CHƯƠNG 16
Con rời chính quyền quận để tìm một công việc trong hệ thống trường học, sau mười năm đến làm việc ở Bờ Tây với Tiến sĩ Elisabeth Kübler-Ross, mười tám tháng sau, đã bắt đầu công ty quảng cáo của riêng con ở San Diego, ký hợp đồng với Terry Cole-Whittaker ở đó, chuyển đến bang Washington vài năm sau, di cư đến Portland, rồi đến Nam Oregon, nơi con mải miết sống dưới bầu trời rộng mở mà không đồng nào dưới tên của mình, cuối cùng đã lại tìm được một công việc trong đài phát thanh, ba năm sau đó bị sa thải, có một khoảng thời gian khốn khó, sau đó trở thành người dẫn chương trình trò chuyện hợp tác toàn quốc, viết sách Đối thoại cùng Thượng Đế, đã có một khoảng thời gian tuyệt vời kể từ đó, và giờ con ở đây.
Được rồi, con đã giữ lời hứa của con, bây giờ đến lượt Ngài giữ lời hứa của Ngài.
Ta nghĩ mọi người muốn nhiều hơn thế một chút.
Không, họ không muốn. Họ muốn nghe từ Ngài. Họ muốn Ngài giữ lời hứa của Ngài.
Được thôi.
Ta đã tạo ra thế giới, tạo ra Adam và Eve, đưa họ vào Vườn Địa Đàng, bảo họ sinh sôi nảy nở, gặp rắc rối với một con rắn ở đó, nhìn họ đổ lỗi cho nhau và hiểu lầm mọi thứ, sau đó đã cho một ông già vài viên đá để cố gắng làm sáng tỏ mọi thứ, đã thực hiện việc tách biển một chút và làm phép lạ, gửi một số sứ giả đến kể câu chuyện của Ta, nhận thấy rằng không ai thèm nghe cả, quyết định tiếp tục cố gắng, và giờ Ta ở đây. Được rồi, Ta đã giữ lời hứa của mình.
Rất là dễ thương.
Nồi nào úp vung nấy thôi mà.
Đã không ai nói điều đó trong vòng ba mươi năm rồi.
Ta già rồi, Ta già rồi. Con còn muốn gì ở Ta nữa?
Con muốn Ngài nên ngừng diễn hài như vậy đi. Sẽ không ai tin một lời nào ở đây đâu nếu Ngài cứ tiếp tục diễn hài như vậy.
Nghe này. Ta có một tình huống mà chó chê mèo lắm lông ở đây.
Được rồi, bây giờ chúng ta đã thoát ra được chưa? Chúng ta có thể quay lại với quyển sách được chưa nào?
Nếu con cứ khăng khăng như vậy.
Con muốn biết về Năm Thái Độ của Thượng Đế – một trong số đó không phải là “hài hước”, con nhận thấy thế đấy.
Có lẽ đáng ra nó nên là “hài hước”.
Ngài có chịu dừng không vậy?
Không, Ta nghiêm túc đấy. Mọi người thường có tư tưởng rằng Thượng Đế không bao giờ hài hước, không thể cười và mọi người phải hành động rất linh thiêng xung quanh Thần Thánh. Ta ước gì các con nhìn nhận mọi thứ nhẹ nhàng bớt đi. Tất cả các con. Cười chính mình. Ai đó đã từng nói rằng, “Anh lớn lên vào cái ngày mà anh cười vào chính mình thật vui vẻ.”
Đừng nghiêm túc quá. Hãy thả lỏng bản thân một chút. Và khi các con đang cười vào chính mình, hãy cười với nhau một chút nữa.
Con muốn biết về Năm Thái Độ của Thượng Đế sao? Hãy xem thái độ đầu tiên này.
“Hoàn toàn vui vẻ.”
Đó là thái độ đầu tiên. Con có nhận thấy điều đó không? Ta đã liệt kê điều đó đầu tiên.
Vậy Ngài đang nói điều gì?
Ta đang nói rằng nó đến trước bất kỳ điều gì khác. Nó là thứ làm cho mọi thứ trở nên khả thi. Không có niềm vui thì không có gì cả.
Ta đang nói rằng trừ phi con có một chút hài hước trong cuộc sống của mình, nếu không thì điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Ta đang nói rằng tiếng cười là liều thuốc tốt nhất. Ta đang nói rằng niềm vui là tốt cho tâm hồn.
Ta sẽ đi xa hơn thế. Niềm vui là tâm hồn. Tâm hồn là cái mà các con gọi là niềm vui. Niềm vui thuần khiết. Niềm vui bất tận. Niềm vui không pha tạp, không giới hạn, không hạn chế. Đó là bản chất của tâm hồn.
Nụ cười là cửa sổ tâm hồn con. Tiếng cười là cánh cửa.
Ồ, wow.
Wow, thực sự.
Tại sao linh hồn lại hạnh phúc? Mọi người không hạnh phúc đến thế. Ý con là, những người mà tâm hồn họ dường như không hạnh phúc, vậy điều gì đang xảy ra ở đây?
Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Nếu tâm hồn vui vẻ như vậy, tại sao con lại không? Đó là một câu hỏi hoàn toàn tuyệt vời.
Câu trả lời nằm trong tâm trí của con. Con phải “thuộc về tâm trí” để vui nếu con muốn giải phóng niềm vui trong lòng mình.
Con tưởng niềm vui đã ở trong tâm hồn người ta.
Trái tim của con là hành lang giữa tâm hồn và tâm trí của con. Niềm vui trong tâm hồn con phải di chuyển qua trái tim con, nếu không nó sẽ “thậm chí không đi vào tâm trí con”.
Cảm xúc là ngôn ngữ của linh hồn. Chúng sẽ lại lại nằm trong trái tim con nếu con có một tâm trí khép kín. Đó là lý do tại sao, khi con cảm thấy rất rất buồn, con nói rằng trái tim con đang tan vỡ. Và đó là lý do tại sao, khi con đang cảm thấy rất rất hạnh phúc, con nói rằng trái tim của con đang vỡ ra.
Hãy mở rộng tâm trí, cho phép cảm xúc của con được bộc lộ, được đẩy ra ngoài, và trái tim của con sẽ không tan vỡ cũng không vỡ ra, mà là một kênh lưu lượng tự do của năng lượng sống trong tâm hồn con.
Nhưng nếu tâm hồn là niềm vui, thì làm sao nó có thể buồn?
Niềm vui là biểu hiện của cuộc sống. Dòng chảy tự do của năng lượng cuộc sống là những gì các con gọi là niềm vui. Bản chất của cuộc sống là Một Thể – hợp nhất với Tất Cả đang Tồn Tại. Đây là những gì mà cuộc sống vốn là: hợp nhất, biểu hiện. Cảm giác hợp nhất là cảm giác mà các con gọi là tình yêu. Vì vậy, trong ngôn ngữ của con, người ta nói rằng bản chất của cuộc sống là tình yêu. Vậy thì niềm vui chính là tình yêu, thể hiện một cách tự do.
Bất cứ khi nào sự thể hiện tự do và không giới hạn của cuộc sống và tình yêu – nghĩa là trải nghiệm về sự hợp nhất và đồng nhất với vạn vật và với mọi chúng sinh – bị cấm hoặc bị giới hạn bởi bất kỳ hoàn cảnh hay điều kiện nào, thì linh hồn, chính là niềm vui, sẽ không được thể hiện đầy đủ. Niềm vui không được thể hiện đầy đủ là cảm giác mà các con gọi là nỗi buồn.
Con bị rối. Làm thế nào một điều có thể là một điều này nếu nó là một điều khác? Làm sao vật có thể lạnh nếu bản chất của nó là nóng? Làm sao tâm hồn có thể buồn nếu bản chất của nó là niềm vui?
Con hiểu sai bản chất của vũ trụ. Con vẫn đang nhìn mọi thứ là tách biệt. Nóng và lạnh không tách rời nhau. Không gì là tách rời nhau cả. Không có gì trong Vũ trụ tách rời với bất kỳ thứ nào khác. Do đó, nóng và lạnh giống nhau ở các mức độ khác nhau. Nỗi buồn và niềm vui cũng vậy.
Thật là một cái nhìn sâu sắc tuyệt vời! Con chưa bao giờ nghĩ về nó theo cách đó. Nỗi buồn và niềm vui chỉ là hai cái tên. Chúng là những từ chúng ta đã sử dụng để mô tả các cấp độ năng lượng khác nhau của cùng một loại năng lượng.
Các biểu hiện khác nhau của nguồn Lực Vũ Trụ, phải. Và đó là lý do tại sao hai cảm giác này có thể được trải nghiệm trong cùng một thời điểm. Con có thể tưởng tượng một điều như vậy không?
Có ạ! Con đã cảm thấy buồn và vui cùng một lúc.
Tất nhiên là con đã. Nó chẳng phải là bất thường gì cả.
Chương trình truyền hình M * A * S * H là một ví dụ hoàn hảo về kiểu đặt cạnh nhau này. Và, gần đây hơn, một thước ảnh động phi thường có tên Cuộc sống thật tươi đẹp.
Phải. Đây là những ví dụ đáng kinh ngạc về cách tiếng cười chữa lành, về cách nỗi buồn và niềm vui có thể đan xen nhau.
Đây chính là năng lượng sống, dòng chảy mà các con gọi là nỗi buồn / niềm vui.
Năng lượng này có thể được thể hiện theo cách mà các con gọi là niềm vui bất cứ lúc nào. Đó là bởi vì năng lượng của cuộc sống có thể được kiểm soát. Giống như chuyển máy điều nhiệt từ lạnh sang nóng, con có thể tăng tốc độ dao động của năng lượng sống, từ nỗi buồn sang niềm vui. Và để Ta nói với con điều này: nếu con mang niềm vui trong tim, con có thể chữa lành bất cứ lúc nào.
Nhưng làm thế nào để con có thể mang theo niềm vui trong trái tim của con? Làm thế nào để con đem nó đến đó nếu như nó không ở đó?
Nó ở đó.
Một số người không trải nghiệm điều đó.
Họ không biết bí mật của niềm vui.
Bí mật là gì ạ?
Con không thể cảm nhận được niềm vui cho đến khi con bộc lộ nó ra ngoài.
Nhưng làm thế nào để con bộc lộ nó ra ngoài nếu như con không cảm nhận được nó?
Giúp người khác cảm nhận được nó.
Giải phóng niềm vui bên trong của người khác, và bạn giải phóng niềm vui bên trong con.
Một số người không biết làm thế nào để làm điều đó. Đó là một tuyên bố rất lớn, họ không biết nó trông như thế nào.
Nó có thể được thực hiện với một thứ gì đó đơn giản như một nụ cười. Hoặc một lời khen. Hay một cái nhìn yêu thương. Và nó có thể được hoàn thành với một cái gì đó tao nhã như làm tình. Với những công cụ này, con có thể giải phóng niềm vui nơi người khác và với nhiều công cụ hơn nữa.
Với một bài hát, một điệu nhảy, hoặc một nét vẽ, hoặc nặn đất sét, hoặc ghép vần điệu các từ. Với cái nắm tay, hay sự gặp gỡ của những tâm trí, hay sự hợp tác của những linh hồn. Với việc cùng nhau tạo ra bất cứ điều gì tốt đẹp và đáng yêu và hữu ích. Với tất cả các công cụ này, con có thể giải phóng niềm vui của người khác và với nhiều công cụ khác nữa.
Với việc chia sẻ cảm xúc, nói ra một sự thật, chấm dứt giận dữ, hàn gắn sự phán xét. Với sự sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng nói. Với quyết định tha thứ, và lựa chọn giải thoát. Với cam kết cho đi và ân sủng để nhận.
Ta nói với con rằng có một ngàn cách để giải phóng niềm vui trong trái tim của người khác. Không, một ngàn nhân một ngàn lần. Và trong thời điểm con quyết định làm như vậy, con sẽ biết làm thế nào.
Ngài nói đúng. Con biết là Ngài nói đúng. Nó có thể được thực hiện ngay cả trên giường sinh tử của ai đó.
Ta đã gửi cho con một người thầy tuyệt vời để cho con thấy điều đó.
Vâng. Tiến sĩ Elisabeth Kubler-Ross. Con không thể tin được. Con không thể tin được rằng con thực sự được gặp bà ấy, đừng nói là làm việc như nhân viên của bà ấy. Thật là một người phụ nữ phi thường.
Con đã rời chính quyền Quận Anne Arundel (trước khi rắc rối của Joe Alton bắt đầu. Chà!) để nhận một công việc trong hệ thống trường học ở đó. Trợ lý báo chí lâu năm của trường đã nghỉ hưu và con đã ứng tuyển vào vị trí này. Một lần nữa, con đã ở đúng nơi vào đúng thời điểm. Con đã được đào tạo về cuộc sống một cách đáng kinh ngạc hơn, làm việc với mọi thứ từ Nhóm can thiệp khủng hoảng đến ủy ban phát triển chương trình giảng dạy. Cho dù chuẩn bị một báo cáo dài 250 trang về sự phân biệt đối xử trong trường học (một lần nữa chạm vào Trải nghiệm người da đen), cho tiểu ban của Quốc hội, hay đi từ trường này sang trường khác, tổ chức những cuộc gặp mặt lần-đầu-tiên giữa gia đình với giáo viên, cha mẹ, học sinh, quản lý và nhân viên hỗ trợ, con đã tham gia tích cực vào những hoạt động này.
Con đã trải qua thập niên bảy mươi ở đó – khoảng thời gian dài nhất mà con từng làm việc ở bất cứ đâu – và vô cùng thích thú với hai phần ba thời gian đầu của nó. Nhưng cuối cùng, hoa đã tàn, và nhiệm vụ của con bắt đầu lặp đi lặp lại và không có gì hấp dẫn. Con cũng bắt đầu nhìn thấy những gì ngày càng giống một ngõ cụt ở phía trước — con có thể thấy mình làm công việc tương tự trong ba mươi năm nữa. Không có bằng đại học, con không có nhiều cơ hội thăng tiến (thực tế là con đã may mắn có được công việc cấp-cao mà con đã có), và nặng lượng của con bắt đầu phất lên.
Sau đó, con bị bắt cóc vào năm 1979 bởi Tiến sĩ Elisabeth Kübler-Ross. Và nó là một vụ bắt cóc, không có sai lầm gì về nó.
Năm đó, con đã bắt đầu trợ giúp Elisabeth với tư cách là một tình nguyện viên, hợp tác với một người bạn, Bill Griswold, phối hợp diễn thuyết về việc gây quỹ ở Bờ Đông cho Shanti Nilaya, một tổ chức phi lợi nhuận đã hỗ trợ công việc của bà ấy. Bill đã giới thiệu con với Dr.Ross vài tháng trước đó, khi ông ấy đề nghị con giúp một số công việc PR. cho một sự xuất hiện, ông ấy đã xoay sở được để thuyết phục bà ấy thực hiện ở Annapolis.
Tất nhiên, con đã nghe nói về Elisabeth Kübler-Ross. Một người phụ nữ có tài năng hoành tráng, cuốn sách đột phá của bà năm 1969, Về cái chết và sự hấp hối, đã thay đổi quan điểm của thế giới về quá trình hấp hối, loại bỏ điều cấm kỵ khỏi nghiên cứu về giải phẫu học, khai sinh ra phong trào trại tế bần ở Mỹ và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người mãi mãi.
(Bà ấy đã viết nhiều cuốn sách khác kể từ đó, bao gồm Cái chết: Giai đoạn cuối cùng của sự trưởng thành, và gần đây nhất là Bánh xe cuộc đời: Hồi ức của Sống và Chết.)
Con đã bị thu hút bởi Elisabeth ngay lập tức — như hầu hết tất cả những người gặp bà ấy. Bà ấy có một tính cách phi thường và vô cùng hấp dẫn, và con nhìn thấy ai từng được bà ấy chạm vào cũng không bao giờ còn giống như trước được nữa. Con biết sau sáu mươi phút với bà ấy, rằng con muốn hỗ trợ công việc của bà ấy, và tình nguyện hỗ trợ không phải là điều mà bất cứ ai thậm chí phải yêu cầu con làm cả.
Gần một năm sau cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, Bill và con đã ở Boston sắp xếp một bài giảng khác. Sau buổi diễn thuyết của bà ấy, một vài người trong chúng con nhận ra mình đang ở trong một góc yên tĩnh của một nhà hàng, tận hưởng một vài khoảnh khắc trò chuyện riêng tư hiếm hoi với Elisabeth. Con đã có hai hoặc ba cuộc trò chuyện như vậy với bà ấy trước đây, vì vậy bà ấy đã nghe những gì con nói lại với bà ấy vào đêm hôm đó: Con sẽ làm bất cứ điều gì để tham gia vào công việc của bà ấy.
Elizabeth vào lúc đó đang trình bày trong các buổi hội thảo về Cuộc Sống, Cái Chết và Giai đoạn chuyển giao, khắp đất nước, tương tác với những người mắc bệnh nan y và gia đình của họ, và những người khác đang làm công việc mà cô ấy gọi là “công việc đau buồn”. Con chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như nó. (Sau đó, bà ấy đã viết một cuốn sách, Sống Cho Đến Khi Chúng Ta Nói Lời Tạm Biệt, To Live Until We Say Goodbye, mô tả với sức mạnh cảm xúc lớn về những gì đã diễn ra tại những khóa nghỉ dưỡng này.) Người phụ nữ này đã chạm vào cuộc sống của mọi người theo những cách có ý nghĩa và sâu sắc, và con có thể thấy rằng công việc của cô ấy là ý nghĩa cho chính cuộc sống của bà ấy.
Công việc của con đã không phải vậy. Con chỉ đang làm những gì mà con nghĩ mình phải làm để tồn tại (hoặc đảm bảo rằng những người khác tồn tại). Một trong những điều con học được từ Elisabeth là không ai trong chúng ta phải làm điều đó. Elisabeth sẽ dạy những bài học khổng lồ như vậy theo cách đơn giản nhất: những sự quan sát gồm một câu mà bà không cho phép tranh luận. Tại nhà hàng ở Boston đêm đó, con đã được tặng một trong những điều này.
“Tôi chỉ là không biết,” con than vãn, “không còn gì thú vị với công việc của tôi nữa, và tôi cảm thấy như thể cuộc sống của mình đang trôi qua một cách lãng phí, nhưng tôi đoán tôi sẽ làm việc ở đó cho đến khi tôi sáu mươi lăm tuổi, và nhận được lương hưu của tôi.”
Elisabeth nhìn con như thể con bị điên. “Anh không cần phải làm điều đó,” bà ấy nói rất khẽ. “Tại sao anh lại làm điều đó?”
“Nếu chỉ là mình tôi, tôi sẽ không làm, hãy tin tôi đi. Tôi sẽ ra khỏi đó vào ngay ngày mai. Nhưng tôi phải nuôi một gia đình.”
“Và nói cho tôi biết, gia đình này của anh, họ sẽ làm gì, nếu anh chết vào ngày mai?” Elisabeth hỏi.
“Điều đó không phải trọng điểm,” Con cãi lại. “Tôi chưa chết. Tôi vẫn đang sống.”
“Anh gọi đó là sống sao?” bà ấy trả lời, và quay đi để nói chuyện với người khác, như thể hoàn toàn hiển nhiên rằng không còn gì để nói nữa.
Sáng hôm sau, khi uống cà phê tại khách sạn với những người giúp đỡ ở Boston, bà ấy đột ngột quay sang con. “Anh chở tôi đến sân bay,” bà nói.
“Ồ, được rồi,” con đồng ý. Bill và con đã lái xe từ Annapolis lên, và xe của con ở ngay bên ngoài.
Trên đường lái xe, Elisabeth nói với con rằng bà ấy sẽ đến Poughkeepsie, New York, cho một hội thảo chuyên sâu khác kéo dài năm ngày. “Đi với tôi vào trong,” cô nói. “Đừng chỉ thả tôi xuống. Tôi cần giúp đỡ với túi xách của mình.”
“Chắc chắn rồi”, con nói, và chúng con lăn bánh vào bãi đậu xe.
Tại quầy vé, Elisabeth xuất trình vé của mình, sau đó dặt xuống một thẻ tín dụng. “Tôi cần một chỗ ngồi khác trên chuyến bay này,” cô nói với người đại diện.
“Để tôi xem chúng tôi còn chỗ không,” người phụ nữ trả lời “À, vâng, chỉ còn một ghế thôi.”
“Tất nhiên,” Elisabeth cười rạng rỡ như thể cô ấy biết một số bí mật nội bộ.
“Và ai sẽ là người đi du lịch, xin vui lòng?” người đại diện hỏi.
Elisabeth chỉ vào con. “Người này,” bà lẩm bẩm.
“Tôi xin bà lặp lại với ạ?” Con nghẹn ngào.
“Anh sắp đi Poughkeepsie, không phải sao?” Elisabeth hỏi, như thể là chúng con đã thảo luận toàn bộ việc này.
“Không! Tôi phải đi làm vào ngày mai. Tôi chỉ xin nghỉ ba ngày thôi.”
“Công việc đó sẽ được hoàn thành mà không có anh,” bà nói một cách chính xác.
“Nhưng tôi đã để xe ở Boston này,” con phản đối. “Tôi không thể để nó ở ngoài đó trong bãi đậu xe.”
“Bill có thể đến lấy nó và lái đi.”
“Nhưng… Tôi không có quần áo để mặc. Tôi không có kế hoạch đi xa lâu như vậy.”
“Có các cửa hàng ở Poughkeepsie.”
“Elisabeth, tôi không thể làm điều này! Tôi không thể chỉ lên máy bay và đi đâu đó.” Tim con đập thình thịch, vì đó chính xác là điều con muốn làm.
“Người phụ nữ cần bằng lái xe của anh,” bà nói, chớp mắt một cách nặng nề.
“Nhưng, Elisabeth …”
“Anh sẽ làm tôi lỡ chuyến bay.”
Con đã đưa bằng lái xe cho người phụ nữ. Cô ấy đưa con một tấm vé.
Khi Elisabeth bước ra cổng, giọng nói của con theo sau bà ấy. “Tôi phải gọi đến văn phòng và nói với họ rằng tôi sẽ không ở đó.”
Elisabeth vùi đầu đọc sách trên máy bay, chỉ nói được mười từ với con. Nhưng khi chúng con đến địa điểm hội thảo ở Poughkeepsie, bà ấy đã giới thiệu con với những người tham gia được tập hợp lại là “người làm PR mới của tôi.”
Con đã gọi điện về nhà để nói với vợ con rằng con đã bị bắt cóc và sẽ về nhà vào thứ Sáu. Và trong hai ngày tiếp theo, con đã xem Elisabeth làm việc. Con đã thấy cuộc sống của mọi người thay đổi ngay trước mắt mình. Con thấy những vết thương cũ đang được chữa lành, những vấn đề cũ được giải quyết, những kẻ thù cũ được giải phóng, những niềm tin cũ được vượt qua.
Tại một thời điểm, một người phụ nữ ngồi rất gần con trong phòng xử lý “đi lên”. (Nhân viên hội thảo nói chuyện vì một người rơi nước mắt kéo dài, hoặc theo một cách nào đó khác, là mất kiểm soát của thời điểm.)
Elisabeth, với một cử chỉ nhẹ bằng đầu, ra hiệu cho con hãy quan tâm đến việc đó.
Con nhẹ nhàng dẫn người phụ nữ đang khóc ra khỏi phòng và đưa cô ấy đi đến một không gian nhỏ được đặt bên dưới hành lang. Con chưa bao giờ làm điều này trước đây, nhưng Elisabeth đã đưa ra những hướng dẫn rất cụ thể cho tất cả mọi người là nhân viên (bà ấy thường mang theo ba hoặc bốn người). Một điều bà ấy đã nói rất rõ ràng. “Đừng cố sửa nó,” bà ấy nói, “Chỉ cần lắng nghe. Nếu các anh cần giúp đỡ, hãy gọi cho tôi, nhưng có mặt ở đó để lắng nghe thường luôn là đủ.”
Bà ấy đã đúng. Con đã có thể “có mặt ở đó” vì người tham gia hội thảo đó một cách chất lượng. Con đã có thể giữ không gian an toàn cho mình, để cho cô ấy một nơi để thả lỏng tất cả, để trút bỏ những gì cô ấy đã mang theo mà đã được kích hoạt trong căn phòng lớn hơn. Cô ấy khóc lóc, than vãn, trút giận và nói chuyện khe khẽ, rồi lại tiếp tục chu kỳ lần nữa. Con chưa bao giờ cảm thấy hữu ích như vậy trong cuộc đời mình.
Chiều hôm đó con gọi cho văn phòng hội đồng nhà trường ở Maryland.
“Nhân viên, làm ơn,” con nói với người điều hành, và khi con được kết nối với bộ phận phù hợp, con hít một hơi thật sâu.
“Một người có thể,” con hỏi, “từ chức qua điện thoại được không?”
Thời gian là thành viên trong đội ngũ nhân viên của Elisabeth là một trong những món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con đã nhìn thấy cận cảnh một người phụ nữ làm việc theo những cách thánh thiện, giờ này qua giờ khác, tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác. Con đứng bên bà ấy trong giảng đường, trong phòng xưởng, và bên giường bệnh của những người sắp chết. Con nhìn thấy bà ấy với những người già và những đứa trẻ nhỏ. Con đã quan sát bà ấy với sự sợ hãi và dũng cảm, vui vẻ và buồn bã, cởi mở và khép kín, tức giận và nhu mì.
Con đã quan sát một Bậc Thầy.
Con đã quan sát bà ấy chữa lành những vết thương sâu nhất có thể gây ra cho tinh thần của con người.
Con đã quan sát, con đã lắng nghe, và con đã rất cố gắng học hỏi.
Và, vâng, con đã hiểu rằng những gì Ngài đã nói là đúng.
Có một ngàn cách để giải phóng niềm vui nơi trái tim của người khác, và trong thời điểm người ta quyết định làm như vậy, người ta sẽ biết cách thôi.
Và nó có thể được thực hiện ngay cả trên giường sinh tử của ai đó.
Cảm ơn Ngài vì đã dạy dỗ, và vì một người giảng dạy bậc thầy.
Không có chi, bạn của Ta. Và giờ thì con có biết, làm thế nào để sống vui vẻ không?
Elisabeth khuyên tất cả chúng ta hãy yêu thương vô điều kiện, nhanh chóng tha thứ, đừng bao giờ hối hận về những nỗi đau trong quá khứ. “Anh có nên che chắn các hẻm núi khỏi gió bão không,” bà ấy sẽ nói, “anh sẽ không bao giờ nhìn thấy vẻ đẹp của những đường chạm khắc của chúng.”
Bà ấy cũng kêu gọi chúng con hãy sống trọn vẹn ngay bây giờ, dừng lại và nếm thử dâu tây, và làm bất cứ điều gì cần thiết để hoàn thành điều mà bà ấy gọi là “công việc dang dở của anh”, để cuộc sống có thể được sống một cách không sợ hãi và cái chết có thể được đón nhận mà không hối tiếc. “Khi anh không sợ chết, anh không sợ sống.” Và tất nhiên, thông điệp lớn nhất của bà ấy là: “Cái chết không tồn tại.”
Đó là rất nhiều điều để nhận được từ một người.
Elisabeth có nhiều thứ để cho đi.
Vậy thì hãy đi và sống theo những sự thật này, và những sự thật mà Ta đã mang đến cho con thông qua những nguồn khác, để con có thể lan tỏa niềm vui trong tâm hồn, cảm nhận nó trong trái tim và biết điều đó trong tâm trí con.
Thượng Đế là sự sống ở tần số dao dộng cao nhất của nó, thứ mà, chính là niềm vui.
Thượng Đế hoàn toàn vui vẻ, và con sẽ chuyển sang sự biểu hiện thần tính của riêng mình khi con bày tỏ Thái Độ Đầu Tiên này của Thượng Đế.