CHƯƠNG V
NHIỀU GIAN NHÀ
Chủ điểm của quan niệm mà giờ đây ta cần phải hiểu đó là cách thức con người tạo ra cõi trời của chính mình. Ở đây trên cõi này nơi mà Tư tưởng của Thượng Đế tồn tại thì chúng tôi có nói rằng mọi vẻ đẹp và sự vinh quang đều có thể quan niệm được; nhưng conngười chỉ nhìn thấy nó qua những cửa sổ mà chính mình đã tạo ra. Mọi hình tư tưởng của y đều là một cửa sổ như thế, thông qua đó y có thể đáp ứng với những lực ở bên ngoài. Nếu y chủ yếu chỉ đánh giá cao những sự vật trần tục trong buổi sinh thời thì y chỉ tạo ra được cho chính mình một vài cửa sổ thông qua đó sự vinh quang thượng đẳng này có thể soi sáng cho y. Thế nhưng mọi người đều có được một chút xúc cảm thuần túy và vị tha cho dẫu nó chỉ xảy ra một lần trong trọn cả kiếp sống của y, và giờ đây điều đó sẽ là một cửa sổ dành cho y. Ngoại trừ những kẻ cực kỳ dã man trong những giai đoạn rất sơ khai, mọi người đều chắc chắn có được một điều gì đó trong cái giai đoạn phúc lạc nhiệm mầu này. Thay vì nói theo chính thống giáo rằng một số người sẽ lên thiên đường còn một số người xuống địa ngục, ta ắt chính xác hơn nhiều khi bảo rằng mọi người đều chia sẻ cả hai trạng thái này (nếu ta bắt buộc phải gọi cái sinh hoạt trên cõi thấp nhất của cõi trung giới bằng một danh xưng khủng khiếp là địa ngục), chỉ có điều là tỉ lệ tương đối của chúng lại khác nhau. Ta phải nhớ rằng cho đến nay linh hồn của kẻ phàm phu chỉ ở một giai đoạn phát triển sơ khai. Y đã học cách sử dụng xác phàm một cách tương đối dễ dàng và y cũng có thể hoạt động tương đối tự do trong thể vía, mặc dù hiếm khi nào y có thể nhớ được những hoạt động của nó để ghi khắc vào óc phàm; nhưng cho đến nay thể trí của y tuyệt nhiên không phải là một hiện thể theo bất kỳ ý nghĩa chân thực nào, vì y không thể sử dụng nó giống như các hạ thể kia, y không thể du hành trong thể trí cũng không thể sử dụng những giác quan của nó để tiếp nhận thông tin một cách bình thường.
Vì vậy ta không được nghĩ rằng y ở trong tình trạng hoạt động lăn xăn hoặc có thể di chuyển thoải mái giống như khi y ở trên cõi trung giới. Tình trạng của y ở đây chủ yếu là có tính chất tiếp thu và việc y liên lạc với thế giới bên ngoài chỉ diễn ra thông qua những cửa sổ của chính y, do đó cực kỳ hạn hẹp. Kẻ nào mà hoạt động được trọn vẹn ở đây thì hầu như đã là siêu nhân rồi vì y phải là một chơn linh được vinh danh, một thực thể cao cả và tiến hóa cao. Y sẽ có được ý thức trọn vẹn trên đó và sử dụng thể trí cũng thoải mái nhưkẻ phàm phu sử dụng xác phàm, và thông qua thể trí những địa hạt tri thức cao siêu rộng lớn ắt mở rộng ra cho y.
Nhưng chúng ta đang nghĩ tới một kẻ cho đến nay kém tiến hóa hơn mức đó, người này chỉ có những cửa sổ và chỉ nhìn thấy qua những cửa sổ đó. Để hiểu rõ được cõi trời của y ta phải xét tới hai điều: mối quan hệ của y với chính cõi này và quan hệ của y với bạn bè. Vấn đề quan hệ của y với môi trường xung quanh trên cõi này được chia thành hai phần, vì trước hết chúng ta phải nghĩ tới việc vật chất trên cõi này bị uốn nắn theo tư tưởng của y và hai là các lực trên cõi này được khơi hoạt để đáp ứng với những hoài bão của y.
Tôi đã đề cập tới cách thức con người bao quanh chính mình bằng những hình tư tưởng; ở đây trên cõi này chúng ta ở ngay tụ điểm của tư tưởng cho nên tự nhiên là những hình tư tưởng đó cực kỳ quan trọng đối với những cân nhắc như thế. Có những lực sống động xung quanh y đó là những cư dân thiên thần dũng mãnh của cõi này, nhiều đẳng cấp thiên thần rất bén nhạy với một vài hoài bão của con người và sẵn sàng đáp ứng với những hoài bão đó. Nhưng tự nhiên là cả tư tưởng lẫn hoài bão của y đều chỉ đi theo những đường lối mà y đã chuẩn bị sẵn trong buổi sinh thới. Dường như là khi y được chuyển dời lên một cõi có sức mạnh và sức sống siêu việt như thế thì y được kích động với những hoạt động hoàn toàn mới theo những đường lối cho đến nay không quen thuộc, nhưng điều này không thể có được. Thể trí của y tuyệt nhiên không giống như các hạ thể khác và y tuyệt nhiên không hoàn toàn kiểm soát được nó. Suốt qua một quá khứ bao gồm nhiều kiếp, nó đã quen nhận ấn tượng và sự kích động từ những hành động bên dưới thông qua các hạ thể chủ yếu là từ thể xác và đôi khi là từ thể vía; nó đã thực hiện rất ít theo đường lối tiếp thu những rung động trí tuệ trực tiếp trên cõi của riêng mình và nó không thể thình lình bắt đầu tiếp thu và đáp ứng với chúng. Vì vậy hầu như con người không phát khởi được bất kỳ tư tưởng mới mẻ nào ngoại trừ những tư tưởng mà y đã hình thành rồi, đó là những cửa sổ mà thông qua đó y nhìn ra thế giới mới mẻ của mình.
Xét về những cửa sổ này chúng ta có hai khả năng thay đổi: chiều hướng mà người ta nhìn theo chúng và loại kính thủy tinh cấu tạonên chúng. Có rất nhiều chiều hướng mà tư tưởng cao siêu có thể theo đuổi. Một số chiều hướng này chẳng hạn như tình yêu và lòng sùng tín thường có tính cách cá nhân đến nỗi mà có lẽ ta nên xem xét chúng trong mối liên quan của con người với những người khác; thay vào đó trước hết chúng ta hãy xét một ví dụ mà yếu tố cá nhân này không xen vào khi chúng ta chỉ phải bàn tới môi trường xung quanh. Giả sử như một trong những cửa sổ của y để nhập vào cõi trời là cửa sổ của âm nhạc. Ở đây ta có một lực rất mạnh; bạn biết âm nhạc có thể nâng cao con người một cách kỳ diệu xiết bao, có thể nhất thời khiến y thành ra một sinh linh mới trong một thế giới mới; nếu bạn đã từng trải nghiệm tác dụng của âm nhạc thì bạn ắt nhận ra được rằng ở đây chúng ta đang giáp mặt với một quyền năng kinh hồn. Kẻ nào không có âm nhạc ngự trị trong linh hồn thì không có được một cửa sổ mở ra theo chiều hướng đó, nhưng kẻ nào có cửa sổ âm nhạc ắt sẽ nhận được thông qua nó ba tập hợp ấn tượng khác hẳn nhau, tuy nhiên mọi ấn tượng này đều biến thiên theo loại kính thủy tinh tạo nên cửa sổ của y. Rõ rệt là kính thủy tinh có thể hạn chế rất nhiều tầm nhìn của y; nó có thể là kính màu và như vậy chỉ tiếp nhận một vài loại tia sáng hoặc nó có thể bằng vật liệu tồi tàn như vậy nó làm méo mó và đen xỉn mọi tia sáng đi vào thủy tinh. Chẳng hạn như trong khi trên trần thế một người chỉ có thể đánh giá cao được một loại âm nhạc thôi v.v. . . Nhưng giả sử rằng cửa sổ âm nhạc của y thuộc loại tốt thì thông qua đó y sẽ nhận được gì ?
Trước hết y ắt nhận thấy rằng âm nhạc đó là biểu hiện của chuyển động có thứ tự của các lực thuộc cõi này. Có một sự đúng đắn nhất định đằng sau ý niệm thi vị về âm nhạc thuộc các tầng trời vì trên các cõi cao này thì mọi sự vận động và tác động thuộc bất kỳ loại nào đều tạo ra những sự hài hòa vinh diệu cả về âm thanh lẫn về màu sắc. Mọi tư tưởng đều biểu hiện theo kiểu này: tư tưởng củay cũng như tư tưởng của người khác đều biểu hiện thành một loạt hợp âm hằng biến động dễ thương song khôn tả giống như hàng ngàn cây hạc cầm . Đối với y sự biểu lộ âm nhạc trong sinh hoạt sống động và rực rỡ của cõi trời ắt là một loại hậu cảnh hằng hữu và bao giờ cũng hoan hỉ cho mọi kinh nghiệm khác của y.
Hai là, trong số những cư dân của cõi này có một loại thực thể, một đẳng cấp lớn các thiên thần (theo cách gọi của những người bạn Ki Tô giáo) vốn đặc biệt hiến mình cho âm nhạc và quen biểu hiện bằng âm nhạc tới một mức độ trọn vẹn hơn các thực thể khác. Cổ thư của người Ấn Độ gọi họ là Gandharvas. Người nào có linh hồn hòa nhịp với âm nhạc chắc chắn là thu hút sự chú tâm của họ, y sẽ liên lạc được với một số thiên thần này và nhờ vậy càng ngày càng hưởng thụ được qua việc học tập mọi tổ hợp mới mẻ kỳ diệu màhọ vận dụng. Ba là y sẽ chăm chú lắng nghe thưởng thức âm nhạc của đồng loại mình thực hiện trên cõi trời. Ta hãy nghĩ xem có biết bao nhiêu nhà soạn nhạc là tiền bối của y: Bach, Beethoven, Mendelssohn, Handel, Mozart, Rossini, tất cả đều ở đó không chết mà tràn đầy sinh hoạt sung sức, bao giờ cũng tuôn đổ ra âm điệu vĩ đại hơn, những hài âm vinh quang hơn bất cứ thứ nào mà họ đã từng biết trên trần thế. Mỗi một âm điệu này quả thật là một suối nguồn nhạc du dương trầm bổng và nhiều sự linh hứng cho các nhạc sĩ trên trần thế chúng ta, quả thật chỉ là một dư âm thoang thoảng xa xăm của những bài hát ngọt ngào đó. Chúng ta nhận thấy ngay rằng thiên tài trên cõi hạ giới này chẳng qua chỉ là phản ánh của những quyền năng vô hạn thuộc các bậc tiền bối của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ tới kẻ nào tiếp thu được dưới đây ắt có thể tiếp nhận được một tư tưởng nào đó của họ và mô phỏng lại đến mức tối đa trên cõi hạ giới này. Các bậc thầy vĩ đại về âm nhạc đã từng nói với chúng ta bằng cách nào mà đôi khi họ nghe trọn được một nhạc kịch tôn giáo vĩ đại nào đó, một hành khúc hào hùng nào đó, một bản đồng ca cao quí nào đó trong một hợp âm vang dội; làmthế nào mà sự linh hứng đó đã đến với họ theo cách nêu trên mặc dù khi họ cố gắng viết nó ra thành nốt nhạc thì cần phải có nhiều trang nhạc mới diễn tả hết được. Trên đó một hợp âm hùng tráng ắt diễn đạt được điều mà ở dưới đây ta phải mất hàng giờ mới diễn đạt được một cách kém hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm của con người mà cửa sổ là nghệ thuật thì cũng giống như thế. Y cũng có được ba khả năng thú vị vì trật tự trên cõi này biểu diễn qua màu sắc cũng như qua âm thanh, và tất cả những người nghiên cứu Thông Thiên Học đều quen thuộc với sự thật là có một ngôn ngữ màu sắc của Chư thiên, tức là một đẳng cấp chơn linh liên lạc với nhau bằng những tia chớp lóe màu sắc rực rỡ.
Lại nữa, mọi họa sĩ lớn thuộc thời trung cổ đều vẫn còn đang làm việc không phải là với cọ vẽ và giá vẽ mà bằng cách dùng quyền năng tư tưởng để uốn nắn vật chất cõi trí tuệ theo một cách dễ dàng hơn nhiều, song cũng thỏa đáng hơn vô vàn. Mọi họa sĩ đều biết quan niệm của y trong trí đã không được biểu diễn thành công nhất trên giấy vẽ hoặc vải vẽ, nhưng ở đây tâm niệm biến thành hiện thực và không thể thất vọng được. Điều này cũng đúng với mọi chiều hướng tư tưởng sao cho thật ra có vô số điều được hưởng thụ vàhọc hỏi vượt xa mức mà tâm trí hạn hẹp của ta có thể lĩnh hội được ở dưới đây.
***
Tổng hợp sách trong Thư viện trái đất
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT (Trọn Bộ)
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 9: SỰ GIÚP ĐỠ NGƯỜI CHẾT (Kết Thúc)
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 8: NHỮNG CON NGƯỜI HOẠT ĐỘNG TRONG CÕI VÔ HÌNH
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 7: CÁC THIÊN THẦN HỘ MỆNH
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 6: BẠN BÈ CỦA CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 5: NHIỀU GIAN NHÀ
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 4: CÕI TRỜI
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 3: LUYỆN NGỤC
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 2: NHỮNG SỰ KIỆN CHÂN THỰC
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – CHƯƠNG 1: LIỆU CÓ BẤT KỲ KIẾN THỨC CHẮC CHẮN NÀO KHÔNG ?
- ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT – Giới Thiệu