TÂM THỨC là gì? Một vài ví dụ điển hình về TÂM THỨC THẤP.

0
160

Hiện trên Internet đã có rất nhiều giải thích về tâm thức là gì, và phát triển tâm thức là như thế nào. Mình không có ý định bác bỏ những điều đó. Trong bài viết này, mình trình bày quan điểm riêng của mình.

=============

TÂM THỨC LÀ GÌ?

  • Tâm là trái tim, là cảm xúc. Tâm là cái Tâm trong Thân-Tâm-Trí.
  • Thức là ý thức, nó giúp con người có cái gọi là sự sống. Nó giúp ta có thể nhận thức, có thể suy nghĩ, phân tích, ra quyết định, v.v… Thức là cái Trí trong Thân-Tâm-Trí.

Tâm thức chính là dòng chảy suy nghĩ + cảm xúc của con người. Nó liên tục diễn ra trong đời sống của chúng ta.

Tâm là cảm xúc, là lưu trữ của tất cả các tiền kiếp của chúng ta. Khi có 1 tình huống khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, nghĩa là những tình huống tương tự đã  không được giải quyết tốt trong các tiền kiếp (hoặc hiện kiếp). Và đó chính là NGHIỆP của chúng ta.

Thức hoạt động cơ bản giống như 1 con AI. Tức là nó thu thập thông tin của kiếp hiện tại và mô phỏng lại cách thức hoạt động theo các thông tin đó. Ví dụ, 1 đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bạo lực thì lớn lên đứa trẻ đó cũng có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thoạt nhìn, có vẻ cái Thức hoạt động theo logic chặt chẽ, nhưng thực tế, nó không hẳn như vậy. Không những vậy, nó còn cực giỏi trong việc bịa ra những lý do để hợp lý hoá hay che dấu, biện minh cho những điểm mâu thuẫn trong lập luận của nó.

THẾ NÀO LÀ TÂM THỨC CAO?

Trong đời sống, sự khó chịu, hay không thoải mái,… xảy ra khi ý thức có quan điểm không khớp với cảm xúc.

Ví dụ, ý thức của bạn cho rằng cần tập thể dục để giảm cân và có sức khoẻ tốt. Tuy nhiên, mỗi ngày thức dậy, cảm xúc của bạn nó lại muốn bạn nằm ngủ tiếp. Và khi tỉnh dậy, bạn lại thấy áy náy vì mình đã không dậy tập thể dục như mình đã lên kế hoạch. Cứ như vậy, chuyện này có thể tái lặp nhiều lần trong nhiều năm.

Người có tâm thức phát triển cao dĩ nhiên họ sẽ ÍT KHI KHÓ CHỊU HƠN. Lý do là vì họ hiểu rõ về bản thân mình hơn, họ cũng hiểu rõ các sự việc hơn, nên ít mâu thuẫn hơn. Ví dụ, 1 người có tâm thức cao trong trường hợp trên họ sẽ có xu hướng không chọn cách tập thể dục mà chọn 1 phương pháp khác phù hợp hơn với mong muốn và điều kiện của họ.

Và khi gặp tình huống gây khó chịu thì họ cũng xử lý tốt hơn, đại ý là sẽ nhanh hết hơn. Lưu ý là họ XỬ LÝ chứ không phải họ TRÁNH NÉ. Như trong ví dụ tập thể dục bên trên, giả sử họ chọn 1 phương án khác và cũng không thành công thì đơn giản họ sẽ xem xét lại và chọn 1 phương án khác nữa chứ không để sự khó chịu kéo dài lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nói 1 cách dễ hiểu, nếu có 10 việc thì người tâm thức thấp hơn có thể thấy khó chịu với 5-7 việc, mỗi việc thì họ phải mất nhiều thời gian để xử lý, thậm chí nhiều trường hợp là tránh né không giải quyết. Còn với người tâm thức cao hơn, thì họ chỉ khó chịu với 2-3 việc thôi, và cũng cần ít thời gian hơn để xử lý. Hệ quả là họ cũng nhanh tìm ra phương án phù hợp cho mong muốn của mình hơn.

MỘT VÀI CÁCH HOẠT ĐỘNG ĐIỂN HÌNH CỦA TÂM THỨC THẤP

+ Tâm lý nạn nhân: Họ cố tình gài kèo cho người khác mắc nợ mình để thao túng. Như nhân vật người mẹ trong phim Mai (Trấn Thành – 2024). Bà mẹ tự không lấy chồng nữa (hoặc không ai chịu lấy) rồi sau đó bà lấy đó làm lý do, rằng bà đã hy sinh cả cuộc đời để tập trung lo cho con trai (Sâu) và thao túng, ép con trai mình phải chia tay người yêu.

Nhân vật người mẹ của Sâu (phim Mai – 2024) là điển hình cho tâm thức nạn nhân

+ Tâm lý thiếu thốn: Càng thiếu người ta càng sợ bị hở, sợ bị “hiểu lầm”… Một số KOLs chuyên khoe giàu có trên mxh ngày nay là điển hình. Họ luôn sợ mất fan, sợ fan hiểu lầm, sợ bị bóc phốt là “sống ảo”,… Một số trường hợp tiêu cực thì những người này có thể lợi dụng, chà đạp hay hạ thấp người khác để nâng mình lên.

+ Tâm lý không chịu trách nhiệm: Khi gặp sự việc không như ý, người ta sẽ hay nhìn thấy lý do từ bên ngoài (tại, bị, thì, …) hoặc đổ lỗi cho người khác. Vi tế hơn, họ luôn nói miệng rằng mình chịu trách nhiệm nhưng đi kèm là than thở, trách móc.

+ Tâm lý chủ quan: Những người này rất thích phán để chứng tỏ mình hiểu biết mà không nhận ra rằng mình đang biết tuốt. Họ luôn cho rằng mọi việc dù đã xảy ra hay chưa xảy ra thì họ đều là người biết rất rõ về sự việc đó. Họ luôn cho rằng họ quen thân với những nhân vật quan trọng của sự việc, hoặc họ mới được xác nhận, hoặc họ rất giỏi trong lĩnh vực đó,…

=======================

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề NỘI LỰC, bạn có thể tham gia khoá học PHÁT TRIỂN NỘI LỰC qua Zoom miễn phí của chúng tôi. Hãy vào nhóm Zalo https://zalo.me/g/lxttqn950 để nhận thông báo và link khoá học sắp tới.

Danh mục các bài viết nội lực:

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here