ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 3: LUYỆN NGỤC

0
182

CHƯƠNG III

LUYỆN NGỤC

Những kẻ nào còn tiếp tục giảng dạy cho thế gian những câu chuyện ngụ ngôn ngu ngốc về những điều ghê tờm không hề tồn tại thay vì dùng tới lý trí và óc suy xét phải trái thông thường thì chính họ đã gây ra rất nhiều điều bất ổn hoàn toàn không cần thiết và thậm chí còn là sự đau khổ quằn quại nữa. Thuyết lửa địa ngục vô căn cứ và phạm thượng đã gây tai hại hơn mức mà những kẻ chủ trương biết tới, vì nó đã gây ra nhiều điều ác ở phía bên kia ngôi mộ cũng như ở phía bên này cuộc sống. Nhưng giờ đây người “chết” ắt gặp một số những người chết khác vốn đã được giáo huấn một cách chí lý hơn và sẽ học được rằng chẳng có lý do gì phải sợ hãi, và ở thế giới mới này cũng có một sinh hoạt thuần lý mà người ta phải trải qua cũng giống như ở thế giới cũ. Dần dần y ắt thấy rằng có rất nhiều điều mới mẻ cũng như nhiều điều là một đối thể của điều mà y đã biết rồi; đó là vì trong cõi trung giới này, tư tưởng và dục vọng biểu hiện thành những hình dạng nhìn thấy được mặc dù chúng được cấu tạo hầu hết là từ vật chất tinh vi của cõi này. Khi sinh hoạt trên cõi trung giới của y tiếp diễn, thì những điều này càng ngày càng trở nên nổi bật vì chúng ta phải nhớ rằng lúc nào y cũng đều đều triệt thoái thêm nữa vào trong tự thể. Toàn thể của thời kỳ một kiếp lâm phàm mà chơn ngã thực ra đang trải nghiệm trước hết là việc đặt mình thâm nhập vào vật chất để rồi triệt thoái với những nỗ lực của mình. Nếu người ta yêu cầu một kẻ phàm phu vẽ một đường tượng trưng cho cuộc sống, thì có lẽ y sẽ vẽ một đường thẳng bắt đầu vào lúc sinh ra đời và chấm dứt vào lúc chết; nhưng môn sinh Thông Thiên Học đúng hơn thì biểu diễn cuộc sống thành một hình bầu dục lớn, bắt đầu từ chơn ngã trên cõi thượng trí rồi lại trở về với chơn ngã. Con đường này ắt giáng xuống vào trong phần thấp của cõi trí tuệ rồi giáng xuống vào trong cõi trung giới. Một phần tương đối rất nhỏ ở đáy của hình bầu dục ắt ở trên cõi hồng trần, và chẳng bao lâu sau đường này sẽ lại thăng lên nhập trở lại vào cõi trung giới và cõi trí tuệ. Do đó cuộc sống trên cõi trần chỉ được biểu diễn bởi cái phần nhỏ của đường cong nằm bên dưới đường biểu thị ranh giới giữa cõi trung giới và cõi hồng trần; còn sự sinh ra và sự chết đi chỉ là những điểm nơi mà đường cong băng ngang qua đường ranh giới đó – rõ rệt tuyệt nhiên nó không phải là những điểm quan trọng nhất trong tổng thể.

Điểm trung tâm thật sự ắt rõ rệt là điểm xa cách chơn ngã nhất – có thể nói là điểm ngoặc – điều mà trong thiên văn học chúng ta gọi là viễn điểm. Đó không phải là sự sinh ra cũng như không là sự chết đi, mà là một điểm giữa của cuộc sống trên cõi trần, khi lực từ chơn ngã đã tiêu tan hết sức bật hướng ngoại của mình và chuyển sang bắt đầu quá trình dài triệt thoái. Dần dần tư tưởng của y sẽ hướng lên trên, y càng ngày càng ít quan tâm tới những vấn đề thuần túy vật chất và rốt cuộc thì y bỏ xác hoàn toàn. Cuộc sống của y trên cõi trung giới bắt đầu, nhưng trong toàn bộ sinh hoạt đó thì quá trình triệt thoái vẫn tiếp tục. Kết quả của điều này là khi thời gian trôi qua y càng ngày càng ít chú ý tới phần vật chất thấp thỏi cấu tạo thành những đối thể của các đồ vật trên cõi trần và y càng ngày càng quan tâm tới phần vật chất cao siêu để kiến tạo nên các hình tư tưởng – cho đến nay đó chỉ là những hình tư tưởng xuất hiện trên cõi trung giới thôi. Như vậy sinh hoạt của y càng ngày càng trở thành sinh hoạt trong thế giới tư tưởng và cái đối thể của thế giới mày đã rời bỏ ắt mờ nhạt đi trước tầm nhìn của y, không phải vì y thay đổi vị trí của mình trong không gian mà vì mối quan tâm của y đã chuyển dời tiêu điểm. Những ham muốn của y vẫn còn và những hình tư tưởng bao xung quanh y phần lớn là biểu hiện những hammuốn đó, và cuộc sống của y là hạnh phúc hoặc khó chịu ắt chủ yếu là tùy thuộc vào bản chất của những ham muốn này.

Việc nghiên cứu sinh hoạt trên cõi trung giới cho ta thấy rất rõ lý do của nhiều huấn điều đạo đức. Hầu hết mọi người công nhận rằng những tội lỗi gây thiệt hại cho người khác thì dứt khoát và rõ rệt là sai trái, nhưng đôi khi họ lại thắc mắc tại sao lại bảo là sai trái khi họ cảm thấy ghen tuông oán ghét hoặc đầy tham vọng chừng nào mà họ còn chưa để cho mình biểu lộ những xúc cảm này ra bên ngoài thành hành động hoặc lời nói. Việc thoáng nhìn vào thế giới sau khi chết này ắt cho ta thấy chính xác những xúc cảm như thế đã gây thiệt hại như thế nào cho kẻ ấp ủ chúng, và sau khi y chết thì chúng đã khiến cho y đau khổ một cách quằn quại nhất. Chúng ta sẽ hiểu được điều này rõ ràng hơn nếu ta khảo sát một vài trường hợp tiêu biểu của sinh hoạt trên cõi trung giới để xem đâu là những đặc điểm chủ yếu của chúng.

Trước hết ta hãy nghĩ tới kẻ phàm phu không có cá tính, y chẳng đặc biệt tốt mà cũng chẳng đặc biệt xấu, thật vậy, y chẳng có một đặc tính nổi bật nào. Con người đó tuyệt nhiên không hề thay đổi, vì vậy sau khi chết sự vô thưởng vô phạt vẫn còn là đặc trưng chủ yếu của y (tạm gọi là tính vô ký). Y sẽ không hề đặc biệt đau khổ mà cũng chẳng đặc biệt vui sướng, rất có thể là y sẽ thấy sinh hoạt trên cõi trung giới khá buồn tẻ, vì trong buổi sinh thời trên trần thế y chẳng hề phát triển được bất kỳ sự quan tâm thuần lý nào. Nếu y chẳng biết suy nghĩ gì ngoại trừ việc ngồi lê đôi mách hoặc tham gia vào cái gọi là trò thể thao, và cũng chẳng suy nghĩ gì cao xa hơn chuyện làm ăn kiếm tiền hoặc chạy theo thời trang thì y rất có thể là thấy thời gian sẽ kéo dài đằng đẵng khi không còn có thể có được những sự việc như thế nữa. Nhưng trường hợp của một người có những ham muốn mạnh mẽ thuộc loại thấp hèn về mặt vật chất (chẳng hạn như những loại chỉ có thể được thỏa mãn ở trên cõi trần) thì tình trạng của y càng tồi tệ hơn nữa. Ta hãy nghĩ tới trường hợp của một kẻ nghiện rượu hoặc một kẻ đa dâm. Y đã là nô lệ cho cái sự khao khát đè bẹp đó trong buổi sinh thời và nó vẫn còn chưa chấm dứt sau khi y chết – nói cho đúng thì nó còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết vì những rung động của nó không còn phát động những hạt nặng nề của cõi trên nữa. Nhưng khả năng thỏa mãn được sự khao khát khủng khiếp này đã xa vời hơn bao giờ hết vì y đã bị mất xác mà chỉ có nhờ vào thể xác thì những ham muốn đó mới được thỏa mãn thôi. Ta thấy rằng lửa ở trong luyện ngục là những biểu tượng không hay ho lắm để diễn tả những rung động của một sự ham muốn đay nghiến như thế. Nó có thể kéo dài một thời gian lâu, vì nó phải dần dần trải qua việc bị mòn mỏi đi, và số phận của con người chắc chắn là rất khủng khiếp. Thế nhưng có hai điều mà ta phải nhớ kỹ khi xét tới vấn đề này. Trước hết là con người đã hoàn toàn tự tạo ra cho chính mình và xác định mức độ chính xác của quyền năng cũng như thời gian kéo dài ham muốn đó. Nếu trong buổi sinh thời y đã kiểm soát được sự ham muốn đó thì sau khi y chết đi nó đâu còn bao nhiêu hơi sức để mà quậy được y. Hai là, đó là phương cách duy nhất để con người có thể dẹp bỏ được thói xấu. Nếu y chuyển từ một cuộc đời đa dâm và nghiện rượu trực tiếp sang một kiếp lâm phàm sắp tới, thì khi mới sinh ra đời y đã là nô lệ cho thói xấu này – nó sẽ chế ngự y ngay từ lúc sơ sinh và y không có khả năng thoát khỏi nó được. Nhưng giờ đây khi lòng ham muốn đã mòn mỏi đi thì y sẽ bắt đầu đời sinh hoạt mới mẻ của mình mà không có gánh nặng đó, và linh hồn vì đã có một bài học nghiêm khắc như vậy cho nên sẽ tinh tấn bằng mọi cách để kềm chế những hạ thể của mình không cho nó lập lại một lỗi lầm giống như thế nữa.

Thế gian đều biết rõ mọi điều này ngay cả trong thời cận đại cũng như thời cổ điển. Ta thấy nó được minh họa rõ rệt trong chuyện thần thoại về Tantalus, y luôn luôn đau khổ vì sự khao khát thôi thúc, thế nhưng số phận của y là bao giờ cũng thấy nước bị rút lại ngay khi nó chạm tới đôi môi nứt nẻ của y. Nhiều tội lỗi khác cũng tạo ra những kết quả rùng rợn như thế, mặc dù mỗi tội đều có những đặc điểm riêng mình. Ta hãy xem kẻ hà tiện sẽ đau khổ như thế nào khi y đâm ra không còn tích trữ được vàng bạc nữa, và có lẽ y biết được rằng những bàn tay xa lạ đang tiêu phí đống vàng bạc mà y tích cóp được. Ta hãy xem kẻ ghen tuông sẽ tiếp tục đau khổ với thói quen của mình như thế nào, vì biết rằng giờ đây y không còn khả năng can thiệp vào mọi chuyện trên cõi trần, thế nhưng cái xúc cảm ghen tuông đó lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ta hãy nhớ tới số phận của Sisyphe trong thần thoại Hi Lạp – y đã bị kết tội mãi mãi phải lăn một hòn đá nặng nề lên tới đỉnh một ngọn núi để rồi trơ mắt ra nhìn nó lại lăn xuống vào đúng lúc mà sự thành công dường như đã ở trong tầm tay của mình. Ta hãy xem điều này tiêu biểu chính xác bao nhiêu cho cuộc sống sau khi chết của kẻ có đầy tham vọng thế gian. Y đã trải qua suốt cuộc đời mình có thói quen tạo ra những kế hoạch ích kỷ, và vì vậy y tiếp tục làm như thế trên cõi trung giới; y cẩn thận xây dựng âm mưu của mình cho tới khi nó đã hoàn chỉnh trong tâm trí của y để rồi lại nhận thức được rằng mình đã mất xác phàm rồi mà điều này rất cần thiết để thành tựu được âm mưu. Những hi vọng của y bèn tan thành mây khói, thế nhưng cái thói quen đó đã thâm căn cố đế đến nỗi mà y cứ tiếp tục lăn đi lăn lại hòn đá ấy lên tới tận đỉnh núi tham vọng mãi cho tới khi thói xấu này đã bị mòn mỏi. Thế rồi cuối cùng y nhận ra được rằng mình không cần phải lăn hòn đá nữa và để cho nó nằm im thoải mái ở dưới chân của ngọn đồi.

Chúng ta đã xét tới trường hợp của kẻ phàm phu và của người khác với kẻ phàm phu vì có nhiều ham muốn ích kỷ và thô tục. Giờ đây ta hãy xem xét trường hợp của người khác với kẻ phàm phu theo một chiều hướng khác, y có một quan tâm nào đó có bản chất thuần lý. Để hiểu được cuộc sống sau khi chết dường như tỏ ra thế nào đối với y, ta phải nhớ rằng đa số mọi người trải qua phần lớn sinh hoạt trong lúc thức tỉnh và tốn hầu hết sức lực của mình trong công việc không thực sự thích thú; họ ắt chẳng thèm làm chuyện đónếu không bắt buộc phải kiếm sống và cấp dưỡng cho những người tùy thuộc vào mình. Ta hãy nhận thức được tình trạng của conngười khi không còn cái nhu cầu phải nai lưng ra làm việc kiếm sống nữa vì thể vía đâu có cần thức ăn quần áo hoặc nhà cửa. Lúc bấy giờ lần đầu tiên từ khi còn tấm bé con người mới tự do làm đúng cái điều mà mình ưa thích và có thể dành trọn thời giờ của mình cho bất cứ điều gì có thể là nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa – nghĩa là chừng nào nó còn có bản chất sao cho y có thể thực hiện mà không cần tới vật chất trên cõi trần. Giả sử sự thú vị lớn lao nhất của con người là nơi âm nhạc; ở trên cõi trung giới y có cơ hội lắng nghe mọi thứ âm nhạc hùng vĩ nhất mà cõi trần có thể tạo ra được, và trong những điều kiện mới mẻ này thậm chí y còn có thể nghe được nhiều hơn bao giờ hết vì ở đây có những hài âm khác trọn vẹn hơn mức mà đôi tai không tinh xảo của ta lĩnh hội được cũng ở trong phạm vi chọn lựa của y. Kẻ nào thích thú với nghệ thuật và yêu mến vẻ đẹp trong hình tướng và màu sắc ắt có được mọi sự dễ thương của thế giới cao siêu này mở ra cho y tha hồ chọn lựa. Nếu y thích thú với những vẻ đẹp trong Thiên nhiên thì y ắt có được khả năng vô song để say đắm với nó, vì y có thể dễ dàng và nhanh chóng di chuyển từ nơi này sang nơi khác và thưởng ngoạn những kỳ quan của Thiên nhiên nhanh chóng trôi qua trước mắt y mà con người trên cõi trần cần phải mất hàng năm mới đi tham quan hết được. Nếu óc tưởng tượng của y hướng về khoa học hoặc lịch sử thì những thư viện và phòng thí nghiệm trên thế giới ắt ở trong tầm sử dụng của y, sự hiểu biết của y về cái quá trình hóa học và sinh học ắt rốt ráo hơn bao giờ hết vì giờ đây y có thể thấy được sự vận hành bên trong cũng như ở bên ngoài, và nhiều nguyên nhân cũng như hậu quả. Trong mọi trường hợp nêu trên thì lại có thêm một sự thích thú kỳ diệu đó là y không thể bị mệt mỏi nữa. Ở đây, khi chúng ta tiến bộ trong việc nghiên cứu hoặc thực nghiệm thì chúng ta rất thường xuyên phải nếm trải việc mình không thể xúc tiến mọi việc thêm nữa vì bộ óc không thể chịu đựng thêm hơn được một mức độ căng thẳng nào đó, nếu không có xác phàm thì dường như không có sự mệt mỏi vì quả thật là bộ óc mới mệt mỏi chứ cái trí thì không biết mệt.

Cho tới nay tôi chỉ nói đến sự thỏa mãn ích kỷ mặc dù nó thuộc một loại trí thức và thuần lý. Nhưng có những người trong đám chúng ta đâu có hài lòng nếu không có điều gì cao siêu hơn nữa – niềm vui lớn nhất của họ trong bất kỳ kiếp sống nào ắt là phụng sự cho đồng loại của mình. Vậy thì sinh hoạt trên cõi trung giới dành điều gì cho họ ? Họ sẽ theo đuổi công trình nhân ái của mình một cách sung sức hơn bao giờ hết và trong những hoàn cảnh tốt đẹp hơn trên cõi trần. Có cả ngàn người mà họ giúp đỡ được và chắc chắn là họ có thể thực sự làm việc tốt hơn mức mà họ thường đạt được trên cõi trần. Vậy là một số người dành trọn đời mình cho phúc lợi chung chung, còn một số người đặc biệt quan tâm tới những trường hợp trong gia đình hoặc bạn bè mình, cả những trường hợp còn đang sống lẫn những trường hợp đã chết. Việc dùng nhóm từ còn đang sống hoặc đã chết quả là một sự đảo ngược kỳ lạ củasự thật, vì chắc chắn là chúng ta đã chết khi chúng ta bị chôn vùi trong những xác phàm thô trược và câu thúc; còn quả thực là họ đang sống với nhiều tự do và năng lực hơn vì họ ít bị cản trở hơn. Thường thường thì người mẹ đã chuyển vào sự sinh hoạt cao siêu này vẫn còn chăm sóc đứa con của mình và quả thật là một thiên thần hộ mệnh cho nó, thường thường thì người chồng “đã chết” vẫn còn lẩn quẩn tiếp xúc với bà vợ đang đau buồn của mình, thậm chí thỉnh thoảng còn lấy làm cảm ơn vì y có thể khiến cho bà ta cảm thấy rằng y sống một cách mạnh mẽ và yêu thương kề cận bên bà hơn bao giờ hết.

Bạn ắt nghĩ rằng nếu thế thì chắc chắn là chúng ta chết càng sớm càng tốt; sự hiểu biết như thế dường như khuyến khích người ta tựtử! Nếu bạn chỉ biết nghĩ đến bản thân và chỉ nghĩ đến vui sướng của mình thì dứt khoát là như thế đấy. Nhưng nếu bạn nghĩ đến bổn phận của mình đối với Thượng Đế và đối với đồng loại thì bạn sẽ ngay tức khắc thấy rằng nhận xét sau đây phủ nhận quan điểm đó. Bạn ở đây vì có một mục đích – một mục đích mà bạn chỉ có thể đạt được trên cõi hồng trần thôi. Linh hồn phải mất công rất nhiều, phải chịu đựng nhiều sự hạn chế để có được kiếp lâm phàm trên cõi trần, do đó ta không được buông bỏ những nỗ lực của nó một cách không cần thiết. Bản năng sinh tồn đã được đấng thiêng liêng lồng ghép vào trong thâm tâm ta và bổn phận của ta là phải tận dụng cuộc sống trên cõi trần và duy trì nó trong chừng mực mà hoàn cảnh cho phép. Có những bài học mà ta phải học trên cõi này vốn không thể học được ở bất cứ nơi nào khác, và chúng ta học được chúng càng sớm thì chúng ta càng có được tự do mãi mãi khỏi cần phải trở lại cõi hạ giới này với những sinh hoạt bị hạn hẹp nhiều hơn. Do vậy, không ai được quyền tự tử khi chưa tới số, mặc dù khi tới số rồi thì y rất lấy làm vui sướng vì thật ra y sắp chuyển từ việc lao động mệt mỏi sang việc giải lao thoải mái. Thế nhưng mọi thứ mà tôi đã nói với bạn cho đến nay thật là vô nghĩa bên cạnh sự vinh quang của cuộc sống tiếp theo đó – tức là cuộc sống trên cõi trời. Đây là luyện ngục – đó là sự phúc lạc vô hạn mà các tu sĩ đã mơ ước tới và các nhà thơ đã ca tụng – tuyệt nhiên không phải là một giấc mơ mà là một thực tại sống động và vinh diệu. Sinh hoạt trên cõi trung giới là hạnh phúc đối với một số người và bất hạnh đối với những người khác tùy theo sự chuẩn bị mà họ đã thực hiện; nhưng điều tiếp theo sau đó là sự hạnh phúc toàn bích cho tất cả mọi người và thích hợp chính xác với nhu cầu của mỗi người.

Trước khi kết thúc chương này ta hãy xét tới một hoặc hai thắc mắc vốn cứ lẩn quẩn trở đi trở lại trong tâm trí của những kẻ mưu tìm về cuộc sống sau khi chết. Một số người ắt thắc mắc, liệu chúng ta có tiến bộ ở đó chăng ? Hẳn nhiên rồi, vì sự tiến bộ là qui tắc của Thiên Cơ. Nó có thể dành cho chúng ta hoàn toàn tỉ lệ với sự phát triển của ta. Kẻ nào nô lệ cho dục vọng chỉ có thể tiến bộ bằng cách làm cho sự ham muốn đó mòn mỏi đi; thế nhưng đó là điều tốt nhất mà y có thể đạt được ở giai đoạn này. Nhưng kẻ nào vốn tử tế và ưa giúp đỡ người khác thì sẽ học được nhiều điều bằng nhiều cách qua công việc mà y có thể thực hiện trong sinh hoạt trên cõi trung giới đó; y sẽ trở lại trần gian và có thêm nhiều quyền năng và đức tính vì y đã thực hành trên đó với một sự cố gắng bất vị kỷ. Như vậy chúng ta chẳng cần e ngại gì về vấn đề sự tiến bộ.

Còn một điều nữa thường được nêu ra đó là liệu chúng ta có nhận ra được những người thân thương của mình vốn đã từ trần trước chúng ta ? Chắc chắn là chúng ta sẽ nhận ra được vì cả họ và chúng ta có gì thay đổi đâu, thế thì tại sao ta không nhận ra được họ? Ởđó còn có sự hấp dẫn và nó sẽ đóng vai trò nam châm thu hút lại với nhau những kẻ nào cảm nhận được điều đó một cách dễ dàng và chắc chắn hơn cả dưới đây nữa. Thật vậy nếu người thân thương đã từ trần cách đây rất lâu rồi thì y có thể đã vượt qua bên kiacõi trung giới để nhập vào sinh hoạt trên cõi trời; trong trường hợp đó chúng ta phải chờ cho đến khi chúng ta đạt tới mức đó thì mới gặp lại y được, nhưng khi ta đạt đến mức đó thì ta sẽ có được người bạn của mình hoàn hảo hơn mức mà ta có thể nhận ra được trong cái nhà tù khốn khổ này. Nhưng chắc chắn là những người mà bạn yêu thương đều chẳng hề mất đi đâu cả; nếu họ mới chết gần đây thì bạn ắt tìm thấy họ trên cõi trung giới; nếu họ đã chết lâu rồi thì bạn ắt tìm thấy họ trong sinh hoạt trên cõi trời, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì sự đoàn tụ là chắc chắn khi vẫn còn tình xưa nghĩa cũ. Đó là vì tình thương là một trong những quyền năng mãnh liệt nhất trong vũ trụ cho dù khi còn đang sống hay khi đã chết.

Có vô số thông tin thú vị đã trình bày sinh hoạt ở cõi cao này. Bạn nên đọc trong kho tài liệu như quyển Sự Chết và Sau đó của bà Annie Besant, cũng như quyển sách của chính tôi viết về Cõi Trung giới Phía Bên kia cửa Tử. Bạn nghiên cứu đề tài này thì cũng bõcông thôi vì có biết được sự thật thì bạn mới không còn sợ chết nữa và mới cảm thấy đời sống dễ thở hơn vì chúng ta đã hiểu được mục đích và cứu cánh của nó. Đối với những kẻ nào sống một cuộc đời chân chính và vị tha thì sự chết không hề mang lại đau khổ mà chỉ có niềm vui. Câu ngạn ngữ xưa cũ của La Tinh – Mors janua vita – vốn đúng theo sát nghĩa Sự chết là cánh cổng dẫn vào sự sống. Điều này chính xác là như vậy, đó là cánh cổng dẫn vào một cuộc sống cao siêu và viên mãn hơn. Ở phía bên kia cũng như ở phía bên này của ngôi mộ vẫn lồng lộng cái định luật vĩ đại Sự Công Bằng của Đấng Thiêng liêng, và ở đó chúng ta cũng mặc nhiên tin cậy vào tác động của định luật này giống như ở đây đối với cả bản thân chúng ta lẫn những người mà chúng ta yêu mến.

***

Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất 

Facebook page

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here