TÂM LINH HÌNH TƯỚNG CỦA “BUÔNG BỎ”

0
144

GIỜ LÀ THỜI ĐẠI CỦA TÂM LINH “BUÔNG BỎ”!

 

MỌI NGƯỜI CHỈ ĐANG BUÔNG BỎ Ở MỨC HÌNH TƯỚNG

Thấy mọi người bảo tham là xấu >> thế là BỎ tham >> thèm lắm mà không dám nhận, không dám lấy >> thế là thành thiếu thốn.

Thấy mọi người bảo sân là xấu >> thế là BỎ sân >> giận lắm mà đè nén cảm xúc, không dám tranh luận, không nhìn ra được vấn đề >> thế là thành chủ quan, bảo thủ, cố chấp.

Thấy mọi người bảo so sánh, phán xét là xấu >> thế là BỎ so sánh, bỏ nhận xét >> thế là mất tính cá nhân, mất bản sắc, trở thành bản sao của xã hội.

Thấy mọi người bảo phải tích phúc >> thế là BỎ tất cả những việc khác, dồn sức đi làm từ thiện, tụng kinh gõ mõ, thiền hành, cầu cúng xin xỏ >> cuộc sống mất cân bằng, trở thành cỗ máy tích phúc.

Đây chính là sự BUÔNG BỎ HÌNH TƯỚNG, tức là bạn chỉ copy, bạn chỉ tuân theo chỉ dẫn 1 cách máy móc, bạn hoàn toàn không có đủ kinh nghiệm hay sự hiểu biết về thứ bạn đã “buông bỏ”.

BỎ nhiều lắm! Ai BỎ càng nhiều, càng được ca ngợi. Phải BỎ hết mới thành Phật được.

 

BUÔNG BỎ ĐÚNG NGHĨA LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Điều cơ bản nhất của BUÔNG BỎ là bạn phải đang NẮM GIỮ. Làm sao bạn có thể BUÔNG được nếu như bạn đang không NẮM?

Buông bỏ đúng nghĩa phải là buông một cách tự nhiên chứ không phải buông hình tướng như bên trên. Sự buông bỏ sẽ xảy ra tự nhiên khi bạn đã có đủ kinh nghiệm với sự việc nào đó. Mà trải nghiệm + phân tích kết quả + thử nghiệm đủ sẽ ra kinh nghiệm đủ. Khi có đủ kinh nghiệm, bạn tự khắc không bận tâm nhiều về chuyện đó nữa.

Ví dụ đơn giản như khi bạn vào học lớp 1. Khi đó, bạn bắt đầu làm quen với việc tự lập. Bạn phải dậy sớm, đánh răng rửa mặt, tự chuẩn bị sách vở, quần áo, giày dép. Và bạn stress, bạn chống đối lại với cha mẹ mình, bạn khóc lóc, bạn ăn vạ, v.v… Điều này nghĩa là bạn đang NẮM GIỮ sự tiêu cực với việc tự lập.

Thế nhưng cha mẹ bạn không nhượng bộ. Vì thế, bạn phải tập làm quen với những việc cá nhân đó. Và dần dần, bạn thuần thục những việc đó, bạn cũng thấy rằng điều này là cần thiết khi bạn lớn lên. Rồi đến 1 lúc, bạn đã trải nghiệm đủ, bạn đã đủ góc nhì, bạn đã đủ kinh nghiệm và bạn thấy chuyện này là HIỂN NHIÊN, và bạn làm nó 1 cách TỰ NHIÊN. Khi này, bạn mới BUÔNG BỎ sự tiêu cực thật sự.

Một ví dụ khác là Nghiệp. Khi “người A” “làm gì đó” khiến mình khó chịu, dân gian hay nói do ta có nghiệp với “người A” và phải chịu đựng để giải Nghiệp. Nhưng trên thực tế, bài học là “làm gì đó” và nếu ta đủ trải nghiệm, nội lực đủ mạnh thì không có “người A” nào có thể làm ta khó chịu được nữa. Khi đó, ta mới thực sự gọi là buông bỏ, và hết Nghiệp với bài học đó.

Như tấm hình minh hoạ dưới đây chẳng hạn:

+ Mình yếu đuối, mình kém cỏi, mình yếu nội lực thì mình thấy cuộc đời này là khổ. Nhưng đâu có nghĩa sự thật là như vậy. Đầy người vẫn thấy sướng mà. Thế thì mình phải va chạm, phải học hỏi, phải trưởng thành, để lên lớp. Còn chui vào 1 góc, tự lập trình là “không có khổ”, trốn tránh thì gọi là “sống lắng đọng” thì có tiến hoá phát triển được tí nào không?

tâm linh buông bỏ

===============

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề NỘI LỰC, bạn có thể tham gia khoá học PHÁT TRIỂN NỘI LỰC qua Zoom miễn phí của chúng tôi. Hãy vào nhóm Zalo https://zalo.me/g/lxttqn950 để nhận thông báo và link khoá học sắp tới.

Danh mục các bài viết nội lực:

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here