Đối thoại với Thượng Đế những mặc khải mới – Chương 16.

0
178

 

Con nhận thấy những câu nói cuối cùng cực kỳ khiêu khích. Chúng ta có thể tìm hiểu chúng thêm không?

Chắc chắn rồi. Chúng ta nên làm vậy.

Ý ngài là gì, “Không ai làm bất cứ điều gì không phù hợp, dựa trên mô hình thế giới của họ?”

Ý ta là, không ai xem hành động của họ là “sai trái” cả.

Nhưng hành động của một số người là sai, cho dù họ có thấy như vậy hay không.

Có lẽ đây là thời điểm tốt để đưa ra LỜI MẶC KHẢI MỚI THỨ BẢY đấy.

Không có cái gọi là Đúng và Sai. Chỉ có Điều gì là hiệu quả và Điều gì là không có hác qụng, tùy thuộc vào những gì con muốn trở thành, làm hoặc có.

Sao Ngài lại có thể nói điều đó? Làm thế nào mà Ngài có thể nói, “Không có cái gọi là đúng và sai”?

Bởi vì sự thật là vậy. “Đúng” và “sai” là sản phẩm của trí tưởng tượng của con. Chúng là những đánh giá mà con đang  đưa ra, những cái nhãn mà con đang  tạo ra trong tiến trình của con. Chúng là những giá trị mà con đang  quyết định, tùy thuộc vào những gì con muốn, với tư cách cá nhân và với tư cách là một xã hội. Khi những gì con muốn thay đổi, những gì con quyết định gọi là “đúng” và “sai” sẽ thay đổi. Lịch sử của chính các con đã chứng minh điều này.

Chúng không thay đổi ư?

Không. 

Hãy cho con một ví dụ về giá trị “cơ bản” mà không thay đổi đi.

“Con không được giết người” là điều không đổi. Đó là một giá trị cơ bản của con người. Trừ phi những gì con muốn là giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh.

Không công bằng. Đó là tự-vệ. Chúng con có quyền tự vệ.

Chà, không phải tất cả các cuộc chiến tranh đều là các cuộc chiến vì tự vệ đâu. Hành tinh của các con đã từng biết đến những thứ như là những cuộc chiến tranh xâm lược đấy.

Đúng vậy, nhưng chúng ta đừng nói về chúng. Điều đó chỉ làm phức tạp thêm mọi thứ.

Ta hiểu.

Đất nước chúng con không bao giờ xâm lược bất cứ ai. Những cuộc chiến duy nhất mà nào giờ chúng con từng chiến đầu là những cuộc chiến để bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước của con chỉ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc thôi sao?

Đúng rồi.

Tất nhiên là đúng.

Và điều đó có nghĩa là gì?

Nó có nghĩa là con vừa chứng minh những gì ta đã nói trước đây đấy.

Không có một quốc gia nào và không có một nhóm người nào trên Trái đất tự tưởng tượng ra mình là kẻ xâm lược. Tất cả những ai tham chiến đều nói rằng họ đang bảo vệ một điều gì đó.

Bây giờ con có thấy điều này không?

Ta lặp lại quan điểm về điều này bởi vì nó là thứ con cần phải xem xét rất kỹ. 

Trên hành tinh của con không có “kẻ tấn công”, chỉ có “người bảo vệ”. Con có thể đạt được nghịch lý thú vị này bằng cách đơn giản là gọi tất cả các cuộc tấn công là một sự phòng thủ. Bằng cách này, con có thể thay đổi các giá trị cơ bản của mình theo từng thời điểm, khi nó phù hợp với con, mà dường như lại không hề thay đổi chúng.

Con có thể giết người mà không bị trừng phạt, để đạt được thứ con muốn bằng cách đơn giản nói rằng con không có lựa chọn nào khác. Con phải tự bảo vệ mình.

Tất cả những kẻ tấn công đều nhìn hành động của họ theo cách này. Thật vậy, con đã nhìn thấy sự tấn công của mình đối với người khác theo đúng cách này. Không chỉ trong chiến tranh, mà trong mọi tình huống mâu thuẫn trong cuộc sống, từ chiến trường cho đến phòng ngủ, trung tâm chỉ huy cho đến phòng họp. Không ai tấn công, mọi người đều tự vệ.

Nhìn thấy cuộc tấn công của người khác vào con theo cách này có thể tạo ra phép màu. Nhưng con không bao giờ có thể nhìn thấy các cuộc tấn công của người khác theo cách này, khi nào mà con còn tưởng tượng rằng có những thứ như là “đúng” và “sai”.

Điều này rất khó nuốt, con hy vọng Ngài biết điều đó. Ý tưởng về một thế giới không có cái đúng và cái sai là điều rất khó chấp nhận. Đối với con, dường như chúng ta thực sự có một số giá trị cơ bản ở đây trên hành tinh này. Các giá trị được chia sẻ bởi tất cả mọi người… hoặc chắc chắn là, bởi hầu hết mọi người.

Chà, đừng ngại. Hãy cho Ta một ví dụ khác đi.

Được rồi, cấm tự tử. Hầu hết mọi người đều cho rằng việc tước đi mạng sống của chính mình là sai lầm. Nó là trái đạo đức.

Phải, với câu hỏi về việc kết thúc mạng sống của một người, hình ảnh hiện tại của phần lớn mọi người trên hành tinh của con là thật “không ổn” khi làm điều đó.

Tương tự, nhiều người trong số các con vẫn khăng khăng cho rằng việc giúp đỡ người khác kết liễu cuộc đời họ là điều không ổn.

Trong cả hai trường hợp, con nói điều này phải là “trái quy luật.”

Có lẽ con đã đi đến kết luận này bởi vì sự kết thúc của cuộc sống được đề cập xảy ra tương đối nhanh chóng.

Những hành động tự tử kéo dài trong một khoảng thời gian thì không phải là trái quy luật, mặc dù chúng đạt được cùng một kết quả.

Do đó, nếu một người trong xã hội của con tự sát bằng súng, thì các thành viên trong gia đình của họ sẽ mất quyền lợi bảo hiểm. Nếu con làm như vậy bằng các hhust thuốc lá, thì họ bị mất quyền.

Nếu bác sĩ hỗ trợ một người tự sát, đó được gọi là giết người, trong khi nếu một công ty thuốc lá làm như vậy, đó được gọi là thương mại.

Với con, nó dường như chỉ đơn thuần là một câu hỏi về thời gian. Tính hợp pháp của việc tự hủy hoại mình – “tính đúng đắn” hay “tính sai trái” của nó – dường như liên quan nhiều đến tốc độ thực hiện của hành động đó, cũng như ai đang thực hiện hành động đó. Cái chết càng nhanh thì dường như càng “sai”. Cái chết càng chậm, nó càng rơi vào “sự ổn thỏa.”

Thật thú vị, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì một xã hội thực sự nhân đạo sẽ kết luận. Theo bất kỳ định nghĩa hợp lý nào về cái mà con gọi là “nhân đạo”, cái chết càng nhanh thì càng tốt. Nhưng xã hội của con trừng phạt những người muốn làm điều nhân đạo, và thưởng cho những người sẽ làm điều điên rồ.

Thật là điên rồ khi nghĩ rằng sự thống khổ vô tận là điều mà Thượng Đế yêu cầu, và một kết thúc nhanh chóng, nhân đạo đối với sự thống khổ là “sai lầm”.

“Hãy trừng phạt kẻ nhân đạo, tưởng thưởng cho kẻ mất trí.”

Đây là phương châm mà chỉ một xã hội gồm những sinh vật có hiểu biết hạn chế mới có thể đón nhận được.

Vì vậy, con đầu độc thân thể mình bằng cách hít phải chất gây ung thư (carcinogens), con đầu độc thân thể mình bằng cách ăn thực phẩm được xử lý bằng hóa chất mà về lâu dài sẽ giết chết mình, và con đầu độc thân thể mình bằng cách hít thở không khí mà con liên tục làm ô nhiễm. Con đầu độc thân thể mình theo một trăm cách khác nhau trong một nghìn khoảnh khắc khác nhau, và con làm điều này khi biết rằng những chất này không tốt cho con. Nhưng bởi vì mất một khoảng thời gian lâu hơn để chúng giết chết con được, con tự sát thì không phải bị trừng phạt gì cả (Từ CWG 3.) 

Còn việc trộm cắp thì sao? Đó là một giá trị cơ bản của con người, rằng chúng ta không lấy một giá trị khác mà không phải là của chúng ta.

Trừ phi con nghĩ rằng người khác không có quyền đối với nó, và con thì có.

Điều đó không công bằng. Nếu ai đó không có quyền đối với điều gì đó và chúng ta có, thì, chính xác vì nó không phải của họ, mà là của chúng ta, chúng ta có quyền lấy nó khỏi họ.

Tất nhiên là con có quyền. Theo giá trị của con, điều đó là đúng. Nói một cách rõ ràng, giá trị của con được gọi là “quyền sở hữu” (chúng ta sẽ thảo luận sau). Nhưng đó chính xác là quan điểm của Ta. Con không làm gì khác ở đây ngoài việc chứng minh quan điểm của Ta cả.

Quan điểm của Ta là giá trị của con thay đổi khi nhận thức của con thay đổi. Chúng thay đổi khi mong muốn của con thay đổi, khi những thứ con muốn thay đổi.

Nếu con muốn thứ gì đó mà bên phía người kia nghĩ là của họ, và nếu con muốn hoặc tưởng tượng rằng con cần nó đủ nhiều, con sẽ biện minh cho mình khi con lấy nó.

Tin ta đi. Con đã làm điều này. Con đã làm chính xác điều này.

Các giá trị ​​là một bữa tiệc linh hoạt. Con không thể nghĩ ra được một “giá trị cơ bản nào của con người” đâu, thứ mà tạm thời chưa bị gạt sang một bên, thay đổi hoặc hoàn toàn bị bỏ lại vào lúc này hay lúc khác, bởi những con người chỉ đơn giản là thay đổi suy nghĩ về những gì họ muốn trở thành, làm, hoặc có trong một thời điểm cụ thể.

Do đó, nếu con nghĩ rằng có một thứ gọi là “đúng” tuyệt đối và “sai” tuyệt đối, thì con đang  tự huyễn hoặc mình.

Ý Ngài là, chúng con đã “sai”?

Câu hỏi đó rất thông minh đấy, và nó chỉ ra một vấn đề lớn với từ “sai” của các con. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ theo ít nhất hai cách khác nhau — mang nghĩa là “lầm lỗi”, và mang nghĩa là “vô đạo đức”. 

Một hành động được gọi là “lầm lỗi” là một hành động không tạo ra kết quả mong muốn hoặc đã được dự đoán trước.

Một hành động được gọi là “vô đạo đức” là một hành động vi phạm một số quy tắc sống hoặc luật lớn hơn mà một xã hội đã đề ra — hoặc một xã hội tưởng tượng rằng Thần linh của họ đã đề ra.

Khó khăn đối với đạo đức, như ta vừa chỉ ra, là chúng thay đổi theo thời gian và địa điểm, tùy thuộc vào những gì mà một xã hội hoặc các công dân của nó đang cố gắng hoàn thành. Đạo đức, do đó, là cực kỳ chủ quan.

Khó khăn đối với “lầm lỗi” là trong các xã hội hoặc bối cảnh tôn giáo, chúng thường bị đánh đồng là thất bại về mặt đạo đức, thay vì chỉ đơn giản là hoạt động thất bại. Điều này khiến việc phạm sai lầm không chỉ đơn thuần là bất tiện hoặc không may mà còn trở thành tội lỗi. Trong một số nền văn hóa dựa trên tôn giáo hoặc đạo đức, lỗi bình thường của con người có thể được coi là hành vi xúc phạm Thượng Đế – có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp cay nghiệt hoặc chịu đau khổ nghiêm trọng và không tương xứng.

Chúng ta đã xem xét một số ví dụ về điều này. Thêm một số ví dụ khác ở đây:

1. Kẻ nào nguyền rủa cha hoặc mẹ mình sẽ bị xử tử.

2. Kẻ phạm thượng sẽ bị ném đá đến chết.

3. Người phụ nữ không mặc quần áo che kín toàn bộ cơ thể có thể bị quật roi và đánh đập.

4. Kẻ ăn trộm sẽ bị chặt tay.

Những người không đồng ý với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không linh hoạt như vậy, không nói gì đến các phản ứng không tương xứng mà họ yêu cầu, đều bị coi là bội đạo – và có thể bị giết.

Hoàn cảnh này tạo ra tất cả các điều kiện cho xung đột và chiến tranhquy mô lớn, giờ đây một cuộc tấn công có thể được biện minh như một biện pháp bảo vệ đức tin, một hành động được cho phép bởi — và thực sự là do — Thượng Đế yêu cầu.

Đó chính xác là những gì đang xảy ra trên hành tinh của chúng con.

Ngài đã nói đúng trọng tâm rồi ạ. Đó là những gì đang diễn ra trên thế giới trong thời đại ngày nay. 

Nó đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Thật vậy, trong nhiều thiên niên kỷ. Đó là lý do tại sao Lời Mặc Khải Mới Thứ Bảy lại vô cùng quan trọng, vì nó tạo ra một bối cảnh phân biệt rõ giữa “lỗi lầm” và “đạo đức”, loại bỏ Thượng Đế khỏi bức tranh tổng thể.

Các con có thực sự nghĩ rằng ta đã từng quan tâm đến việc các con ăn thịt vào thứ Sáu, hay mặc áo che thân từ đầu đến chân bởi vì các người là phụ nữ, hay đứng ở phía thích hợp của Bức Tường Than Khóc không?

Con nghe nói rằng cách đây không lâu, một số phụ nữ đã cố gắng đứng cùng với những người đàn ông ở phía “bên của đàn ông” của Bức Tường Than Khóc, một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Do Thái giáo. Họ muốn chỉ ra một trọng điểm rằng: đã đến lúc chấm dứt sự phân biệt ấu trĩ giữa phụ nữ và đàn ông, vì suy nghĩ rằng phụ nữ không xứng đáng, hoặc vì kinh nguyệt của họ, theo cách nào đó là “ô uế”. Những người đàn ông — một số người trong số họ là các giáo sĩ Do Thái — bắt đầu la hét, chửi bới và khạc nhổ, và một số thậm chí còn bắt đầu ẩu đả với phụ nữ.

Con có thực sự tưởng tượng rằng Thượng Đế bận lòng về những điều này không?

Nó có vẻ khá nhỏ nhen, ngay cả khi nhân danh truyền thống thiêng liêng.

Có lẽ đặc biệt là khi nó nhân danh truyền thống thiêng liêng đấy.

Nhưng các con lại không quan tâm chút nào đến cuộc sống trên Trái Đất, và điều gì đang xảy ra ở đây?

Thượng Đế đủ quan tâm đến cuộc sống trên Trái Đất để cung cấp cho con người tất cả sự giúp đỡ, tất cả sự hỗ trợ và tất cả các công cụ mà họ có thể cần, để biến nó thành một trải nghiệm tuyệt vời và vui vẻ. Và Thượng Đế đủ yêu thương con người để ban cho họ món quà lớn hơn tất cả: tự do ý chí.

Thật thú vị, một thử thách mà con đã tạo ra cho chính mình là con tin rằng Thượng Đế ban cho con quyền tự do này, nhưng sau đó lại tước đoạt nó khỏi con, bằng cách cho con biết chính xác những gì Ngài yêu cầu con phải làm. Ngay cả chuyện con phải nghĩ gì, và nói gì. Trong một số trường hợp, tới chuyện con mặc gì và ăn gì cũng thế. 

Một số người trong các con nghĩ rằng việc viết tên của Thượng Đế là thiếu tôn trọng, và vì vậy con sử dụng dấu gạch ngang ở vị trí các nguyên âm để không viết ra hoàn chỉnh cái tên ấy (bỏ qua thực tế rằng phong tục viết này chỉ đơn giản là xuất phát từ thực tế là trong ngôn ngữ gốc, tên Thượng Đế được viết không có nguyên âm). Những người khác trong xã hội của các con thông qua luật cấm sở hữu hoặc trưng bày bất kỳ hình ảnh nào, hoặc thậm chí là bức vẽ về Thượng Đế, về con người hoặc động vật, bởi vì các con tin rằng có một điều cấm kị đối với những “bức tượng đá” này.

Các con đã từ chối nhiều thú vui đơn sơ nhất của bản thân mình — chẳng hạn như âm nhạc và khiêu vũ — tuyên bố rằng Thượng Đế của các con nói rằng Ngài không muốn các con tham gia vào những thú vui như vậy. Một số người trong các con nói rằng đó là tội lỗi và vô đạo đức.

Thật vậy, ở những quốc gia mà luật dân sự lập ra dựa trên luật lệ tôn giáo, những lỗi lầm nhỏ nhất và những sai phạm bé hạt tiêu của con người bị quy ra thành sự đồi bại về đạo đức. 

Thế nhưng loại đạo đức theo chuẩn mực khách quan, bất biến, là điều không hề tồn tại. Nó không thể tồn tại trong bất kỳ xã hội đang phát triển nào, vì bản chất của sự tiến hóa chính là thay đổi. Và, tất nhiên, đây chính xác là điều mà hầu hết các chính phủ có nền tảng là tôn giáo tìm cách ngăn chặn. Họ tìm cách ngăn chặn sự thay đổi. Nhưng thay đổi là bản chất của cuộc sống[ Đời là vô thường.]. Và vì vậy, họ tìm cách tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách phủ nhận chính bản thân Cuộc sống.

Nhưng Cuộc sống sẽ không bị phủ nhận, cũng như quá trình của nó sẽ không bị phá hỏng. Do đó, khi xã hội thay đổi còn đạo đức thì không thì điều gian nan xuất hiện. Một vực sâu ngăn cách các quy tắc trong sách và trải nghiệm thực tế. Khi hố sâu này mở rộng, các tiêu chuẩn hành vi mới và thực tế hơn sẽ xuất hiện một cách tự phát trong một nền văn hóa. Nhưng khi các tiêu chuẩn mới xuất hiện, những tiêu chuẩn cũ lại được bảo vệ bởi những người lo sợ phải điều chỉnh.

Và vì vậy, một lần nữa, sự tấn công lại được biện minh dưới danh nghĩa là sự tự vệ. Đây chính xác là tình trạng trong nhiều nền văn hóa của các con ngày nay.

Một sự trớ trêu trong cuộc sống trên hành tinh của các con là tự do – thứ mà vốn là bản chất của Thượng Đế, và tự do ý chí – vốn là món quà lớn nhất Thượng Đế dành cho các con, gần như luôn bị các chính phủ đang nằm dưới sự kiểm soát của tôn giáo hạn chế nghiêm trọng.

Có những người nói rằng chính phủ không nên bị kiểm soát bởi các tôn giáo, rằng Giáo hội và Nhà nước phải tách biệt hoàn toàn. Nhưng đó là góc nhìn thế giới của phương Tây. Các nền văn hóa khác cho rằng chỉ có Thượng Đế mới nên và có thể là người cai quản tối cao đối với các vấn đề của con người, và Luật của Thượng Đế nên là luật của đất nước, như đã được trình bày trong các thánh thư và được các thầy tôn giáo và luật gia giải thích.

Đây là sự xung đột về hệ tư tưởng mà Ta đã nói đến đầu tiên trong cuộc trò chuyện của chúng ta. Về cơ bản, nó là một cuộc xung đột giữa tự do cá nhân và hạn chế cá nhân, giữa quyền con người và điều mà một số người tuyên bố là Luật của Thượng Đế.

Sự thật là không có xung đột, vì tự do là bản chất của Thượng đế, và nhân quyền — tự do cá nhân, bình đẳng theo pháp luật, công bằng khi xét xử — chính là những biểu hiện của bản chất đó. Nhưng đã có những tôn giáo (ngày nay vẫn còn) không công nhận các quyền tự do và bình đẳng cơ bản như là nhân quyền mỗi con người. Theo một số tôn giáo, như đã được lưu ý ở đây, phụ nữ không bình đẳng với nam giới. Theo một số tôn giáo, người vô thần không có quyền sống. Một người không có tín ngưỡng không thể làm chứng chống lại người có tín ngưỡng. Và chế độ nô lệ được phép.

Không, không… không có Kinh thánh tôn giáo chân chính nào không lên án chế độ nô lệ.

Con nên đọc Kinh thánh và Kinh Qur’an kỹ hơn.

Giờ đây, khi những giáo lý tôn giáo như vậy trở thành luật của đất nước hoặc trở thành niềm tin và “đạo đức” cốt lõi của một nền văn hóa, thì một cuộc xung đột chắc chắn sẽ phát triển. Đặc biệt là khi những tôn giáo đó tìm cách biến niềm tin của họ trở thành nguyên tắc chỉ dẫn cho những người khác.

Luôn luôn có những khác biệt về hệ tư tưởng trên hành tinh của con, nhưng sự gia tăng chia rẽ trong hệ tư tưởng cùng với sự tiến bộ đồng thời của công nghệ đã tạo ra những điều kiện cho sự tự hủy diệt nhanh chóng.

Vâng, chúng ta lại ở đây, cùng một câu hỏi. Chúng con có thể làm gì để ngăn chặn điều này?

Sẽ cần đến một hành động dũng cảm chưa từng có, trên một quy mô lớn. Các con có thể phải làm điều gì đó hầu như không được biết đến trong lịch sử của nhân loại.

Điều gì cơ ạ?

Các Con có thể phải từ bỏ một số niềm tin thiêng liêng nhất của các con đấy.

“Tôi không thể, tôi thà chết còn hơn là làm như vậy.” Đó là những gì một số người sẽ nói khi họ đọc điều này. Sau đó, họ sẽ làm vậy. Nhiều người sẽ chết để mình được “đúng”.

Chỉ khi có đủ số người chết vì những hệ tư tưởng này, các con mới quyết định rằng có thể chính những hệ tư tưởng đó đã nhầm.

Cuối cùng, cuộc sống của các con và kinh nghiệm của các con sẽ khiến các con thay đổi suy nghĩ, về điều gì là “đúng” và “sai,” và về “điều gì là hiệu quả” và “điều gì là không hiệu quả”.

Chà, đây rồi! Đây là loại thuyết tương đối mà những người theo trào lưu chính thống cho rằng nó đang tạo ra tất cả các vấn đề của chúng con ngay từ đầu. Đây chẳng phải là điều làm nảy sinh một chủ nghĩa chính thống thậm chí còn cấp tiến hơn sao?

Đúng vậy. Sợ mất đi một con đường sống, không thể đối phó với sự thay đổi nhanh chóng và vô tận, không có tư tưởng thần học, hoặc ý tưởng, hoặc mô hình tâm linh mới nào được cung cấp cho họ trong nhiều thế kỷ, một số người chỉ biết đi lùi chứ không biết cách nào khác để tiến về phía trước cả.

Những người này khăng khăng muốn quay trở lại với cách giải thích hẹp và theo nghĩa đen của thánh thư thiêng liêng đặc biệt của họ, và tuân thủ “các nguyên tắc cơ bản” của truyền thống tôn giáo của họ, ngay cả khi một số giáo lý và yêu cầu cơ bản cổ xưa đó là vô lý trong hoàn cảnh hiện nay.

Điều này tạo ra một cuộc xung đột với những người thấy rõ rằng các tình huống ngày nay không thể được nhận định hoặc giải quyết bằng những cách giải thích cổ xưa như vậy. Nhưng những người muốn giữ nguyên niềm tin cốt lõi của họ cảm thấy rằng chính những niềm tin này đang bị tấn công. Và họ sẽ bảo vệ những thứ này cho đến chết.

Vậy đâu là giải pháp?

Thế giới phải tạo ra một trải nghiệm Tâm linh Mới.

Không phải là thứ gì đó để thay thế hoàn toàn trải nghiệm cũ, mà là thứ để làm mới nó.

Không phải là thứ gì đó để làm giảm đi trải nghiệm cũ, mà là thứ để mở rộng nó.

Không phải là thứ gì đó để lật đổ trải nghiệm cũ, mà là thứ để hỗ trợ những gì tốt nhất thuộc về nó.

Trải nghiệm tâm linh của loài người đang cần được làm mới.

Đã đến lúc giới thiệu thế giới với những tư tưởng và ý tưởng thần học mới, một mô hình tâm linh mới.

Thế giới phải có một cái gì đó mới để nắm giữ nếu nó muốn giải phóng sự kìm kẹp của nó trên cái cũ. Nếu con đang  ở giữa dòng nước cuốn dữ dội, con có buông khúc gỗ ra không?

Không đâu ạ.

Vì vậy, hãy xây dựng một cây cầu.

Hãy trở thành cây cầu đó.

Hãy sống với niềm tin của một trải nghiệm Tâm linh Mới. Hãy đi trên con đường của một Mặc Khải Mới. Đừng chỉ nói về sự mặc khải này, mà hãy chứng minh sự thật của nó bằng chính cuộc đời mà con đã sống.

Hãy dẫn lối.

Hãy là người mang lại ánh sáng.

Con phải hỏi lại ạ, một người có thể làm gì?

Con là ánh sáng của thế giới. Con có biết điều này không?

Mọi người đều là ánh sáng của thế giới, khi họ chọn là như vậy.

Một thành phố trên đồi không thể bị che giấu. Người ta cũng không thể thắp một ngọn đèn và giấu nó dưới một cái thùng. Thay vào đó, người đặt ngọn đèn trên giá đỡ của nó, và nó mang lại ánh sáng cho mọi người trong nhà.

Tương tự như vậy, hãy để ánh sáng của con tỏa sáng trước mặt người khác để họ có thể nhìn thấy những việc làm tốt của con và ca ngợi những niềm tin đã bảo trợ việc đó.

Bằng cách này, con có thể giúp những người khác nối liền khoảng cách giữa ngày hôm qua và ngày mai, và thu hẹp khoảng cách giữa sự ổn thỏa của truyền thống và sự cần thiết của việc đổi mới.

Bởi vì thế giới bây giờ phải tự đổi mới chính mình. Nhưng tôn vinh quá khứ khi các con hình dung về tương lai. Đừng bác bỏ hoàn toàn những niềm tin cũ, cũng như không yêu cầu bất kỳ ai khác phải như vậy. Mở rộng những niềm tin cũ, thay đổi chúng, ở những chỗ mà sự thay đổi có vẻ phù hợp và mời những người khác làm điều tương tự.

Hãy để cho trải nghiệm Tâm linh Mới của các con không phải là sự từ chối, mà là sự hoàn thành tất cả những gì luật lệ tôn giáo cũ và các nhà tiên tri cổ đại của các con đã hứa hẹn với các con.

Và khi người khác hỏi con đang làm gì, hãy nói: Đừng nghĩ rằng con đến để bãi bỏ Luật pháp hay những lời Tiên tri; con không đến để xóa bỏ chúng, mà là để hoàn thiện chúng.

ĐỂ LẠI NHẬN XÉT

Please enter your comment!
Please enter your name here