Đối thoại với Thượng Đế những mặc khải mới – Chương 22

0
131

Vì vậy, trong trải nghiệm Tâm linh Mới mà ngài tiếp tục nói đến này, chúng ta sẽ quên tất cả về đạo đức, có phải vậy không?

“Đạo đức” là một thứ nguy hiểm, chính xác là vì chúng thay đổi theo thời gian trong lịch sử và từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trên khắp hành tinh.

Lý do chúng thay đổi là vì chúng dựa trên những niềm tin sai lầm, và khi nhiều người phát hiện ra rằng một số uốn nắn về đạo đức nhất định không phù hợp trong cuộc sống thực, những gì họ làm là thay đổi đạo đức của họ, mà không thay đổi niềm tin mà từ đó đạo đức đã phát sinh.

Mọi người kiên quyết từ chối thay đổi những niềm tin cơ bản nhất của họ, nhưng họ thay đổi đạo đức của mình (nghĩa là, thay đổi cách họ áp dụng niềm tin của họ) ngay lập tức, để phù hợp với hoàn cảnh.

Ví dụ, hầu hết mọi người đều có niềm tin cơ bản rằng Thượng Đế muốn họ trung thực.

Sau đó, họ gian lận về thuế của họ— và nói rằng không sao cả.

“Mọi người đều làm điều đó. Ai cũng biết trước rồi.”

Họ đã từ chối thay đổi niềm tin cơ bản của mình, nhưng họ đã thay đổi đạo đức của mình (nghĩa là cách họ áp dụng niềm tin của mình) ngay lập tức, để phù hợp với hoàn cảnh.

Nhưng nếu họ thay đổi đạo đức của họ, họ đã thay đổi niềm tin của họ, vì đạo đức chỉ đơn giản là niềm tin được thể hiện ra mà thôi. Do đó, họ là những kẻ đạo đức giả. Họ không có niềm tin nào cả. Họ chỉ đơn giản muốn tin rằng họ có niềm tin.

Điều này khiến họ cảm thấy dễ chịu nhưng cũng khiến cả thế giới điên đảo.

Ta nghĩ rằng ta thấy điều tương tự mà các con làm, ở khắp mọi nơi.

Tất nhiên là ngài thấy. Ngài hẳn phải bị mù để không nhìn thấy điều đó. Vì vậy, ngài đang nói rằng chúng ta nên vứt bỏ tất cả đạo đức đi.

Con tiếp tục muốn khái quát hóa, để tạo ra một “trích dẫn” dài ba mươi giây, nhưng đó không phải là những gì ta đang nói.

Điều ta đang nói là con người đã tạo ra một công trình xã hội được gọi là “đạo đức”. Ta đang giải thích cách mà đạo đức của các con thay đổi, mặc dù con nói rằng chúng không thay đổi. Ta nhận thấy rằng con sẽ không thừa nhận điều này, và vì vậy con trở nên có đạo đức.

Chính sự đạo đức của con đang giết chết con.

Con nhất quyết phải gán cho tất cả các lỗi về hoạt động là những vấn đề suy đồi đạo đức. Điều này tạo ra sự phán xét, và sự phán xét tạo ra sự biện minh. Bằng việc đánh giá về việc một người hoặc một quốc gia có cư xử đầy đạo đức hay không, con sẽ biện minh cho phản ứng của chính mình.

Con gọi phản ứng này là “nghĩa vụ đạo đức” của con. Con khẳng định rằng, về mặt đạo đức, con bị thôi thúc phải hành động theo một cách nhất định.

Án tử hình của các con là một ví dụ hoàn hảo. Con tự cho rằng quy tắc đạo đức (hay Luật của Thượng Đế) về việc ăn miếng trả miếng là sự biện minh cho hình phạt này. Nó thậm chí không phải là để làm cho xã hội an toàn, bởi vì tù chung thân sẽ có thể thực hiện được điều đó. Không, đó đơn giản là việc ăn thua đủ, rõ ràng và dễ hiểu.

Vâng. Chúng con cố gắng làm dịu sự sắc bén này đi bằng cách gọi nó là công lý, nhưng có một câu nói, “Nếu nó trông giống như một con vịt, đi như một con vịt và kêu quạc quạc như một con vịt, rất có thể nó chính là một con vịt đấy.” Trong ttrường hợp này, nó là một con vịt tên là Trả Thù.

Nhưng nếu đạo đức – là yếu tố linh hoạt trong bất kỳ trường hợp nào – không phải là một phần của phương trình thì sao? Nếu câu hỏi duy nhất là tính hoạt động — liệu một hành động hay phản ứng cụ thể hoạt động hay là không hoạt động, dựa trên những gì các con đang cố gắng trở thành, làm hoặc có?

Bây giờ con có một bối cảnh hoàn toàn khác để xem xét sự phản hồi của mình. Bây giờ con đang nhìn mọi thứ theo một cách hoàn toàn khác. Bây giờ con đang ở “bên ngoài chiếc hộp” – chiếc hộp mà con đã nhốt mình như một giống loài trong một chu kỳ bạo lực, hủy diệt và chết chóc không bao giờ kết thúc.

Vì vậy, để sử dụng ví dụ trên, án tử hình có làm được những gì mà con muốn nó làm không? Nó có chức năng gì không?

Nếu mục đích của hình phạt là để ăn thua đủ, thì nó sẽ có chức năng đó. Nhưng nếu mục đích của hình phạt là để ngăn chặn các tội ác khác, thì nó không có chức năng đó. Thống kê cho thấy rõ ràng rằng các bang và quốc gia sử dụng án tử hình nhiều nhất không hề có tỷ lệ tội phạm thấp hơn, so với những quốc gia sử dụng án tử hình ít nhất.

Điều đó cho thấy điều gì? Nếu án tử hình ngăn chặn tội ác bạo lực, tại sao tỷ lệ phạm tội lại không giảm và duy trì ở mức thấp?

Lẽ nào một xã hội thực thi bạo lực để chấm dứt bạo lực lại có cái gì đó hơi lạc hậu?

Đó là vấn đề với nhiều lời biện minh “đạo đức”.

Chúng có thể sinh ra những hành vi điên rồ. Hành tinh của các con đã chứng kiến bằng chứng về điều đó vào ngày 11 tháng 9, năm 2001.

Một lần nữa.

Nhưng, nếu chúng con không dựa vào “đạo đức” để nói cho chúng con biết điều gì là đúng và điều gì sai – điều gì nên làm và điều gì không nên làm – thì chúng con có thể dựa vào điều gì?

Tính chức năng.

Lại là từ đó lần nữa. Con đã tự hỏi liệu chúng ta có quay trở lại khám phá sâu hơn về những Nguyên tắc Cơ bản của Cuộc sống đó không.

Có, chúng ta sẽ, bắt đầu với điều này. Vậy chúng ta hãy đưa cuộc thảo luận xuống một cấp độ mà ở đó “chức năng”, nguyên tắc, có thể dễ hiểu hơn vì nó liên quan đến “đạo đức”, cấu trúc tinh thần.

Giả sử con đang lái xe về phía Tây của Hoa Kỳ, hướng về Thái Bình Dương và con muốn đến Seattle. Sẽ không có ích lợi gì cho con cả, nếu quay về phía nam đến San Jose. Nếu con làm như vậy, con sẽ được cho là đang đi “sai” hướng. Nhưng việc gắn nhãn mác đó sẽ gây hiểu lầm nếu con đánh đồng cái nhãn “sai” với từ “vô đạo đức”. Không có gì trái đạo đức khi đến San Jose cả. Nó đơn giản không phải là nơi con định đến mà thôi. Nó không phải là những gì con muốn làm. Nó không phải là những gì mà con đã chọn để làm điểm đến của con.

Cố gắng đến Seattle bằng cách lái xe về phía nam đến San Jose là một sự sai lạc của chức năng, không phải là một sự sai lạc của đạo đức.

Một suy nghĩ, lời nói hoặc hành động có hiệu quả hoặc không hiệu quả, dựa trên những gì con đang cố gắng trở thành, làm hoặc có. Nếu nó có hiệu quả, nó được gọi là “chính xác,” hoặc “đúng.” Nếu nó không hiệu quả, nó được gọi là “không chính xác,” hoặc “sai.”

Khi nó được gọi là “sai”, nó không liên quan gì đến sự suy đồi về đạo đức, hay sự ngăn cản ý nguyện của Thượng Đế cả. Đó là ý nguyện của chính con đã bị ngăn cản. Con không được trở thành, làm, hoặc có những gì con muốn trở thành, làm hoặc có.

Xã hội của các con có thể không đặt những phán xét đạo đức vào những lựa chọn hoặc hành động thay thế. Trong các xã hội tiến hóa cao, người ta chỉ cần chú ý xem các lựa chọn và hành động “có tác dụng” hay “không có tác dụng” trong việc tạo ra kết quả hoặc thành quả được mong muốn chung.

Trong cuộc sống của chính con, bằng cách loại bỏ “giá trị đạo đức” ra khỏi những lựa chọn của con, con loại bỏ “thẩm quyền đạo đức” khỏi chúng. (Dù sao thì chúng cũng chưa bao giờ có thẩm quyền đạo đức cả. Con đã tự huyễn hoặc về tất cả những điều này.)

Rồi các xã hội trên Trái Đất của các con sẽ không còn có thể sử dụng Lời của Thượng Đế, hoặc Luật lệ Thiêng Liêng, hoặc Sharia, hoặc bất kỳ phiên bản nào khác của thứ được ngụ ý là một sự ủy thác về mặt tinh thần, để biện minh cho việc thực thi các quy tắc ứng xử hoặc các hạn chế cá nhân đối với mọi thứ nữa, từ chế độ ăn uống, việc ăn mặc đến cử chỉ lịch thiệp.

Nhưng điều đó sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn! Mọi người làm bất cứ điều gì họ muốn, dựa trên “mong muốn” của họ — nói cách khác, một thế giới với “điều gì hiệu quả” và “điều gì không hiệu quả” – sẽ không tạo ra gì ngoài sự hỗn loạn.

Phần lớn sẽ phụ thuộc vào những gì tất cả các con đã đồng ý, với tư cách là một xã hội toàn cầu, mà các con đang cố gắng trở thành, làm hoặc có. Các con đang muốn tìm kiếm trải nghiệm gì?

Nếu các con đang tìm kiếm việc trải nghiệm một thế giới hòa bình, hòa hợp và hợp tác, thì “điều gì hiệu quả” và “điều gì không hiệu quả” sẽ được đo lường dựa trên điều đó. Hiện tại, các con không sử dụng phép đo lường này, nếu không thì các con hẳn đã không bao giờ làm những việc mà các con đang làm trong thế giới của mình.

Con nghĩ nó còn tệ hơn thế. Con nghĩ rằng chúng con đang mong muốn tạo ra một thế giới hòa bình, hòa hợp và hợp tác, nhưng chúng con không muốn nhìn vào, không muốn chú ý và không muốn từ bỏ, tất cả những thứ không có hiệu quả.

Chúng cho phép chúng con trải nghiệm quá nhiều thứ mà chúng con thích — chẳng hạn như quyền lực, sự buông thả bản thân, v.v.

Có nghĩa là các con đang không hề tìm kiếm việc trải nghiệm sự hòa bình, hòa hợp và hợp tác. Các con đang tìm kiếm việc trải nghiệm quyền lực và sự buông thả bản thân mà thôi. Các con đang nói một đằng và làm một nẻo đấy.

Khi những gì các con thực sự mong muốn là hòa bình, hòa hợp và hợp tác, các con sẽ chứng kiến ​​những gì các con đang làm bây giờ, đánh giá rất rõ ràng rằng nó không hiệu quả để mang lại cho các con trải nghiệm mà các con tìm kiếm, sau đó chọn hành vi phù hợp.

Con vẫn tự hỏi liệu một thế giới với “những gì hiệu quả” và “những gì không hiệu quả” có thể tạo ra bất cứ điều gì khác ngoài sự hỗn loạn hay không.

Trái ngược với sự yên bình và tĩnh lặng được tạo ra bởi thế giới với “đúng” và “sai” hiện tại của con hay sao?

Được rồi, nhưng ít nhất chúng con biết khi ai đó đã làm sai điều gì đó, và chúng con có thể làm điều gì đó về nó.

Chẳng hạn như việc trừng phạt họ và chứng minh rằng hai điều “sai” sẽ tạo nên một điều “đúng” sao?

Không hề “sai” khi trừng phạt một ai đó à!

Chính xác đây. Không hề “sai” khi trừng phạt một ai đó.

“Đúng” và “sai” không hề tồn tại. Không có tiêu chuẩn cứng nhắc nào như vậy trong Vũ Trụ cả. Một điều chỉ là “đúng” hoặc “sai”, tùy thuộc vào việc liệu nó có hiệu quả hay không hiệu quả, trong việc tạo ra một thành quả mà các con mong muốn tạo ra hay không mà thôi.

Vì vậy, chúng con phải hỏi lại một lần nữa, con muốn tạo ra cái gì qua việc trừng phạt một ai đó?

Một trải nghiệm của việc “hoàn trả”? Của việc trả thù? Của sự an toàn, thông qua việc loại trừ một mối đe dọa sao?

Có lẽ là tất cả những điều đó. Nếu phải nói thành thật, thì chúng con có lẽ phải nói rằng, là tất cả những điều đó. Nhưng trên hết, đó là một điều gì đó mà ngài vẫn chưa đề cập đến.

Đó là điều gì?

Công lý. Con muốn nói rằng chúng con đang tìm cách trải nghiệm Công Lý.

Hình phạt là một phần của hệ thống công lý của chúng con.

Hừm… một trong những cấu trúc tinh thần của con người khá thú vị khác của các con. Và chính xác thì “công lý” là gì, theo như con hiểu?

Đó là một hệ thống mà trong đó, xã hội đảm bảo rằng những gì “công bằng” là những gì xảy ra. Từ điển của chúng con định nghĩa công lý là “sự điều chỉnh công bằng đối với các tuyên bố xung đột hoặc việc phân công khen thưởng hoặc trừng phạt xứng đáng”.

Chờ một lát đã, con đã nói là “điều chỉnh” sao?

Vâng. Đó là những gì trong từ điển.

Thật lôi cuốn. Điều đó rất gần với Nguyên tắc Sống Cơ bản mà ta đã nói rằng cấu trúc tinh thần được gọi là “công lý” của các con có liên quan đến đấy.

Ồ, vâng. Nhìn lại danh sách, con thấy điều đó ngay bây giờ rồi. Ngài nói rằng công lý là nỗ lực bị bóp méo của chúng con để thể hiện Nguyên tắc Sống Cơ bản, được gọi là Tính Thích Nghi.

Đúng vậy, và tính thích nghi chỉ là một từ thay cho từ điều chỉnh.

Cuộc sống luôn thể hiện nguyên tắc của Tính Thích Nghi. Cuộc sống, trước hết, là tính hoạt động. Đó là một tính chất cơ bản của cuộc sống. Nó hoạt động. Và nó hoạt động theo một cách cụ thể mà cho phép nó tiếp tục hoạt động.

Khi sự hoạt động bị đe dọa theo bất kỳ cách nào, cuộc sống sẽ tìm cách thích nghi hoặc điều chỉnh để tiếp tục hoạt động.

Nguyên tắc về khả năng thích nghi này được gọi là tính chọn lọc trong thuyết tiến hóa. Thông qua quá trình sống, cuộc sống chọn lọc các khía cạnh hoặc chức năng của tất cả các sinh vật mà cho phép sinh vật đó tiếp tục sống. Một loài tiến hóa bằng cách này. Và khi một loài tiến hóa, một Nguyên tắc Cơ bản thứ ba của Cuộc sống được thể hiện: Tính bền vững. Cuộc sống trở nên bền vững bằng cách điều chỉnh sự hoạt động của nó.

Tất cả cuộc sống ở khắp mọi nơi đều thể hiện ba nguyên tắc này, và các nguyên tắc này là vòng tròn, cho phép bản thân cuộc sống tiếp tục vĩnh viễn. Cuộc sống, và mọi thứ trong cuộc sống, đều hoạt động, hoặc, nếu nó không còn hoạt động theo một cách hoặc chế độ cụ thể, nó sẽ thích nghi, điều chỉnh bất cứ điều gì nó cần điều chỉnh, để trở nên bền vững. Tính bền vững tạo ra một vòng quay trở lại với tính hoạt động của nó một lần nữa, và tiếp tục chu kỳ, lặp đi lặp lại, mãi mãi và thậm chí vĩnh viễn như vậy.

Sử dụng cái mà các con gọi là “hệ thống công lý”, xã hội của các con tìm cách thể hiện nguyên lý về khả năng thích nghi, điều chỉnh nhẹ các tuyên bố xung đột và ấn định các phần thưởng và hình phạt một cách thích hợp.

Vâng, nó đang cố gắng làm vậy.

Điều đó nghĩa là gì? Nó có làm điều đó hay không?

Gần như toàn thời gian. Chúng con muốn nghĩ rằng xã hội làm điều này gần như toàn thời gian.

Gần như toàn thời gian sao?

Sự thật là, “hệ thống công lý” của các con có quá nhiều sai sót — nhiều trong số đó, là tính dễ bị ảnh hưởng bởi những kẻ giàu có và quyền lực, và việc nó không thể tiếp cận hoàn toàn với người nghèo, yếu đuối và bị áp bức — đến nỗi bất kỳ sự tương đồng nào, giữa những gì xảy ra trong xã hội của các con và những gì các con mơ ước là “công lý”, thường chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi.

Đúng như nó hiển nhiên là vậy, việc không tìm kiếm công lý không phải là thứ đáng trcon luận. Nghe này, chúng ta không thể bỏ qua việc làm sai trái. Chúng ta phải thiết lập những thứ là “sai trái” lại “thành đúng”. Tại sao lại không tìm cách làm cho những thứ không “không hiệu quả” trở nên “hiệu quả” cơ chứ?

Khi con tìm cách “sửa sai thành đúng”, con tưởng tượng rằng hình phạt là một phần của quá trình. Đó là bởi vì con thấy “sai lầm” được thực hiện như một sự thất bại về mặt đạo đức, hơn là một sự bất khả thi về mặt chức năng. Mặt khác, khi con không muốn trừng phạt, mà chỉ đơn giản là để làm cho một thứ gì đó không hoạt động hoạt động, con chỉ cần sửa chữa mà thôi. Con thay đổi phương hướng. Con tìm một cách mới. Con thay đổi suy nghĩ, lời lẽ hay hành động của con. Con tạo ra một sự điều chỉnh.

Đây là một sự “công bằng”

Vì vậy chúng ta thấy rằng “công lý” thực sự là “một sự công bằng.” Đó là hệ thống được gọi là sự sống tự thích nghi, để tiếp tục theo một cách hiệu quả.

Trong các xã hội tiến hóa cao, tất cả điều này được hiểu một cách hoàn hảo. Việc điều chỉnh hành vi được đưa vào, và trong khi hậu quả là một phần của quá trình đó (thông qua những hậu quả đã trải qua mà hành vi thích ứng trở nên được mong đợi), thì hình phạt lại không.

Ngài thật tuyệt vời, ngài biết điều đó không? Con hẳn đã không thể đến được với điều này. Lý trí của riêng con sẽ không bao giờ đưa con đến với nó.

Ta rất vui vì con đã sẵn sàng để đến được với điều đó, bằng bất cứ cách nào. Thứ mà con đang hướng đến, đó là sự thông suốt. Con đang di chuyển đến một trạng thái gọi là thông suốt. Một khi con đã thấu suốt về những điều này, con không bao giờ có thể sống trong sự mơ hồ một lần nữa.

Chính từ trạng thái mơ hồ này, mà con đã mong muốn được tháo gỡ mình khỏi nó. Đó là mục đích của cuộc đối thoại này, và của việc con đến đây. Điều đó cũng đúng đối với tất cả những ai đang đọc quyển sách này. Hiện tại đã đến lúc cả thế giới kêu gọi tất cả mọi người hãy nhìn mọi thứ theo một cách mới.

Nhưng làm thế nào để chúng con thực hiện được điều đó?

Hãy nhìn thấy sự thật. Thừa nhận sự thật. Đừng tự cho mình là đúng.

Hãy lưu ý rằng những gì con đang làm vẫn đang tiến hóa, thích nghi và tất nhiên con đang “thay đổi các quy tắc” khi con tiếp tục. Không làm như vậy hẳn sẽ là ngớ ngẩn. Con không thể sống cuộc sống ngày hôm nay theo những quy tắc của ngày hôm qua. Con thậm chí không thể sống cuộc sống của ngày hôm qua theo những quy tắc của ngày hôm qua.

Nếu những gì con chọn là sống trong hòa bình và hòa hợp, thì những gì thế giới cần bây giờ là một bộ quy tắc mới.

Đó là trọng điểm mà ta đang tạo ra ở đây. Đó là trọng điểm của toàn bộ cuộc đối thoại này.

Tính hoạt động đã biến mất khỏi trải nghiệm sống của loài người. Loài người các con không thể tiếp tục được lâu hơn nữa, như nó đã từng bây lâu nay. Các con sẽ phải thể hiện Nguyên tắc Sống Cơ bản về Khả năng Thích Nghi sớm thôi, nếu các con muốn Cuộc Sống tự duy trì bền vững ở dạng thức hiện tại.

Chúng ta có thể nói về nguyên tắc sống thứ ba đó một chút không?

Làm thế nào mà Tính Bền Vững lại có liên quan gì đến “quyền sở hữu”? Ngài nói rằng “quyền sở hữu” là một cấu trúc tinh thần của con người, và đó là một nỗ lực bị bóp méo để thể hiện nguyên tắc sống là Tính bền vững. Con không hiểu chính xác được điều đó.

Cuộc sống luôn tìm cách duy trì chính nó. Đó là một Nguyên tắc Sống Cơ bản. Con, như một biểu hiện của cuộc sống, sẽ tìm cách làm điều tương tự. Con đã xây dựng một cấu trúc tinh thần xung qucon cách thực hiện điều này, thứ mà thể hiện bản thân nó như một quy ước xã hội, mà con gọi là quyền sở hữu.

Con tuyên bố quyền sở hữu đối với tất cả những thứ mà con muốn thấy lâu dài. Tìm cách thể hiện Nguyên tắc Sống là Tính Bền Vững, con tuyến bố quyền sở hữu đối với cơ thể của chính mình, sau đó là cơ thể của người bạn đời của con, sau đó là của con cái của con. Con nói rằng con cái của con là “của con”, và con nói điều tương tự về người phối ngẫu của con, và con đối xử với những người này như thể con “sở hữu” họ.

Đối với đất đai, các vật phẩm và tài sản khác cũng vậy. Con cho rằng chính hành tinh mà con đang sống, quả cầu này quay qucon Mặt Trời và quay theo chu kỳ hoàn chỉnh của nó mỗi 24 giờ, là thứ mà con thực sự “sở hữu”, ít nhất là trên những lô đất.

Con đã quyết định rằng thiên thể này, nguyên tố vũ trụ này, không thuộc về Bản thân Sự sống, mà là thuộc về cá nhân con người. Hoặc trong một số trường hợp, thuộc về những người đại diện của họ – tức là, chính phủ của họ. Và như vậy, con đã chia cắt chính Trái Đất, đặt các rcon giới tưởng tượng lên trên những nơi vốn không có rcon giới, và tuyên bố quyền sở hữu cá nhân không chỉ đối với bản thân đất đai, mà còn đối với từ mặt đất xa xuống tận các khoáng sản và tài nguyên trong lòng nó , và đối với cả bầu trời cao xa nhất có thể đến được – tất nhiên là, mãi mãi… dẫn đến những câu hỏi chính trị quốc tế hấp dẫn về quyền bay qua và “độ cao là bao nhiêu”?

Con thực sự coi trọng “quyền sở hữu” này đến mức con bắt đầu những cuộc chiến trcon giành chúng và giết chóc và chết đi vì chúng — trong khi sự thật là, con không bao giờ có thể “sở hữu” bất kỳ phần nào của một hành tinh trong hệ mặt trời, ngay cả khi trên hành tinh đó, giống loài của con đã tiến hóa đi chăng nữa.

Tất cả các con chỉ đơn thuần là những người quản lý, tìm cách chăm sóc chu đáo những thứ mà các con đã được giao cho quản lý – bao gồm cơ thể của các con, cơ thể của bạn đời và con cái của các con, vùng đất mà các con đang sống và tất cả những thứ khác mà các con quan tâm.

Những thứ này không phải là tài sản của các con, mà chỉ đơn giản là những vật phẩm đã được các con trông nom. Chúng tạm thời là của các con, chỉ để bảo quản mà thôi. Các con được chính Cuộc sống yêu cầu duy trì chúng, để thể hiện Nguyên tắc Sống của tính Bền Vững, nhưng không phải để tuyên bố rằng các con “sở hữu” chúng và chúng thuộc về các con chứ không phải ai khác. Một suy nghĩ như vậy không có ý nghĩa lâu dài về mặt chức năng.

Không thứ gì thuộc sở hữu của bất kỳ ai, mà thuộc sở hữu của họ mãi mãi được cả. Không thứ gì. Nhiều thứ có thể thuộc sở hữu của con, nhưng chúng không phải là tài sản của con.

Quyền sở hữu là một sự hư cấu tạm thời. Nó là một phát minh của tâm trí và, giống như tất cả những cấu tạo tinh thần, nó là tạm thời, không liên quan gì đến thực tại tối hậu.

Như với tất cả các quy ước xã hội của các con, ý tưởng về quyền sở hữu nảy sinh từ những ảo tưởng mà các con cho là niềm tin vững chắc — trong trường hợp này, Ảo Tưởng Thứ Hai Về Cuộc Sống, đó là “không có đủ” bất cứ điều gì mà con nghĩ là con cần để được hạnh phúc.

Có đủ mọi thứ con thực sự cần để hạnh phúc, nhưng con không tin vào điều đó, và vì vậy con tìm cách “sở hữu” bất cứ thứ gì mà con mong muốn nhất, tưởng tượng rằng nếu con sở hữu nó, con có thể giữ nó mãi mãi, không ai có thể lấy đi nó khỏi con, rằng con có thể làm những gì con muốn với nó — và rằng trải nghiệm về quyền sở hữu này sẽ mang lại cho con sự an toàn, sự bền vững và hạnh phúc của con.

Điều này vô cùng không đúng sự thật, như bất kỳ ai “sở hữu” nhiều thứ đều có thể nói với con. Tuy nhiên, ý tưởng vẫn tồn tại. Ý tưởng rằng con có thể sở hữu mọi thứ đã gây ra nhiều tổn hại cho tinh thần của con và thiệt hại cho giống loài của con, nhiều hơn là con có thể biết đến.

Điều này là do con nghĩ rằng “quyền sở hữu” mang lại cho con “quyền” mà về bản chất con không có.

Ôi trời, có quá nhiều thứ ở đây. Thật nhiều điều để hiểu, để tiếp thu. Con chưa bao giờ có một cuộc đối thoại như thế này trước đây. Đôi khi con cảm thấy như thể con phải xem lại tất cả mọi thứ đang được tiết lộ cho con bốn hoặc năm lần, để thực sự hiểu nó, để thực sự tỏ tường.

Đó là lý do tại sao ta đã lặp đi lặp lại nhiều lần những gì đã nói ở đây. Giờ thì con hiểu rồi đấy.

Vậy con có thể rút ra điều gì từ cuộc trò chuyện này mà con có thể sử dụng như một công cụ để giúp cuộc sống tiếp tục?

Đừng lo lắng về bản thân cuộc sống. Nó sẽ tiếp diễn. Ta hứa với con. Con không thể chấm dứt cuộc sống nếu con muốn. Cuộc sống chỉ đơn giản là sẽ thích ứng với bất kỳ điều kiện nào đã được tạo ra, và tiếp diễn. Nhưng nếu con muốn cuộc sống tiếp tục như hiện tại, nếu con muốn cuộc sống tiếp diễn như nó đã từng tiếp diễn trên Trái Đất, con sẽ phải tạo ra sự thích nghi mà cuộc sống bây giờ cần có, thay vì chỉ đơn giản là đứng nhìn nó xảy ra. Đó là những gì cuộc đối thoại này mời con làm. Đó là tất cả những gì về cuộc đối thoại này. Đó là một lời mời dành cho con, để tạo ra thế giới của những giấc mơ vĩ đại nhất của con, để kết thúc cơn ác mộng của thực tế hiện tại của con, để và khám phá ra các công cụ để thực hiện điều đó.

Ngài có nghĩ rằng thế giới đã sẵn sàng để làm điều này không? Chúng con có thể đóng một vai trò tích cực, có ý thức trong quá trình tiến hóa của chính mình không?

Thế giới hiện đã sẵn sàng cho điều này hơn bao giờ hết. Thế giới đang đói khát, thế giới đang khát khao một chân lý về mặt tâm linh mới – một chân lý có tác dụng duy trì cuộc sống, không phải là một chân lý mang lại một kết thúc cho sự sống. Thế giới đang tìm kiếm một con đường tâm linh mới, cầu xin một chuỗi những hiểu biết mới.

Đa phần mọi người trên thế giới này chỉ đơn giản là không dám nói như vậy công khai. Nói như vậy có nghĩa là phải thừa nhận rằng con đường tâm linh hiện tại của thế giới không đưa con người đến nơi mà họ nói rằng họ muốn đi đến. Rất khó khăn, có thể rất đáng sợ, khi con người đi ngược lại quan niệm phổ biến về mọi thứ — ngay cả khi quan niệm phổ biến về mọi thứ đang giết chết họ.

Vậy phải làm những gì?

Hãy khuyến khích mọi người trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần mà họ khao khát, và cung cấp sự lãnh đạo mà họ đang khao khát.

Nhưng còn nỗi sợ hãi của họ thì sao?

Hãy hỏi họ sợ điều gì. Một kết thúc cho cách mà họ sống? Sự mất an toàn và an ninh cá nhân của họ? Điều họ lo sợ đã xảy ra rồi.

Hãy nhìn vào thế giới của con đi. Dấu tích cuối cùng của cách mà các con sống đã biến mất vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Không ai có thể được an toàn và bảo mật được nữa, nếu con đang sử dụng các tiêu chuẩn của con người về điều đó.

Sự thách thức bây giờ không phải là giữ cho không bị mất an toàn và bảo mật của các con, mà là lấy lại an toàn và bảo mật.

Các con có thể tìm cách hoàn thành điều này ở cấp độ vật chất bằng cách sử dụng bom, xe tăng và binh lính và sức mạnh kinh tế hoặc chính trị, hoặc các con có thể chọn để đạt được điều này ở cấp độ tinh thần, bằng cách thay đổi niềm tin.

Niềm tin đầu tiên các con có thể thay đổi là niềm tin rằng, bằng cách nào đó các con có thể không được an toàn và an ninh. Mất an toàn và an ninh là một ảo tưởng, cho dù các con là ai hay là gì. Nếu các con đang sử dụng các tiêu chuẩn của con người, các con đã mất đi những điều này. Nếu các con suy xét về mặt tâm linh, các con không bao giờ có thể mất chúng.

Bình an nội tại không đạt được bằng các phương tiện bên ngoài. Bình an nội tại đạt được bằng cách hiểu được con là ai. Khi đã đạt được bình an nội tại, thì cuối cùng việc đạt được bình an bên ngoài cũng sẽ trở nên khả thi mà thôi. Nếu không có bình an nội tại, hòa bình bên ngoài là không thể – như giống loài các con đã khám phá ra nhiều lần. Và như các con đang khám phá ra một lần nữa, ngay bây giờ.

Hòa bình bên ngoài của xã hội trên toàn thế giới của các con rất mong mcon bởi vì bình an bên trong của xã hội trên toàn thế giới của các con hầu như không tồn tại. Các con cứ cố gắng khiến thế giới thay đổi hành vi của mình, thay vì niềm tin của nó.

Humpty-Dumpty ngồi trên tường.

Humpty-Dumpty đã bị ngã sóng soài

Tất cả ngựa của nhà vua và tất cả người của nhà vua

Đã không thể đưa Humpty-Dumpty trở lại một lần nữa.

Nhưng Thượng Đế có thể.

Và Thượng Đế sẽ làm.

Ngay khi con cho phép Thượng Đế.

Vì Thượng Đế là bản chất của sự bình an nội tại.

Nhưng không phải là Thượng Đế mà các con đã được dạy. Không phải Thượng Đế của sự giận dữ và của Thượng Đế chiến trcon, không phải Thượng Đế của cái chết và sự hủy diệt, và không phải Thượng Đế của tội lỗi và của sự báo thù.

Không phải là một Thượng Đế giả tạo mà các con buộc bản thân mình phải tin vào, mà là Thượng Đế của tình yêu thương vô điều kiện, Đấng mà các con có chính bản thể của mình trong Ngài.

Nếu thế giới được dạy về vị Thượng Đế này, thế giới sẽ thay đổi. Nhưng đâu là những nhà lãnh đạo tinh thần can đảm, những người sẽ từ bỏ Thượng Đế của sự sợ hãi để giảng dạy về Thượng Đế của tình yêu thương vô điều kiện?

Con có thể là một trong số họ không? Các nhà lãnh đạo tinh thần không nhất thiết phải là thành viên của giới giáo sĩ. Những người thông thường, bình thường, trong đời sống hàng ngày đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần. Thợ sửa ống nước, bác sĩ, nhân viên bán hàng đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần. Các giám đốc điều hành công ty, thành viên của lực lượng cảnh sát và thành viên của quân đội đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần. Chủ cửa hàng phần cứng, thợ cơ khí, y tá và tiếp viên hàng không đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần.

Những người đọc tin tức truyền hình, phóng viên báo chí và các chính trị gia đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần. Những giáo viên, cầu thủ bóng chày và quản lý cửa hàng tạp hóa, ngôi sao điện ảnh và nhân viên bưu điện, nhà khoa học nghiên cứu và vũ công kỳ lạ trút bỏ y phục ở nơi công cộng đều có thể là những nhà lãnh đạo tinh thần.

Con có hiểu được điều này không? Con có nghe ta đang nói gì không?

Đây là cơ hội, đây là thách thức, đây là lời mời.

Và vì vậy, ý tưởng bây giờ không phải là trốn tránh, mà là bước ra, để những người khác cũng tìm thấy can đảm để làm điều tương tự, và cả thế giới có thể biết rằng họ không chỉ có một mình.

Mọi người có thể làm gì? Hãy cung cấp cho chúng con một số bước cụ thể.

Bây giờ ta sẽ nói con là cứ lặp đi lặp lại đấy. Chúng ta đã thảo luận về tất cả điều này trước đây rồi.

Vui lòng nói lại nó một lần nữa đi ạ. Hãy phơi bày nó ra cho con một lần nữa, tất cả ở cùng một chỗ. Hãy tóm tắt nó. Con cần nghe lại — lần cuối ạ.

Điều đầu tiên họ có thể làm là thực hiện Năm Bước đến Hòa Bình. Họ có thể thừa nhận rằng những gì họ đang làm cho đến bây giờ không còn hiệu quả nữa – nếu nó đã từng có hiệu quả. Những người dũng cảm nhất trong số họ có thể làm như vậy một cách công khai. Họ có thể nói, “Này, đợi một chút. Có ai nhận ra rằng những gì chúng ta đang làm ở đây không có hiệu quả gì không?”

Đúng vậy, con đã nói trước đó rằng chúng con có thể xuất bản Năm Bước đến Hòa Bình trên các tờ báo và tạp chí, và thu hút những người có năng lực cao đăng ký. Chúng con có thể đặt chúng trên các bảng quảng cáo và tài liệu phát tay, tổ chức các cuộc họp xung qucon chúng, bắt đầu đối thoại, thảo luận về việc loài người có thể đi đến nơi nào từ đây.

Sau đó, chúng con có thể đặt các viên gạch nền tảng vào vị trí cho một trải nghiệm Tâm linh Mới. Một trải nghiệm tâm linh không phải là sự từ chối hoàn toàn cái cũ, mà sẽ mang đến cho mọi người sự hiểu biết mới và to lớn hơn về các chân lý cổ xưa, cũng như một số chân lý mới đi cùng với chúng. Chúng con có thể sử dụng Những Mặc Khải Mới được tìm thấy ở đây như một điểm khởi đầu cho những cuộc khám phá dẫn đến những mặc khải sâu sắc nhất, trong trái tim mỗi con người. Chúng con sẽ làm rõ rằng những Mặc Khải Mới này không phải là “câu trả lời”, mà chỉ là MỘT câu trả lời — một nguồn cảm hứng có thể dẫn đến nhiều câu trả lời khác.

Phải. Đừng tìm cách biến những Điều Mặc Khải Mới trở thành một tôn giáo mới, mà hãy để những Mặc Khải Mới tiết lộ một sự thật đơn giản và tuyệt vời là sự mặc khải mới là khả thi.

Con có nghe thấy điều đó không? Ta đã nói…

Trao quyền cho nhân loại, để tiết lộ về nhân loại thực sự, cho chính nhân loại.

Vì khi nhân loại thực sự được tiết lộ, người ta sẽ nhận ra rằng nhân loại vốn như là Thượng Đế.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here