CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 6: THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐIỂM ĐẠO

0
167

CHƯƠNG VI

THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐIỂM ĐẠO

Trong thời kỳ thâu nhận chính thức, ngoài ra việc dùng vị đệ tử như một người tập sự, Chân Sư cũng chuẩn bị để trình diện y trước Quần Tiên Hội trong một cuộc lễ Điểm Đạo. Mục đích của Quần Tiên Hội là trợ giúp Cơ Tiến Hóa, và Chân Sư biết rằng khi người đệ tử có cái vinh hạnh rất lớn được gia nhập vào Hội Quần Tiên, y sẽ hữu ích cho thế gian nhiều hơn trước rất xa. Bởi đó, Ngài cóý định đưa vị đệ tử của Ngài lên cái địa vị đó càng sớm càng hay. Trong những kinh sách cổ Đông Phương nói về vấn đề này, có từ hàng ngàn năm về trước, người ta thấy có nhiều đoạn tường thuật về thời kỳ chuẩn bị đó. Trong các sách vở Thông Thiên Học lúc ban đầu, thời kỳ đó được gọi là con đường chuẩn bị, danh từ này không có nghĩa là thời kỳ dự bị làm đệ tử của một vị Chân Sư, mà là một thời kỳ huấn luyện tổng quát để chuẩn bị cho người Đệ tử được Điểm Đạo.

Phương pháp chuẩn bị người đệ tử rất dễ hiểu và đại khái cũng giống như sự giáo dục ở một vài trường Đại Học của chúng ta hồi xưa. Nếu một sinh viên muốn thi lấy một bằng cấp Đại Học, trước hết y phải qua cuộc thi vào Đại Học Viện (University) và sau đó được nhận vào một trong những Trường lớn (College). Vị Giám đốc Trường này có trách nhiệm về sự tiến bộ của người sinh viên; và cóthể được coi như người đỡ đầu chánh của y. Người sinh viên phải tự mình học hỏi một phần lớn các bài vở, nhưng vị Giám Đốc có nhiệmvụ trông nom xem y có chuẩn bị đầy đủ hay không trước khi y được trình diện để thi lấy bằng cấp. Vị Giám Đốc không có phát bằng cấp, mà việc phát bằng cấp là do một cơ quan trừu tượng gọi là Đại Học Viện (University), thường là do nơi vị Phó Viện Trưởng (Vice-Chancellor) làm đại diện. Chính Đại Học Viện, chớ không phải ông Giám Đốc Trường, tổ chức khoa thi và phát bằng cấp. Ông GiámĐốc Trường chỉ có một phần trách nhiệm về sự chuẩn bị của người sinh viên. Trong cuộc chuẩn bị đó, ông ta có thể, với tư cách là một tư nhân, có những sự giao thiệp riêng tư nào đó mà ông ta xét thấy cần, đối với người sinh viên, nhưng việc ấy không có dính dáng gì đến Đại Học viện.

Cũng giống như thế, Quần Tiên Hội không có liên quan gì đến sự tiếp xúc giữa Chân sư và người đệ tử, đó là một việc hoàn toàn đặt dưới sự quyết đoán riêng tư của đức Thầy. Cuộc Điểm Đạo là do một Nhân viên Quần Tiên Hội, được chỉ định để chủ tọa cuộc lễ, nhân danh đấng Điểm Đạo độc tôn; đó là phương pháp duy nhất để Điểm Đạo cho người đệ tử. Khi một vị Chân Sư xét thấy rằng một trong những vị đệ tử của Ngài đáng được Điểm Đạo lần thứ nhứt, Ngài liền thông báo điều này và giới thiệu người đệ tử cho Quần Tiên Hội. Quần Tiên Hội chỉ hỏi rằng người đệ tử đã sẵn sàng được Điểm Đạo hay chưa mà thôi, chớ không nói đến sự liên hệ giữa người đệ tử với bất cứ một vị Chân Sư nào. Các đấng Cao Cả trong Quần Tiên Hội không cần biết rằng vị đệ tử đó là ở trong thời kỳ dựbị, hay là đệ tử chánh thức, hay là “Con” của Đức Thầy, vì điều đó không có liên quan gì đến các Ngài. Đồng thời, một thí sinh được Điểm Đạo phải do sự đề nghị và ủng hộ của hai vị trong những Nhân viên cao cấp của Quần Tiên Hội, nghĩa là hai vị đã đắc quả Chơn Tiên (Asekha). Bởi đó, không có vị Chân Sư nào đề nghị cho một người được vào hàng Điểm Đạo trừ phi Ngài thật chắc chắn rằng y có đủ điều kiện, điều này Ngài chỉ có thể biết được do một sự hỗn hợp rất chặt chẽ với tâm thức của y.

Như thế, con Đường Chuẩn bị là một giai đoạn đưa đến con Đường Chánh Đạo, bắt đầu từ cuộc Điểm Đạo thứ nhứt. Trong những kinh sách Đông Phương, những con Đường này được diễn tả một cách vô tư và không có nói đến sự hiện diện của các Chân Sư. Trước hết, người ta nêu ra những câu hỏi: “Làm sao một người sống ở thế gian có thể bước vào con đường Chuẩn bị, và làm saoy biết được rằng điều đó có thật?”

BỐN NHÂN DUYÊN ĐƯA ĐẾN CỬA ĐẠO

Các kinh sách Đông Phương nói rằng có Bốn nhân duyên đưa con người vào đường Đạo. Nhân duyên thứ nhứt là gần gũi hoặc giao du thân cận với những người đã đi trên đường Đạo. Thí dụ như vài người trong chúng ta có thể đã là những vị tăng ni, hoặc tu sĩ thời Trung Cổ. Trong cuộc đời tu hành đó, có lẽ chúng ta đã tiếp xúc với một vị Sư Trưởng hay một bà Bề Trên của tu viện, một vị đã từng có kinh nghiệm thâm sâu về đời sống tâm linh, thí dụ như bà Thánh Theresa. Có lẽ chúng ta đã khâm phục vị lãnh đạo tinh thần đóvà, không vì tư lợi, đã thiết tha mong ước rằng một kinh nghiệm như thế cũng sẽ đến với ta. Chúng ta có thể không nghĩ gì đến sự danh vọng mà điều ấy sẽ đem đến cho chúng ta, hay sự thỏa thích về tinh thần, nhưng chỉ nghĩ đến cái vui được giúp đỡ người khác, cũng như vị Sư Trưởng đã giúp đỡ người khác bằng sự kinh nghiệm thâm sâu của Ngài. Một hoài bão như thế trong một tiền kiếp là cái nhân duyên sẽ giúp cho chúng ta được gặp Đạo trong kiếp sau.

Ở những nước hấp thụ một nền văn hóa Âu Châu, thì phương pháp hầu như độc nhất để giúp chúng ta hiểu được Đạo lý trình bày một cách rõ ràng, là tiếp xúc với Hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), hay là đọc những sách vở Thông Thiên Học. Cónhững kinh sách thần bí hoặc giảng về khoa Thần Linh, cũng giúp chúng ta được nhiều tài liệu, nhưng theo chỗ tôi được biết, thì không kinh sách nào giảng giải Đạo lý một cách rõ ràng và đúng theo khoa học như những sách vở Thông Thiên Học. Tôi không thấy cóbộ sách nào chứa đựng một kho tài liệu dồi dào cho bằng bộ sách “Giáo Lý Nhiệm Mầu” (The Secret Doctrine).

Lẽ tự nhiên, cũng có những Thánh Kinh của Ấn Độ và của những nước khác giảng giải rất nhiều về Đạo lý, nhưng nó không được trình bày một cách dễ hiểu cho chúng ta, để cho chúng ta có thể lãnh hội hay thưởng thức được với cái căn bản văn hóa sẵn có của mình. Sau khi đã đọc các sách vở Thông Thiên Học, nếu chúng ta đọc các bản dịch ưu tú của những kinh sách Đông phương, chúng tacó thể thấy giáo lý Thông Thiên Học tiềm tàng trong đó. Trong bộ Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, (mặc dầu theo quan niệm của chúng tôi, có nhiều chỗ dịch không đúng) chúng ta thấy có rất nhiều giáo lý Thông Thiên Học; nhưng trước khi tìm thấy điều đó, chúng taphải hiểu biết khá nhiều về giáo lý này. Khi chúng ta đã học giáo lý Thông Thiên Học, chúng ta thấy tức khắc có bao nhiêu kinh sách khác đều đồng một quan điểm với nó và không thể giải thích một cách hợp lý nếu không nhờ Thông Thiên Học. Trước kia chúng tathấy những cuộc nghi lễ ở Thánh Đường dường như vô nghĩa, nay nhờ giáo lý Thông Thiên Học giải thích rõ cho chúng ta thấy nó cóý nghĩa thâm sâu, linh động và đầy thú vị. Tuy nhiên, tôi chưa hề nghe nói ai đã có thể suy diễn ra hệ thống giáo lý Thông Thiên Học từ những kinh sách hay nghi lễ tôn giáo. Như thế một nhân duyên đưa con người đến gần đường Đạo là gần gũi những người đã đi trên con đường đó.

Nhân duyên thứ hai là đọc sách vở về Đạo lý, hay nghe giảng Đạo lý. Những giáo lý này đến với tôi năm 1882 do quyển sách “Thế giới huyền linh” của ông A.P.Sinnett; và ngay sau khi đó tôi đọc quyển sách thứ nhì của ông, là quyển “Phật giáo Bí truyền”. Do linh tánh, tôi biết ngay rằng những điều trình bày trong hai quyển sách ấy đúng là Chân Lý, và tôi chấp nhận ngay. Càng nghe và đọc vềnhững điều ấy làm cho tôi có một sự tha thiết mong muốn tìm biết thêm, học hỏi tất cả những gì tôi có thể học về vấn đề này, và theo đuổi Chân lý khắp chốn trên thế gian nếu cần, cho đến khi nào tôi tìm thấy nó. Ít lâu sau đó, tôi xin từ chức trong Giáo Hội Anh Quốc và đi qua Ấn Độ, vì tôi cảm thấy rằng tại xứ này tôi có thể đi sâu vào Đạo Lý nhiều hơn.

Nhân duyên thứ ba được nêu ra trong những kinh sách Đông Phương là sự mở mang trí huệ. Bằng sức mạnh của tư tưởng, nhờ sựthiền định suy gẫm ráo riết, con người có thể tự mình khám phá ra những nguyên tắc về Đạo lý. Tuy nhiên, phương pháp này dường như ít có người áp dụng.

Nhân duyên thứ tư, cũng theo kinh đó, là sự trau dồi đức hạnh, điều này có thể đưa con người vào đường Đạo. Bằng cách kiên tâmbền chí trau dồi hạnh kiểm và làm việc thiện, một người có thể lần lần phát triển tâm linh và thấm nhuần ánh sáng Đạo lý.

NHỮNG ĐỨC TÁNH CẦN THIẾT

Vào khoảng 40 năm về trước, những đức tánh cần thiết để bước vào đường Đạo, theo quan điểm Phật Giáo Bí Truyền được đưa ranhư sau:

Đức tánh thứ nhứt, tánh Phân Biện, mà ngưới Ấn Độ gọi là “Viveka”,tiếng Nam Phạn gọi là “Manodvaravajjana” nghĩa là sự mở cửa của cái Trí, hay nói đúng hơn, “sự giải thoát do nơi cửa Trí Huệ”. Đó là một cách độc đáo để trình bày ý tưởng này, vì ta sẽ có được tánh Phân Biện khi cái Trí của ta mở rộng để cho ta biết nhận định điều chân với điều giả, điều tốt lành với điều bất hảo, và có thểphân biệt những đối tượng.

Đức tánh thứ hai, tánh Vô Dục, hay dứt bỏ lòng ham muốn, mà người Ấn Độ gọi là “Vairagya”, tiếng Nam Phạn gọi : “Parikamma”,có nghĩa là chuẩn bị hành động, ngụ ý rằng chúng ta phải chuẩn bị hành động trong thế giới huyền linh bằng cách tập làmđiều thiện chỉ vì ta yêu mến việc thiện. Điều này ám chỉ một trạng thái hoàn toàn thản nhiên trước kết quả của mọi hành động, một trạng thài giống như tánh Vô Dục, mặc dấu dưới một quan điểm khác hẳn.

Đức tánh thứ ba là Hạnh Kiểm tốt, gồm có 6 điểm người Ấn Độ gọi là Shatsampalti, tiếng Nam Phạn gọi “Upacharo” nghĩa là chămchú lập hạnh. Để cho người học Đạo có thể so sánh 6 điểm này với những điểm nêu ra trong quyển “Dưới Chân Thầy”, tôi xin lậplại dưới đây những điều tôi đã trình bày trong quyển “Những người Cứu trợ Vô hình”.

Những điểm đó, theo tiếng Nam Phạn (pali) gồm có:

  1. a) “Samo”,đức yên tĩnh, tức là sự thanh tịnh của cái Trí, kết quả của việc hoàn toàn kiểm soát tư tưởng, một đức tánh vô cùng khó khăn, nhưng cũng tối cần thiết, vì trừ phi những tư tưởng của chúng ta hoàn toàn chịu tuân theo mệnh lệnh của Ý Chí, nó không thể làmột khí cụ hoàn toàn cho công việc của Chân Sư về sau nà Đức tánh này rất quan trọng, nó gồm cả sự tự chủ và sự yên tịnh cần thiết cho công việc ở cõi Trung Giới.
  2. b) “Damo”,sự chế ngự hay tự chủ trong hành động và lời nói, đức tánh này phát sinh từ những đức tánh kể trên, và ám chỉ sự tinh khiết.
  3. c) “Uparati”, đức khoan dung, tiêu trừ mọi sự dị đoan mê tín, sự tin tưởng nơi những hình thức lễ bái của một tôn giáo nhất định. Đức tành này đưa người thí sinh đến sự độc lập về tư tưởng và lòng nhân từ khoan hậu.
  4. d) “Titikkha”,đức kiên nhẫn, sẵn sàng chịu đựng một cách vui vẻ bất cứ điều gì do nghiệp quả đưa đến cho ta, và ly khai bất cứ vật gì thuộc về cõi thế gian, vào bất cứ lúc nào cần thiết. Đức tánh này ngoài ra còn ám chỉ một sự dửng dưng, không thù hận hay bất bình vì những điều đau khổ xảy đến vì người thí sinh biết rằng những người nào làm khổ cho y chỉ là những khí cụ của nghiệp quả mày phải trả.
  5. e) “Samadhana”, sự kiên tâm, bền chí, tập trung mọi cố gắng vào một mục đích hay đường lối duy nhất, không thể nào để cho sự cámdỗ làm cho đi lạc đường.
  6. f) “Saddha”, Đức tin, tin tưởng nơi Chân Sư và tin nơi mình; nghĩa là tin rắng đức Thầy là một nhà hướng dẫn có đủ tài năng; người đệ tử- dầu cho y có ý nghĩ như thế nào trong lúc hiện tại về những quyền năng của y- vẫn có luôn luôn trong người của y điểm linhquang của Thượng Đế. Một khi điểm linh quang đó được khơi lên thành ngọn lửa, nó sẽ giúp cho y một ngày kia sẽ thực hiện được những gì Chân Sư đã làm.

Đức tánh thứ tư, người Ấn Độ gọi là “Mumukshatva”, có thể dịch là “Sự thiết tha mong muốn giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử” người Phật tử gọi là “Sự thừa kế trực tiếp”, bởi vì đức tánh này là kết quả tự nhiên của ba đức tánh trên.

Nhờ sự so sánh đó, người ta thấy rằng những đức tánh mà người thí sinh cần phải có để được Điểm Đạo lần thứ nhứt, trên nguyên tắc căn bản đều giống nhau, dầu rằng khi mới nghe qua, nó có vẻ khác biệt nhau. Chắc chắn trong 25 thế kỷ, và trước đó lâu hơn nữa, cái phương pháp bất di dịch đó đã được noi theo để giúp cho sự tiến hóa của những người đặc biệt luôn luôn chiến đấu không ngừng cho lý tưởng.

Mặc dầu ở vào một vài thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng ta, có những hoàn cảnh được thuận tiện cho sự Điểm Đạo hơn ở những thế hệ khác, nhưng những điều kiện cần phải có lúc nào cũng như nhau, và chúng ta đừng tưởng rằng những đức tánh cần thiết đã được giảm bớt.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here