CHƯƠNG V
THỜI KỲ NHẬP MÔN
Mặc dầu việc Chân Sư chánh thức thâu nhận đem đến một sự thay đổi lớn lao trong đời của người đệ tử, nhưng cuộc lễ nhập môn cũng không có nhiều nghi thức hơn bao nhiêu so với cuộc lễ vào hàng đệ tử Dự bị. Dưới đây là bài tường thuật một cuộc lễ nhập môn của vài vị đệ tử trẻ tuổi, để cho độc giả có thể so sánh với cuộc lễ Dự bị đã miêu tả trước đây.
MỘT CUỘC LỄ NHẬP MÔN CHÁNH THỨC
Như thường lệ, chúng tôi đến nhà đức Chân Sư Kuthumi, và thấy Ngài đang cùng với đức Chân Sư Morya ngồi nói chuyện. Chúng tôi đứng ngoài một lúc, nhưng Chân Sư gọi chúng tôi đến gần với một nụ cười tiếp đón vui vẻ, và chúng tôi cúi lạy Ngài như mọi khi.
Người thí sinh thứ nhứt, mà đức Thầy của y đã có lần gọi là “một Ngôi sao bác Ái” có một lòng yêu kính rất sâu xa đồi với đức Thầy và coi Ngài như một đấng Từ Phụ, y cảm thấy thoải mái tự nhiên ở tại nhà Ngài, mặc dầu y bao giờ cũng nói chuyện với Ngài với một tấm lòng cung kính rất mực. Thật là một điều tốt đẹp mà thấy y ở gần đức Thầy.
Trong dịp đó, đức Thầy mỉm cười một cách rất dịu dàng và nói với y: “Con đã quyết định làm việc dưới sự dìu dắt của Ta và hiến mình để phụng sự nhân loại chăng?”
Người thiếu niên sốt sắng trả lời rằng y đã quyết định như vậy, và đức Thầy nói tiếp: “Ta rất hài lòng về những cố gắng mà con đã làm, và hy vọng rằng con sẽ tiếp tục như thế. Con chớ quên, trong giai đoạn mới mà con sẽ bước qua những gì Ta đã nói với con cách đây mấy tháng. Công việc làm và lòng dũng cảm của con đã làm cho Ta có thể thâu ngắn thời kỳ dự bị của con, và ta rất vui lòng màthấy con đã chọn lựa con đường ngắn nhứt trong tất cả mọi con đường tiến bộ, là dắt dẫn những linh hồn khác cùng với con đi trên đường Đạo. Tình thương vô kỷ tuyệt đối là cái quyền năng mạnh mẽ nhứt trên thế gian, nhưng ít có người có thể giữ cho nó được tinh khiết, khỏi bị ô nhiễm bởi sự lợi dụng và ghen tuông, dẫu cho đó chỉ là tình thương đối với một người. Sự tiến bộ của con là dobởi con đã giữ cho ngọn lửa bác ái trong lòng con luôn luôn chói rạng. Con đã cố gắng nhiều để phát triển sức tự cường, nhưng concòn cần dùng nhiều hơn thế nữa. Con phải sở đắc tánh phân biện và sự mau mắn, nhậm lẹ, để con có thể thấy sự gì cần phải làmvào đúng lúc, thay vì chậm hơn mười phút sau. Trước khi nói năng, hành động, con hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả của nó saunày sẽ như thế nào. Nhưng con đã sử xự rất đúng và Ta rất hài lòng về con”.
Kế đó, đức Thầy để mỗi bàn tay lên đầu của mỗi thí sinh, và nói: “Ta thâu nhận con làm đệ tử theo nghi lễ cổ truyền”. Rồi Ngài đemmỗi thí sinh vào trong vòng hào quang của Ngài để cho mỗi người được thấm nhuần từ điển của Ngài trong giây lát. Sau khi đó, họđều có vẻ vô cùng hân hoan và hạnh phúc, và biểu lộ những đức tánh đặc biệt của Chân Sư, mà trước đó họ chưa hề có bao giờ. Khi mọi việc đã xong, Chân Sư mới nói riêng với từng người: “Ta ban ân huệ cho con”. Và Ngài nói chung với tất cả: “Các con hãy theo Ta lại đây. Ta phải trình diện các con để được chánh thức nhìn nhận và ghi tên vào sổ”. Rồi Ngài đưa cả bọn đến đức Văn Minh Đại Đế (Mahachohan). Đức Văn Minh nhìn qua từng người và nói: “Các con đề còn rất trẻ tuổi. Ta khen các con đã đạt tới địa vị này sớmnhư vậy. Vậy các con hãy sống một cách xứng đáng với trình độ mà các con đạt được”.
Kế đó, Ngài ghi tên các vị đệ tử trong quyển Sổ Vàng bất diệt, chỉ cho họ thấy những cột còn trống đối diện với tên của họ, và bày tỏ hy vọng rằng không bao lâu Ngài có thể ghi những tên khác vào sổ.
Từ nhà đức Văn Minh Đại Đế trở về, một lần nữa, Chân Sư đem những vị đệ tử mới vào chỗ động phủ gần nhà Ngài và họ nhìn xemNgài tiêu hủy những chiếc hình nộm của họ trong không gian, mà Ngài đã tạo nên trước đó ít lâu.
Ngài nói: “Vì bây giờ các con luôn luôn gần với ta hơn trước, nên chúng ta không còn cần dùng những hình nộm đó nữa”. SỰ HỢP NHỨT VỚI CHÂN SƯ
Nếu ta quan sát cuộc lễ nhập môn đó bằng cái nhãn quang siêu phàm, thì ta thấy hào quang của Chân Sư như một bầu lửa sáng rực, chứa đựng nhiều tầng lớp cùng một trung tâm với nhiều màu sắc khác nhau. Thể Xác của Ngài và những thể khác ở ngay trung tâmcủa khối hào quang sáng rỡ, với một đường bán kính xa chừng vài trăm thước. Khi người đệ tử đến gần Thể Xác của Chân Sư, thì y tiến vào cái bầu hào quang sáng rỡ cấu tạo bằng thể chất tinh anh, và sau cùng khi y quỳ dưới chân đức Thầy, thì y đã ở tại trung tâmcủa khối háo quang rực rỡ đó. Khi đức Thầy ôm người đệ tử vào lòng một cách thân yêu như đã mô tả ở trên, và bao phủ y bằng cái hào quang của Ngài, thì lúc đó chính cái phần trung tâm khối hào quang của Ngài nới rộng ra để bao trùm luôn cả hào quang của người đệ tử. Trong trọn cuộc lễ Nhập môn, người đệ tử hoàn toàn ở bên trong cái vòng hào quang thần diệu của Chân Sư. Như vậy, trong một lúc, hai cái hào quang hỗn hợp làm một, không những hào quang của Chân Sư ảnh hưởng tới hào quang của đệ tử, mà những đức tánh đặc biệt của người đệ tử đã thu hoạch được, cũng kích động những trung tâm tương tự trong hào quang của Chân Sư, và hào quang của Chân Sư chiếu sáng rực lên để đáp lại.
Sự hợp nhất thần diệu của Chân Sư với đệ tử bắt đầu từ cuộc lễ nhập môn, đã trở thành một điều vĩnh cửu, và sau đó, mặc dầu người đệ tử có thể cách xa Chân Sư hàng ngàn dặm trên cõi thế gian, những thể thanh cao của y đều rung động cùng một nhịp với những thể của đức Thầy. Người đệ tử luôn luôn được hòa hợp với đức Thầy, bằng cách đó, và lần lần y càng trở nên giống như đức Thầy, tuy rằng lúc đầu sự hòa hợp hãy còn chưa rõ rệt lắm. Như thế, y trở nên một người phụng sự đắc lức trên thế gian, với tư cách nhưmột đường vận hà, để chuyển di thần lực của Chân Sư ở các cõi hạ giới. Bằn cách thiền định suy gẫm thường xuyên về Chân Sưvà hướng hoài bão tâm linh đến Ngài, người đệ tử cũng ảnh hưởng đến những đến những Thể thanh cao của y để cho những thể này luôn luôn cởi mở và sẵn sàng đón nhận ân huệ của Chân Sư. Bất cứ lúc nào, những Thể của y cũng bận rộn với ý tưởng đó, luôn luôn chờ đón mọi ý muốn và cử chỉ của Chân Sư. Trong khi chúng hướng về Chân Sư một cách chăm chú và sẵn sàng đón nhận những gì của Ngài ban xuống, thì chúng khép chặt đối với những ảnh hưởng xấu của thế gian. Bởi đó, tất cả những Thể thanh cao của người đệ tử, từ Thể Vía trở lên, đều có thể ví như một cái chén, hay cái quặng, mở rộng ở phía trên nhưng khép chặt ở bốn bề, vàhầu như không thể nào thu nhận những ảnh hưởng xấu ở những cõi giới thấp.
Sự hòa hợp nói trên của người đệ tử vẫn luôn luôn tiếp tục trong suốt thời kỳ nhập môn. Lúc đầu những rung động của y ở vào nhiều bát độ (octave) thấp hơn của đức Thầy, nhưng được nâng cao lên lần lần. Sự kiện này chỉ có thể diễn ra từ từ, chớ không thể làmngay tức khắc; cũng như việc lên dây một cây đờn vĩ cầm hay đờn dương cầm. Đờn là những vật vô tri giác, còn đây là trường hợp của một sinh vật, và muốn duy trì sự sống thì sự tiến triển chậm chạp bên trong phải dung hòa cái xác thể với ảnh hưởng bên ngoài, cũng như một người làm vườn từ từ uốn nắn những cành cây cho mọc theo một chiều hướng nhất định hay một nhà y sĩ giải phẩu dùng y cụ để sửa đổi cái chân một người què cho từ từ đước ngay ngắn trở lại.
Chúng ta biết rằng trong cái phương sách hợp nhất đó, Chân Sư không có đặt trọn sự chú ý của Ngài cho cá nhân một vị đệ tử nào, mà Ngài ảnh hưởng tới hằng ngàn người cùng một lúc. Đống thời Ngài cũng luôn luôn làm những công việc siêu đẳng hơn nhiều ởcác cõi trên, chẳng khác nào như đánh một ván cờ vĩ đại, mà những quốc gia trên thế giới, cùng với mọi thứ quyền năng, các đấng Thiên thần và người, là những con cờ của Ngài sử dụng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Ngài cũng rất lớn đối với người đệ tử, chẳng khác nào như Ngài chỉ săn sóc có một mình y chớ không nghĩ đến người nào khác, vì sự chú ý mà Ngài có thể chia ra cho mỗi người trong hằng trăm người khác nhau, cũng còn lớn hơn của chúng ta khi ta tập trung tất cả sự chủ ý của mình vào một người mà thôi. Chân Sư thường giao cho các vị đệ tử cao niên của Ngài công việc săn sóc các hạ thể của người đệ tử mới, mặc dầu Ngài vẫn để chocó một sự giao cảm thường xuyên giữa các Thể của Ngài và của người đệ tử. Bằng cách đó, Ngài giúp đỡ người đệ tử rất nhiều, mày không hề hay biết chi cả.
Như thế, người đệ tử Nhập Môn trở nên một “tiền đồn” cho tâm thức của đức Thầy, nói một cách khác, y là tai mắt của đức Thầy ởdưới thế gian. Đức Thầy thấy, nghe và cảm giác xuyên qua y, và bất cứ việc gì làm trước mặt y đều là làm trước mặt đức Thầy. Điều này không có nghĩa là Chân Sư phải luôn luôn ý thức được những thời sự hằng ngày vào đúng lúc xảy ra, mặc dầu Ngài có thể biết được điều đó. Trong khi đó Ngài có thể đặt hết tâm trí vào một công việc khác, nhưng sau đó, những sự việc tái diễn lại trong trí nhớcủa Ngài. Những gì mà người đệ tử đã kinh nghiệm về một vấn đề đặc biệt nào đó, sẽ hiện ra trong trí của Chân Sư khi Ngài chú ývào vấn đề đó. Khi người đệ tử gởi một tư tưởng sùng tín đến Chân Sư, thì cái tia chớp nhẹ nhàng mà y phóng ra tạo nên một ảnh hưởng giống như việc mở một cánh cửa lớn, nó đón nhận một nguồn bác ái và thần lực rất dồi dào của Chân Sư tuôn xuống. Nếu ta gởi một tư tưởng trung thành, sùng tín đến một người nào không phải là Chân Sư, thì nó tựa như một giòng ánh sáng rực rỡ chiếu thẳng tới người ấy; còn nếu một tư tưởng như thế được một vị đệ tử gởi đến Chân Sư, thì vị đệ tử tức thời được tràn ngập bởi một tình thương mạnh mẽ dồi dào của Chân Sư ban xuống cho y, Thần lực của Chân Sư luôn luôn tuôn ra ngoài và chuyển đi tứ hướng nhưánh sáng mặt trời, nhưng tư tưởng của người đệ tử làm cho một phần lớn của nguồn thần lực rất phong phú đó tuôn tràn xuống người y trong một lúc. Sự hợp nhứt giữa Chân Sư và đệ tử được hoàn toàn đến nỗi nếu những hạ thể của người đệ tử bị một sự xáo trộn quan hệ nào thì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến những Thể của Chân Sư. Và vì sự rung động xấu xa đó ảnh hưởng đến công việc của Chân Sư ở các cõi trên, nên khi nào việc đó xảy ra thì Ngài phải tạo một bức màn để ngăn cách người đệ tử với Ngài cho đến khi nào sự xáo trộn kia tiêu tan không còn nữa.
Lẽ tất nhiên, thật là một việc đáng buồn cho người đệ tử nếu đột nhiên y bị ngăn cách với đức Thấy bằng cách đó, nhưng đó là hoàn toàn do lỗi của y. Y có thể chấm dứt tình trạng ngăn cách đó khi nào y kiểm soát trở lại được những tư tưởng và tình cảm của mình. Một sự kiện đáng tiếc như thế thường không kéo dài quá 48 giờ đồng hồ, tuy nhiên tôi biết có những trường hợp nặng nề hơn nhiều, mà sự ngăn cách với đức Thầy kéo dài suốt nhiều năm, thậm chí đến suốt đời. Nhưng đó là những trường hợp cực đoan và ít khi xảy ra, vì nếu một người có thể bị vấp ngã nặng nề như thế, thì có lẽ y đã không được thâu nhận làm đệ tử.
VIỆC CHUYỂN DI THẦN LỰC
Không một người nào có thể được thâu nhận làm đệ tử trừ phi y đã có tập được thói quen hướng những sức mạnh của y từ trong rangoài, nhgia3 là tập trung ự chú ý và ảnh hưởng của mình vào kẻ khác, để ban bố những tư tưởng lành và thiện chí cho những kẻ đồng loại. Thói thường, người ta hay dồn sức mạnh của họ vào bên trong, và vì lẽ đó nên những nguồn mãnh lực của họ hay đụng chạmnhau. Nhưng người đệ tử phải chuyển cái tâm từ trong ra ngoài, và giữ luôn luôn cái thái độ của người ban rải tình thương và làmviệc phụng sự. Như thế, những Thể thanh cao của người đệ tử lúc nào cũng mở ra như cái quặng, sẵn sáng đón nhận những ảnh hưởng tốt lành của Chân Sư. Đồng thời, những hạ thể của y ở phần dưới cái quặng, đã quen túa rải ra bên ngoài những ảnh hưởng của y cho kẻ khác. Những điều kiện đó làm cho người đệ tử trở nên một khí cụ toàn hảo cho Chân Sư dùng để chuyển di thần lực của Ngài.
Nếu một vị Chân Sư, từ bên Tây Tạng, muốn gởi một ít thần lực trên mực độ cao của chất dĩ thái sang tận Nữu Ước, thì thật không có lợi mà phóng ra một luồng dĩ thái trực tiếp xuyên qua cả một đoạn đường dài như thế. Ngài phải chuyển thần lực lên trên những cõi cao hơn nhiều, đến tận địa điểm mong muốn, và từ trên đó, đào một cái quặng cho thông xuống tận nơi. Nhưng đào một cái quặng như thế, hay phóng một luồng thần lực sang tận Nữu Ước, làm cho Chân Sư phải tốn mất gần hết phân nửa số thần lực màNgài dự bị sẵn để dùng vào công việc phải làm. Vì thế, một vị đệ tử có mặt ở tại chỗ là một điều rất quý báu để tiết kiệm sinh lực và công phu, và y phải nhớ rằng, hơn tất cả mọi sự, y phải tự luyện mình để trở nên một đường vận hà tốt, và đó chính là điều mà Chân Sư trông cậy ở nơi y. Như vậy, người đệ tử có thể được coi như một cái cơ quan của Chân Sư để cho Ngài sử dụng ở tại nơi mày có mặt.
Thể xác con người thật ra là một vật chuyển di những quyền năng của Chân Ngã. Trải qua nhiều thế hệ, nó đã quen thừa hành những mệnh lệnh của Ý Chí một cách ít tốn kém sinh lực nhứt. Thí dụ như chúng ta muốn dời chỗ hay lật đổ một cái ly để trên bàn, thì chúng ta có thể đưa tay ra để làm cái việc đó một cách dễ dàng. Chúng ta cũng có thể làm lật đổ cái ly chỉ bằng sức mạnh của ý chí mà không đụng tới cái ly. Quả thật, một người quen của tôi đã từng thí nghiệm điều này và đã thành công, nhưng mỗi ngày y phải bỏ ramột giờ cố gắng công phu ráo riết, và liên tiếp trong hai năm để làm cái công việc đó. Trong trường hợp này, lẽ dĩ nhiên là việc dùng những phương tiện vật chất thông thường sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Trong giai đoạn đầu tiên mà người đệ tử được tiếp xúc mật thiết với Chân Sư, y thường cảm thấy một số thần lực rất dồi dào đi xuyên qua mình y, mà không biết nó đi về đâu. Y chỉ có cảm giác như là một khối lửa rất lớn xuyên qua mình y một cách mãnh liệt và tràn ngập vùng chung quanh.
Với một chút sự chú ý dè dặt, không bao lâu y sẽ có thể phân biệt được khối thần lực đó đi về hướng nào; sau đó y có thể theo dõi, trong khi hoàn toàn thức tỉnh, nguồn thần lực của Chân Sư và truy nguyên ra những người đã được Ngài giúp đỡ và ban ân huệ. Tuy nhiên, người đệ tử không thể tự mình điều khiển luồng thần lực đó. Y chỉ được sử dụng như một đường vận hà, và đồng thời y cũng được huấn luyện để hợp tác trong việc phân phối thần lực. Về sau, sẽ đến lúc mà Chân Sư thay vì dồn thần lực của Ngài vào người đệtửđể chuyển đến cho một người khác ở một nơi xa xôi, Ngài sẽ dạy người đệ tử tìm ra đương sự và ban cho y một ít ân huệ, để tiết kiệmthần lực của Ngài. Bất cứ lúc nào và ở tại nơi nào mà người đệ tử có thể làm một phần công việc của Chân Sư, thì Ngài sẽ giao phó phần việc đó cho y luôn luôn, và nếu người đệ tử càng tăng gia hiệu lực của mình, thì y càng được giao phó thêm nhiều công việc hơn nữa, để chia bớt gánh nặng và trách nhiệm của Chân Sư, dầu là chỉ trong một phần rất nhỏ. Chúng ta nghĩ nhiều về những gì mà ta có thể làm ở thế gian, nhưng tất cả những gì ta có thể tưởng tượng và thi hành đều không đáng kể, so với những gì màChân Sư làm xuyên qua chúng ta. Có một luồng từ điển nhẹ nhàng luôn luôn đi xuyên qua người đệ tử mặc dầu y không hay biết gì cả; tuy nhiên y sẽ cảm thấy một cách rõ rệt mỗi khi một luồng thần lực dồi dào hơn được gởi đến cho y.
GỞI THÔNG ĐIỆP
Đôi khi, Chân Sư gởi một thông điệp nhất định, qua sự trung gian của người đệ tử, cho một người thứ ba. Tôi còn nhớ một lần, tôi được lệnh chuyển một bức thông điệp như thế cho một hội viên thuộc hạng trí thức cao, mà tôi không quen biết nhiều. Tôi hơi lúng túng khi đến gặp ông ta về vấn đề này nhưng dầu sao tôi cũng phải làm tròn việc ấy. Tôi bèn nói với ông ấy như sau:
“Sư phụ tôi dạy tôi chuyển bức thông điệp này cho huynh, và tôi chỉ theo lịnh dạy. Tôi biết rằng tôi không có bằng chứng gì đưa chohuynh để chứng minh rằng đó là thông điệp của đức Thầy, vậy huynh muốn đặt cho nó một tầm quan trọng đến bực nào tùy ý. Tôi chỉ thừa hành mạng lịnh của Ngài mà thôi”.
Tự nhiên là tôi biết phần nội dung của bức thông điệp ấy, vì tôi đã chép nó ra, và tôi cả quyết rằng, nếu xét về phần hình thức bề ngoài, nó chỉ là một thông điệp hoàn toàn giản dị và thân hữu, mà bất cứ một người hảo ý nào cũng có thể gởi cho một người khác, vànó dường như không có một ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng, cài bề ngoài đôi khi lại rất phỉnh lừa, vì người mà tôi chuyển giao bức thông điệp lại có vẻ ngạc nhiên và nói với tôi: “Huynh không cần phải chứng minh rằng đó là thông điệp của đức Thầy. Tôi nhận nó ra ngay theo cách hành văn trong đó. Huynh không thể nào hiểu được ý nghĩa của nhiều câu nói bóng dáng của Ngài”. Đến bây giờ, tôi cũng chưa hiểu đó là ý gì.
KIỂM ĐIỂM TƯ TƯỞNG
Một điều vinh hạnh khác rất quý báu của người đệ tử Nhập Môn là y có thể đặt tư tưởng của y bên cạnh tư tưởng của đức Thầy vềbất cứ một vấn đề gì và thử so sánh hai luồng tư tưởng đó. Ta thấy ngay việc sử dụng cái quyền năng đó sẽ giúp cho tư tưởng của người đệ tử theo những đường lối cao thượng và tự do là dường nào, và nhờ đó y sẽ có thể sửa đổi mọi sự lầm lạc, mọi khuynh hướng thiên lệch hoặc mọi sự hiểu lầm. Người đệ tử có nhiều cách để sử dụng cái quyền năng đó. Phương pháp của tôi dùng là luôn luôn đắmchìm trong cơn nhập định, và cố gắng thâm nhập vào tâm thức của Chân Sư đến mức độ xa nhứt mà tôi có thể. Khi tôi đã đạt tới cái điểm cao nhứt mà tôi có thể tới được, thì lúc đó, thình lình tôi quay nhìn lại cái vấn đề muốn nghiên cứu, và tôi liền có cái ấn tượng về việc Chân Sư sẽ nhìn thấy vấn đề đó như thế nào. Có lẽ cái ấn tượng đó hẳn là chưa được hoàn toàn, nhưng ít nhất, tôi cũng hiểu Ngài sẽ nghĩ gì về vấn đề đó khi tôi có thể đi sâu vào tư tưởng của Ngài.
Tuy nhiên, ta hãy coi chừng chớ nên lạm dụng cái quyền năng tuyệt diệu đó. Nó chỉ là một phương tiện thăm dò tối hậu về những vấnđề đặc biệt khó khăn, hoặc về những trường hợp mà mặc dù không đủ yếu tố xét đoán, chúng ta vẫn phải có một quyết định; chớ nókhông phải dùng để tránh cho chúng ta khỏi phải nhọc công suy nghĩ, hay để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt tầm thường hằng ngày mà chúng ta có thể tự mình giải quyết lấy.
Người thí sinh muốn được thâu nhận phải tự xét mình một cách chặt chẽ. Nếu y không có nhận được những lời khuyên bảo trực tiếpcủa Chân Sư, hay của một vị cao đồ về những thói xấu đặc biệt mà y phải tránh, thì y nên tự xem xét lấy mình với tất cả sự thiện chí của y.
Khi nào y tự khám phá lấy, hay có người chỉ cho y thấy những thói xấu đó, y phải tự sửa mình với một sự sốt sắng không ngừng. Đồng thời, y không nên vì một lẽ gì mà tự kiểm thảo một cách quá đáng đến đỗi y vì đó mà phát bệnh. Phép xử thế chắc chắn nhứt là tậptrung sự chú ý vào việc giúp đỡ người khác. nếu y chỉ nuôi có một tư tưởng đó trong trí, thì tự nhiên y sẽ hướng mình theo đúng đường lối. Ý muốn dọn mình để làm việc phụng sự giúp đời sẽ giúp cho y vượt qua mọi chướng ngại, và mặc dầu y không chú ý đến sựtiến hóa riêng của mình, y cũng nhận thấy rằng sự tiến hóa đó đã được thực hiện.
SỰ TIÊU KHIỂN
Người ta không trông mong rằng người đệ tử bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ đến Chân Sư một cách dồi dào mãnh liệt; nhưng hình ảnh của Chân Sư phải luôn luôn có sẵn ở trong trí y, lúc nào cũng sẵn sàng bên cạnh mỗi khi y cần dùng đến trong những sự biến đổi thăng trầm của cuộc đời. Trí não của chúng ta cũng giống như sợi dây cung, nó không thể lúc nào cũng căng thẳng luôn luôn. Một sự nghỉ ngơi vừa phải việc thay đổi tư tưởng là một điều cần thiết để giữ cho trí não được lành mạnh. Nhưng người đệ tử phải vô cùng thận trọng mà giữ cho sự tiêu khiển của y không bao giờ đượm một mảy may nhơ bợn hay độc ác. Y không nên dung túng, dầu chỉ trong chốc lát, một tư tưởng nào làm cho y phải hổ thẹn nếu Chân Sư nhìn thấy.
Đọc một truyện tiểu thuyết hay để tiêu khiển là một điều vô hại. Những hình tư tưởng do nó tạo nên sẽ không đụng chạm với trào lưutưtưởng của Chân Sư, nhưng có nhiều loại tiểu thuyết độc hại, gây nên những hình tư tưởng nhơ bẩn trong trí não: hoặc những tiểuthuyết đề cao sự tội lỗi, và những loại khác tập trung tư tưởng của độc giả vào những vấn đề xấu xa của cuộc đời hay diễn tả một cách sống động những màn thù hận và độc ác; tất cả những loại tiểu thuyết đó phải được tuyệt đối tránh xa. Ngoài ra, sự tham dự hoặc xem những cuộc chơi giải trí hoặc thể thao lành mạnh đều không có hại: nhưng bất cứ cuộc chơi giải trí nào có tánh cách tàn bạo, thô bỉ, hoặc trong đó có xen lẫn tính độc ác, có thể gây sự đau đớn, thương tổn cho người và vật, đều bị tuyệt đối cấm ngăn.
SỰ THÀNH CÔNG CHẮC CHẮN
Người đệ tử phải quyết định rằng trong những cố gắng của y để tiến trên đường Đạo, y sẽ không bao giờ để cho bị ngã lòng vì thất bại, dầu cho y bị thất bại nhiều lần. Bất luận bao nhiêu lần y đã thất bại, hay bị vấp ngã trên đường Đạo y cũng phải đứng dậy và tiếptục tiến tới, dầu cho đó là lần thứ nhứt hay là lần thứ một ngàn. Ở cõi phàm trần có nhiều điều mà ta không thể làm được, nhưng ởcõi giới cao hơn, thì khác hẳn. Ở cõi Trần, chúng ta không thể dở nổi vật nặng một tấn nếu không dùng máy móc: nhưng ở những cõi trên, với sự kiên nhẫn, chúng ta có thể giải tỏa áp lực của nhiều sự bất toàn của mình. Điều đó có lý do rõ ràng. Bắp thịt của con người không đủ sức mạnh để dở nổi một tấn, và không có một sự luyện tập nào có thể làm cho nó có đủ sức dở nổi trọng lượng đó, vì sức bắp thịt có giới hạn. Trái lại, trên địa hạt tâm linh, con người có cả một kho thần lực thiêng liêng vô tận mà y có thể sử dụng. Như thế, với những cố gắng đều đặn và thường xuyên, lần lần y sẽ có đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua mọi chướng ngại.
Người ta thường nói: “Tôi có thể làm những việc ở cõi Trần, nhưng ở cõi Trung Giới và Thượng Giới thì rất khó, và tôi không làm được bao nhiêu”. Sự thật trái ngược lại. Người ta không quen tư tưởng và hành động ở cõi thanh cao, nên họ tưởng rằng họ không thể. Nhưng khi mà họ đặt ý chí của họ một cách vững vàng, họ sẽ thấy rằng sự vật sẽ theo chiều hướng của ý chí đó bằng một cách không thể thực hiện được ở cõi Trần.
Có vài đệ tử nhận thấy họ được giúp đỡ rất nhiều, trong công việc đó bằng việc sử dụng một bùa phép hay linh phù. Những vật này có thể giúp đỡ một cách thực sự, vì thể xác của ta cần phải được chế ngự cũng như trí não và tình cảm, và nó là vật khó ảnh hưởng nhứt. Một bùa phép hay linh vật đã được truyền điển thật mạnh để dùng vào một mục đích nhứt định, do một người am hiểu vềkhoa này, có thể là một vật trợ lực rất quý báu. Nhiều ngưới nói rằng họ không cần có sự trợ giúp đó, nhưng đối với tôi, tôi nhận thấy công việc rất khó nhọc đến nỗi tôi sẵn sàng nhận lãnh bất cứ một sự trợ giúp nào mà người ta có thể đưa đến cho tôi.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO (Trọn Bộ)
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ BA: NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO LỚN – CHƯƠNG 7: CUỘC ĐIỂM ĐẠO THỨ NHỨT (Kết Thúc)
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 6: THỜI KỲ CHUẨN BỊ ĐIỂM ĐẠO
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 5: THỜI KỲ NHẬP MÔN
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 4: THỜI KỲ DỰ BỊ CHIẾC HÌNH NỘM
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ HAI: CÁC VỊ ĐỆ TỬ – CHƯƠNG 3: CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN CHÂN SƯ VÀO CỬA ĐẠO
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – CHƯƠNG 2: THỂ XÁC CỦA CÁC CHÂN SƯ HÌNH DÁNG CỦA CÁC NGÀI
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO – PHẦN THỨ NHẤT: CÁC ĐẤNG CHÂN SƯ – CHƯƠNG 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CHÂN SƯ ĐẠI LƯỢC
- CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO: Mục Lục