐẠI CỦA CÔNG VIỆC PHỤNG SỰ THIÊN CƠ

Ít người nhận thức được tánh cách vĩ đại của một công cuộc như thế, và sự nghiêm trọng của nó đến bực nào, khi họ muốn được thunhận làm đệ tử. Các Chân Sư ảnh hưởng đến toàn thể địa cầu bằng những luồng thần lực rất lớn; các Ngài ảnh hưởng đến hằng triệu người xuyên qua thể Thượng Trí của họ. Từ trên cõi giới Bồ Đề, các Ngài nâng cao một cách liên tục không gián đoạn, mặc dầu

điều này rất ít khi nhận thấy được, những thể Thanh của những người thế gian trên một quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, mặc dầu Chân Sưlàmcông việc đó hằng ngày, đôi khi Ngài cũng tạm ngưng công việc để săn sóc một vị đệ tử trong những chi tiết nhỏ nhặt. Vậy những ai là người dám xin làm đệ tử, hãy thử nhận định cái tánh cách kinh thiên vĩ địa của những nguồn thần lực vận chuyển và của công việc liên hệ, cũng như của những đấng Cao Cả mà họ định tiếp xúc. Một sự hiểu biết tối thiểu về điều này sẽ giúp cho họ hiểu rằng tại sao các Chân Sư không thể tiêu phí một phần sinh lực, dầu là ít oi, của Ngài để giúp cho một đệ tử, trừ phi Ngài có thể hy vọng rằng trong một thời gian không lâu, vị đệ tử đó sẽ trợ giúp thêm một luồng sinh lực và quyền năng đáng kể theo chiều hướng và mục đích giúp đỡ nhân loại. Các Chân Sư sống để thực hiện công trình của đức Thái Dương Thượng Đế, và những ai là người muốn đến gần các Ngài. Phải tập bắt chước các Ngài bằng cách hiến dâng trọn vẹn cuộc đời của mình vào công việc đó. Người nào làm được như thế sẽ không khỏi hấp dẫn sự chú ý của những đấng Cao Cả và sẽ được các Ngài huấn luyện để giúp đỡ và ban ân huệ chothế gian.

Sự tiến hóa của nhân loại tuy chậm chạp nhưng diễn ra một cách thường xuyên: do đó sồ người trở nên toàn thiện cũng tăng thêmkhông ngừng, và bất cứ người nào sẵn sàng đảm đương lấy sự cố gắng lớn lao cần thiết, cũng có thể đạt tới trình độ của những người toàn thiện đó. Trong lúc bình thường chúng ta cần phải trải qua nhiều kiếp luân hồi trước khi đạt tới quả vị Chơn Tiên; nhưng trong giai đoạn này, chúng ta có thể hối thúc sự tiến hóa của chúng ta trên đường Đạo đưa tới quả vị đó, thu gọn chỉ trong vài kiếp một cuộc tiến hóa đáng lẽ ra phải kéo dài đến hằng ngàn muôn năm. Đó là sự cố gắng mà hiện nay nhiều hội viên Hội Thông Thiên Học đang theo đuổi; vì trong Hội ấy có một Trường Bí Giáo dạy cho họ biết cách tự chuẩn bị mau chóng hơn cho một công việc tinhthần về sau. Sự chuẩn bị đó đòi hỏi một sự tự chủ rất lớn, một cố gắng nhất định, theo dõi trong nhiều năm liên tiếp và thường không có hiển hiện kết quả bao nhiêu để cho ta thấy rõ sự tiến bộ đã thu hoạch được. Thật vây, sự chuẩn bị đó gồm có sự tinh luyện các thể thanh cao nhiều hơn là thể xác hồng trần, và sự tiến bộ của những thể thanh cao đó thường không biểu lộ rõ rệt ở cõi phàm trần.

Người nào đã nghe nói đến Chân Sư và giáo lý của các Ngài và nhận định được ít nhiều tánh cách thâm sâu cùa giáo lý đó, thường có một sự mong ước sâu xa muốn hiểu biết và phụng sự các Ngài. Họ càng học hỏi, và thấm nhuần bao nhiêu cái mỹ lệ, lộng lẫy và huy hoàng của Thiên Cơ thì họ càng khát khao mong muốn tham dự vào công việc ấy bấy nhiêu. Ngay từ khi họ nhận định được rằng Thượng Đế có một Cơ Tiến Hóa, thì họ mong muốn được hợp tác với Cơ Trời, và ngoài ra không có gì có thể làm cho họ thỏa mãn được nữa.

Khi ấy, họ bắt đầu tự hỏi: “Bây giờ, ta phải làm gì?” Câu trả lời là: “Hãy làm việc”. Nghĩa là: Hãy làm việc gì mà bạn có thể làm để giúp đỡ sự tiến hóa của nhân loại, theo đường lối của Chân Sư. Bạn hãy bắt đầu bằng công việc gì mà bạn có cơ hội làm ngay bây giờ, việc ấy có thể chỉ là một việc nhỏ nhặt tầm thường trước hết. Về sau, khi bạn đã có được những đức tính cần thiết, bạn sẽ được giao phó phần việc quan trọng hơn; sau cùng, vì bạn đã cố gắng không ngừng để cầu tiến đến chỗ chí thiện, bạn sẽ có được những đức tánh và khả năng nó mở cho bạn bước vào cửa Đạo và được thâu nhận vào hàng Quần Tiên Hội. Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi tôi được cái vinh dự tiếp xúc một cách thân mật hơn với Chân Sư, tôi hỏi Ngài trong một bức thơ, rằng tôi phải làm gì? Ngài trả lời như sau: “Con phải tự tìm lấy công việc làm hữu ích. Con biết rằng chúng ta đang làm gì hiện nay. Con hãy tự lao mình vào công việc của chúng ta bằng bất cứ cách nào mà con có thể. Nếu Ta biểu con làm một việc nhứt định, thì chắc là con sẽ làm ngay; nhưng trong trường hợp đó, cái nghiệp quả của việc làm sẽ về tay Ta, vì chính Ta đã biểu con làm việc đó. Con chỉ có được cái nghiệp tốt của sự thiện chí và sự vâng lời. Tự nhiên nó cũng là một điều có ích, nhưng nó không phải là thứ nghiệp quả sáng tạo nên một đường lối hành động hữu hiệu. Ta muốn cho con hãy tự mình hành động, như vậy cái nghiệp tốt của việc làm sẽ về tay con”.

Tôi tưởng mỗi người trong chúng ta đều có thể áp dụng câu trả lời đó cho chính mình, và nhận định rằng ta không cần phải đợi choai yêu cầu ta làm một việc nào đó, mà hãy tự mình bắt tay vào việc. Có không thiếu gì những công việc phải làm để phụng sự Đạo Lý. Có lẽ vài người trong chúng ta muốn chọn lấy phần công việc to tát lớn lao nhất; thí dụ như chúng ta muốn đăng đàn thuyết pháp trước một số cử tọa đông đảo. Người ta thường thấy có nhiều người sẵn lòng làm công việc này; nhưng còn có nhiều công việc khiêmtốn nhỏ nhặt trong văn phòng, cần phải làm để cho Hội chúng ta được hoạt động trôi chảy, và chúng ta thấy không phải lúc nào cũng có nhiều người tình nguyện làm những việc đó. Lòng thành kính và yêu mến của chúng ta đối với các Chân Sư khiến cho chúng tasẵn lòng làm bất cứ việc gì để phụng sự các Ngài, dầu là việc nhỏ mọn đến đâu; và chúng ta có thể tin chắc rằng chúng ta phụng sựcác Ngài khi chúng ta làm việc để giúp đỡ Hội Thông Thiên Học mà hai vị Chân Sư đã sáng lập.

QUYỂN SÁCH “DƯỚI CHÂN THẦY”

Những đức tánh mà người đệ tử cần phải thu hoạch được trong giai đoạn đầu của đường Đạo, để được thâu nhận vào Quần Tiên Hội đều có được chỉ định rõ ràng và đại cương vẫn không thay đổi, tuy rằng chúng được người ta gọi dưới những danh từ khác nhau trong vòng 25 thế kỷ vừa qua. Những đức tính đó được trình bày một cách mới mẻ và giản dị nhất trong quyển sách nhỏ của ông Krishnamurti nhan đề: “Dưới Chân Thầy”. Mặc dầu quyển sách nhỏ này do ông Krishnamurti đưa ra cho thế gian; những lời lẽ trong đóhầu hết là của đức Chân Sư Kuthumi. Tác giả viết trong lời mở đầu: “Những lời này không phải của tôi, đó là của đức Sư Phụ đã dạy tôi”.

Khi quyển sách được viết xong, xác thân của vị đệ tử còn trẻ này mới có mười ba tuổi, và theo dự định của Chân Sư thì những sự hiểu biết cần thiết cho sự Điểm Đạo cần phải được chỉ dạy cho vị đệ tử ấy trong một thời gian tối thiểu. Những lời lẽ được chép lại trong quyển sách, chính là những lời lẽ mà Chân Sư đã dùng với mục đích thu gọn toát yếu của giáo lý cần thiết dưới hình thức vắn tắt và giản dị nhất. Nếu không có trường hợp đặc biệt này, thì có lẽ chúng ta không bao giờ có được một sự trình bày giản dị, gọn gàng mà lại đầy đủ và rõ ràng như thế. Nhiều quyển sách đã được viết ra, kể từng chi tiết những giai đoạn của con đường dự bị nhập môn, và ý nghĩa đúng đắn của những danh từ Nam phạn (Pali) và Bắc phạn (Sanskrit) dùng trong đó đã gây nên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Nhưng trong quyển sách nhỏ này, Chân Sư đã loại bỏ những điều rườm rà và chỉ đưa ra cái tinh hoa của giáo lý bằng cách dùng những câu văn mới mẻ hợp thời và theo sát cách sinh hoạt của chúng ta hiện nay. Thí dụ, Ngài dịch bốn đức tánh Viveka, vairagya, Shatsampati và Mumukshutva như là Phân biện, Vô dục (dứt bỏ), Hạnh kiểm tốt và Bác ái. Không có từ điển nào diễn dịch chữMumukshutva thành ra chữ Bác ái, vì chữ Phạn đó có nghĩa là: “ý muốn giải thoát”. Hình như Chân Sư cho rằng sự mong muốn giải thoát tức là muốn thoát khỏi mọi sự trói buộc của thế gian để cho, dầu cho ta có sống giữa chốn trần ai, ta cũng vẫn có thể hoàn toàn ung dung tự tại. Một sự dứt khoát như thế, ta chỉ có thể đạt tới bằng sự hợp nhất với Thượng Đế mà Thượng Đế tức là Bác ái. Chỉ có bằng cách để cho lòng Bác ái Thiêng liêng thấm nhuần con người của chúng ta, ta mới có thể đạt tới sự giải thoát.

Không có quyển sách nào trình bày những đức tánh trên đường Đạo một cách tốt đẹp và rõ ràng bằng quyển sách này, và ta có thểnói quả quyết rằng bất cứ người nào thực hành trọn vẹn giáo lý trong đó, chắc chắn là sẽ vượt qua cửa Điểm Đạo ngay tức khắc. Đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt mà Chân Sư bỏ ra nhiều thời giờ của Ngài để dạy trực tiếp một người, nhưng chính nhờ ông Krishnamurti mà giáo lý của Ngài được hấp thụ bởi hằng muôn người khác, và đã giúp đỡ nhân loại đến một mực độ không thể đo lường được.

Quyển sách nhỏ này được viết ra bằng cách nào? Câu chuyện cũng khá giản dị. Mỗi đêm, tôi phải đưa em bé Krishnamurti trong Thể Vía của em đến nhà Chân Sư, để được thụ huấn Ngài. Chân Sư bỏ ra độ mười lăm phút mỗi đêm để nói chuyện với em, nhưng

saumỗi buổi nói chuyện, Ngài luôn luôn tóm tắt những điểm chính của câu chuyện trong một câu, hoặc vài câu để làm một bài toát yếumà Ngài lập lại cho em nghe một lần nữa, để cho em học thuộc lòng. Buổi sáng khi thức dậy, em nhớ và viết lại bài học trong đêm đó. Quyển sách gồm có những câu văn đó, tóm tắt giáo lý của Chân Sư, do Ngài đặt và bằng những lời lẽ của Ngài thốt ra. Em Krishnamurti viết lại những câu văn đó một cách chăm chỉ, vì trình độ Anh văn của em hồi đó chưa được khá lắm. Em nhớ thuộc lòng tất cả những điều đã học, và không bận rộn lắm với những chương mà em đã chép. Sau đó ít lâu, em đi Bénarès cùng với bà Annie Besant. Tại đó, em viết thơ về Adyar, yêu cầu tôi thâu lượm và gởi cho em những trang giấy mà em đã chép lại lời dạy của Chân Sư. Tôi sắp lại những trang giấy đó và đem đánh máy.

Lúc ấy, tôi nghĩ rằng vì đó hầu hết là những lời dạy của Chân Sư, thì tốt hơn là tôi nên kiểm điểm lại cho khỏi bị sơ sót. Bởi đó, tôi mới đembản đánh máy mà tôi vừa hoàn thành, cho đức Thầy Kuthumi và yêu cầu Ngài vui lòng đọc lại.

Ngài đọc qua, sửa một vài chữ, thêm vào đó vài lời chú thích, và vài câu khác mà tôi nhớ có nghe Ngài nói với Krishnamurti. Rồi đó, Ngài nói: “Được rồi; vậy là đúng; như vậy được lắm”, và Ngài nói thêm: “Chúng ta hãy trình đức Di Lặc xem”.

Xong rồi, Ngài cầm tập bản thảo đó, và cùng tôi đi đến yết kiến đức Chưởng Giáo. Ngài cũng đọc qua và chấp thuận. Chính đức Di lặc nói: ‘Con hãy cho in tập này thành một quyển sách nhỏ để giới thiệu Alcyone cho thế gian”. Lúc đầu chúng tôi không định giới thiệu emcho người đời vì thấy là làm như thế là bất lợi: nó sẽ làm cho một khối tư tưởng của thế gian tập trung vào một đứa trẻ có 13 tuổi, hãy còn cả một sự học vấn tương lai ở trước mặt nó. Nhưng trong thế giới huyền linh, chúng tôi chỉ biết vâng lịnh bề trên, và bởi thếquyển sách này được cho in ra một cách mau chóng.

Tất cả những hậu quả bất lợi mà chúng tôi đã đoán trước về sự quảng cáo quá sớm cho một đứa trẻ, đã xảy ra như dự tính. Tuy nhiên, đức Bồ Tát Di Lặc vẫn có lý, và chúng tôi đã lầm lạc; vì cái ảnh hưởng tốt đẹp mà quyển sách gây ra cho thế gian nhiều hơn gấp bội phần những sự phiền phức mà nó đem đến cho chúng tôi. Thật vậy hằng ngàn người đã viết thơ cho chúng tôi biết cuộc đời họđã thay đổi như thế nào, và sau khi đọc quyển ấy, thì họ thay đổi quan niệm về sự vật thế gian như thế nào. Quyển sách ấy đã được dịch ra 27 thứ tiếng; tái bản ít nhất 40 lần, nếu không nhiều hơn; và in ra trên 100.000 quyển. Nhờ nó, người ta đã làm được một công việc tốt đẹp, và trên hết, nó có sự ưng thuận của đức Chưởng Giáo của thế gian, và chính điều đó làm cho nó có giá trị nhứt.

Ngoài ra, còn có những quyển sách khác rất hữu ích cho người sinh viên muốn bước chân vào đường Đạo; đó là những quyển:

“Tiếng nói vô thinh” và “Ánh sáng trên đường Đạo”. Những quyển “Trước thềm Thánh Điện” và “Con đường của người Đệ Tử” của bà Annie Besant đều có giá trị rất lớn.

THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ

Sau khi đã có những quyển sách kể trên, người học Đạo không còn nghi ngờ gì nữa về công việc mà y phải làm. Lẽ tất nhiên, y phải hướng mọi cố gắng về hai mục đích đặc biệt: sự phát triển tánh tình và việc phụng sự nhân loại. Những giáo lý đó vạch ra cho y một con đường xử thế gồm có một thái độ hoàn toàn khác hẳn đối với cuộc đời. Một vị Chân Sư đã diễn tả điều đó trong câu này: “Kẻ nào muốn làm việc với chúng Ta và cho chúng Ta, phải từ bỏ cái thế giới riêng của họ và bước qua thế giới của chúng Ta”. Điều này không có nghĩa, như các người học sách vở Đạo lý Đông phương thường hiểu lầm, là người thí sinh phải từ bỏ cái thế gian của cuộc đời hằng ngày, để lui về ở ẩn trong rừng sâu, hoặc non cao động cả, mà có nghĩa là y phải từ bỏ hoàn toàn cái thái độ tư tưởng của thếgian, để áp dụng cái thái độ của Chân Sư.

Người thế gian nhìn những sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày với quan niệm rằng những sự việc ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và quyền lợi cá nhân của họ. Trái lại, Chân Sư nhìn những sự việc đó với quan niệm rằng nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa chung của nhân loại. bất cứ việc gí giúp cho sự tiến bộ, sự tăng trưởng của nhân loại theo Con Đường Tiến Hóa làtốt và đáng khuyến khích; còn việc gì làm ngăn trở điều đó bằng cách này hay cách khác, là xấu xa và cần phải loại bỏ.

Việc gì thúc đẩy sự tiến hóa là tốt: viêc gì làm trở ngại hay đình trệ sự tiến hóa là xấu. Đó là cái tiêu chuẩn khác hẳn với tiêu chuẩn củathế gian bên ngoài, một cái mực thước để giúp cho chúng ta quyết định mau chóng những gì ta cần phải ủng hộ và những gì ta cầnphải chống chỏi, và áp dụng nó vào tính tình của ta, cũng như vào những sự biến cố bên ngoài. Chúng ta chỉ có ích lợi cho Chân Sưkhi nào chúng ta có thể làm việc theo đường lối của Ngài, dầu là bằng cách khiêm tốn nhất. Chúng ta cũng chỉ làm việc theo đường lối của Chân Sư khi nào chúng ta làm giống như Ngài và nhìn thế gian cũng đồng một quan điểm như Ngài vậy.

Nếu chúng ta làm việc theo cùng một đường lối với Chân Sư, chúng ta sẽ càng ngày càng thông cảm chặt chẽ hơn với Ngài và tư tưởng của chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên giống như của Ngài. Như thế chúng ta càng ngày càng tiến đến gần Ngài bằng tư tưởng và hành động, và bằng cách đó, chúng ta sẽ làm cho Ngài chú ý, vì Ngài luôn luôn xem xét cõi thế gian để tìm ra những người

hữu ích cho công việc của Ngài. Khi Chân Sư đã để ý đến chúng ta, Ngài sẽ hấp dẫn chúng ta lại gần để quan sát chúng ta một cách tỉ mỉ và đầy đủ chi tiết hơn. Thường thường, Ngài để cho ta tiếp xúc với một vị đệ tử cao cấp của Ngài. vậy thì ta không cần phải làm

một sự cố gắng trức tiếp nào cả để làm cho Ngài chú ý đến ta.

KẾT DÂY LIÊN LẠC VỚI CHÂN SƯ

Bà Blavatsky có nói với chúng tôi rằng khi một người nào gia nhập Hôi Thông Thiên Học, thì Chân Sư chăm chú nhìn người ấy. Bànói thêm rằng trong nhiều trường hợp, những đấng Cao Cả dìu dắt người ta vào Hội vì những kiếp trước của họ. Như vậy, các Ngài biết rõ về chúng ta trước khi chúng ta biết được một điều gì về các Ngài.

Chân Sư không hề quên một việc gì cả. Dường như Ngài luôn luôn nhớ rõ bất cứ việc gì xảy đến với Ngài, cho nên khi Ngài đã để mắt nhìn một người nào, dầu là chỉ nhìn thoáng qua, từ khi đó Ngài không bao giờ quên người ấy.

Khi một người gia nhập vào Trường Bí Giáo, thì một sợi dây liên lạc được tạo nên, tuy chưa phải là trực tiếp với một Chân Sư, nhưng trước hết với vị Ngoại Trưởng của trường, và do sự trung gian của vị này, với đức Thầy của Ngài là vị Nội Trưởng.

Sự liên lạc tạo nên với vị Ngoại Trưởng bằng cách đó, được siết chặt và tăng cường thêm ở mỗi cấp bực cao hơn của Trường. Trong những thời kỳ sơ cơ, sự liên lạc ấy hãy còn ít, nhưng nó sẽ rõ rệt hơn ở giai đoạn tuyên thệ của Trường, và những người nào bước qua giai đoạn tuyên thệ ở những cấp đẳng cao hơn lại càng tiến đến gần thêm nữa. Điều nầy được biểu lộ bằng sự tăng cường sợi dây liên lạc nối liền mỗi nhân viên của Trường với vị Ngoại Trưởng, vì người ấy luôn luôn nghĩ đến Ngài trong lúc tham thiền. Điều nầy giúp cho sợi dây liên lạc càng sáng tỏ và chắc chắn.

Vị Ngoại Trưởng đã trở nên hiệp nhất với Sư Phụ Ngài; bởi đó, liên lạc với Ngài tức là liên lạc với đức Chân Sư. Những người thuộc về Trường Bí Giáo đều liên lạc bằng cách đó với vị Nội Trưởng của Trường là đức Chân Sư Morya, mặc dầu họ thường hoạt động theo đường lối khác hẳn với Ngài và họ sẽ trở nên đệ tử của những vị Chân Sư khác khi họ được thâu nhận vào hàng dự bị. Tuy nhiên trong trường hợp đó, họ cũng sẽ nhận được ân huệ của đức Sư Phụ tương lai của họ xuyên qua những đường lối riêng củamỗi người, bởi vì các Chân Sư tuy rằng ở cách xa nhau về phương diện thể xác, nhưng các Ngài vẫn có một sự giao tiếp rất chặt chẽvới nhau, và bởi đó liên lạc với một vị Chân Sư tức là liên lạc với tất cả. Điều này dường như là một sự liên lạc gián tiếp nhưng nó ít phức tạp hơn ta tưởng, vì sự hợp nhứt rát chặt chẽ giữa những đấng Cao Cả ở những cõi trên.

Dầu cho ở trong giai đoạn đầu của sự liên lạc gián tiếp xuyên qua vị Ngoại Trưởng như dã kể trên, đức Chân Sư có thể, nếu Ngài muốn, hành động qua sự trung gian của một sinh viên. Đó là một điều ngoài thói quen của Ngài, vì Ngài ít khi nào chuyển di thần lực

xuyên qua một đường vận hà không được đặc biệt chuẩn bị sẵn. Thật vậy, Chân Sư có ý thức được những hành động của những sinh viên ở trong Trường của Ngài. Sự ý thức đó đôi khi được biểu lộ bằng cách gởi một tư tưởng khích lệ cho người thí sinh trong khi người ấy làm một công việc nhân danh Ngài. Tôi có thấy Ngài đã từng sử dụng một nhân viên của Trường trong khi người này đang diễn thuyết, bằng cách giúp ý kiến để cho y trình bày thêm cho thính giả một khía cạnh mới của vấn đề đang được thuyết trình. Lẽ tất nhiên Ngài thường làm như vậy đối với các đệ tử của Ngài, nhưng Ngài cũng giúp những người khác bằng cách đó.

KHÔNG AI LÀ NGƯỜI BỊ BỎ RƠI

Khi một sinh viên Huyền môn đã hiểu rõ tất cả những điều kể trên, y sẽ không còn hỏi rằng: “Tôi có thể làm gì để cho Chân Sư chúý đến tôi?” Y sẽ hiểu rằng thật ra chúng ta không cần phải làm gì để cho Ngài chú ý, và chúng ta không cần phải lo sợ rằng mình bị bỏ rơi.

Tôi còn nhớ rõ một câu chuyện về việc này, trong những ngày đầu tiên khi tôi mới tiếp xúc với những đấng Cao Cả. Tôi có quen một người học lực uyên thâm và đức hạnh rất cao khiết, người ấy hoàn toàn tin tưởng nơi sự hiện diện của các Chân Sư, và trọn đời nhắmmột mục đích dọn mình để phụng sự các Ngài. Tôi nhận thấy ở người ấy hoàn toàn đầy đủ mọi điều kiện để có thể làm đệ tử, vàhơn tôi một cách rõ rệt trên nhiều phương diện, làm cho tôi không thể hiểu tại sao y chưa được nhìn nhận. Hồi đó tôi mới tập sự trong công việc, hãy còn non nớt và ngây thơ, một hôm, nhơn dịp tốt, tôi mới mạo muội giới thiệu tên y với Chân Sư, và đề nghị rằng ycó thể trở nên một khí cụ tốt cho Ngài dùng. Chân Sư nở một nụ cười khả ái trên gương mặt của Ngài, và nói: “Con không cần sợ rằng người bạn con bị bỏ rơi: không ai có thể bị bỏ rơi, nhưng trong trường hợp này, người bạn con hãy còn một nghiệp quả phải trả chodứt, nên Ta không thể chấp thuận lời đề nghị của con ngay bây giờ. Không bao lâu người bạn con sẽ từ giã cõi Trần, và sẽ tái sinh trở lại. Chừng đó khi quả kia đã trả xong, thì ý nguyện của con đối với y mới có thể thực hiện được”.

Kế đó, với một sự ưu ái dịu dàng nó luôn luôn là một đặc tánh rõ rệt của Ngài, Ngài hòa lẫn tâm thức của tôi với Ngài một cách mật thiết hơn nữa, và nâng nó lên một cõi giới cao hơn cõi mà tôi có thể đạt tới rất nhiều, và từ cõi giới cao siêu đó, Ngài chỉ cho tôi thấy các đấng Cao Cả nhìn xuống thế gian là như thế nào. Toàn thể địa cầu diễn ra trước mắt chúng tôi voi81 hằng triệu sinh linh, phần nhiều chư tiến hóa, nên hãy còn lu mờ; nhưng trong đám người rừng đông đảo đó, nếu có một linh hồn nào tiến lên, dẫu rằng hãy còn cách rất xa trình độ mà y có thể được sử dụng, thì linh hồn đó nổi bật lên giữa đàm đông cũng như ngọn đèn “pha” chiếu ánh sáng giữa đêm tối vậy

Lúc ấy Chân Sư nói: “Con có thấy chăng, thật là không thể nào có một người bị bỏ rơi hay quên lãng, dù cho người ấy hãy còn cách rất xa cái mực độ mà y có thể được thâu nhận làm đệ tử dự bị”.

Như thế, chúng ta không còn cách nào khác hơn là luôn luôn cồ gắng sửa đổi tính tình, và rán sức bằng mọi phương diện, như học hỏi các sách vở Đạo lý, tự đào luyện mình, và làm việc phụng sự đời một cách vị tha, để chuẩn bị và dọn đường đi đến sự vinh diệu mà chúng ta hằng ao ước, với một sự quả quyết chắc chắn rằng khi nào ta sẵn sàng thì ta sẽ được nhìn nhận. Nhưng ngày nào

tachưa có thể được sử dụng một cách lợi ích, nghĩa là nếu những hành động của ta không đem lại ít nhất là một kết quả tương xứng với sự giúp đỡ mà ta thụ hưởng, thì Chân Sư không thể nào đem ta lại gần Ngài.

Chúng ta có thể chắc đó là một luật lệ bất di dịch, mặc dầu đôi khi ta thấy có những trường hợp ngoại lệ. Một người có thể được Chân Sư thâu nhận làm đệ tử dự bị trong khi y hãy còn một vài tánh xấu rõ rệt, nhưng ta có thể chắc rằng trong trường hợp đó, y có những đức tánh tốt ẩn tàng nó vượt trội hẳn rất xa những thói xấu lộ liễu bên ngoài.

Những vị Chân Sư Minh Triết đều có, cũng như chúng ta, một dĩ vãng gồm cả bao nhiêu kiếp luân hồi sanh tử, và trong những kiếp đã qua, các Ngài cũng có tạo những sợi dây duyên nghiệp với một số người. Bởi đó, đôi khi có những người được các Ngài chiếu cố hơn, vì có lúc họ đã từng giúp đỡ các Ngài trong cái dĩ vãng xa xăm đó. Trong khi chúng tôi xem xét những tiền kiếp của một sốngười, có khi chúng tôi cũng gặp những trường hợp về những nghiệp duyên như thế.

Người nào suy gẫm về Chân Sư trong cơn thiền định, tạo nên một sợi dây liên lạc rõ rệt với Ngài; người có thần nhãn nhìn thấy sợi dây đó như một đường từ khí sáng rỡ. Chân Sư luôn luôn cảm giác được đường liên lạc đó trong tiềm thức của Ngài, và đáp lại bằng cách phóng một luồng từ điển dồi dào, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người hành giả trong một thời gian rất lâu sau khi cơn thiền định đã dứt. Như vậy, sự thực hành môn thiền định một cách có phương pháp sẽ giúp đỡ rất nhiều cho người học Đạo, và sự thamthiền một cách đều đều liên tục là một trong những yếu tố chánh sẽ đem lại kết quả. Cơn thiền định phải được thức hành hằng ngày vào một giờ nhất định, và chúng ta nên kiên nhẫn tiếp tục luôn luôn, dầu cho ta không thấy có kết quả rõ rệt. Nếu ta không thấy kết quả hiển hiện, ta không nên ngã lòng thối chí, vì như thế ta khó mà tiếp nhận được ảnh hưởng của Chân Sư, và điều này cũng chỉ rằng chúng ta nghĩ đến mình nhiều hơn là nghĩ đến Ngài.

NHỮNG CHƯỚNG NGẠI THÔNG THƯỜNG

Người ta thường viết thơ hỏi tôi: “Tại sao Chân Sư không dùng tôi? Tôi luôn luôn sốt sắng và thành tâm đối với Ngài. Tôi muốn

được Ngài thâu nhận và dạy dỗ tôi. tại sao Ngài không nhận?”

Có nhiều lý do tại sao Ngài không nhận. Đôi khi, người hỏi câu đó có một tánh xấu rõ rệt, và đó chính là một lý do xác đáng. Tôi lấy làmtiếc mà nói ngay rằng tánh xấu đó thường là thói kiêu căng. Một người có thể vì quá kiêu căng và tự dối mình đến nỗi y không thếnào thụ huấn được mặc dầu y tưởng là y có thể.

Trong cái thế giới văn minh hiện tại, chúng ta thường có một tính xấu khác, đó là tánh nóng nảy. Một người tốt và xứng đáng có thểcó một bộ thần kinh hệ căng thẳng, vì đó y không thể được tiếp xúc một cách gần gũi và thường xuyên với Chân Sư. Có khi, thói tọc mạch cũng là một chướng ngại. Có người lấy làm ngạc nhiên mà nghe nói rằng đó là một thói xấu rất lớn. Quả thật vậy, sự tọc mạch muốn biết việc riêng của người khác, nhứt là muốn biết đạo căn hay sự phát triển về tâm linh của người khác tới đâu, là một thói xấu. Chân Sư quả thật không thể nào đem lại gần Ngài một người có cái tật đó.

Một sự chướng ngại khác rất thông thường là sự dễ giận hờn. Nhiều người thí sinh tánh tình tốt và sốt sắng, nhưng lại dễ hay hờn giận, đến nỗi họ không thể dùng được vào việc gì, bởi vì họ không thể hòa mình với kẻ khác. Họ phải đợi đến khi nào họ tập được tánh dung hòa với hoàn cảnh và cộng tác với bất cứ một người nào.

Nhiều người đặt câu hỏi nêu trên, có những chướng ngại về loại đó, và họ không thích nếu có người vạch cho họ thấy tánh xấu củahọ. Họ thường không tin rằng họ có tánh xấu đó, và cho rằng người ta lầm; nhưng có đôi khi rất hiếm, họ cũng biết phục thiện. Tôi nhớcó một bà nọ ở một thành phồ bên Mỹ, ngày kia đến hỏi tôi: “Tôi có điều gì xấu chăng? Tại sao tôi không được gần đức Thầy?” Tôi hỏi bà: “Bà có thật muốn biết lý do hay không?” Bà nói quả thật bà muốn biết lắm, và yêu cầu tôi dùng Thần Nhãn nhìn vào các Thể và những tiền kiếp của bà để xem có điều gì khác thường. Tôi làm theo như ý bà muốn và nói: “Nếu thật bà muốn biết, thì đây: bản ngã của bà hãy còn quá lớn. Bà chỉ nghĩ đến mình và không nghĩ bao nhiêu đến công việc phụng sự”.

Lẽ tự nhiên, bà ta nổi giận, đứng phắt dậy đi ra ngoài và nói bà không tin cậy ở năng khiếu Thần Nhãn của tôi. Nhưng hai năm sau, bàta có can đảm trở lại và nói: “Những gì ông nói với tôi năm kia quả thất đúng, và tôi đang cố gắng để sửa đổi lại”.

Câu chuyện này xảy đến với tôi nhiều lần, trừ phi nó là trường hợp duy nhất mà đương sự trở lại và nhìn nhận lỗi của họ.

Tánh vị kỷ cũng là một hình thức của thói kiêu căng, rất thông thường ở thời đại này. Cái phàm nhơn mà chúng ta cấu tạo nên từ nhiều ngàn năm qua, đã trở nên mạnh mẽ; thật là một điều rất khó mà chế ngự nó và bắt nó tập lấy thói quen nhìn vào sự vật dưới cái

quan điểm của người khác. Ta phải ra khỏi cái vòng bẩn chât của bản ngã, nếu ta muốn đến gần Chân Sư.

Tuy nhiên, có đôi khi người đặt câu hỏi nêu trên không có một tật xấu nào rõ rệt, và khi nhìn vào họ tôi chỉ có thể nói rằng: Tôi không thấy một lý do nào rõ rệt, một tật xấu này làm cho huynh bị chướng ngại nhưng huynh phải phát triển đều đặn thêm một ít nữa.

Đó là điều không được ngọt ngào lắm mà ta phải nói với một người khác; nhưng đó là sự thật. Họ chưa phát triển được bao nhiêu, vàphải tiến hóa thêm nữa mới xứng đáng được kêu gọi. Thật vậy, đối với công việc phụng sự, muốn có được thái độ của Chân Sư đòi hỏi một sức mạnh tinh thần dũng mãnh, bởi vì ngoài ra những thói xấu mà chúng ta cần phải sửa đổi, chúng ta còn phải chiến đấu chống lại áp lực của dư luận bên ngoài.

Những người nào tự thả trôi theo giòng tiến hóa tự nhiên sẽ đạt được, trong một cái tương lai xa xôi, trình độ tiến hóa mà chúng tađang hoài vọng, và chừng đó sự tiến hóa sẽ được dễ dàng hơn nhiều, vì dư luận quần chúng ở vào thời kỳ đó sẽ hòa hợp với những lý tưởng về Đạo Đức tâm linh. Còn hiện thời chúng ta phải chống chỏi lại với điều mà người Thiên Chúa Giáo gọi là sự “cám dỗ” nghĩa là áp lực nặng nề và thường xuyên của dư luận bên ngoài vì hằng triệu người chung quanh chúng ta chỉ tưởng nghĩ đến vấnđề riêng tư thuộc về cá nhân của họ. Đương đầu với áp lực đó đòi hỏi một sự cố gắng, một lòng can đảm và một sự kiên tâm bền chí thật sự. Chúng ta phải thực hiện công việc đó một cách bền bỉ, và mặc dầu chúng ta có thể bị thất bại nhiều lần, chúng ta không nên mất lòng tin tưởng mà phải đứng dậy để tiến tới luôn luôn.

Những thể Vía và thể Trí của người học Đạo phải luôn luôn biểu lộ bốn hay năm loại tình cảm tốt đẹp và màu sắc rực rỡ như: bác ái, trung thành, thiện cảm, lòng mong ước hiểu biết,v.v…

Nhưng thay vì có một loại tình cảm cao thượng chiếu những màu sắc đẹp đẽ sáng sủa, người ta thường thấy những thể Vía có hàng trăm những vệt màu đỏ, màu nâu xám, đen, giống như những vết ghẻ lở trên thể Xác, làm cho da mất sự cảm giác của nó. Người thí sinh phải loại trừ những thứ đó, và làm cách nào cho những sự xúc động tình cảm nhỏ nhặt hằng ngày được hoàn toàn tiêu diệt và không còn nữa.

PHẢI CÓ SỰ TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI

Trên đường Đạo, không thể có những biện pháp lưng chừng. Nhiều người thí sinh có thái độ của Ananias và Sapphira trong Kinh Thánh. Hai người này lúc đầu rất sốt sắng và muốn hiến dâng tất cả tài sản để theo Chúa, nhưng lại nghĩ rằng cần phải giữ lại một ít

củacải để phòng thân trong trường hợp phong trào Thiên Chúa Giáo bị thất bại. Điều này cũng là tự nhiên và không ai có thể trách họ; nhưng có điều không hay và rất thương tổn là họ không chịu nhìn nhận rằng mình đã giữ ít nhiều tiền của, mà lại nói rằng họ đã cho hết. Hiện thời có nhiều người cũng đã theo gương của họ. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng câu chuyện này không có thật, vì đức Chúa chắc chắn là rất nghiêm khắc đối với họ.

Chúng ta không có hiến dâng tất cả, nhưng còn giữ lại rất nhiều- tôi không nói là giữ lại tiền của, nhưng giữ lại một vài tư tưởng thầmkín riêng tư của mình- và điều này làm cho ta bị ngăn cách với Chân Sư. Trên đường Huyền Môn, không thể có sự phân hai như vậy. Chúng ta phải theo Chân Sư một cách tuyệt đối, và không nên nghĩ rằng: “Tôi sẽ theo Chân Sư nếu Ngài đừng bắt buộc tôi phải làmviệc chung với người nọ hay người kia; tôi sẽ theo ngài với điều kiện là những việc của tôi làm phải được nhìn nhận và tuyên dương cho mọi người biết!”. Chúng ta không nên đặt điều kiện. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những bổn phận hằng ngày của chúng ta ở thế gian, mà chỉ có nghĩa là chúng ta phải đặt mình trọn vẹn dưới sự điều dụng của Chân Sư. Chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ bất cứ việc gì, đi đến bất cứ nơi nào, không phải đó là một sự thử thách, mà bởi vì công việc phụng sự là điều tối trọng mà tayêu quý nhứt trong đời chúng ta.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here